Tiểu luận:Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có
lượt xem 8
download
Khoa học và công nghệ là đặc trưng của mọi thời đại, nghiên cứu khoa học đã trở thành hoạt động sôi nổi và trải rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Hơn thế nữa, các thành tựu của khoa học hiện đại còn làm thay đổi bộ mặt của thế giới, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại. Theo định luật Moore, cứ mỗi chu kỳ 18 tháng sẽ có một sản phẩm sáng tạo mới ra đời với nhiều cải tiến mới nhưng giá thành lại rẻ hơn sản phẩm trước rất nhiều
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------ Ứng dụng các nguyên tắc, các phương pháp sáng tạo để giái quyết các vấn đề bài toán trong tin học”. Trên cơ sở đó, tìm hiểu và phân tích “Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có”
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm MỤC LỤC ------ LỜI MỞ ĐẤU .................................................................................................. 4 NỘI DUNG ...................................................................................................... 5 A. VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT ................. 5 I. Vấn đề khoa học ....................................................................................................... 5 1. Khái niệm ................................................................................................................... 5 2. Phân loại ................................................................................................................... 5 3. Các tình huống vấn đề ........................................................................................... 5 4. Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học ................................................. 6 II. Phương pháp giải quyết vấn đề - bài toán phát minh Vepol ......................... 6 III. Các thủ thuật, nguyên tắc về phát minh, sáng chế ........................................ 7 1. Nguyên tắc phân nhỏ.............................................................................................. 7 2. Nguyên tắc “tách riêng” .......................................................................................... 7 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ .............................................................................. 9 4. Nguyên tắc phản đối xứng .................................................................................. 10 5. Nguyên tắc kết hợp ............................................................................................... 10 6. Nguyên tắc vạn năng ............................................................................................ 11 7. Nguyên tắc chứa trong ......................................................................................... 12 8. Nguyên tắc phản trọng lượng ............................................................................. 13 9. Nguyên tắc gây ứng xuất sơ bộ ......................................................................... 13 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ ............................................................................. 14 11. Nguyên tắc dự phòng ......................................................................................... 14 12. Nguyên tắc đẳng thế .......................................................................................... 15 13. Nguyên tắc đảo ngược ...................................................................................... 16 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa ................................................................................. 17 15. Nguyên tắc năng động ....................................................................................... 17 16. Nguyên tắc tác động bộ phận và dư thừa ..................................................... 18 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác .............................................................. 19 18. Nguyên tắc sự dao động cơ học ..................................................................... 20 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ .................................................................... 21 20. Nguyên tắc tác động hữu hiệu ......................................................................... 21 21. Nguyên tắc vượt nhanh ..................................................................................... 22 22. Nguyên tắc chuyển hại thành lợi ..................................................................... 22 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi .......................................................................... 23 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian ........................................................................ 24 25. Nguyên tắc tự phục vụ ....................................................................................... 24 26. Nguyên tắc sao chép.......................................................................................... 25 27. Nguyên tắc rẻ thay cho đắt ............................................................................... 26 28. Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học .................................................................. 27 29. Nguyên tắc sử dụng các kết cấu thủy và khí ................................................ 28 30. Nguyên tắc sử dụng bao mềm dẻo và mềm mỏng ..................................... 28 HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 2
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm 31. Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ ............................................................. 29 32. Nguyên tắc đổi màu ............................................................................................ 29 33. Nguyên tắc đồng nhất ........................................................................................ 31 34. Nguyên tắc loại bỏ và tái sinh từng phần ...................................................... 31 35. Nguyên tắc đổi các thông số hóa lý của đối tượng ..................................... 32 36. Nguyên tắc sử dụng chuyển pha..................................................................... 33 37. Nguyên tắc sử dụng nở nhiệt ........................................................................... 34 38. Nguyên tắc sử dụng các chất Oxy hóa .......................................................... 35 39. Nguyên tắc sử dụng môi trường trơ ............................................................... 35 40. Nguyên tắc sử dụng vật liệu tổng hợp ........................................................... 36 B. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - BÀI TOÁN TRONG TIN HỌC. ................................................................................................... 37 I. Phương pháp trực tiếp: ......................................................................................... 37 II. Phương pháp gián tiếp : ...................................................................................... 39 C. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN SẢN PHẨM TỪ VIỆC ỨNG DỤNG 6 MŨ TƯ DUY TRONG KINH DOANH. ................................................................. 41 D. TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH CÁCH VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRONG VIỆC SÁNG TẠO VÀ CẢI TIẾN MỘT SẢN PHẨM CỤ THỂ TRONG LĨNH VỰC TIN HỌC: “MOUSE” – (CHUỘT MÁY TÍNH) ............. 42 I. Cơ chế hoạt động: .................................................................................................. 42 Chuột bi ........................................................................................................................ 44 Chuột quang ................................................................................................................ 45 Chuột tích hợp ............................................................................................................ 46 Độ phân giải ................................................................................................................ 47 Các thiết bị thay thế chuột máy tính ...................................................................... 47 Các phụ kiện kèm với chuột .................................................................................... 47 II. Kiểu kết nối ............................................................................................................. 47 III. Những phím bấm và bánh xe cuộn .................................................................. 49 IV. Tốc độ và độ chính xác ...................................................................................... 50 V. Những biến thể của chuột máy tính.................................................................. 52 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 71 HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 3
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm LỜI MỞ ĐẤU ------ Khoa học và công nghệ là đặc trưng của mọi thời đại, nghiên cứu khoa học đã trở thành hoạt động sôi nổi và trải rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Hơn thế nữa, các thành tựu của khoa học hiện đại còn làm thay đổi bộ mặt của thế giới, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại. Theo định luật Moore, cứ mỗi chu kỳ 18 tháng sẽ có một sản phẩm sáng tạo mới ra đời với nhiều cải tiến mới nhưng giá thành lại rẻ hơn sản phẩm trước rất nhiều. Cứ thế, công nghệ tiếp tục phát triến cuộc hành trình sáng tạo theo hướng nhỏ hơn hay lớn hơn tùy yêu cầu người dùng, nhanh hơn, hiện đại hơn, đẹp hơn, gọn nhẹ hơn, rẻ hơn… Có thể nói, nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học, các phát minh sáng tạo mà chúng ta ngày càng thụ hưởng thật nhiều các sản phẩm tiện ích, đa năng, đẹp mắt. Vấn đề đặt ra là “Người ta đã phát minh sáng chế các sản phẩm dựa vào các nguyên lý nào, các phương pháp gì được vận dụng để giải quyết vấn đề? Cách phát triển một sản phẩm trên nền một sản phẩm khác dựa trên các cải tiến, thay đổi nào? Vì thế, trong bài thu hoạch em sẽ trình bày nội dung: “Ứng dụng các nguyên tắc, các phương pháp sáng tạo để giái quyết các vấn đề bài toán trong tin học”. Trên cơ sở đó, tìm hiểu và phân tích “Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có” . Thông qua bài thu hoạch, em xin gửi lời cảm ơn đến Giáo sư - Tiến sỹ Khoa Học Hoàng Văn Kiếm. Với kiến thức sâu rộng, lòng nhiệt tình, cách giảng giải rõ ràng, dễ hiểu, thông qua các câu chuyện khoa học, các ví dụ thật trong cuộc sống, thầy đã tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản cho chúng em về môn học “Phương pháp nghiên cứu luận sáng tạo trong khoa học” thật hấp dẫn và lôi cuốn – chính điều này thật sự giúp em hiểu rõ hơn vấn đề, mở rộng tầm nhìn, thấy được sự cần thiết của môn học đang ảnh hường và chi phối đến nhiều lĩnh vực trong thời đại. HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 4
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm NỘI DUNG ------ A. VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT I. Vấn đề khoa học 1. Khái niệm Vấn đề khoa học (Scientific Problem) còn được gọi là vấn đề nghiên cứu (research problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức ở cấp độ cao hơn. 2. Phân loại Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai vấn đề: + Vấn đề về bản chất sự vật đang tìm kiếm + Vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý thuyết và thực tiễn như những vấn đề thuộc lớp thứ nhất. 3. Các tình huống vấn đề Có ba tình huống: Có vấn đề, không có vấn đề, giả vấn đề được cho trong hình dưới đây: Có vấn đề Có nghiên cứu Không có Không có vấn đề nghiên cứu Không có Không có nghiên cứu vấn đề Giả vấn đề Nảy sinh Nghiên cứu vấn đề khác theo một hướng khác HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 5
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm 4. Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học Có sáu phuơng pháp: 1. Tìm những kẻ hở, phát hiện những vấn đề mới 2. Tìm những bất đồng 3. Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường 4. Quan sát những vướng mắc trong thực tiển 5. Lắng nghe lời kêu ca phàn nàn 6. Cảm hứng: những câu hỏi bất chợt xuất hiện khi quan sát sự kiện nào đó. II. Phương pháp giải quyết vấn đề - bài toán phát minh Vepol “Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào cũng có ít nhất 2 thành phần vật chất tác động tương hổ và một loại trường hay năng lượng”. Từ đó có một thuật ngữ về tam giác kỹ thuật gọi là tam giác Vepol. Vepol là mô hình hệ thống kỹ thuật. Vepol đưa ra cốt chỉ để phản ánh một tính chất vật chất của hệ thống nhưng là chủ yếu nhất với bài toán đã cho. Ví dụ xét bài toán nâng cao tốc độ tàu phá băng thì băng đóng vai trò vật phẩm, tàu phá băng đóng vai trò công cụ, và trường cơ lực đặt vào tàu để tác động tương hổ với băng. Việc phân loại các chuẩn để giải quyết các bài toán sáng chế dựa vào phân tích vepol. Mô hình Vepol gồm 3 yếu tố: Một trường T và trong T có 2 vật chất V1,V2. T V1 V2 Tuy nhiên, một hệ thống ban đầu chưa hẳn đã có một chuẩn Vepol đủ 3 yếu tố trên, hoặc đã đủ thì có thể phát triển gì thêm trên vepol đó. Có 5 phương pháp: + Dựng Vepol đầy đủ + Chuyển sang Fepol HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 6
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm + Phá vở Vepol + Xích Vepol + Liên trường III. Các thủ thuật, nguyên tắc về phát minh, sáng chế 1. Nguyên tắc phân nhỏ Nội dung: - Chia các đối tượng thành các phần độc lập - Làm đối tượng thành các thành phần tháo ráp - Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng Nhận xét: Nguyên tắc phân nhỏ thường dùng chung với các nguyên tắc 2_Nguyên tắc tách khỏi, nguyên tắc 3_Nguyên tắc phẩm chất cục bộ, nguyên tắc 5_Nguyên tắc kết hợp, nguyên tắc 6_Nguyên tắc vạn năng”… Ứng dụng trong Tin học - Ứng dụng nguyên tắc trên trong tin học vào việc sắp xếp dãy (Quick Sort), hay tìm kiếm nhị phân, mỗi lần tìm kiếm ta chia đôi dãy phần tử, khi đó ta chỉ tìm trên nữa dãy. Nguyên tắc này sẽ cải thiện tốc độ tìm kiếm và độ phức tạp của thuật toán sẽ được cải thiện đáng kể. - Ứng dụng quen thuộc nhất của nguyên tắc này chính là chia chương trình thành nhiều chức năng nhỏ, còn được gọi là “hàm” hay “thủ tục”. 2. Nguyên tắc “tách riêng” Nội dung: - Tách phần gây “phiền phức” - tính chất “phiền phức” hay ngược lạI, tách phần duy nhất “cần thiết” - tính chất “cần thiết” ra khỏi đối tượng. Nhận xét: - Đối tượng thông thường, có nhiều phần (tính chất, khía cạnh, chức năng…), trong khi đó, người ta chỉ thực sự cần một trong những số HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 7
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm đó. Vì vậy không nên dùng cả đối tượng (sẽ gây tốn thêm chi phí). Phải nghĩ cách tách phần cần thiết riêng ra để dùng. Tương tự như vậy đối với phần phiền phức (để khắc phục nhược điểm có trong đối tượng). - Nguyên tắc tách khỏi thường hay dùng với các nguyên tắc: nguyên tắc 1_Phân nhỏ, nguyên tắc 3_Phẩm chất cục bộ, nguyên tắc 5_Kết hợp, nguyên tắc 6_Vạn năng, nguyên tắc 15_Nguyên tắc linh động … Ứng dụng trong Tin học - Hệ thống ERP đã áp dụng nguyên tắc trên: Do hệ thống bao gồm nhiều Module (phân hệ), mỗi phân hệ có thể sử dụng riêng cho từng yêu cầu như: Phân hệ kế toán có thể dùng riêng cho lãnh vực kế toán, phân hệ nguồn nhân lực, phân hệ sản xuất … Công ty có thể dùng toàn bộ hệ thống cho công việc của mình, nhưng cũng có thể dùng một hay một vài module nào đó cần thiết cho công việc theo yêu cầu để giảm bớt chi phí . - Tưong tự ta cũng áp dụng nguyên tắc trên trong việc tìm khóa của một quan hệ (dựa trên tập phụ thuộc hàm). Khi đó ta sẽ tách một phần (đại diện) phụ thuộc hàm có vòng lặp (circle) ra khỏi tập phụ thuộc hàm, rồi tìm khoá trên phần phụ thuộc hàm còn lại, sau đó ta lần lượt thay thế các thuộc tính trong phần tách ra chỉ lấy “vế trái” (mà có thuộc tính vế phải nằm trong danh sách các thuộc tính khóa) với danh sách khóa vừa tìm ra, ta sẽ có danh sách khóa thật sự của quan hệ. - Vd : F={a,b,c,d} a->b b->a c->d - Ta tách phụ thuộc hàm “a->b” hay “b->a” ra khỏi danh sách phụ thuộc hàm, giả sử ta tách “a->b”. Khi đó danh sách còn lại là : b->a; c->d. Sẽ có khóa là b,c. sau đó ta lấy a trong phụ thuộc hàm “a->b” HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 8
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm thay thế với b ta sẽ có danh sách khóa là b,c và a,c. Áp dụng nguyên tắc trên ta sẽ tránh được việc đệ quy đi tìm khóa rất mất thời gian, nếu không khéo rất dễ bị “loop” chương trình … 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Nội dung: - Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. - Các phần khác nhau của đối tượng phải có những chức năng khác nhau. - Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc. Nhận xét: - Các đối tượng đầu tiên thường có tính đồng nhất cao về vật liệu, cấu hình, chức năng, thời gian, không gian, đối với các thành phần trong đối tượng. Khuynh hướng phát triển tiếp theo là: làm cho các phần có các phẩm chất, chức năng riêng của mình nhằm phục vụ tốt nhất chức năng chính hoặc mở rộng chức năng chính đó. - Nói chung nguyên tắc phẩm chất cục bộ phản ảnh khuynh hướng phát triển: từ đơn giản sang phức tạp, từ đơn điệu sang đa dạng. - Tinh thần “Phẩm chất cục bộ” có ý nghĩa lớn đối với nhận thức và xử lý thông tin: Không phải tin tức hay thông tin nào cũng có giá trị như nhau. Không thể có một cách tiếp cận dùng chung cho mọi loại đối tượng . Ứng dụng trong Tin học: - Trong máy tính hay các điện thoại di động sử dụng hệ điều hành, các thiết bị được làm từ nhiều chất liệu từ hợp kim quý hay chỉ bằng nhựa bình thường tùy theo chức năng nhằm phục vụ tốt nhất chức năng đó mà thôi, còn lại đều dần chuyển sang bằng nhựa để sản phẩm ngày càng nhẹ, mỏng, thon gọn hơn và giá thành sẽ rẻ hơn. HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 9
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm 4. Nguyên tắc phản đối xứng Nội dung: - Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung, làm giảm bậc đối xứng). Nhận xét: - Giảm bậc đối xứng, ví dụ: chuyển từ hình tròn sang hình ôvan, hình vuông sang hình chữ nhật hay các hình dạng bất kỳ khác. - Thủ thuật này rất có tác dụng trong việc khắc phục tính ì tâm lý, cho rằng các đối tượng phải có tính đối xứng. - Khi đối tượng chuyển sang dạng ít đối xứng hơn, có thể làm xuất hiện thêm những tính chất mới lợi hơn. Ví dụ tận dụng hơn về nguồn tài nguyên, không gian … - Nguyên tắc phản đối xứng, có thể nói là trường hợp riêng của nguyên tắc 3_Nguyên tắc phẩm chất cục bộ. Ứng dụng trong tin học: - Chuột máy tính ngày nay có đủ thứ hình dạng tùy theo lứa tuổi, công việc và sở thích của đối tượng người dùng. - Miếng Pad lót chuột không nhất thiết là hình chữ nhật mà còn được cải tiến thành đủ thứ hình dạng và kiểu cách bất đối xứng để đáp ứng nhu cầu thời trang của người tiêu dùng trẻ. 5. Nguyên tắc kết hợp Nội dung: - Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dành cho các đối tượng kế cận. - Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. Nhận xét: - “Kế cận“ ở đây không nên chỉ hiểu là gần nhau về mặt vị trí hay chức năng, mà nên hiểu là có quan hệ với nhau, bổ xung cho nhau. Do vậy có thể kết hợp các đối tượng “ngược nhau” (ví dụ: bút chì kết hợp với tẩy). HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 10
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm - Đối tượng mới được tạo nên do sự kết hợp, thường có những tính chất, khả năng mà đối tượng riêng rẽ chưa từng có. Điều này có nguyên nhân sâu xa là lượng đổi thì chất cũng đổi do tạo được sự thống nhất của các mặt đối lập. - Nguyên tắc kết hợp thường hay sử dụng với nguyên tắc 1_Nguyên tắc phân nhỏ, nguyên tắc 3_Nguyên tắc phẩm chất cục bộ… Ứng dụng trong Tin học - Trong lập trình cổ điển (lập trình theo dạng cấu trúc), khi đó dữ liệu và chức năng là những thành phần riêng biệt. Khi chuyển sang lập trình hướng đối tượng thì dữ liệu và chức năng (phương thức, sự kiện) gộp chung trong một đối tượng, đây chính là khái niệm Class. - Các ngôn ngữ cấp cao thường cho phép kết hợp với mã nguồn Assembly. - Hệ điều hành: Kết hợp thời gian rãnh của CPU, tận dụng thời gian để cho ra hệ điều hành đa nhiệm. - Máy vi tính cho phép chạy nhiều HĐH trên cùng một máy (Multi boot, Máy ảo “Pc Virtual,VMware”). - Schedule task trong Linux tổng hợp các tác vụ và gán CPU cho từng tác vụ theo một phương thức cho trước. 6. Nguyên tắc vạn năng Nội dung: - Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối tượng khác. Nhận xét: - Nguyên tắc vạn năng là trường hợp riêng của nguyên tắc 5_Nguyên tắc kết hợp: kết hợp nhiều mặt chức năng trên cùng một đối tượng. - Nguyên tắc vạn năng thường hay dùng với nguyên tắc 20_Nguyên tắc liên tục có ích. HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 11
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm - Nguyên tắc vạn năng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế, chế tạo, dự báo …, vì nó phản ánh khuynh hướng phát triển, tăng số chức năng mà đối tượng có thể thực hiện được. - Ứng dụng trong Tin học - Máy vi tính ngày càng có nhiều chức năng ngoài việc đáp ứng các công việc văn phòng thông thường, máy vi tính còn là trung tâm giải trí đa dạng như: Nghe nhạc, xem phim, xem tivi, chơi game, chat, gọi điện thoại, truy cập Internet … - Điện thoại di động: Ngoài chức năng nghe và nhận cuộc gọi, điện thoại di động còn có thể nghe nhạc MP3, chơi game, nghe đài FM, chụp hình, quay phim, chat và truy cập Internet … - USB ngoài việc lưu trử dữ liệu, USB còn dùng nghe nhạc, ghi âm, bút vẽ, bút học ngoại ngữ, bút laser thuyết trình, kết nối wifi … 7. Nguyên tắc chứa trong Nội dung: - Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại có thể chứa những đối tượng khác … - Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác Nhận xét: - “Chứa trong” cần phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ đơn thuần theo nghĩa không gian. Ví dụ: Khái niệm này nằm trong khái niệm khác, lý thuyết này nằm trong lý thuyết khác … - Nguyên tắc chứa trong là trường hợp riêng, cụ thể hóa của nguyên tắc 3_Nguyên tắc phẩm chất cục bộ. - Nguyên tắc này thường hay dùng với nguyên tắc 1_Nguyên tắc phân nhỏ, nguyên tắc 2_Nguyên tắc tách khỏi, nguyên tắc 5_Nguyên tắc kết hợp, nguyên tắc 6_Nguyên tắc vạn năng, …. - Nguyên tắc chứa trong làm cho các đối tượng có thêm những tính chất mới mà trước đây chưa từng có như: gọn hơn, tăng độ an toàn, bền vững, tiết kiệm năng lượng, linh động hơn. Ứng dụng trong tin học: HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 12
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm - Cấu trúc cây thư mục: Folder này có thể chứa những Folder con khác và tiếp tục như vậy những Folder khác lại chứa những Folder con khác nữa. Việc thiết kế theo nguyên tắc chứa trong này làm cho việc lưu trữ gọn gàng, dễ quản lý trong việc truy xuất hay tìm kiếm dữ liệu. - Trong lập trình hướng đối tượng thì tính chất kế thừa cũng áp dụng nguyên tắc chứa trong. Phương thức, dữ liệu của đối tượng được kế thừa sẽ có trong (“chứa trong”) đối tượng kế thừa và đối tượng kế thừa có thể có thêm những thuộc tính, phương thức mới của riêng mình, điều này sẽ làm cho đối tượng có thêm nhiều tính năng hơn, linh động hơn và tiết kiệm được chi phí vì không phải tạo lại những phương thức, thuộc tính đã có sẳn. 8. Nguyên tắc phản trọng lượng Nội dung: - Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với đối tượng khác, có trọng lực nâng. - Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động … Nhận xét : - Nếu hiểu theo nghĩa đen thì nguyên tắc trên là cụ thể hóa của nguyên tắc 5_Nguyên tắc kết hợp: kết hợp đối tượng cho trước với các đối tượng khác với các môi trường bên ngoài, có lực nâng, để bù cho cái có hại là trọng lượng của đối tượng cho trước. Ứng dụng trong tin học: - Những robot điều khiển dạng “lật đật”, xe hơi điều khiển bằng remote không bao giờ “ngã” hay “lật” 9. Nguyên tắc gây ứng xuất sơ bộ Nội dung : - Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại). HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 13
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm Nhận xét : - Từ “ứng suất” cần phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ đơn thuần là sự nén, sự kéo căng cơ học … mà bất kỳ loại ảnh hưởng, tác động nào. - Nguyên tắc này thường dùng cùng với nguyên tắc 10_Nguyên tắc thực hiện sơ bộ, 11_Nguyên tắc dự phòng, nó phản ánh sự thống nhất của quá khứ, hiện tại và tương lai. Ứng dụng trong tin học: - Muốn dùng ắc-quy ta phải nạp điện trước, hay muốn sử dụng máy laptop ta phải charge pin. 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Nội dung: - Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượng. - Cấn sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển . Nhận xét: - Từ “thay đổi” cần hiểu theo nghĩa rộng. - Có những việc, dù thế nào cũng cần phải thực hiện trước đi một phần hoặc toàn bộ và sẽ được lợi hơn so với thực hiện ở hiện tại (theo nghĩa tương đối) - Tinh thần của nguyên tắc này là trước khi làm việc gì ta cần phải chuẩn bị trước một cách toàn diện, chu đáo và thực hiện trước những gì có thể thực hiện được. Ứng dụng trong Tin học - Máy ảo Java biên dịch các mã nguồn thành dạng trung gian trước khi thực thi. 11. Nguyên tắc dự phòng Nội dung: - Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị các phuơng tiện báo động, ứng cứu, an toàn. HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 14
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm Nhận xét: - Ít có công việc nào có thể thực hiện với độ tin cậy tuyệt đối. Đấy là chưa kể đến điều kiện, môi trường, hoàn cảnh với thời gian cũng thay đổi. Do vậy cần phải tiên liệu trước những mạo hiểm, rủi ro, tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thiên tai có thể xảy ra mà có phương pháp phòng ngừa từ trước. - Có thể nói, chi phí dự phòng là chi phí thêm, không mong muốn. khuynh hướng phát triển là tăng độ tin cậy của đối tượng, công việc. Để làm điều đó cần sử dụng các vật liệu mới, các hiệu ứng mớI, cách tổ chức mới … - Tinh thần chung của nguyên tắc này là cảnh giác và chuẩn bị biện pháp đối phó từ trước. Ứng dụng trong tin học : - UPS: Dùng cho việc dự phòng khi cúp điện đột ngột, máy vẫn làm việc bình thường trong một khoảng thời gian nhất định nào đó đủ để chúng ta có những thao tác như lưu dữ liệu, tắt máy đúng qui trình … tránh những lỗi gây ra do tắt máy đột ngột. - Trong lập trình: Cần Backup các version đã chạy tốt trước khi nâng cấp thêm những yêu cầu mới, để tránh khi sai sót gì còn có bản dự phòng để sửa chữa … - Trong Quản trị CSDL: cần Backup “Database” thường xuyên theo định kỳ để khi CSDL hư hay bị Virus phá hoại còn có bản backup mới nhất để phục hồi lạI, tránh mất mát ở mức thấp nhất nếu có thể. 12. Nguyên tắc đẳng thế Nội dung: - Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. Nhận xét: - Tinh thần chung của nguyên tắc này là phải đạt được kết quả cần thiết với năng lượng, chi phí ít nhất. HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 15
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm Ứng dụng trong Tin học - CPU của những máy tính sau này đều thiết kế nhiều cổng USB ở mặt trước hay bên hông với số lượng cũng tăng lên từ 2 lên đến 3, 4 để người dùng không còn phải mất công kéo Case xuống và gắn ở phía sau như trước. 13. Nguyên tắc đảo ngược Nội dung: - Thay vì hành động theo nhu cầu của bài toán, hành động ngược lại (ví dụ không làm nóng mà làm lạnh đối tượng). - Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động. - Lật ngược đối tượng Nhận xét: - Việc xét khả năng lật ngược vấn đề, trên thực tế là xem xét “nữa kia” của hiện thực khách quan nhằm mục đích tăng tính bao quát, toàn diện, đầy đủ và khắc phục tính ì tâm lý. - Về mặt suy nghĩ, khi giải bài toán cho trước (bài toán thuận), người giải nên xem xét giải quyết bài toán ngược và khả năng đem lại lợi ích của việc giải ngược trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào, để tận dụng tối đa các tính năng trong từng giai đoạn.. Ứng dụng trong Tin học - Trong lãnh vực đồ thị, khi yêu cầu chứng minh hai đồ thị liên thông nhau, ta thường giả sử ngược lại là chúng không liên thông và ta đi chứng minh điều này vô lý (hay không thể xảy ra). Đây là cách chứng minh phản chứng rất thường dùng trong Toán và Tin. - Trong bài toán mật mã, nội dung của văn bản thật thường bị mã hóa thành những ký tự khác trước khi lưu trữ, một trong những cách này là đảo ngược ký tự này thành ký tự khác bằng bảng tổng quát để định nghĩa sự thay thế được tạo ra. HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 16
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa Nội dung: - Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. - Sử dụng các con lăn, viên bi, hình xoắn. - Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. Nhận xét: - Việc tạo ra các chuyển động quay trong kỹ thuật không khó, nên các công cụ làm việc muốn cơ khí hóa được tốt, cần chuyển sang dạng tròn, trụ, cầu. Ứng dụng trong Tin học: - Đĩa CD, DVD, VCD, đĩa cứng, đĩa mềm: Chính là ứng dụng nguyên tắc này để ghi dữ liệu, vì cách lưu của nó trên từng track (vòng tròn) trên đĩa. - Miếng Pad lót chuột, phần đệm tay được độn mút nhẹ cong lên hình cầu theo lòng bàn tay để tạo cảm giác thoải mái. 15. Nguyên tắc năng động Nội dung: - Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trên từng giai đoạn công việc. - Phân chia đối tượng thành từng phần có khả năng dịch chuyển đối với nhau. Nhận xét: - Thông thường công việc là quá trình xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, gồm các giai đoạn với các tình huống khác nhau. Nguyên tắc linh động đòi hỏi phải có cái nhìn bao quát của cả qúa trình để làm đối tượng hoạt động tối ưu trong từng giai đoạn. Muốn thế đối tượng không thể ở dạng cố định, cứng nhắc mà phải trở nên điều khiển được. Xét về mặt cấu trúc các mối liên kết trong đối tượng phải “mềm dẻo”, “có nhiều trạng thái”, để từng phần đối HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 17
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm tượng có khả năng “dịch chuyển” (hiểu theo nghĩa rộng) đối với nhau. - Tinh thần chung của nguyên tắc linh động là đối tượng phải có những đa dạng phù hợp với sự thay đổi đa dạng ở bên ngoài để đem lại hiệu suất cao nhất. - Nguyên tắc linh động phản ánh khuynh hướng phát triển cho nên nó có tính định hướng cao, rất có ích trong trường hợp đặt bài toán, phê bình cái đã có và dự báo. - Về mặt tư duy tránh được tính ì tâm lý, sao cho ý nghĩ, cách tiếp cận linh động không cứng nhắc. Ứng dụng trong tin học : - Các thư viện liên kết động (DLLs). - Các tập lệnh có sẵn trong Macro, hay các Template mẫu khi người sủ dụng cần dùng thì mới Add-In vào menu hay chương trình. - Các thiết bị máy tính như đế và quạt tản nhiệt, đèn thiết kế ở dạng gấp lại, khi cần sử dụng đèn làm việc ban đêm thi kéo ra. 16. Nguyên tắc tác động bộ phận và dư thừa Nội dung: - Nếu như khó nhận 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hay nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn. Nhận xét: - Từ “một chút“ ở đây phải hiểu linh động, không nhất định phải quá nhỏ, “không đáng kể”, miễn sao bài toán trở nên dễ giải hơn. - Tinh thần chung của nguyên tắc này là không nên quá cầu toàn, chờ đợi các điều kiện lý tưởng. - Về cách tiếp cận, nếu giải chính bài toán thì quá khó, khi đó ta có thể giảm bớt yêu cầu để bài toán dễ giải hơn, mặc dù kết quả không hoàn toàn như mong muốn. Ứng dụng trong tin học : - Khi tính tích phân xác định của một hàm số f(x) liên tục trong đoạn [a,b], không mất tính tổng quát ta giả sử đã biết chặn trên k của HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 18
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm f(x) trong đoạn [a,b] và f(x)>0 với mọi x thuộc [a,b]. Theo lý thuyết tích phân, chúng ta đều biết rằng, tích phân của f(x) trên đoạn [a,b] chính là phần diện tích hình bôi đen sau. Để tính tích phân ta đi tính diện tích của hình đó, tuy nhiên để tính chính xác diện tích đó rất khó nên ta chỉ tính gần đúng diện tích đó tức là chấp nhận “thiếu” hay “thừa” một chút. k Y=f(x) O a b - Úng dụng trong việc lưu trữ số thực: chỉ lưu giá trị gần đúng, ví dụ kiểu float trong ngôn ngữ C chỉ chính xác đến 6-7 chữ số, kiểu double chỉ chính xác đến 15-16 chữ số. - Tính xấp xỉ gần đúng trong “phương pháp tính” thể hiện phương pháp này. Thực tế có những bài toán không thể hay khó tìm lời giải chính xác hoặc tìm được lời giải nhưng tốn thời gian, điều này làm cho lời giải mất hết ý nghĩa thực tiễn, ví dụ như bài toán dự báo thời tiết, lời giải không đòi hỏi tính chính xác cao, trong khi đó yêu cầu chỉ cần tìm một lời giải gần đúng có ý nghĩa trong thực tế. 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác Nội dung: - Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng có khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều), tương tự những bài toán liên quan đến những chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ đơn giản hóa khi chuyển sang không gian (ba chiều). - Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành đa tầng - Đặt đối tượng nằm nghiêng - Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 19
- Bài Thu hoạch PPNCLSTTKH GVHD: GSTSKH Hoàng Văn Kiếm - Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước. Nhận xét: - Từ “chiều” cần hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là chiều trong không gian - “Chuyển chiều“ phản ánh khuynh hướng phát triển, thấy rõ nhất trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tảI, không gian toán học, vật lý tinh thể, cấu trúc các hợp chất … Ứng dụng trong tin học : - Phần mềm Autocad 3D: Áp dụng “chuyển chiều” từ 2D (bản vẽ tay trên giấy, trên máy tính 2D) đã cải thiện đáng kể cho công việc thiết kế của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng có thể quan sát ở mọi góc độ như thực tế và rất dễ chỉnh sửa. - Phần mềm dựng phim: như Maya, 3DMax … cũng được chuyển sang 3D từ 2D. - Ứng dụng nhiều trong các phần mềm xử lý ảnh. 18. Nguyên tắc sự dao động cơ học Nội dung: - Làm cho đối tượng dao động. - Nếu đã có dao động tăng tần suất dao động. - Sử dụng tần số cộng hưởng. - Thay vì sử dụng các bộ phận rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện. - Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. Ứng dụng trong Tin học - Thay đổi tốc độ thực hiện giải thuật của một chương trình trong hệ thống cho đến khi đạt đến một sự “cộng hưởng”, ở đó hệ thống sẽ họat động tối ưu. - Các máy đo trong y học bằng cơ được thay bằng các thiết bị đo điện tử, ví dụ như máy đo huyết áp. HVTH: Nguyễn Thị Kim Phượng Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Triết học: Sự ra đời triết học Mác tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử phát triển triết học
21 p | 2109 | 403
-
Tiểu luận “Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành phép biện chứng”
16 p | 1082 | 375
-
Bài tiểu luận "Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học"
14 p | 536 | 212
-
Tiểu luận “Qua lịch sử phát triển của 3 phương thức sản xuất trước CNTB, chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX"
12 p | 658 | 147
-
Đề tài " lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học "
17 p | 406 | 132
-
TIỂU LUẬN: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh
53 p | 320 | 127
-
Đề tài " nghiên cứu lịch sử phát triển của phép biện chứng"
13 p | 305 | 61
-
Tiểu luận: Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán thế giới - BIG4
44 p | 351 | 46
-
TIỂU LUẬN: Bản chất của phép biện chứng và sự phát triển của tư duy biện chứng của nhân loại thì chúng ta phải nghiên cứu lịch sử phát triển của phép biện chứng
14 p | 164 | 41
-
Tiểu luận: Lịch sử phát triển của thương mại điện tử
44 p | 299 | 36
-
Tiểu luận: Lịch sử phát triển cơ học cổ điển
11 p | 221 | 25
-
Bài tiểu luận Lịch sử kinh tế Việt Nam: Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy
20 p | 330 | 25
-
Tiểu luận Triết học số 27 - Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học
18 p | 126 | 20
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Lịch sử phát triển và ứng dụng của xà phòng và chất tẩy rửa
24 p | 31 | 16
-
Tiểu luận về: Qua lịch sử phát triển của 3 phương thức sản xuất trước CNTB, chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX
11 p | 122 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam (1991 – 2021)
204 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu lịch sử phát triển địa chất trong Miocen bể Phú Khánh và ý nghĩa dầu khí
154 p | 36 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Sự phát triển của hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đông Á
193 p | 33 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn