intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Liên kết trong nhóm Asean

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình thế giới Báo cáo của Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ (năm 2004) nhận định đến năm 2020 “xung đột lớn giữa các cường quốc rất khó xảy ra”. Điều đó cho thấy các cực sẽ tránh đối đầu trực diện, dù vẫn cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Liên kết trong nhóm Asean

  1. Tiểu luận Liên kết trong nhóm Asean 1
  2. CƠ SỞ CỦA ĐỀ XUẤT Tình hình thế giới Báo cáo của Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ (năm 2004) nhận định đến năm 2020 “xung đột lớn giữa các cường quốc rất khó xảy ra”. Điều đó cho thấy các cực sẽ tránh đối đầu trực diện, dù vẫn cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Hơn nữa, ngày nay nhân loại đang ở vào giai đoạn văn minh hậu công nghiệp, văn minh tri thức, xu hướng toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, là một quá trình không thể đảo ngược được của tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã làm cho thế giới dường như trở nên nhỏ bé hơn, các quốc gia đang ngày càng xích lại gần nhau hơn trong tiến trình hợp tác và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế. Ngày nay, không một quốc gia nào muốn phát triển lại có thể đứng ngoài tiến trình này. Bên cạnh đó, bước sang những năm đầu thập kỷ 90, với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, trật tự thế giới hai cực tan rã, tình hình thế giới trở nên hòa dịu hơn, các nguy cơ an ninh truyền thống giảm đi mức độ nóng bỏng, gay gắt thì nhân loại lại phải đối mặt với những nguy cơ an ninh phi truyền thống đang ngày càng trở nên cấp bách hơn như khủng bố, biến đổi khí hậu, tội phạm có tổ chức, khủng hoảng kinh tế…Các nguy cơ này hết sức nguy hại và nó có phạm vi toàn cầu, không một quốc gia nào dù hùng mạnh đến đâu có thể tự mình giải quyết được, nó đòi hỏi tất cả các quốc gia, dân tộc không phải chung tay đối phó vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Bên cạnh xu hướng toàn cầu hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ thì xu hướng liên kết khu vực cũng đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ như Liên minh Châu Âu 2
  3. (EU), liên minh Châu Phi (AU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…Các liên kết khu vực này đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong khu vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp cần thiết để phát huy sức mạnh và tiềm lực của mỗi quốc gia cũng như đối phó với các nguy cơ và thách thức bên ngoài. Liên minh châu Âu và ASEAN là những ví dụ điển hình cho tính hiệu quả của xu hướng liên kết khu vực này. Tình hình khu vực Chiến tranh Lạnh kết thúc, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã và đang nổi lên như là một khu vực năng động, mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN. Đây cũng là khu vực đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế cả về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao với sự có mặt của hầu hết các cường quốc thế giới và khu vực hiện nay như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga. Khu vực Đông Nam Á bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN là một khu vực có vai trò quan trọng trong khu vực, như là chiếc cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và nhiều nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Bên cạnh đó, với số dân gần 500 triệu người, đây là một thị trường rộng lớn với nền kinh tế trẻ trung năng động và phát triển liên tục cao trong những năm vừa qua. ASEAN đã và đang ngày càng có vị trí quan trọng hơn trên trường quốc tế. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ trên con đường trở thành siêu cường quốc tế và sức ép cũng như ảnh hưởng của nước này đối với khu vực ASEAN đang ngày càng rõ rệt. Nước Mỹ sau nhiều thập kỷ lãng quên đã bày tỏ sự quan tâm trở lại đến khu vực. Gần đây nhất, phát biểu khi tham dự Hội nghị cấp cao 3
  4. Đông Á tại Hà Nội ngày 30 tháng 10, Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Cliton nói: “Nơi nào bàn tới các hậu quả về an ninh, chính trị, kinh tế thì nơi đó Mỹ muốn có sự hiện diện”. Bà cũng bảy tỏ Mỹ muốn có sự hợp tác nhiều hơn với các nước ASEAN. Bản thân khu vực ASEAN với 10 quốc gia thành viên sau nhiều thập kỷ đối đầu chia rẽ trong Chiến tranh Việt Nam và trong Chiến tranh Lạnh ngày nay đã chuyển sang đối thoại và hợp tác chặt chẽ với nhau. ASEAN đã và đang ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn trong tiến trình toàn cầu hóa cũng như trong tiến trình khu vực hóa vì mục tiêu chung vì một ASEAN hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển bền vững, thịnh vượng. ASEAN đang là một trong những mô hình liên kết khu vực đạt hiệu quả trên thế giới. ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia Đông Nam Á và tạo ra sức mạnh chung đối phó với các thách thức bên ngoài. Khu vực này với số dân gần 500 triệu người với kết cấu dân số trẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã và đang đạt được những bước phát triển kinh tế, xã hội ấn tượng trong những năm gần đây. Vai trò và vị thế của ASEAN đang ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Các quốc gia ASEAN đã thiết lập nhiều cơ chế thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong khu vực cũng như các quốc gia ASEAN và các nước đối tác bên ngoài như các cuộc họp thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị cấp Bộ trưởng thường niên ASEAN, các cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3, ASEAN+6, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ARF, Diễn đàn Á-Âu (ASEM)…Tháng 11 năm 2007 các nước ASEAN đã ký kết Hiến Chương ASEAN, đây là một 4
  5. bước tiến quan trọng để tiến tới một “cộng đồng kiểu Liên minh châu Âu”. Bên cạnh đó các nước ASEAN đã đề xuất và thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy hợp tác và liên kết giữa các nước thành viên trên tất cả các lĩnh vực Thương mại, Đầu tư, Văn hóa, Thể thao, Giáo dục, Du lịch, An ninh…như việc thành lập Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA) năm 1992, Khu vực đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Thỏa thuận khung của ASEAN về Thương mại và Dịch vụ (AFAS) năm 1995, Thị trường Hàng không duy nhất ASEAN (SAM). Về văn hóa có giải thưởng S.E.A Write Award trao cho các nhà thơ và nhà văn Đông Nam Á từ năm 1979, bên cạnh đó các nước còn luân phiên tổ chức các Tuần văn hóa ASEAN hay các sự kiện văn hóa trong khu vực, qua đó tăng cường giao lưu văn hóa và hiểu biết giữa các nước thành viên. Về thể thao có Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEAGAMES), Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (TigerCup), Đại hội Thể thao Sinh viên Đông Nam Á…Về Giáo dục có Học bổng ASEAN do Singapore tài trợ… Bên cạnh những ưu điểm thì quá trình liên kết nội khối của ASEAN vẫn còn bị cản trở bởi một số rào cản cả bên trong lẫn bên ngoài. Đó là sự can thiệp từ các quốc gia bên ngoài cũng như các tranh chấp, bất đồng của các nước ASEAN với các nước này. Bản thân bên trong ASEAN cũng còn tồn tại nhiều hạn chế như thể chế chính trị khác nhau; trình độ phát triển của các nước trong khu vực còn chênh lệch nhiều, có nước đạt mức GDP cao như Indonesia $ 510.8 bil (2008), Thái Lan $ 272.1 bil (2008), song cũng có nước đạt mức GDP còn thấp như: Myanmar $ 13.7 bil (2008), Campuchia $10.82 bil, Lào $ 5.187 bil (2008); ở nhiều nơi trong các nước ASEAN vẫn còn tình trạng đói nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn. Các vấn đề xã hội khác còn tồn tại nhiều vấn đề như vấn đề tôn giáo, sắc tộc. ASEAN là khu vực đa dạng về tôn giáo và văn hóa, có nước theo đạo Hồi như Indonesia, Malaysia, Brunei, có nước theo Phật giáo 5
  6. như Thái Lan, Myanmar, Lào, Việt Nam hay theo Cơ đốc giáo như Philippines, ngay cả trong một nước cũng tồn tại nhiều tôn giáo, sắc tộc gây bất ổn xã hội như ở Thái Lan và Philippines. Vấn đề sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ gây nhiều áp lực cho xã hội. Bên cạnh đó giữa các nước ASEAN còn đang tồn tại nhiều tranh cãi, bất đồng như vấn đề Biển Đông, vấn đề tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Thái Lan và Campuchia, Thái Lan và Myanmar…Như vậy các nước ASEAN đã và đang bước vào kỷ nguyên mới hợp tác và phát triển với nhiều cơ hội mới song cũng còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Điều này đòi hỏi các quốc gia thành viên cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong nội khối và với các bên đối tác đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển bền vững. Việt Nam Đối với Việt Nam, đứng trước những khó khăn to lớn nửa cuối những năm 80 thế kỷ 20 chúng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện qua đó thực hiện đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa từng bước đưa nước ta hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế. Trong quá trình hội nhập ấy, ưu tiên của Việt Nam là tăng cường hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực Đông Nam Á và chúng ta đã tích cực tham gia hội nhập vào khu vực. Ngày 28 tháng 7 năm 1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Từ đó cho đến nay, Việt Nam không ngừng tham gia tích cực vào việc thúc đẩy liên kết nội khối thông qua chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, qua đó vị thế của nước ta trong ASEAN ngày càng được nâng cao. Dựa trên việc hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI. Nên Đại hội Đảng X đã đưa ra mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006-2010 là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi 6
  7. nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng cho đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Về chủ trương, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển”. Mục tiêu của đất nước đến năm 2020: xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, đời sống vật chất tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Hoạt động đối ngoại bao giờ cũng phục vụ ba mục tiêu cơ bản là phát triển, an ninh và nâng cao vị thế quốc tế trong sự gắn quyện và tác động qua lại lẫn nhau. Với tư cách là sự nối tiếp của chính sách đối nội đối với nước ta, chính sách đối ngoại đương nhiên phải phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó xây dựng được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Nói một cách khác, chính sách đối ngoại phục vụ hai mục tiêu “phát triển” và “an ninh”, trong đó mục tiêu phát triển được đặt lên hàng đầu vì chỉ có đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội mới có điều kiện vật chất để giữ vững an ninh, nâng cao vị thế quốc tế. 7
  8. Điều đó không có nghĩa tuyệt đối hóa mục tiêu phát triển và xem nhẹ mục tiêu an ninh và vị thế của Việt Nam, trên trường quốc tế vì không thể phát triển được nếu như không có an ninh và vị thế quốc tế thấp kém. ĐỀ XUẤT Trên cơ sở phân tích về tình hình, đặc điểm của khu vực, thế giới cũng như của Việt Nam, đặc biệt là đường lối đối ngoại của Đại hội X của Đảng như trên nhóm chúng em đưa ra một số đề xuất như sau: Nguyên tắc chung của các đề xuất của nhóm em là tạo ra các cơ chế hợp tác mà trong đó tạo điều kiện cho tối đa số lượng các nước thành viên có thể tham gia cũng như có thể mở rộng cho các bên đối tác bên ngoài tham gia trên cơ sở những lợi ích chung và các đặc điểm chung về chính trị, kinh tế, vă hóa, xã hội. Ngoài ra đưa ra nhiều sáng kiến đóng góp cho khối để tăng cường vị thế và ảnh hưởng của chính quốc gia mình cũng như làm gắn kết mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN. Về kinh tế: Hiện nay trong khu vực có khá nhiều cơ chế hợp tác kinh tế song phương và đa phương, trong đó có các cơ chế đạt hiệu quả như Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA) song chưa có một cơ chế nào tạo điều kiện cho tất cả các nước cùng tham gia cũng như một cơ chế giúp cả khối đối phó với các biến động kinh tế bên ngoài như các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính. Trong khi đó thì dù còn nhiều khó khăn nhưng các nước ASEAN đang nỗ lực xây dựng “một cộng đồng kiểu Liên minh châu Âu”, trong đó các quốc gia thành viên liên kết chặt chẽ với nhau cả về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao. Để đạt được điều này, các nước ASEAN trước hết phải đạt được một “liên minh kinh tế”, trong đó nền kinh tế của các nước thành viên có mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ. Dựa trên nhận định này nhóm chúng em đề nghị các nước ASEAN nên thành 8
  9. lập một “Ngân Hàng ASEAN- ASEAN Bank- AB”, theo đó đây sẽ là một ngân hàng kiểu Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Việc thành lập ngân hàng ASEAN sẽ có vai trò cung cấp vốn ưu đãi cho các nước thành viên trong chương trình phát triển kinh tế xã-hội. Với tổng số 10 quốc gia cùng đóng góp nhân tài và vật lực thì đây sẽ là một ngân hàng mạnh. Ngày nay nền kinh tế ở nhiều nước ASEAN đã mở cửa cho các tập toàn tài chính nước ngoài tham gia với sự có mặt của nhiều ngân hàng nước ngoài. Việc thành lập ngân hàng chung của các nước ASEAN ngoài việc cung cấp vốn cho các nước thành viên phát triển kinh tế xã hội thì còn giúp các nước này giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào các nước bên ngoài. Bên cạnh đó, ngân hàng này còn có thể giúp các nước thành viên đối phó với các biến động của tình hình kinh tế, tài chính thế giới. Xét theo mô hình liên kết EU thì việc sử dụng đồng tiền chung được coi như là thành quả to lớn trong quá trình nhất thể hoá châu Âu, nhưng đối với cộng đồng ASEAN thì về đồng tiền chung cho các nước nội khối hiện nay vẫn còn là khá sớm để nói đến vấn đề này. Hiện nay nền kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch rất lớn, có nước xuất khẩu nhiều nhưng cũng có nước nhập khẩu nhiều nên một đồng tiền chung hiện nay là chưa khả thi. Có thể trong tương lai xa, khi nền kinh tế của các nước ASEAN có trình độ phát triển tương đối đồng đều thì một đồng tiền chung cho cả khu vực sẽ phát huy vai trò tích cực. Ta có thể lấy ví dụ về Đồng EURO, sau nhiều năm đóng vai trò tích cực đối với nền kinh tế EU thì trong những năm khủng hoảng kinh tế và với việc EU kết nạp thêm các quốc gia kém phát triển hơn ở Đông Âu thì đồng Euro không còn vai trò tích cực như xưa nữa, thậm chí có người còn nghi ngại về khả năng tồn tại của nó. Về chính trị: Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam và các nước thành viên ASEAN hiện nay là nỗ lực xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát 9
  10. triển, tức là trọng tâm vào liên kết nội khối. Vì vậy việc thành lập một Cộng đồng Đông Á hiện nay là không khả thi vì khu vực Đông Á bao gồm, 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên, Nga. Các quốc gia trong khu vực còn quá nhiều bất đồng do yếu tố lịch sử cũng như yếu tố lợi ích dân tộc. Các bất đồng này không những không được giải quyết ổn thỏa mà còn ngày càng có xu hướng gia tăng, niềm tin giữa các nước là không cao. Bên cạnh đó khi thành lập cộng đồng Đông Á thì e rằng mối liên hệ giữa các nước ASEAN sẽ trở nên lỏng lẻo bởi trong khu vực này có nhiều “ông lớn” và các nước Đông Nam Á sẽ khó tránh khỏi bị lôi kéo theo “ông” này hay “ông” khác. Vì vậy thay vì thành lập Cộng đồng Đông Á, các nước ASEAN nên tập trung vào tăng cường liên kết nội khối, cùng nhau xây dựng một khu vực ASEAN đoàn kết thống nhất theo kiểu liên minh châu Âu, trở thành một “ông lớn” khác trong khu vực. Tất nhiên như vậy không có nghĩa là coi nhẹ cộng đồng Đông Á, ASEAN vẫn nên tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các quốc gia trong khu vực Đông Á đảm bào môi trường hòa bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế xã hội của các nước trong khối. Bên cạnh đó ASEAN cũng nên xây dựng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Mỹ như quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc. Điều này đảm bảo cho không chỉ ASEAN mà cả Việt Nam có thể thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng lớn mạnh và ảnh hưởng của họ ở khu vực Đông Nam Á đang không ngừng gia tăng. Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc là hết sức cần thiết nhưng cho dù với tiềm lực hiện nay thì tất cả các nước ASEAN có hiệp lực cũng khó có thể đối phó với một “người khổng lồ” Trung Quốc. Để tránh thua thiệt và yếu thế trong cuộc chơi với Trung Quốc, ASEAN nên tìm một đối trọng và quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Mỹ là hết sức cần thiết. Thời 10
  11. gian gần đây, sau nhiều năm lãng quên thì Mỹ đang ngỏ ý muốn quay trở lại khu vực Đông Nam Á. Đây là cơ hội tốt không chỉ cho ASEAN mà cho cả Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ với Mỹ. Nếu chỉ riêng Việt Nam hay một nước nào đó thì Mỹ còn phải cân nhắc trong quan hệ với Trung Quốc nhưng nếu cả một ASEAN thống nhất thì Mỹ sẽ nhiệt tình hưởng ứng. Như vậy ASEAN có thể tạo được một mối cân bằng ảnh hưởng tương đối giữa các cường quốc trong khu vực. Về văn hóa: ASEAN đã có khá nhiều các chương trình hợp tác văn hóa trong khu vực như tuần lễ Văn hóa ASEAN được tổ chức luân phiên tại các nước thành viên hay các liên hoan phim, liên hoan tiếng hát ASEAN…Các chương trình này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưa, tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia thành viên. Ở đây nhóm em đề xuất một ý tưởng mới là các nước ASEAN nên thành lập một tổ chức giống như UNESCO trong phạm vi khu vực. Đông Nam Á là khu vực hết sức đa dạng về văn hóa, tự nhiên trong đó có những di sản văn hóa, tự nhiên hết sức độc đáo đã được UNESCO công nhận. Tuy nhiên tại các nước trong khu vực vẫn còn rất nhiều các di sản chưa được UNESCO công nhận. Mô hình này cũng chưa có ở liên minh Châu Âu, việc thành lập tổ chức này sẽ góp phần bảo tồn và phát huy những yếu tố văn hóa, tự nhiên trong khu vực-những cái chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc này còn giúp quảng bá hình ảnh của các nước ASEAN rộng rãi hơn trong khối, qua đó tăng cường hiểu biết giữa các nước thành viên. Đây cũng là một biện pháp để quảng bá và thúc đẩy du lịch giữa các nước ASEAN phát triển hơn. Về xã hội: Hiện nay trong khu vực Đông Nam Á chưa có một tổ chức y tế chung kiểu như Hội chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế hay như tổ chức Bác sĩ không biên giới. Trong khi đó Đông Nam Á lại là khu vực hay bị thiên tai, dịch bệnh do đa phần các nước đều còn chậm phát triển lại ở vào vị trí địa lý 11
  12. tương đối đặc biệt. Vì vậy nhóm em đề xuất các nước ASEAN nên thành lập một “Tổ chức Y tế chung gọi là ASEAN Common Health Organization - ACHO”. Việc thành lập tổ chức Y tế chung sẽ tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực Y tế. Tổ chức này sẽ có vai trò nghiên cứu và đưa ra các dự báo về tình hình y tế, bệnh dịch trong khu vực cũng như sẽ là tổ chức sẽ hỗ trợ các nước trong việc đối phó với dịch bệch hay thực hiện các hoạt động cứu trợ tại các nước thành viên trong trường hợp xảy ra dịch bệnh hay thiên tai. Bên cạnh đó, hiện nay ngoài chương trình “Học bổng ASEAN” do Singapore tài trợ cấp cho học sinh các nước ASEAN khác thì nhóm em cũng đề xuất các nước ASEAN nên có một chương trình học bổng toàn diện hơn, rộng rãi hơn áp dụng cho tất cả các nước và có sự hợp tác chặt chẽ của cả 10 nước thành viên. Việc xây dựng học bổng này có vai trò tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên trong các nước ASEAN có cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến hơn trong khu vực cũng như trên thế giới. Nó sẽ cho phép học sinh, sinh viên trong các nước ASEAN có cơ hội được học tập tại các trường Đại học hàng đầu trong khu vực cũng như trên thế giới, được tiếp thu những thành tựu tiên tiến của các nước phát triển hơn để xây dựng đất nước họ. Bên cạnh đó chương chình này còn có tăng cường hợp tác về giáo dục giữa các nước ASEAN cũng như với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Về tư pháp: Do khu vực Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa đa dạng với nhiều tôn giáo và phong tục tập quán khác biệt ở các nước cũng như sự khác biệt về thể chế chính trị nên mỗi nước có hệ thống Luật pháp và Tòa án riêng phù hợp với thể chế chính trị cũng như phong tục tập quán của từng nước. Do đó việc có một Tòa án chung cho các nước ASEAN là không thể thực hiện được trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên nhóm em đề xuất các nước ASEAN nên lập nên một Hội Luật sư ASEAN ( Southeast Asian Lawyers Association-SEALA) 12
  13. bao gồm các luật sư giỏi đến từ các nước trong khu vực. Tổ chức này sẽ có vai trò nghiên cứu pháp luật, hỗ trợ và tư vấn pháp luật cho các Chính phủ, tổ chức cũng như các cá nhân thuộc khu vực trong việc tranh tụng với các đối tượng ngoài ASEAN. Thông qua hoạt động của tổ chức này, các nước ASEAN sẽ đúc rút được kinh nghiệm cũng như các yếu tố hợp lý để chuẩn bị cho một hệ thống luật pháp chung và Tòa án chung cho ASEAN trong tương lai. Về an ninh: Hiện nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa, nhiều nguy cơ an ninh mới cũng xuất hiện đe dọa an ninh của các nước ASEAN như khủng bố, tội phạm có tổ chức, cướp biển…các nguy cơ này đang ngày càng gia tăng với mức độ tinh vi ngày càng cao, tổ chức ngày càng chặt chẽ, phạm vi toàn khu vực và toàn cầu. Để đối phó với các nguy cơ này, các nước ASEAN cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau tuy nhiên trong khu vực hiện nay chưa có một tổ chức Cảnh sát chung. Vì vậy nhóm em đề xuất ASEAN nên thành lập một tổ chức Cảnh sát chung. Tổ chức này sẽ có vai trò phối hợp các hoạt động của các nước trong lĩnh vực an ninh chống khủng bố, chống tội phạm có tổ chức và chống các hoạt động phi pháp trong nội bộ ASEAN cũng như phối hợp hoạt động với các cơ quan an ninh của các bên đối tác. Về hợp tác quân sự giữa các nước ASEAN: Hợp tác quân sự trước hết là phải có một đối tượng chung nào đó để nhắm tới như NATO hay WARSAW ngày xưa. Hiện nay các nước ASEAN không có một đối tượng đe dọa an ninh chung cụ thể nào cả, như vậy không có mục đích phòng thủ, tự vệ chung. Ngoài ra giữa các nước ASEAN còn tồn tại nhiều điểm khác biệt về chính trị cũng như kinh tế. Tức là cách nhìn nhận về hợp tác quân sự cũng như đe dọa quân sự có sự khác biệt và khả năng đáp ứng cho quốc phòng của các nước cũng khác nhau, do đó việc tiến tới hợp tác quân sự hay có quân đội chung của các nước ASEAN là không khả thi và không cần thiết. Bên cạnh đó, nếu các nước ASEAN tiến 13
  14. tới việc có quân đội chung thì sẽ dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực mà kết quả thì chắc chắn là ASEAN sẽ yếu thế hơn. Điều này sẽ làm cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng, bất lợi cho hòa bình và ổn định và phát triển kinh tế của các nước liên quan, thậm chí còn làm cho một số nước mất an ninh hơn. Về hợp tác quân sự giữa các nước ASEAN nhóm em đề xuất chỉ nên có những tiếp xúc, giao lưu trao đổi kinh nghiệm. Đối với các nước ASEAN có biển có thể tổ chức các hoạt động tuần tra chung trên biển và cũng có thể mở rộng cho các bên đối tác như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ…Còn việc có một quân đội chung thì đến khi nào có một thể chế tạm gọi là “Liên Bang ASEAN” kiểu Liên Xô hay liên minh Châu Âu mới cần thiết và hiệu quả. Trên đây là các đề xuất của nhóm chúng em về các biện pháp thực hiện đảm bảo đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đại hội lần thứ X của Đảng. Những đề xuất này được xây dựng trên nền tảng những kiến thức đã được học về khu vực và thế giới, cũng là nỗ lực chung của cả nhóm. Với trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi có sai sót, kính mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CÁC ĐỀ XUẤT Cần nhận thức đầy đủ hơn và coi trọng đúng mức tầm quan trọng chiến lược của ASEAN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của khu vực Đông Nam Á, do vậy một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng, hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của chúng ta. Gia nhập và tham gia hợp tác ASEAN đã và sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực về chính trị- an ninh, kinh tế, văn hóa- xã hội và đối ngoại, mà bao trùm là tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như hỗ trợ 14
  15. Việt Nam hội nhập nhanh chóng và hiệu quả hơn vào khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, ASEAN xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, luôn được xác định là một bộ phận quan trọng trong tổng thế chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta cần tiếp tục làm hết sức mình cùng các nước thành viên khác xây dựng thành công cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống. Chúng ta cần tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm hơn trong hợp tác ASEAN. Với thế và lực của đất nước đang tăng lên, chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát huy vai trò này. Chúng ta cần tích cực tham gia mọi hoạt động của Hiệp hội, chủ động đề xuất sáng kiến và biện pháp phù hợp để tăng cường đoàn kết và hợp tác trong ASEAN, thúc đẩy giải quyết những vấn đề lớn và phức tạp của Hiệp hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận của ASEAN và tương lai phát triển của Hiệp hội. Chúng ta cần có sự đổi mới và chuẩn bị tốt trong nội bộ để nâng cao hiệu quả tham gia hợp tác ASEAN, cả về tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động và nguồn lực. Hợp tác ASEAN rất đa dạng về hình thức và nội dung, do vậy cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành khi tham gia hoạt động ASEAN, nhất là vai trò điều phối quốc gia của Bộ Ngoại giao. Các cơ quan đảm nhận vai trò điều phối trong từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN cần phải phát huy tính chủ động, thường xuyên phối hợp tốt với các bộ, ngành liên quan để đảm bảo sự tham gia đồng bộ và nhất quán của Việt Nam. Từng bộ, ngành cần sớm tăng cường bộ phận chuyên trách, đầu tư thích đáng về nhân lực và tài chính cho việc tham gia hoạt động ASEAN. 15
  16. Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức trong xã hội về ASEAN và sự tham gia của Việt Nam, để tạo sự đồng thuận trong xã hội về nhận thức và hành động, huy động được sự tham gia và đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy hợp tác ASEAN hướng tới phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân. Nhất quán trong tư duy và hành động, thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tham gia hợp tác ASEAN một cách tích cực, chủ động và có trách nhiệm, để góp phần xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức liên kết chặt chẽ, đoàn kết và vững mạnh, có vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. 16
  17. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Học viện Ngoại giao, Phạm Bình Minh, Cục diện thế giới đến 2020. 2. Kevin Rudd, “It’s time to build an Asia Pacific Community”, 4 June, 2008, Address to the Asia Society AustralAsia Centre, Sydney, 2008. 3. Nghiên cứu Quốc tế - Số 2 (81)- Tháng 6/2010. 4. Tình hình thế giới và Chính sách đối ngoại Việt Nam- NXB Chính trị Quốc gia 2008. 5. Tạp chí Đối ngoại- Ban Đối ngoại Trung ương- Số 9 (13)- Tháng 9/2010. 6. Trịnh, Q.T. (Chủ nhiệm), Cộng đồng Đông Á: Quá trình hình thành và triển vọng, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Ngoại giao. 7. “Xung quanh ý tưởng Cộng đồng Châu Á – Thái Bình Dương”, Tin tham khảo đặc biệt, TTXVN, 20/6/2008. 8. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng Sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi-2006. 9. http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30569 &cn_id=57920 10. http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/cs_doingoai/cs/ns040823163300#Qk3 nrCRgKDKL 11. http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=6&news_ID=101138 142 12. http://www.giaoducvietnam.vn/index.php?option=com_content&view=art icle&id=3325:d-tho-chin-lc-phat-trin-kinh-t-xa-hi-2011-2020- &catid=148:tin-mi&Itemid=466 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2