intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: "HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHO VẤN ĐỀ VIỆC LÀM TẠI NÔNG THÔN"

Chia sẻ: Thuy Linh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:31

395
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ của địa lý kinh tế hiện nay là tổ chức kinh tế-xã hội theo lãnh thổ. Vì vậy việc phân vùng kinh tế(đặc biệt là phân vùng kinh tế tổng hợp), quy hoạch vùng, quy hoạch hệ thống dân cư, các vùng thành phố, các trung tâm đầu mối công nghiệp, mạng lưới dịch vụ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: "HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHO VẤN ĐỀ VIỆC LÀM TẠI NÔNG THÔN"

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH Lớp: NCKT2CTB Tiểu luận: Địa lý kinh tế Đề tài: Hướng giải quyết cho vấn đề việc làm tại nông thôn GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
  2. Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Lê Thị Thùy Linh 1. Phạm Thị Xoan 2. Vũ Thị Hồng Hạnh 2. Phạm Thị Phú 3. Đặng Thị Hoàng Yến 3. Nguyễn Thị Mẽ 4. Nguyễn Thị Thu 4. Nguyễn Thị Hằng Hương 5. Nguyễn Thị Tuyết 5. Lương Thị Xuân Nụ
  3. LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Với lý do như vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài : “Hướng giải quyết vấn đề việc làm tại nông thôn”
  4. Nội dung của bài tiểu luận gồm:  Chương 1: Cơ sở lý luận chung về địa lý kinh tế  Chương 2: Thực trạng vấn đề lao động và việc làm tại nông thôn hiện nay  Chương 3: Kiến nghị và giải pháp
  5. CHƯƠNG 1:CƠ SƠ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ 1.1/ Địa lý kinh tế là gì? Địa lý kinh tế cũng như mọi khoa học khác ra đời và phát triển do nhu cầu của sản xuất và đời sống con người. Nó thực sự hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XVIII, thuật ngữ “địa lý kinh tế” theo tiếng Hy lạp có nghĩa là “sự mô tả trái đất về mặt kinh tế - xã hội”
  6. 1.1/ Địa lý kinh tế là gì? Nhiệm vụ của địa lý kinh tế hiện nay là tổ chức kinh tế-xã hội theo lãnh thổ.Vì vậy việc phân vùng kinh tế(đặc biệt là phân vùng kinh tế tổng hợp), quy hoạch vùng, quy hoạch hệ thống dân cư,các vùng thành phố, các trung tâm, đầu mối công nghiệp, mạng lưới dịch vụ… Như vậy nội dung chủ yếu của địa lý kinh tế Việt Nam là nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực tiễn phân bố sản xuất, tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội, lãnh thổ Việt Nam và các vùng kinh tế của Việt Nam
  7. 1.2/ Tài nguyên nhân lực và sự ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế Người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm và tập quán sản xuất của mình là lực lượng cơ bản của nền sản xuất xã hội.Do đó: Sự phân bố dân cư và phân bố nguồn lao động nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển, phân bố sản xuất. Mật độ dân số cao hay thấp của một vùng có ảnh hưởng tới các ngành sản xuất trong vùng Nghề nghiệp và truyền thống sản xuất của dân cư một vùng nào cũng ảnh hưởng tới sự chuyên môn hóa sản xuất và chất lượng sản phẩm
  8. 1.3/ Tổng quan về kinh tế nông thôn  Nông thôn bao gồm vùng ven đô và ngoại thành là vùng không chỉ phát triển nông nghiệp theo truyền thống trước đây mà còn là địa bàn tổ chức sản xuất gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ theo hướng quy hoạch  Nông thôn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa là một bộ phận không nhỏ của đất nước  Nơi đây có đủ khả năng về nhân lực, vật lực, tài lực để trở thành trọng tâm phát triển kinh tế của đất nước
  9. 1.3/ Tổng quan về kinh tế nông thôn  Nông thôn có nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng  Là nơi cung cấp hậu thuẫn và đắc lực về nguồn nhân lực cho các đô thị và khu công nghiệp  Thế nhưng hiện nay thị trường lao động chưa thực sự phát triển, nó vẫn còn phân tán và sơ khai  Bản thân lao động nông thôn chưa có cơ hội phát huy khả năng của mình cho sự phát triển của nông thôn
  10. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TẠI NÔNG THÔN HIỆN NAY  2.1/ Phân bố dân cư và lao động nông nghiệp Việt Nam không đồng đều Dân số và lao động nông thôn chủ yếu tập trung ở đồng bằng và duyên hải(Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long chiếm 43.33%, duyên hải chiếm 23% - năm 2008)
  11. 2.1/ Phân bố dân cư và lao động nông nghiệp Việt Nam không đồng đều Phân bố ngành nghề trong lao động nông thôn thiếu sự cân đối: lao động nông thôn dùng trong sản xuất nông nghiệp chiếm 78%, xây dựng và công nghiệp chiếm 7%, thương mại dịch vụ chiếm 15% Lao động nông thôn chiếm tới ¾ lao động cả nước, nhưng lại hoạt động chủ yếu trong ngành nông nghiệp với năng suất lao động thấp, quỹ đất canh tác ngày càng thu hẹp
  12. 2.1/ Phân bố dân cư và lao động nông nghiệp Việt Nam không đồng đều Kết quả nhiều lao động mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa lao động dẫn tới thiếu việc làm Thu nhập của người lao động thấp và thất thường
  13. 2.2 Báo động tình trạng “ nông nhàn”-dôi thừa lao động ngày một gia tăng  Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng
  14. 2.2 Báo động tình trạng “ nông nhàn”-dôi thừa lao động ngày một gia tăng  Chúng ta thấy tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp của lực lượng lao động ở nông thôn là rất cao  Mỗi năm dư thừa khoảng 2-2.5 tỷ công tương đương 8.5 triệu người, chỉ sử dụng hết 75% và có khoảng 7 triệu người thất nghiệp
  15. 2.2 Báo động tình trạng “ nông nhàn”-dôi thừa lao động ngày một gia tăng  Mặt khác: Đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất việc làm, trực tiếp thu hẹp quy mô việc làm ở cả nông thôn và thành thị. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả nước hiện có khoảng 350.000 doanh nghiệp, hàng năm, đóng góp khoảng 40% - 50% việc làm mới cho người lao động. Nhưng hiện nay, hơn 200.000 doanh nghiệp (60%) đang gặp khó khăn kéo theo khoảng 70.000 lao động bị mất việc làm vào năm 2008 và có thêm hơn 20.000 lao động mất việc làm trong quý I-2009. Thất nghiệp thành thị đang gây ra một dòng di chuyển lao động “ngược” về nông thôn.
  16. 2.3/Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tại nông thôn hiện nay  Chất lượng lao động nông thôn hiện nay chưa được nâng cao: chủ yếu chưa có tay nghề kỹ thuật và trình độ học vấn còn thấp.Vì vậy chưa đáp ứng đựợc nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp  Chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nông nghiệp bị thu hẹp dần  Tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu
  17. CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ViỆC LÀM TẠI NÔNG THÔN 3.1/ Giải pháp cho vấn đề việc làm tại nông thôn Để giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn hiện nay bên cạnh những giải pháp lớn của chính phủ như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, thực hiện biện pháp kích cầu đầu tư, chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp…chúng ta có một số giải pháp sau:
  18. 3.1/ Giải pháp cho vấn đề việc làm tại nông thôn  Duy trì sản xuất nông nghiệp, trước hết là sản xuất các loại lúa gạo và các loại nông sản, đảm bảo thực hiện mục tiêu sản lượng và giải quyết việc làm  hỗ trợ lao động sản xuất nông nghiệp (nông dân) về giống, thủy lợi, phân bón…
  19. 3.1/ Giải pháp cho vấn đề việc làm tại nông thôn  Hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hộ tự sản xuất, tự tạo việc làm thông qua các gói hỗ trợ tín dụng vi mô, chương trình tín dụng việc làm và các chính sách hỗ trợ khác.
  20. 3.1/ Giải pháp cho vấn đề việc làm tại nông thôn  Hỗ trợ các doanh nghiệp đang sử dụng và có khả năng sử dụng nhiều lao động như dệt may,da dày, chế biến…thông qua các gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi, giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ quỹ lương và bảo hiểm…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2