intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Độc học môi trường: Dioxin

Chia sẻ: Truong Thi Ngoc Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

729
lượt xem
198
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ đầu thế kỹ 20, kể từ khi công ty Dow Chemical Midland ở Hoa kỳ thành công trong việc sản xuất hàng loạt khí chlor sau khi tách rời được dung dịch muối ăn. Kê ̉ từ đó, chlor được dùng để chế biến đủ các loại thuốc trừ sâu rầy, diệt cỏ dại, và các hợp chất deỏ (plastic) nhất là chất polyvinyl chloride.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Độc học môi trường: Dioxin

  1. Bài tiểu luận môn học độc học môi trường về Dioxin
  2. MỤC LỤC KHÔNG CÓ MỘT LIỀU LƯỢNG DIOXIN NÀO LÀ AN TOÀN CHO CON NGƯỜI .......................................................... 4 I. Nguồn gốc .................................................................................................................................................................................. 4 II. Đặc tính của độc chất Đioxin: ................................................................................................................................................. 6 III. Khả năng lan truyền của độc chất trong môi trường: ......................................................................................................... 9 - Dioxin ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể. Chúng hấp thu vào các mô mỡ, nơi chúng sau đó được lưu trữ trong cơ thể sinh vật. Một nửa Dioxin trong số đó tồn tại trong cơ thể con người từ 7÷10 năm.(13) ..................................................... 10 + Đối với cơ thể, chất da cam này gây chứng hồng ban dạng trứng cá do tiếp xúc với chất clor mà y học gọi là bệnh Chloracne. Về sau, người ta khám phá ra rằng nó gây ra ít nhất 60 loại ung thư khác nhau đối với người và động vật sinh sống trong những cánh rừng ở khắp Việt Nam.(15) ................................................................................................................. 10 + Chất da cam làm rụng lá và giết chết cả các loại cây gỗ thuộc hàng thiết mộc, nó còn để lại những di chứng âm ỉ, bức bối, chết người. ............................................................................................................................................................................ 11 + Sự tiếp xúc ngắn ................................................................................................................................................................ 11 IV. Độc dược học môi trường: ................................................................................................................................................... 12 IV.1 Các phản ứng sinh học, sơ cấp, thứ cấp:........................................................................................................................... 12 IV.2 Các biểu hiện: ..................................................................................................................................................................... 13 V. Các giải pháp phòng tránh đối với độc chất Dioxin, biện pháp xử lý ô nhiễm: .................................................................. 16 (7) http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ham-chua-dioxin-dau-tien-duoc-tay-doc-o-Binh-Dinh/10730840/157/ ............................................ 19 (9) http://vi.wikipedia.org/wiki/Dioxin ......................................................................................................................................... 19 (11) http://vietbao.vn/Xa-hoi/Dioxin-la-nguyen-nhan-cua-hon-30-can-benh/10901843/157/ ........................................................ 19 (13) http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs225/en/index.html&ei=Fav ESdr8A9aLkAXvkYV7&sa=X&oi=translate&resnum=2&ct=result&prev=/search%3Fq%3Ddioxins%26hl%3Dvi ................... 19 (15) http://vietbao.vn/Van-hoa/Phu-luc-1-Bong-ma-cuoi-cung-cua-chien-tranh-Viet-Nam/40218019/184/ .................................. 19 (17) Độc học môi trường - Đinh Thị Phương Anh. ....................................................................................................................... 19 (18) http://vietbao.vn/Suc-khoe/Do-an-nuong-thu-pham-gay-ung-thu/10827940/248/.................................................................. 19 (19) http://vietbao.vn/The-gioi/Chat-doc-da-cam-va-nguy-co-ung-thu-Den-luc-phai-tien-hanh-nghien-cuu-qui-mo-o- VN/40075583/159/....................................................................................................................................................................... 20 (20) http://vietbao.vn/Suc-khoe/Thuc-pham-nhiem-dioxin-cao-hon-binh-thuong-den-1.500-lan/70102165/248/ .......................... 20 (21) http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Phu-nu-nhiem-dioxin-sinh-it-con-trai-hon-con-gai/20751894/188/ ............................................ 20
  3. (22) Hóa học môi trường-Đặng Kim Chi. ..................................................................................................................................... 20
  4. KHÔNG CÓ MỘT LIỀU LƯỢNG DIOXIN NÀO LÀ AN TOÀN CHO CON NGƯỜI I. Nguồn gốc - Từ đầu thế kỹ 20, kể từ khi công ty Dow Chemical Midland ở Hoa kỳ thành công trong việc sản xuất hàng loạt khí chlor sau khi tách rời được dung dịch muối ăn. Kể từ đó, chlor được dùng để chế biến đủ các loại thuốc trừ sâu rầy, diệt cỏ dại, và các hợp chất dẻo (plastic) nhất là chất polyvinyl chloride. Chất này đã được xem như là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thời bấy giờ vì đã mang lại nhiều ứng dụng trong kỹ nghệ cho thế giới. Trong thuốc diệt cỏ dại và khai quang 2,4,5-T (trichloro- phenoxyacetic acid), Dioxin được tìm thấy nhiều nhất, ước tính vào độ 2 ppm (phần triệu). (4) - Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy. - Vào khoảng những năm 1940-1948, người ta phát hiện thấy rằng axit 2,4-điclophenoxiaxatic (2,4- D), axit 2,4,5 triclophenoxiaxatic (2,4,5 –T) ở nồng độ cỡ phần triệu có tác dụng kích thích sự sinh trưởng thực vật nhưng ở nồng độ cao hơn chúng có tác dụng tiêu diệt cây cỏ.Từ đó chúng được sản xuất ở quy mô công nghiệp dùng làm chất diệt cỏ phát quang rừng rậm.Trong quá trình sản xuất 2,4 – D và 2,4,5-T từ phenol luôn tạo ra một lượng nhỏ tạp chất là đioxin.(10) - (9)Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961, và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác xuống lãnh thổ Việt Nam. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc màu da cam. Tổng số diện tích đất
  5. đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam. - Hiện tại, chúng ta hiện đang sống trong một môi trường bị vây phủ bởi những nguồn có khả năng tạo ra ô nhiễm dioxins mà không thể nào tránh né được: (4) + Những cột điện trước nhà với các vật cách điện màu nâu: đó chính là PCBs, cũng là một “người bạn” của dioxin. + Đốt rác thải cũng tạo ra Dioxin (vấn nạn nầy chiếm 19% tổng lượng ô nhiễm dioxins ở Hoa kỳ). Các sản phẩm plastic, tơ sợi tổng hợp...đều là mầm móng của dioxin khi bị thiêu đốt... + Dioxins là sản phẩm không mong muốn của một loạt các quy trình sản xuất như nấu chảy kim loại. Trong các nguồn Dioxin phát hành vào môi trường thì chất thải lò đốt (chất thải rắn và chất thải bệnh viện) thường là thủ phạm nguy hại nhất, do chúng cháy không hoàn toàn(13) + Những hóa chất chứa chlor chúng ta xử dụng trong gia đình hàng ngày đều có nguy cơ tạo ra dioxins trong không khí, như thuốc tẩy rửa sodium hypochlorite (bleach). + Khi được đặt trên bếp trong 2 tiếng, một món nướng có thể sản sinh ra lượng dioxin tương đương với 220.000 điếu thuốc lá. Theo các nhà khoa học thuộc nhóm Môi trường Robin des Bois, 4 miếng bít tết to, 4 lát thịt gà tây và 8 cái xúc xích sẽ để lại trong bầu khí quyển 12-22 nannogram chất dioxin sau khi nướng. Nồng độ dioxin trung bình trong một mét khối không khí lân cận khu vực nướng là 0,6-0,7 nannogram, cao gấp 7 lần so với mức cho phép tại các lò đốt công cộng.(19) + Các núi lửa đang hoạt động cũng là một nguồn ô nhiễm dioxins trong không khí cũng giống như nạn cháy rừng, nguồn khí thải của các phương tiện giao thông. - Các nhà khoa học Mỹ, mới đây đã chỉ ra rằng, những loại lò sưởi gia dụng hiện nay đều sinh ra khí dioxin. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, những thanh niên thường xuyên sử dụng lò sưởi có lượng tinh hoàn ít hơn hẳn so với những người bình
  6. thường.(14) Ngoài ra, bo mạch chủ của chiếc điện thoại cảm ứng iPhone còn chứa hợp chất brom ở mức độ cao hơn cho phép, có thể sinh ra chất dioxin khi bị cháy.(8) II. Đặc tính của độc chất Đioxin:  Tính chất vật lý: - Chất độc da cam là một chất lỏng trong suốt, tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó.(5) - (10) Dioxins là hợp chất khó phân hủy, có thể bị phân hủy dần dưới ánh mặt trời, ước tính là 50% trong vòng vài tháng dưới ánh sáng mặt trời. Nhưng nó lại tồn đọng rất lâu trong đất. Dioxins bị chôn sâu trong lòng đất trước khi thoái biến sẽ bị hủy hoại sau nhiều thập niên, thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại. Các nhà khoa học thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về độ bền vững của dioxin. Độ bền vững đã được xác định theo chu kỳ bán hủy (thời gian dioxin tự phân hủy một nửa khối lượng). Chu kỳ bán hủy của dioxin trong đất là rất lâu, trải qua 10 năm chúng mới bán rã (chỉ cần 2 phần tỉ gram dioxin cũng có thể gây đột biến tế bào ở người).(3) Theo D.Pautenbach (1992) và R.Puri (1989, 1990), trên lớp đất bề mặt dao động từ 9 đến 25 năm, còn ở các lớp đất sâu hơn: 25-100 năm.(12) - Dioxin là chất có thể hòa tan trong mỡ, khó bay hơi, ít tan trong nước, không thể thẩm thấu vào thực vật. Nó có thể hòa tan vào các dung môi hữu cơ như dầu hỏa, diezen,…(6) - TCDD có áp suất bay hơi rất thấp, chỉ bằng 1,7.10-6 mmHg ở 25ºC, điểm nóng chảy cao ở 305ºC và khả năng tan trong nước chỉ 0,2µg/lit. Hợp chất này ổn định nhiệt đến khoảng 750ºC, độ ổn định hóa học cao.  Tính chất hóa học(3) - Chất độc màu da cam là một hổn hợp có tỷ lệ 50/50 chất khai hoang thương mại, gồm dichlorophenoxy acetic acid (2.4D) và trichlorophenoxy acetic acid (2,4,5T), có axít cacodylic làm tác nhân phát tán. Trong tất cả các loại chất khai hoang được sử dụng tại Việt Nam, chỉ có chất da cam là có công thức cấu tạo khác với các loại thuốc khai hoang được sử dụng ở Mỹ.
  7. - Mỗi thành phần của chất độc da cam ngay bản thân chúng đã có thể gây đột biến và ảnh hưởng đến bệnh tật ở người. Dioxin chính là sự kết hợp của 2 thành phần trên. Phản ứng giữa (2,4,5_T) và (2,4_D) chỉ có thể xảy ra ở nhiệt độ cao( trên 4000C). Do đó sau khi rải chất độc da cam Mỹ thường ném xuống những nơi này những loại bom có khả năng sinh nhiệt rất cao như bom nepal (khi nổ bom có thể sinh ra 1 nhiệt lượng lên đến hơn 10000C). Chính điều kiện này gây nên sự hình thành dioxin. - Đioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxine có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Đioxin còn bao gồm nhóm các PCB (poly-chloro-biphényles), là các chất tương tự dioxine, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxine, TCDD là nhóm độc nhất.(9) - Những hợp chất có chứa ít nhóm thế Clo thì dễ dàng hấp thụ qua chuỗi thức ăn từ thực vật sang động vật hơn. - Đây là loại chất ăn mòn da cực mạnh và độc hại hơn thạch tín gấp nhiều lần. - Dioxin là tạp chất trong thuốc diệt cỏ chất màu da cam, nó không làm rụng lá nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái. Chỉ cần một hàm lượng cực kỳ nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến môi trường và sức khỏe con người. 2,4-D
  8. - Chất 2,4,5-T, một thành phần hóa học của chất màu da cam, ở nồng độ cao, có khả năng gây ra dị thai hay dị dạng bẩm sinh và chết thai trong bụng mẹ. Chất màu da cam là nguyên nhân gây ra nhiều trường họp dị dạng bẩm sinh trong người dân. Theo nghiên cứu, nồng độ Dioxin trong máu các cựu chiến binh Mỹ chỉ 3,8 pg/g, tức chỉ cao hơn trong dân số khoảng 1,5 pg/g. Như vậy đối với khả năng gây tác hại của dioxin, không có cái gọi là “nồng độ Dioxin an toàn”. (19) + Liều gây chết đối với khỉ (LD50) của dioxin là 70 ppb (phần tỷ gram), trong khi đó liều chết của sarin là 83, của tabun là 208. +Liều chết 70 ppb đối với khỉ có nghĩa là 1 gram dioxin là 14 triệu liều chết. + Đối với người, liều chết sẽ còn nhỏ hơn.(12) + Cư dân sống trong vùng bị nhiễm dioxin cao có tỉ lệ tử vong (vì ung thư) cao hơn 30% so với các cư dân không sống trong vùng bị nhiễm. Tỉ lệ cư dân chết vì ung thư Hodgkin và phi-Hodgkin trong cư dân bị nhiễm cao gấp 2-4 lần so với cư dân trong các vùng không bị nhiễm.(19) - (11)Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế xác định được những đặc điểm khác biệt của các chất độc sinh thái có chứa dioxin so với chất độc thông thường. Theo đó, chất này có khả năng tích lũy và lưu tồn lâu dài khác thường trong các thành phần sinh học và phi sinh học trong môi trường. + Trong nhiều năm hoặc trong một giai đoạn của chu kỳ cuộc sống, các chất độc sinh thái này trở thành các thành phần tương tự hormon tham gia vào quá trình cơ bản của hoạt động sống. Chúng làm thay đổi, thậm chí làm sai lệch các quá trình chuyển hóa các chất nội sinh, ngoại sinh, cho dù các quá trình này đã bền vững trong quá trình tiến hóa. + Độ mẫn cảm đối với các chất độc sinh thái khác nhau rõ rệt giữa các loài và trong cùng loài. Các động vật cùng loài và ở người độ mẫn cảm với dioxin cũng khác biệt nhau nhiều. Thời kỳ tiềm ẩn cần thiết để phát triển các bệnh "đặc trưng" diễn ra trong thời gian rất dài, gây ra tình trạng bệnh theo đa hướng, đa hình thái và ở nhiều mức độ.
  9. - Bởi dioxin có khả năng gây tác động liên hợp, cộng hợp với các yếu tố hóa học, phi hóa học trong môi trường, nên nó làm tăng tác động của phóng xạ.(11)  Hình thái hóa học(4) - Tùy theo định nghĩa, dioxins gồm có dioxin hay 2,3,7,8-TCDD và những hợp chất dioxins tương đương ở dạng furans và polychlorinated biphenyls (PCBs) cùng có bốn nguyên tử chlor trong phân tử. + Cơ Quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (US EPA) đã có những định nghĩa khác nhau về dioxins. Theo định nghĩa ngày 12/6/2001, dioxins là một tập hợp của 29 hợp chất gây nhiều tác động sinh hóa lên thú vật gồm 7 chất TCDD, 10 hợp chất furans, và 12 chất PCBs. Tuy nhiên gần đây nhất, trong báo cáo chính thức về việt tái thẩm định dioxins vào tháng 6/2001, EPA đã giãm số lượng của dioxins xuống, chỉ còn TCDD và furans mà thôi. + Theo các nhà khoa học Âu châu, dioxins đã được nhìn rộng ra xa hơn nữa, gồm có tất cả 210 hóa chất trong nhóm dibenzodioxin, dibenzofurans, và PCBs. Trong số 210 hợp chất nầy, chỉ có 17 chất có vị trí của chlor là 2,3,7,8 và được xem là độc hại hơn cả. Vì vậy, để phân tích nồng độ, hay ước lượng định mức hấp thụ hàng ngày cho con người, các nhà hóa học thường dùng chỉ số “độ hại tương đương” (toxicity equivalence – TE) để chỉ lượng dioxins trong máu hay sữa mẹ. Thí dụ khi nói 1ng TE có nghĩa là hổn hợp dioxins hiện diện trên tương đương với 1 ng 2,3,7,8-TCDD. III. Khả năng lan truyền của độc chất trong môi trường:  Môi trường đất: - Dioxin được tìm thấy nhiều nhất trong một số loại đất, các cặn lắng. Các vùng còn lưu tồn dioxin ở lượng cao sau 30 năm thường là các vùng trầm thủy (ngập nhiều tháng trong năm), đất rất chua phèn (pH < 3,5), do đó khó tìm loài vi sinh vật thích nghi và phát triển hữu hiệu trong điều kiện này. Vì vậy, tại các vùng nê địa, độ lưu tồn của dioxin rất lâu và cao.(3) - Nó có khả năng liên kết với các chất ô nhiễm hữu cơ khác có trong đất. Tại nước ta, một số vùng dioxin đã thấm sâu trong đất hữu cơ, rất khó xác định và phân tích. Hàm lượng dioxin ở các vùng này rất cao dẫn đến khả năng phơi nhiễm cao. (16)
  10. - Việc thải chất diệt cỏ chứa 2,4 D và 2,4,5-T đã làm thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy lớp đất màu mỡ trên mặt, tăng nguy cơ đất bị xói mòn, làm thay đổi thành phần thổ nhưỡng của đất. Kết quả là sự phục hồi của thảm thực vật và động vật trong khu vực bị ô nhiễm sẽ diễn ra chậm chạp và bị biến đổi mạnh mẽ, dẫn đến phá hủy cân bằng sinh thái của môi trường đất.(22)  Môi trường nước - Dioxin ít tan trong nước nên được tìm thấy rất ít trong nước, chủ yếu có ở đáy bùn, trầm tích biển. - Các phần tử của chất độc này lơ lửng và bám vào các loại rong rêu, bùn đất trong các ao hồ và ngấm vào lòng đất.(20)  Môi trường không khí: - Dioxin tồn tại dưới dạng hơi hoặc bám vào các hạt bụi. VD: Một số lượng lớn Dioxins đã được phát ra trong một tai nạn nghiêm trọng tại một nhà máy hóa chất ở Seveso, Ý, năm 1976. Một đám mây các hóa chất độc hại, bao gồm 2,3,7,8-Tetrachlorodibenzo-p-dioxin, đã được thả vào trong không khí và cuối cùng làm ô nhiễm diện tích 15 km2, nơi có 37 ngàn người sinh sống.  Môi trường sinh học: - Theo các nhà khoa học, chất dioxin có khả năng di chuyển, tích lũy trong thực phẩm và làm tăng các hiệu ứng sinh học. Nó còn có thể xâm nhập vào cơ thể con người và động vật qua đường tiêu hóa, hô hấp, da, nhau thai và sữa mẹ.(11) - Rất ít Dioxin được tìm thấy trong thực vật, do cấu trúc của dioxin không cho phép chúng hòa tan trong nước và vì thế không thể hút lên được bởi rễ cây.(10) - Dioxin ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể. Chúng hấp thu vào các mô mỡ, nơi chúng sau đó được lưu trữ trong cơ thể sinh vật. Một nửa Dioxin trong số đó tồn tại trong cơ thể con người từ 7÷10 năm.(13) + Đối với cơ thể, chất da cam này gây chứng hồng ban dạng trứng cá do tiếp xúc với chất clor mà y học gọi là bệnh Chloracne. Về sau, người ta khám phá ra rằng nó gây ra ít nhất 60 loại ung thư khác nhau đối với người và động vật sinh sống trong những cánh rừng ở khắp Việt Nam.(15)
  11. + Chất da cam làm rụng lá và giết chết cả các loại cây gỗ thuộc hàng thiết mộc, nó còn để lại những di chứng âm ỉ, bức bối, chết người. + Sự tiếp xúc ngắn của con người với nồng độ cao dioxins có thể làm tổn thương da, chẳng hạn như làm đốm sạm trên da, và thay đổi chức năng gan.(13) + Tiếp xúc lâu dài với dioxins sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sự phát triển hệ thần kinh, các hệ thống của tuyến nội tiết và các chức năng sinh sản.(13) - Trong môi trường, dioxins có xu hướng tích lũy trong chuỗi thức ăn, đặc biệt là chuỗi thức ăn của động vật bậc cao. + Người ta tìm thấy Dioxin trong các mô động vật như cá chép và vịt trời. Những động vật sống ở lớp bùn (ốc, cua, cá trê, v.v...) thường bị nhiễm dioxin. Các gia cầm như gà, vịt sẽ bị nhiễm dioxin nếu ăn những động vật đó. Dioxin thường bị lưu giữ trong mỡ của gà, vịt bị nhiễm.(6) + Dioxin tìm thấy nhiều trong thức ăn, đặc biệt là các sản phẩm sữa, thịt, cá và loài động vật có vỏ. Một cách tương đối thì thịt heo và thịt gà ít bị nhiễm dioxin hơn thịt bò và sữa (21). Trong các loại thức ăn gia súc ở Bỉ, Brazil cũng chứa Dioxin. Năm 1999 người ta tìm thấy Dioxin trong trứng gia cầm ở Bỉ, 3/1998 Dioxin cũng được tìm thấy trong sữa ở Đức.(13)  Quá trình lan truyền độc chất từ thành phần này sang thành phần khác(15) - Đioxin lan truyền rất rộng, mặc dù Dioxin hình thành ở phạm vi nhỏ nhưng khả năng lan truyền của nó là toàn cầu. Trơng chiến tranh Việt Nam, ngay cả các binh lính không nằm trong phạm vi bị rải chất độc hóa học cũng có nguy cơ bị phơi nhiễm cao do sự phát tán chất này trong gió, do nguồn nước và cả thực phẩm bị nhiễm độc. + Dioxin từ các khu vực ô nhiễm vẫn có thể theo nước mưa chảy vào các hồ ao lân cận. + Các phi công trực thăng bay xuyên qua những đám mây bị nhiễm độc mà không hề hay biết (trong khi chuyên chở hàng thùng hóa chất da cam) nên đã mắc nhiều loại bệnh chết người, vốn chỉ phát tác nhiều năm về sau.
  12. + Ngay cả những phụ nữ (như y tá) ở bên ngoài vùng chiến sự hoặc ở xa tiền tuyến và rừng rậm hàng chục cây số cũng hứng chịu những mất mát to lớn như sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh con khuyết tật. IV. Độc dược học môi trường: IV.1 Các phản ứng sinh học, sơ cấp, thứ cấp: -(15) Theo người phát minh ra chất da cam, Arthur W. Galston, chúng ta còn chưa biết về sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố sinh thái học, nên không thể biết những biến đổi sinh thái gây ra từ việc phun rải thuốc diệt cỏ sẽ tác động ở phạm vi nào và kéo dài đến mức nào. Các biến đổi đó có thể hủy hoại sức khỏe những cư dân sinh sống trong vùng ảnh hưởng. - Một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA.(9)  Độc tính của Đioxin(17) * Hấp thụ: Dioxin hấp thụ vào cơ thể qua đường tiêu hóa (90%) do ăn phải thực phẩm có chứa Dioxin, và qua đường hô hấp do hít phải khí thải chứa Dioxin. * Phân bố: Do tính chất dễ tan trong mỡ nên Dioxin dễ dàng thấm qua màng ruột và phổi đi vào hệ tuần hoàn máu. Thời gian lưu trong máu của Dioxin không lâu, máu sẽ đưa Dioxin đến các mô mỡ của các cơ quan trong cơ thể. * Chuyển hóa: (1) - Một phần Dioxin được chuyển hóa bởi men gan, oxy hóa cắt vòng ở vị trí nhóm thế Clo 1,6. Sản phẩm chuyển hóa là những chất dễ tan hơn và được đào thải qua đường nước tiểu. - Không có sự biến đổi có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có nguy cơ phơi nhiễm Dioxin và nhóm chứng đối với tỷ lệ xuất hiện các rối loạn về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể và trao đổi nhiễm sắc tử chị em, với sự giảm số lượng các tế bào miễn dịch CD3, CD4, CD8, CD19, sự biến đổi về hàm lượng của các Hormon sinh dục LH và FSH trong máu, sự biến đổi về số lượng tế bào máu ngoại vi.
  13. - Có sự biến đổi có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có nguy cơ phơi nhiễm Dioxin và nhóm chứng đối với khả năng đáp ứng tạo kháng thể khi tiêm Vaccine HBsAg, hoạt độ các enzyme chống oxy hoá, tỷ lệ rối loạn hình thái bạch cầu. - Phát hiện những đột biến ở các gen P53, gen Cyp 1A1, gen AhR ở những đối tượng phơi nhiễm Dioxin, phát hiện một số biến đổi amino acid có liên quan đến một số bệnh ung thư. + Dioxin trong tế bào tạo phức với AhR (Aryl hyđrocacbon Receptor), tạo phức hợp Dioxin-AhR-ARNT. Phức của đồng phân Dioxin với thụ thể AhR càng bền thì độ độc của đồng phân đó càng cao. Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... (9) - Không thấy có sự biến đổi tương đồng giữa hàm lượng Dioxin trong máu với một số chỉ tiêu sinh học ở các đối tượng phơi nhiễm Dioxin. * Tích tụ và đào thải: - Khi lượng Dioxin vào cơ thể thấp thì Dioxin chủ yếu được tích tụ trong các mô mỡ. Nhưng khi nồng độ cao, nó sẽ tích tụ trong gan và liên kết bền vững với các protein trong gan. - Dioxin đào thải rất chậm, thời gian bán phân hủy kéo dài vài năm, vài chục cho đến hơn 100 năm. Dioxin phần nhỏ đào thải qua đường nước tiểu, chủ yếu đào thải qua sữa mẹ và qua con đường mẹ sang con. IV.2 Các biểu hiện: - Phức hợp Dioxin-AhR-ARNT gây ra các tác động sau: + Tác động lên AND làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp của một số protein, như protein sữa chữa lỗi sai AND, các protein điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào, enzim tham gia chuyển hóa chất độc ở giai đoạn 1 và 2 dẫn đến khả năng gây đột biến gen và ung thư của các tác nhân môi trường.
  14. + Liên kết với thụ thể ER (estrogen receptor), thụ thể hocmon sinh dục nữ làm rối loạn các chức năng sinh sản; tăng khả năng ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư vú; gây biến đổi giới tính. + Suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng nhiễm vi khuẩn và virut gây bệnh của cơ thể. - Đây là 1 số bệnh mà giới khoa học đã có đầy đủ bằng chứng, chứng minh rằng dioxin là “thủ phạm” gây ra. Ngoài ra còn nhiệu bệnh khác đang trong vòng nghi vấn hay cần thêm bằng chứng để làm rõ : (3) Ung thư bàng quang, ung thư vú, ung thư hệ thống sinh sản nữ, ung thư não, ung thư cổ tử cung, ung thư máu, ung thư gan, ung thư đường tiêu hoá, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận.  Ban da Chloracne  Bệnh đau tuỷ xương  Viêm thần kinh ngoại vi  Trẻ em sinh thấp cân và đẻ non  Bệnh sơ hoá, rải rác ở não  Đái đường type 2  Viên nội mạc tử cung  Sảy thai tự nhiên, ung thư tinh hoàn. - Các bệnh trên da: Những người bị nhiễm PCDD sẽ bị nổi mụn trứng cá, mụn bị đen và lở loét. - Gây độc trên mắt: Gây đỏ, phù kết mạc, viêm mống mắt, giác mạc. - Gây xuất huyết: Chảy máu đường tiêu hóa. - Tổn thương gan: Qua các dấu hiệu lâm sàng và chỉ tiêu men gan, các nhà khoa học cho rằng gan là cơ quan bị Dioxin gây tổn thương trước nhất. - Xảy ra tình trạng sinh nhiều con gái hơn con trai, bởi vì chất độc này làm mất cân bằng các nội tiết tố sinh dục.(21) - Dioxin gây sẩy thai, quái thai, rối loạn nhiễm sắc thể: Những đứa trẻ vừa mù vừa điếc, một số bị đầu to, không tay không chân. Nhưng đau đớn và nguy hiểm nhất là việc dioxin tác hại không chỉ một mà nhiều thế hệ liên tiếp, nhiều trẻ em sinh ra bị dị dạng, không chân tay, mắt mũi hay nội tạng vì bị nhiễm dioxin từ cha mẹ, ông bà.
  15. - Các cựu chiến binh bị phơi nhiễm dioxin ở mức độ cao nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,6 lần so với những cựu chiến binh không bị phơi nhiễm dioxin hay bị phơi nhiễm ở mức độ thấp.(2) - Tại khu căn cứ quân sự An Sơn, đèo Cù Mông (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Chỉ cần đặt chân đến gần khu vực có hầm chứa lớn nhất, là không ai có thể chịu nổi vì mùi hắc nồng nặc, khó có thể chịu đựng được khoảng 2 phút. Có người mới đến vừa hít phải đã bị nôn oẹ. Các thùng chứa hoá học đó chảy ra một thứ nước đen, đặc sánh như dầu luyn, mùi nồng nặc như thuốc trừ sâu. Tại hầm chứa lớn nhất chỉ cần bới đất không đầy 1 m là tới thùng chứa chất độc hoá học, nhiều thùng nắp đã bị gỉ sét, nên chất độc cứ tự nhiên chảy ra ngoài, ngấm sâu vào lòng đất. Những người lính ở Sư đoàn 31 cho hay, sau mỗi trận mưa, trời trở nắng thì dù đứng cách xa tới vài trăm mét cũng không thể chịu nổi. Nhiều người bị chứng hắt hơi, chảy nước mắt, thậm chí còn bị ngạt. (7) - (12)Dioxin rất bền vững trong môi trường và con người, kết hợp với đặc trưng tác hại của dioxin có tính chất cộng hợp, nên dù ở nồng độ thấp hay cao Dioxin đều có tác hại.Ở nồng độ 1 ppt (phần nghìn tỷ gram) đã có tác động đến thai nghén. Ở nồng độ 5 ppt có thể gây ung thư và đến 50-70 ppb (phần tỷ gram) có thể chết người. - (12)Các quan điểm nêu trên cho thấy hiệu quả tác hại của dioxin phụ thuộc vào nồng độ và thời gian, nếu nồng độ thấp thì thời gian dài và ngược lại. - Con người có thể bị rát bỏng da, chứng phồng rộp da mặt, nhức đầu, nôn mửa và nhiều triệu chứng khác sau khi phơi nhiễm. - Năm 1996, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức thừa nhận chất da cam gần như là nguyên nhân của 13 chứng bệnh nan y từ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư máu, ung thư thận, ung thư não, ung thư đường tiêu hoá … cho tới tiểu đường loại 2 và bệnh thần kinh ngoại biên.(15) - (11) Không chỉ vậy, chất độc này còn hủy hoại thiên nhiên nặng nề. GS Võ Quý, người đoạt giải thưởng Hành tinh xanh năm 2003, cho biết, việc Mỹ sử dụng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và làm rụng lá cây rải xuống miền Nam Việt Nam là một hành động phá hoại sinh thái lớn nhất trong thế kỷ. Rừng nội địa phải gánh chịu nặng nề nhất, chiếm 86% tổng số phi vụ rải chất độc.
  16. + Thống kê của Viện Điều tra quy hoạch rừng cho thấy, hơn 3 triệu ha rừng, tức 1/10 diện tích miền Nam VN đã bị rải chất độc làm trụi cây cỏ trong chiến tranh, gây mất cân bằng sinh thái, lũ lụt hoặc khô hạn. Ảnh hưởng trực tiếp của chất độc dùng trong cuộc chiến tranh này không những đã triệt phá rừng, làm suy thoái đất mà còn giết chết các hệ động vật trên cạn và dưới nước. Theo GS. Quý, những năm gần đây, hiện tượng lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên ở các tỉnh miền trung và miền nam Việt Nam là do rừng nhiệt đới đã bị tàn phá. V. Các giải pháp phòng tránh đối với độc chất Dioxin, biện pháp xử lý ô nhiễm: - (15)Ở Mỹ, dioxin từng gây nhiễm độc thị trấn Times Beach của bang Missouri vào năm 1982. Times Beach đã thực hiện một số biện pháp khắc phục như sau: + Phun dầu (nhiễm dioxin) vào những năm 1970 để chống bụi cát. + Toàn bộ 2.000 cư dân và tất cả các nhà máy đều được di chuyển ra khỏi vùng này. + Nhà cửa bị giật sập và 37.000 tấn đất mặt nhiễm độc được xúc mang đi thiêu hủy. Tro từ vụ đốt bỏ được chôn lấp cẩn thận tại một nơi riêng biệt. + Bất cứ khu đất nào tại Times Beach có nồng độ dioxin quá một phần tỉ đều được phủ một lớp đất sạch mới có trồng cỏ. + Những cuộc tẩy rửa tương tự, rõ ràng là rất tốn kém, phải được thực hiện tại Việt Nam. Các công ty đã từng bán hóa chất cho quân đội Mỹ ngoài việc bồi thường trực tiếp cho các nạn nhân, còn phải có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho công tác tẩy rửa dioxin tại Việt Nam. - Kiểm soát nghiêm ngặt về quy trình công nghiệp để giảm hình thành Dioxins càng nhiều càng tốt. Đây là trách nhiệm của chính quyền các quốc gia. Trong các quá trình thiêu đốt vật liệu, ta phải thiêu cháy hoàn toàn đến dạng tro. Quá trình này đòi hỏi nhiệt độ cao trên 850°C.(13)
  17. - Việt Nam trong bối cảnh phải tranh luận trên trường quốc tế về tác hại của chất độc này, yêu cầu có những nghiên cứu khoa học, những kết quả phân tích được quốc tế công nhận, do đó ta đã lên kế hoạch xây dựng trung tâm phân tích dioxin tiêu chuẩn quốc tế.(16) - Hơn 90% con đường mà con người tiếp xúc với Dioxins là thông qua việc cung cấp thực phẩm, chủ yếu là thịt và các sản phẩm sữa, cá và động vật có vỏ (như sò, nghêu,…). Do vậy, bảo vệ nguồn thực phẩm tiêu thụ là điều quan trọng. Ta phải có những biện pháp cụ thể nhằm loại bỏ nguồn thực phẩm bị nhiễm Dioxin để giảm sự phát tán của nó. Khi có sự nghi ngờ về sự nhiễm Dioxin trong thực phẩm, thì phải có biện pháp kiểm tra chắc chắn, tránh sự lây nhiễm không mong muốn. Ngoài ra, ta cần phải xây dựng các chính sách trong quản lý độc chất nguy hiểm trong thực phẩm.(13) - Phải nâng cao các chính sách quan tâm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cụ thể là tiến hành đo lường chất gây ô nhiễm trong máu con người, giám sát lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu suy giảm sức khỏe.(13) - Để giảm bớt nguy cơ bị tiếp xúc thì chúng ta cần tránh ăn mỡ động vật, tiêu thụ sản phẩm sữa ít chất béo có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với các hợp chất của Dioxin. Ngoài ra, một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp ta tránh tiếp xúc với độc chất quá nhiều từ một nguồn duy nhất. Đây là một chiến lược dài hạn để giảm gánh nặng cho cơ thể, và có thể thích hợp nhất cho trẻ em gái và phụ nữ, để giảm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này trong cuộc sống.(13) - Nhân dân sống tại các vùng gần vùng nóng được khuyến cáo không được ăn các động vật sống ở lớp bùn và mỡ gà, vịt. Tại các vùng nóng đó, nồng độ dioxin vẫn còn cao so với nồng độ cho phép, tiếp tục gây tác hại đối với môi trường và con người. Dioxin lắng đọng trong bùn của các ao, hồ ở các vùng nóng đó.(6) - Thí điểm khôi phục đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, nhằm thí điểm phân cấp dựa vào cộng đồng khôi phục đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng chất độc da cam. - Xây dựng các hệ thống tường bao quanh khu vực ô nhiễm dioxin, các bể chứa than hoạt tính để hấp phụ Dioxin. Đồng thờim, đất bị ô nhiễm dioxin phải được chôn lấp bằng bê tông và bentonite, các vật liệu cách ly và hấp phụ Dioxin.(20)
  18. - Vi khuẩn Nocardioides aromaticivorans có thể phân huỷ Dioxin trong đất.
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) http://www.vn-agentorange.org/edmaterials/NC_Dioxin_summary.pdf (2) http://vietbao.vn/The-gioi/Chat-doc-da-cam-dioxin-gay-benh-tieu-duong/40090718/159/ (3) http://forum.ctu.edu.vn/viewtopic.php?t=211&sid=310bc62a8f1121b479058d643eb86058 (4) http://mekongriver.org/trcauchdiox.htm (5) http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t_%C4%91%E1%BB%99c_m%C3%A0u_da_cam (6) http://www.vava.org.vn/vi-VN/tailieu/2005/5/50383.vip (7) http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ham-chua-dioxin-dau-tien-duoc-tay-doc-o-Binh-Dinh/10730840/157/ (8) http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/iPhone-chua-chat-lieu-san-sinh-dioxin/11029235/217/ (9) http://vi.wikipedia.org/wiki/Dioxin (10) http://camthachsp.wordpress.com/2008/04/26/24-%E2%80%93-d-245-%E2%80%93-t-va-dioxin/ (11) http://vietbao.vn/Xa-hoi/Dioxin-la-nguyen-nhan-cua-hon-30-can-benh/10901843/157/ (12) http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chat-doc-da-cam-dioxin-la-chat-doc-chien-tranh/10906445/157/ (13) http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs225/en/index.html&ei=Fav ESdr8A9aLkAXvkYV7&sa=X&oi=translate&resnum=2&ct=result&prev=/search%3Fq%3Ddioxins%26hl%3Dvi (14) http://www.yeutretho.com/baiviet/2009/tu-bao-ve-minh-khoi-nhung-tac-nhan-gay-hai-xung-quanh.html (15) http://vietbao.vn/Van-hoa/Phu-luc-1-Bong-ma-cuoi-cung-cua-chien-tranh-Viet-Nam/40218019/184/ (16) http://vietbao.vn/Xa-hoi/Su-nguy-hiem-cua-dioxin-van-con-ton-tai-o-Viet-Nam/10935669/157/ (17) Độc học môi trường - Đinh Thị Phương Anh. (18) http://vietbao.vn/Suc-khoe/Do-an-nuong-thu-pham-gay-ung-thu/10827940/248/
  20. (19) http://vietbao.vn/The-gioi/Chat-doc-da-cam-va-nguy-co-ung-thu-Den-luc-phai-tien-hanh-nghien-cuu-qui-mo-o- VN/40075583/159/ (20) http://vietbao.vn/Suc-khoe/Thuc-pham-nhiem-dioxin-cao-hon-binh-thuong-den-1.500-lan/70102165/248/ (21) http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Phu-nu-nhiem-dioxin-sinh-it-con-trai-hon-con-gai/20751894/188/ (22) Hóa học môi trường-Đặng Kim Chi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2