intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Kinh tế công cộng: Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam sau năm 1986 (sau đổi mới)

Chia sẻ: Lê Vĩnh Trường | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

510
lượt xem
105
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Tiểu luận Kinh tế công cộng: Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam sau năm 1986 (sau đổi mới) trình bày các định nghĩa về nghèo đói, Tiêu chí và thước đo đói nghèo, Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo trên thế giới, nghèo đói tập trung ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và những vùng có điều kiện sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, tốc độ giảm nghèo không đồng đều, kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tốc độ giảm nghèo của các nhóm dân tộc thiểu số còn chậm, nguyên nhân đói nghèo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Kinh tế công cộng: Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam sau năm 1986 (sau đổi mới)

  1. Kinh tế công cộng Nhóm 2 Đề tài: “Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam sau năm 1986 (sau đổi mới)” Nhóm 2 Page 1
  2. Kinh tế công cộng Mục lục: I. Lý luận chung: 1. Các định nghĩa về nghèo đói. 2. Tiêu chí và thước đo đói nghèo. II. Thực trạng: 1. Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo trên thế giới. 2. Nghèo đói tập trung ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và những vùng có điều kiện sống khó khăn. 3. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. 4. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều. 5. Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững. 6. Tốc độ giảm nghèo của các nhóm dân tộc thiểu số còn chậm. III. Nguyên nhân: 1. Nguyên nhân khách quan. 2. Nguyên nhân chủ quan. IV. Giải pháp xóa đói giảm nghèo: 1. Giải pháp của Ngân hàng thế giới. 2. Giải pháp của chính phủ Việt Nam. V. Kết luận. Nhóm 2 Page 2
  3. Kinh tế công cộng I. Lý luận chung. 1. Định nghĩa chung : Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống th ấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. 2. Định nghĩa theo các trường phái: Các công trình nghiên cứu coi nghèo là trình trạng một người trong xã hội không có khả năng được thụ hưởng “một cái gì đó” ở mức độ tối thiểu cần thiết. Sự khác nhau về việc xác định “cái gì đó” cho phép chúng ta có thể chia thành ba trường phái chính trong quan niệm về nghèo: a) Trường phái phúc lợi coi một xã hội có hiện tượng đói nghèo khi một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có được một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó. b) Trường phái nhu cầu cơ bản coi “cái gì đó” mà người nghèo thiếu là tập hợp những hàng hóa và dịch vụ được xác định cụ thể mà việc thỏa mãn chúng là điều điện tiên quyết để đẩm bảo chất lượng cuộc sống. Những nhu cầu cơ bản đó bao gồm lương thực thực phẩm, nước sạch, điều kiện vệ sinh, nhà ở, quần áo, giáo dục, y tế, và giao thông công cộng, trong đó nhu cầu về dinh dưỡng là quan trọng nhất. c) Trường phái năng lực cho rằng giá trị cuộc sống của con người không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thỏa dụng hay thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, mà đó là khả năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể mà học được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn. Ngày nay, hầu hết các tổ chức quốc tế như NHTG, Liên Hiệp Quốc đều đã mở rộng khái niệm đói nghèo để bao hàm cả những khía cạnh về năng lực. Theo đó, đói nghèo gồm những khía cạnh cơ bản như sau:  Trước tiên và trên hết là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.  Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế.  Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hoặc về sự khỏe.  Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo. Nhóm 2 Page 3
  4. Kinh tế công cộng 3. Thước đo đói nghèo: Để đo lường mức độ nghèo cần phải xác định ba yếu tố: (1) lựa chọn chỉ số phúc lợi; (2) lựa chọn ngưỡng nghèo và (3) lựa chọn thước đo mức độ nghèo. a) Lựa chọn chỉ số phúc lợi: Những khía cạnh cở bản của nghèo có thể được chia làm hai khía cạnh tiền tệ và phi tiền tệ. Khía cạnh tiền tệ được phản ánh chủ yếu qua mức chi tiêu bình quân đ ầu người, vì chỉ số này tổng hợp được nhiều yếu tố có thể làm cải thiện chất lượng cuộc sống, như chi cho ăn uống, học hành và các dịch vụ y tế. Ngoài việc sử dụng số liệu về chi tiêu, người ta còn có thể sử dụng số liệu về thu nhập. Tuy nhiên, số liệu về chi tiêu thường được xem là tốt hơn vì hai lý do. Thứ nhất, thu nhập chỉ làm tăng phúc lợi khi nó được sử dụng cho tiêu dùng chú không phải tiết kiệm hay trả nợ. Điều đó có nghĩa là chi cho tiêu dùng cuar hộ gia đình có liên quan chặt chẽ đến phúc lợi hơn là thu nhập. Thứ hai, số liệu về thu nhập thường không chính xác. Các khía cạnh phi tiền tệ của nghèo được dùng để đo tình trạng thiếu thốn về y t ế, giáo dục, các mối quan hệ xã hội, sự bất an, kém tự tin hay thiếu quyền l ực… Có thể ước tính giá trị của các chỉ số phi tiền tệ này, nhưng đa phần phải dựa trên các đánh giá chủ quan do cá nhân tự thể hiện qua các cuộc khảo sát. b) Lựa chọn ngưỡng nghèo: Ngưỡng nghèo (chuẩn nghèo) là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Nó có thể là một ngưỡng tính bằng tiền (một mức tiêu dùng hoặc thu nhập nào đó), hay phi tiền tệ (một trình độ học vấn nhất định). Có hai cách xác đ ịnh ngưỡng nghèo: Ngưỡng nghèo tuyệt đối: là chuẩn tuyết đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh. Ngưỡng nghèo tương đối: được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung phản ánh tình trạng của mộ bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. c) Thước đo mức độ nghèo: Sau khi xác định được ngưỡng nghèo, có thể tính toán một số thước đo về qui mô, khoảng nghèo và mức độ trầm trọng của nghèo. Ba thước đo thông dụng nhất phản ánh các khía cạnh đó lần lượt là: tỷ lệ nghèo (headcount), khoảng nghèo (poverty gap) và mức độ nghèo (poverty severity). Các chỉ số này có thể được tính toán qua công thức do Foster, Greer và Thorbecke (1984) đã xây dựng: Nhóm 2 Page 4
  5. Kinh tế công cộng α α 1 q g  1 q  z − yi  P ( y , z ) = ∑ i  α or P ( y , z ) = ∑ α  (1) n i =1  z  n i =1  z  Trong đó: n: số hộ gia đình trong cộng đồng. q: số hộ gia đình dưới ngưỡng nghèo. g: khoảng nghèo của hộ gia đình thứ i. yi: chi tiêu hoặc thu nhập của hộ gia đình nghèo thứ i. z: ngưỡng nghèo. α ≥ 0 : đại lượng đo mức độ bất bình đẳng giữa những người nghèo. 0 1 q g  q Với giá trị của α = 0, đẳng thức (1) trở thành P0 = ∑ i  = .  n i=  z  1 n Khi đó, P0 là chỉ số cho biết tỷ lệ những người ở dưới ngưỡng nghèo (tỷ lệ nghèo). 1 q  z − yi   Giá trị của α = 1, đẳng thức (1) trở thành P = 1 ∑  n i=  z  1 . Khi đó, P1 là chỉ số đo khoảng cách nghèo, cho biết sự thiếu hụt trong chi tiêu của các hộ nghèo so với ngưỡng nghèo. Chỉ số này còn cho biết khoảng tiền tối thiểu để đưa những người nghèo lên đến mức sống ngang với ngưỡng nghèo. 2 1 q  z −y   Giá trị của α = 2, đẳng thức (1) trở thành P = 2 n ∑ z i. i=  1   Khi đó, P2 là chỉ số đo mức độ trầm trọng của nghèo. Những người có khoảng nghèo lớn hơn sẽ có trọng số lớn hơn, nghĩa là mức độ nghèo của họ trầm trọng hơn. Nhóm 2 Page 5
  6. Kinh tế công cộng II.THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam những năm qua đã nêu bật một số đặc điểm chính sau: 1. Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo trên thế giới. Báo cáo do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố cho thấy, dân số Việt Nam tính đến cuối năm 2010 đạt khoảng 89 triệu người và có tổng thu nhập quốc n ội khoảng 103,6 tỷ USD, tương đương 0,37% GDP toàn cầu. Tính trung bình thu nhập bình quân đầu người đạt 1.174 USD một năm. Con số này được xem là một bước tiến l ớn trong những năm gần đây khi giúp Việt Nam bước vào ngưỡng thu nhập trung bình . Song Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thu nhập thấp nhất châu Á( theo đánh giá c ủa IMFvà WB) cùng với Bangladesh, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Sri Lanka, Papua New Guinea, Nepal. Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới, các quốc gia có thu nhập dưới 876 USD/người/năm thuộc nhóm “đáy”; từ 876 đến 3.465 USD là nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp.Như vậy ,việc Việt Nam vượt qua mốc 1000USD/năm đó là ranh giới đầu tiên để khẳng định chúng ta đã vượt nhóm “đáy”-các nước nghèo nàn lạc hậu nhất thế giới để bước vào nhóm thứ hai :nhóm các nước có thu nhập trung bình. 2. Nghèo đói phổ biến ở những vùng miền núi , vùng sâu, vùng xa và những vùng đặc biệt khó khăn. Những năm gần đây công cuộc giảm nghèo đã có những thành tựu nhất đ ịnh nhưng còn rất mong manh.Thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn nằm giáp ranh mức ngheo vì vậy chỉ cần một điều chỉnh nhỏ về ngưỡng nghèo cũng làm họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỉ lệ nghèo.Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp . Bên cạnh đó nông nghiệp lại thất thường ,chịu sự ảnh hưởng lớn của thời tiết. Đa số người nghèo sống ở khu vực khí hậu khắc nghiệt,tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn như vùng núi vùng sâu vùng xa hoặc các vùng Đồng Bằng song Cửu Long,Miền Trung do sự ảnh hưởng của thời tiết (bão, hạn hán ,lũ lụt…) khiến cho điếu kiện sinh sống và sản xuất của nhân dân vô cùng khó khan. Đặc biệt sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng của những vùng này làm chúng càng tách biệt với các vùng khác. Năm 2000 khoảng 20-30% trong tổng số 1870 xã đặc biệt khó khăn chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã , 40% số xã chưa đủ phòng học, 5% số xã chưa có trạm y tế, 55% số xã chưa có nước sạch, 40% số xã chưa có đường điện đến trung tâm xã, 20% chưa có chợ Nhóm 2 Page 6
  7. Kinh tế công cộng xã hoặc cụm xã. Nghèo đói là hiện tượng phổ biến ở nông thôn, miền núi có đ ến 90% số hộ nghèo sống ở nông thôn. Nhóm 2 Page 7
  8. Kinh tế công cộng 3, Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh: Ông Zia Qurechi, đặc phái viên của Ngân Hàng thế giới khẳng định, “Việt Nam đã có tốc độ phát triển kinh tế đáng khâm phục và trở thành một quốc gia xuất sắc trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo”. Đó là những nhận xét được đưa ra tại Lễ công bố báo cáo giám sát toàn cầu: Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Môi trường do Ngân hàng thế giới tổ chức. Ước tính có khoảng 28 triệu người đã thoát nghèo trong hai thập kỷ qua. Kết quả này đã giúp Việt Nam hoàn thành trước thời hạn một trong những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ quan trọng nhất và do đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Nhìn lại thời gian qua cho thấy những thành tựu đã đạt được trong công cuộc giảm nghèo tại Việt Nam thực sự là rất ấn tượng.Tăng trưởng kinh tế bền vững trên diện rộng trong suốt hai thập kỷ qua đã cải thiện chất lượng cuộc sống cho hầu hết tất cả người dân. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ nghèo tính theo chuẩn nghèo quốc tế đã giảm liên tục từ 58% năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998, 28,9% năm 2002, 16% năm 2006, 14,5% năm 2008 và đến năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn lại 12%. Còn đây là số liệu tỉ lệ đói nghèo theo chuẩn Quốc gia do Bộ Lao động: Nă 1990 199 1998 200 2001* 200 2005* 2007 2009 2010 2011 m 2 0 4 Tỷ lệ 31% 30% 15,6 10% 17,2 8,3 26,7 14,8 11% 9,45% 11,76 hộ % % % % % % nghè (14,2 o %) ( Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và xã hội) Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% vào năm 1992, 15,6% năm 1998 , xuống xấp xỉ 17% vào năm 2001(2,8 triệu hộ) và 10% năm 2000. Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình Xóa đói giảm nghèo là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong Nhóm 2 Page 8
  9. Kinh tế công cộng diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%. đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ Tuy nhiên từ năm 2005, Chính phủ áp dụng chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2006-2010, theo đó chuẩn nghèo tăng gấp đôi, như vậy nếu áp dụng chuẩn mới thì năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo là 26,7% và đến năm 2007 thì giảm xuống chỉ còn 14,8%. Trong các năm 2007-2009, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo có sự giảm chậm, cho đến năm 2009 cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số và đến năm 2010 là 9,45%. 4, Tốc độ giảm nghèo không đồng đều: Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm 2001 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền trung. Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12,9% hộ nghèo và tỷ lệ nghèo lương thực ước lượng 10,87%. Đơn vị: % Năm 2004 2006 2008 2010 T ỷ l ệ h ộ nghèo Khu v ự c thành th ị. 8,6 7,7 6,7 6,9 phân theo khu v ực thành th ị và nông Khu v ự c nông thôn . 21,2 18,0 16,1 17,4 thôn. T ỷ l ệ h ộ nghèo Đ ồ ng b ằ ng sông H ồng . 12,7 10 8,6 8,3 chia theo các vùng. Trung du và mi ề n núi 29,4 27,5 25,1 29,4 phía B ắ c . Bắ c Trung B ộ và Duyên 25,3 22,2 19,2 20,4 h ả i mi ề n Trung . Tây Nguyên. 29,2 24,0 21,0 22,2 Đông Nam Bộ. 4,6 3,1 2,5 2,3 Đ ồ ng b ằ ng sông C ử u 15,3 13 11,4 12,6 Long. C ả n ướ c . 18,1 15,5 13,4 14,2 Nhóm 2 Page 9
  10. Kinh tế công cộng Chuẩn nghèo qua các năm: - Năm 2004, 170 nghìn đồng/người đối với khu vực nông thôn, 220 nghìn đồng/ người đối với khu vực thành thị. - Năm 2006, 200 nghìn đồng/người đối với khu vực nông thôn, 260 nghìn đồng/ người đối với khu vực thành thị. - Năm 2008, 290 nghìn đồng/người đối với khu vực nông thôn, 370 nghìn đồng/ người đối với khu vực thành thị. - Năm 2010, 400 nghìn đồng/người đối với khu vực nông thôn, 500 nghìn đồng/ người đối với khu vực thành thị. (Nguồn: Bộ Lao động-Thương binh và xã hội) Bản đồ: Sự phân bố đói nghèo ở Việt Nam. Nhóm 2 Page 10
  11. Kinh tế công cộng Mặc dù việc giảm nghèo diễn ra nhanh đối với cả hai nhóm dân cư ở nông thôn và thành thị, song tỷ lệ nghèo ở nông thôn (66,4% năm 1993 và 18,7% năm 2008) vẫn cao hơn đáng kể so với tỷ lệ nghèo ở thành thị (25,1% năm 1993 và 3,3% năm 2008). Cũng có sự chênh lệch giữa các vùng miền, với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là những nơi giảm nghèo diễn ra nhanh hơn hẳn so với các vùng khác, với kết quả là tỷ lệ nghèo giảm xuống chỉ còn một con số là 3,5% ở Đông Nam Bộ và 8,1% ở Đồng bằng sông Hồng vào năm 2008. Giảm nghèo diễn ra chậm nhất ở vùng Tây Bắc là nơi có nhiều người dân thuộc nhóm đồng bào người dân tộc thiểu số sinh sống và có mức độ kết nối thấp với thị trường toàn quốc, dẫn đến tỷ lệ nghèo vẫn còn ở mức cao là 45,7% năm 2008, giảm từ mức 81% của năm 1993. Nằm giữa hai nhóm này là các vùng Đông Bắc, Tây Nguyên, và Bắc Trung Bộ với tỷ lệ nghèo vào năm 2008 tương tự nhau (tương ứng là 24,3%, 24,1% và 22,6%), và đều cao hơn đáng kể so với vùng Nam Trung Bộ (13,7%). Cũng vẫn còn có sự chênh lệch đáng kể trong nội bộ mỗi nhóm dân cư. Cụ thể, trong nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo vẫn còn ở mức cao tới 83,4% đối với đồng bào Kinh, Hoa. Đến năm 2011, toàn quốc có 2.580.885 hộ thuộc diện hộ nghèo, bằng 11,76%; 1.530.925 hộ cận nghèo, bằng 6,98%. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chênh lệch khá l ớn giữa các vùng: Miền núi Tây Bắc, tỷ lệ hộ nghèo là 33,02%, cận nghèo là 12,08%; vùng Nhóm 2 Page 11
  12. Kinh tế công cộng núi Đông Bắc: 21,01% hộ nghèo, 9,58% hộ cận nghèo. Trong khi đó 2 tỷ lệ này ở khu vực đồng bằng Sông Hồng tương ứng là 6,5% và 4,46%. Khu vực khu IV cũ có tỷ lệ hộ nghèo 18,28%, hộ cận nghèo 13,78%; Khu vực Duyên hải miền Trung, tỷ lệ này là 14,49% và 10,01%; Khu vực Tây Nguyên, tỷ lệ tương ứng là 18,62% và 5,87%; Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ 11,39% và 7,04%. Khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp nhất trong cả nước với con số 1,70% và 1,78%.Cùng với đó là sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng gia tăng. 5, Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững: Cho đến năm 2009. Theo chuẩn nghèo trên , cả nước việt nam hiện có 2tr hộ nghèo, đạt tỉ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn quốc hội việt nam rất nhiều đại biểu cho rằng tỉ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát ( khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do suy giảm kinh tế. Chuẩn nghèo của VN hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bq từ 200k>260k đồng/ người/tháng. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói. Trong thập kỉ tới đây nỗ lực của việt nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức với sự nghiệp giảm nghèo. Người dân chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống. sản xuất mà chưa có các thể chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thất nghiệp… -Bất bình đẳng trong thu nhập: Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của c ả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005. Tỷ l ệ hộ nghèo t ập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn h ơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện c ơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng. Chênh lệch giữa các nhóm: thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng (tỷ số Ghini giảm), trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002, tăng lên 13,5 lần năm 2004; Mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo Nhóm 2 Page 12
  13. Kinh tế công cộng ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới. Sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn. Phần đông người nghèo ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế. Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy rằng lợi ích thực sự của tăng trưởng kinh tế ít đến được với các nhóm người chịu thiệt thòi này.Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc ti ếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng. Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, được công bố tháng 9 năm 2005 và phân phát tại Hội nghị Th ượng đ ỉnh thế giới năm 2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng. Trong khi các vùng đô thị đ ược hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế, thì tình tr ạng nghèo vẫn tồn tại dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam và ở mức độ rất cao ở các vùng dân tộc thiểu số - theo Tổng cục Thống kê là 69,3% vào năm 2002. Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo. 6, Tốc độ giảm nghèo của nhóm dân tộc thiểu số còn chậm: Theo thống kê, trong khi tỉ lệ nghèo chung đã giảm đáng kể từ 14,5% năm 2010, tốc độ giảm nghèo đáng kể ở các nhóm dân tộc thiểu số chậm hơn nhiều so với các nhóm dân tộc đa số. Năm 2012, trên 50% người dân tộc thiểu số vẫn đang sống dưới chuẩn nghèo chung, trong đó có tới 31% nghèo về lương thực. Tiến độ giảm nghèo ở dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh và nhà ở còn chậm so với mức bình quân cả nước. Trong vòng 15 năm, tỷ lệ nghèo đói của người Kinh giảm 5 lần, so với mức giảm chỉ 1,6 lần ở các dân tộc thiêu số. Năm 1993, 22% người nghèo thuộc nhóm các dân t ộc thiểu số không phải người Kinh; năm 2006, các dân tộc thiểu số chiếm 44% và 59% số người đói- tức là người sống dưới chuẩn nghèo theo thu nhập. Bất bình đẳng về tiêu dung ngày càng gia tăng theo thời gian. Năm 1998, mức tiêu tiêu dùng của người Kinh cao hơn 51% so với các dân tộc khác và khoảng cách này đã tăng lên 74% so với năm 2006. Khoảng cách này còn lớn hơn nữa ở các nấc thang trên, những người rất giàu trước hết là người Kinh. Nhóm 2 Page 13
  14. Kinh tế công cộng III. NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY. Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau. 1. Nguyên nhân lịch sử, khách quan: Thứ nhất, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh vệ quốc lâu dài và gian khổ, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn khắp nơi, nguồn nhân chính của các hộ gia đình bị giảm sút do mất mát trong chiến tranh, do thương tật hoặc phải xa gia đình đ ể học tập, cải tạo trong một thời gian dài. Những hậu quả do chiến tranh đ ể lại trên đ ất nước và con người Việt Nam, trên từng tấc đất mái nhà là vô cùng nặng nề. Do vậy, chúng ta cần bỏ ra một thời gian dài, tốn rất nhiều công sức và tiền của đ ể khắc ph ục một phần những hậu quả to lớn đó. Thứ hai, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trong khi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế. Đa số người nghèo sống bằng nghề nông, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những điều kiện tự nhiên. Người nghèo có nguồn thu nhập vốn thấp, bấp bênh tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với các biến cố xảy ra trong cuộc sống như: lũ lụt, bão, hạn hán... Hàng năm, thiên tai, bão, lũ l ụt, đ ộng đ ất, dịch bệnh… cản trở sự pháy triển của nông nghiệp, làm cho đời sống của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai từ 1 – 1,2 tri ệu người. Số hộ tái nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo còn lớn hơn do không ít hộ còn sống ở ngưỡng nghèo và rất dễ bị tác động bởi các rủi ro thiên tai l ớn. Ngoài Nhóm 2 Page 14
  15. Kinh tế công cộng ra, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cũng cản trở sự phát triển của các nghành công nghiệp và dịch vụ. Thứ ba, sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đ ến 700%/năm. Biểu đồ lạm phát ở Việt Nam Nhóm 2 Page 15
  16. Kinh tế công cộng Thứ tư, việc áp dụng sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột ý chí phấn đ ấu, động l ực làm việc, động lực sản xuất và sáng tạo của con người. Nó làm cho đ ại đa số người dân Việt Nam trở nên lười biếng, ỷ lại, tạo thói quen xấu cho mọi người dân, làm cho nền kinh tế ngày càng ì ạch và kiệt quệ. Đến sau thời kì đổi mới thì tác phong này c ủa người Việt Nam vẫn gây cản trở rất lớn cho việc phát triển đất nước, xóa đói giảm nghèo Thứ năm, Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố. Thứ sáu, việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao. Thứ bảy, thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kì đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hiệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế sau đổi mới. 2. Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên. Theo ngưỡng nghèo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Năm 1996 – 2000: Nông thôn, miền núi, hải đảo: 55.000 đồng/người/tháng Nông thôn đồng bằng: 70.000 đồng/người/tháng Thành thị: 90.000 đồng/người/tháng Năm 2000 – 2005: Nông thôn, miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng Thành thị: 150.000 đồng/người/tháng Năm 2006 – 2010: Nông thôn : 200.000 đồng/người/tháng Thành thị: 260.000 đồng/người/tháng Thứ hai, Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74.1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Nhóm 2 Page 16
  17. Kinh tế công cộng Thứ ba, chính sách nhà nước thất bại: • Cơ cấu đầu tư không hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Chưa chú trọng vào đầu tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao đ ộng. Nhiều chính sách trợ cấp (lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước…) không đúng đ ối tượng làm ảnh hưởng xấu đến việc hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa. • Cải cách doanh nghiệp nhà nước cùng với những khó khăn về tài chính c ủa một số doanh nghiệp đã dẫn đến việc mất đi gần 800000 việc làm trong giai đoạn đầu tiến hành cải cách. Nhiều công nhân mất việc làm đã gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc làm mới và bị nghèo đói, phần lớn là phụ nữ, những người có trình độ thấp và người cao tuổi. Thứ tư, việc phân phối lợi ích tăng trưởng trong các nhóm dân cư gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộc vào đặc tính của tăng trưởng chưa hợp lý. Theo số liệu năm 2004, hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Thông thường, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn người nghèo và như vậy đã làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa nội thành và ngoại thành là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, các dân tộc thiểu số và dân tộc ít người cũng là một vấn đề nan giải cho công tác xóa đói giảm nghèo của nhà nước ta. Nhóm 2 Page 17
  18. Kinh tế công cộng Thứ năm, nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi tr ường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp. Nông dân khó ti ếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước. Thứ sáu, đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh con trong các gia đình nghèo và khu vực nông thôn thường là rất cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế. Dân số tăng nhanh, quy mô gia đình nhiều con ở khu vực ngoại thành là áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết Nhóm 2 Page 18
  19. Kinh tế công cộng việc làm và xóa đói giảm nghèo đồng thời tỷ lệ người ăn theo cao trong các gia đình nghèo chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ. Tỷ lệ phụ thuộc còn cao (54%) (nguồn: TCTK-diều tra biến động DS-KHHGD2005-2007). Thứ bảy, người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ thường rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Ý chí vươn lên thoát nghèo của họ còn thấp, vẫn tồn t ại thái đ ộ tiêu cực với cuộc sống. nhiều người không thực sự muốn làm ăn, quanh năm họ chỉ trông chờ vào sự cứu trợ của chính quyền, thậm chí khi chưa đến mức bần cùng họ cũng không thể hiện chút nỗ lực nào, ngược lại là tìm mọi cách đ ể có tên trong sổ nghèo với hi vọng được thụ hưởng một số quyền lợi cho không. Một số cá nhân khác do có vấn đề tâm lý (làm ăn thất bại, gia đình đỗ vỡ…) nên không thiết tha với cuộc sống và trở nên rất tiêu cực (nghiện rượu, bài bạc…). Đây là những trường hợp rất khó để thoát nghèo cho dù các biện pháp chính sách có tốt đến đâu đi chăng nữa. Nhóm 2 Page 19
  20. Kinh tế công cộng IV. Giải pháp xóa đói giảm nghèo. Phần 1: Giải pháp của NHTG: Xuất phát từ những khía cạnh cơ bản của đói nghèo như đã trình bày ở trên , NHTG đã đề xuất một chiến lược XĐGN nhằm vào những nội dung sau: 1. Mở rộng cơ hội cho người nghèo: người nghèo rất cần được trao những cơ hội vật chất như việc làm, tín dụng, đường sá, điện nước, thị trường tiêu thụ, trường học, dịch vụ vệ sinh và y tế - vì đó là những cơ hội để tăng cường sức khỏe, học vấn và những hĩ năng cần thiết cho cuộc sống của họ. Đồng thời cần cso những cơ chế để tạo thêm cơ hội mới và sự đền bù cho những người bị thua thiệt. Trong những xã hội có b ất bình đẳng cao, tăng cường sự bình đẳng là yếu tố đặc biệt quan trọng để có đ ược tiến bộ nhanh chóng trong việc XĐGN. Điều đó đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách hỗ trợ việc gây dựng tài sản về con người, đất đai hoặc KCHT mà người nghèo có khả năng tiếp cận. Những chính sách và thể chế mà chính phủ có thể hỗ trợ cho việc mở rộng cơ hội bao gồm:  Khuyến khích đầu tư tư nhân có hiệu quả.  Mở rộng sang thị trường quốc tế để tìm kiếm cơ hội lớn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập.  Gây dựng các tài sản con người, vật chất, tự nhiên và tài chính cho người nghèo bằng cách can thiệp trên ba lĩnh vực:  Một là, hướng đầu tư công cộng mạnh hơn vào việc phục vụ người nghèo, mở rộng nguồn cung ứng các dịch vụ kinh tế xã hội cơ bản và nới lỏng các quy định hạn chế cầu.  Hai là, đảm bảo dịch vụ cung ứng dịch vụ đạt chất lượng cao.  Ba là, đảm bảo người nghèo và cộng đồng nghèo được tham gia vào việc lựa chọn, thực hiện và giám sát cung ứng dịch vụ.  Chú trọng giải quyết bất bình đẳng về tài sản theo giới, dân tộc và địa vị xã hội.  Đưa KCHT và kiến thức đến các vùng nghèo ở cả thành thị và nông thôn. 2. Tăng cường quyền lực cho người nghèo. Việc mở rộng cơ hội cho người nghèo phụ thuộc rất lớn vào các thể chế nhà nước và xã hội, vì thế những thể chế này ph ải rất nhạy bén và có trách nhiêm với người nghèo. Muốn vậy, người nghèo phải có tiếng nói và quyền tham gia vào các quyết định kiên quan đến họ, nhất là ở c ấp đ ịa ph ương. Để làm được điều đó, chính phủ cần:  Xây dựng cơ sở chính trị và pháp lý cho quá trình phát triển có sự tham gia của quần chúng. Nhóm 2 Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1