Tiểu luận "Một Số Vấn Đề Lí Luận Về Kinh Tế Tư Nhân"
lượt xem 106
download
Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận "một số vấn đề lí luận về kinh tế tư nhân"', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận "Một Số Vấn Đề Lí Luận Về Kinh Tế Tư Nhân"
- TIỂU LUẬN Đề tài: Tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................. 2 I. Một Số Vấn Đề Lí Luận Về Kinh Tế Tư Nhân . ....................................... 3 1.1. Tính tất yếu tồn tại Kinh Tế Tư Nhân : ................................................. 3 1.2 Vai trò và vị trí của thành phần kinh tế tư nhân . .................................... 5 1.3 Các bộ phận của kinh tế tư nhân ...........................................................15 1.4 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN . .....18 II . THỰC TRẠNG CỦA KINH Tế TƯ NHÂN . .......................................22 III: KẾT LUẬN ..........................................................................................39
- I. Một Số Vấn Đề Lí Luận Về Kinh Tế Tư Nhân . 1.1. Tính tất yếu tồn tại Kinh Tế Tư Nhân : Mục tiêu xây dựng cnxh ở nước ta theo chủ nghĩa mac Lenin và tư tưởng hồ chí minh . Một trong những nhiệm vụ là xác lâp quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , nhằm phát triển kinh tế xã hội . trong đó nội dung cốt lõi là xác lập cơ cấu về sở hữu tư liệu sản xuất và cơ cấu các thành phần kinh tế một cách phù hợp với yêu cầu của quy luật thực tế khách qua ủa nền kinh tế trong thời kỳ quá độ của nước ta . Bước khởi đầu đổi mới trong đó có việc mở đường phát triển kinh tế tư nhân đã diễn ra từ năm 1979 , khi đó nghị quyết hội nghị lần thứ IV , BCHTƯ Đảng khoá IV . Đó là bước đầu chấp nhận kinh tế tư nhân và kinh tế hàng hoá , dù còn nhiều hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động , nhưng đã lập tức nẩy sinh vứng mắc về lý luận ì đụng đến nguyên lý cơ bản của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa . Câu hỏi dặt ra :” Chủ nghĩa xã hội có đặc điểm ưu việt là kinh tế công hữu và hế hoạch hoá tập trung , nay lại mở đường cho kinh tế tư nhân và thị trường ? có thể lợi trước mắt , nhưng lâu dài liệu còn chủ nghĩa xã hội ?” . Hầu như mọi vấn đề lý luận nảy sinh từ bước mở đầu phát triển kinh tế tư nhân cho đến nay đều xoay quanh câu hỏi đó . Dẫu còn ý kiến băn khoăn , cuộc mở đường và phát triển vẫn diễn ra trước hết do áp lực mạnh mẽ từ thực tế , đông đảo nhân dân và đảng viên , cán bộ đã rất năng động tìm tòi sáng tạo nhiều nhân tố mới , không thụ động chấp hành theo “ cơ chế không phù hợp thực tế ” , đòi hỏi “cơỉ trói ” , “tháo gỡ ” để sản xuất bung ra , cưu vãn đời sống nhân dân đang quá khó khăn thiếu thốn . Khó khăn đó có nguyên nhân khách quan , nhưng nguyên nhân chủ quan , nhưng nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp là do một số sai lầm
- trong cải tạo, tâp thể hóa và siưk duy trì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, ngăn cấm kinh tế tư nhân và quan hệ thị trương. Và thời gian đó, nguồn vật tư hàng hoá và tài chính trong tay Nhà nước đã cạn iệt, rong khi nguồn khả năng trong dân còn nhiều . Thưc tế đo đưa tới đòi hỏi phảI “tháo gỡ” tưng bước cho kinh tế tư nhân và tư do trao đổi hàng hoá .Sự tháo gơ nhanh chóng đưa lại hiệu quả nổi bật ,càng giup khẳng định quyết tâm tháo gỡ. Cùng với áp lực đổi mơí từ thực tế cuộc sống, về mặt tư tương lý luận, ngay từ buổi đầu đã gặp nhiều thuận lợi do những nước xã hội chủ nghĩa lúc đang có trào lưu trở lại những tư tưởng của Lênin trong chính sách kinh tế mới ,nổi bật nhất là sự tất yếu phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần . Việt Nam là nước vừa mới phát triển kinh tế sau chiến tranh ,tự biết mình còn thiếu vốn lý luận và kinh nghiệm, nên đã rất coi trọng tổ chức nghiên cứu học tập và khai thác kiến thức và kinh nghiệm quốc tế.Tuy nhiên , đặc điểm nổi bật của bước mở đường đổi mới trên thực tế của nhân dân. Trên đất nước ta , các năm từ 1979 đến đại hội VI (1986 )Đảng và nhà nước đã liên tục cổ vũ và tạo phong trào tìm tòi sáng tạo và phát huy nhân tố mới trên thực tế . Qua đó , tong bước tổng kết , ban hành chính sách và thể chế mới . Bước đổi mới chính sách kinh tế của đại hội VI ( 1986 ) kế đó là hội nghị lần thứ 6 (1989 ) BCHTƯ Đảng khoá VI , chính là kết quả tổng kết thực tế , tự chủ vận dụng sáng tạo tư tưởng Lênin về phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và quan hệ thị trường để xúc tiến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với Việt Nam . Chính sách mới của đại hội VI , do phù hợp với thực tế và ý nguyện của nhân dân , đã đI vào cuộc sống rất nhanh , tạo cơ sở lý luận và niềm tin mạnh mẽ trong toàn đảng , toàn dân trong sự nghiệp đỏi mới , trong đó pát triển kinh tế tư nhân và kinh tế thị trường đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược dù gặp khó khăn vướng mắc thăng
- trầm . Kế tục chính sách củ Đại hội VI về phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế thị trường. 1.2 Vai trò và vị trí của thành phần kinh tế tư nhân . 1.2.1Về cơ cấu nghành nghề kinh doanh. Đặc trưng bao quát là đầu tư tập trung vào các nghành thương nghiệp , dịch vụ , công nghiệp chế biến , đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ,xây dựng ,vận tảI kho bãI và thông tin liên lạc ,khách sạn nhà hàng ,kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn ,tài chính tín dụng… Năm 1994, trong tổng số 7619 doanh nghiệp ( gồm các loại công ty trách nhiệm hữu hạn ,công ty cổ phần , doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã) có đến 3582 doanh nghiệp kinh doanh thương nghiệp ( chiếm tỷ trọng 40,01%) 2466 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp chế biến ).Thứ đến là các nghành kinh doanh khác . Tình hình trên là điều bình thường trong quá trình chuyển đổi kinh tế kế hoạch hoá tập tập trung cao độ ( với nền kinh tế thiếu hụt triền miên –làm không đủ ăn…) ,sang nền kinh tế nhiều thành phần ,vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước . Bởi lẽ , các doanh nghiệp hoặc các nhà kinh doanh chỉ đầu tư khi khả năng sinh lợi hấp dẫn. Số lượng các loại hình doanh nghiệp từng bước đã được thống kê cập nhật nhằm phục vụ công tắc quản lý nhà nước về kinh tế đối với khu vực kinh tế này . Qua các số liệu thống kê tổng quát cho thấy ,Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thế ( với 1879402 cơ sở kinh tế ,thu hút 3241129 lao động ) thì doanh nghiệp tư nhân gấp 2,57 lần số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn và gấp 2,95 lần số lượng công ty cổ phần .Tuy nhiên ,số lao động thu hút của các công ty trách nhiệm hữu hạn lại nhiều hơn doanh nghiệp tư nhân 1,15 lần.
- Như vậy loại hình doanh nghiệp tư nhân vẫn là hình thức hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân trong nước .Điều này có thể cắt nghĩa bởi các nguyên nhân vê quyền lợi,uy tín, trách nhiệm,cácyếu tố tâm lý,tập quán kinh doanh ,những giới hạn bởi trình độ xã hội hoá sản xuất và môI trường kinh doanh chi phối. 1.2.2Đóng góp vào GDP. Sự hoạt động với qui mô ngày càng rộng của doanh nghiệp tư nhân đã có nhiều dóng góp cho nền kinh tế xã hội của nhà nước ta. Thể hiện chíng trong sự đóng góp GDP:1996:tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân chiếm 42,7%GDP của cả nước ;khu vực tư nhân chiếm 3,23%GDPcủa cả nước trong tổng sản phẩm quốc nội 213,833 tỷ đồng.Thêm vào đó tốc độtăng trưởng GDP của khu vực tư nhân chiếm 10,60% (Các số liệu 1997 , 1998 , 1999 được thống kê qua bảng số liệu sau . Cho thấy khu vực tư nhân có đóng góp đáng kể vào sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân. Bảng 1: Tăng trưởng (theo ước tính) và tỷ trọng trong GDP của từng thành phần kinh tế TT Thành phần 1997 1998 1999 kinh tế Tăng Tỷ trọng Tăng Tỷ trọng Tăng Tỷ trọng trưởng trưởng trưởng 1 Nông - lâm ngư 7,5% 24% 15% 24% 9% 24% nghiệp 2 Công nghiệp và 25% 33% 16,5% 34% 12,5% 34% xây dựng 3 Dịch vụ 15% 43% 20% 43% 2,5% 42% 1.2.3 . Giải quyết việc làm . Thực tế cho thấy khu vực kinh tế tư nhân thực sự nổi lên ở Việt Nam là từ mấy năm trở lại đây . Song với hoạt động của các doanh nghiệp và kết
- quả đạt được , khu vực lày đã thu hút lực lượng lao động đông đảo trong nhân dân . Cụ thể qua bảng số liệu sau , ta thấy so với tổng lực lượng lao động của cả nước thì khu vực thu hút nhiều lao động nhất đồng t hời khả năng tạo công ăn việc làm cho quần chúng là nhất . Bởi vì thực chất đại bộ phận các thành phần kinh tế tư nhân là các nông trang gia đình , doanh nghiệp gia đình và doanh nghiềp một sở hữu . theo số liệu thống kê năm 1998 : Riêng các hộ knh doanh tư nhân trong côn nghiệp và thương mại đã thu hút được trên 4,5 triệu người , chiếm khoảng 13% tổng số lao động của khu vực này . ở khu vực nông thôn , các hộ tiểu thủ cong nghiệp và các hộ sản xuất nghề phụ đã tạo ra khoảng 4,3 – 4,5 triệu việc làm cho lao động . Riêng về kinh tế hợp tác hình thức này đã tạo ra gần 7 triệu lao động . Như vậy mô hình doanh nghiệp tư nhân , đặc biệt tư nhân vừa và nhỏ có ý nghĩa trong những nghành nghề truyền thống , tiểu thủ công , đồng thời đây cũng là mô hình làm ăn có hiệu quả nhờ vào chi phí thấp , đầu tư ban đầu nhỏ . Trong 125 doanh nghiệp trong nghành công nghiệp điện - điện tử , doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 75% chưa kể đến nhiều doanh nghiệp thuộc một số ngành bổ trợ . Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp nhà nước đã giảm xuống còn 17 doanh nghiệp , doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân ( vốn trong nước ) có khoảng 45 doanh nghiệp tham gia vào lăp ráp và chế tạo thiết bị điện , các đồ dùng điện sinh hoạt ( quạt điện , nồi cơm điện …. ) Tính đến nay cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp may tư nhân . Kể cả tư nhân vừa và nhỏ thì số lượng các doanh nghiệp tư nhân trong ngành may chiếm khoảng 5% , tức là gần 300 doanh nghiệp . Chính các doanh nghiệp thuộc ngành may đã không bỏ trống thị trường nội địa . Họ lấy thị trường trong nước làm chiến lược phát triển doanh nghiệp của họ .
- Không chỉ với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ phát triển trên nhiều lĩnh vực mà thực tế mấy năm vừa qua đã chứng minh khu vực tư nhân đã có bước đầu trong các ngành công nghiệp và mặc dù chưa đạt được bước tiến vượt bậc nhưng khu vực tư nhân cũng đã trả lời cho chính sách phát triển công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước nhà .Tầm quan trọng của các doanh nghiệp tư nhân trong quá trình công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu có cơ sở không phảI trên lý thuyết hay do hệ tư tưởng mà cắn vào trong một nền kinh tế mở , nhân lực dồi dào và tiền công thấp .Nói thành công nhất theo đúng nghĩa đen của nó tức là nếu được đối xử hợp lý , công bằng . Các doanh nghiệp tư nhân sẽ đạt tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các doanh nghiệp nhà nước lớn hoặc các doanh nghiệp gia đình . Vì thế các doanh nghiẹp tư nhân có thể xử dụng tốt hơn các nguồn đầu tư hiện đang han hiếm và nổi lên như một hình thức doanh nghiệp chủ yếu trong các nghành sản xuất định hướng xuất khấu , sử dụng nhiều lao động . Trong một nền kinh tế mở , dồi dào lao động và nhân công rẻ thì các doanh nghiệp tư nhân chiếm ưu thế vì chúng vừa đủ nhỏ để hoạt động một cách linh hoạt đồng thời vừa đủ lớn để dạt hiệu quả cao . Vẻ đẹp cảu chúng không phải ở quy mô mà ở khả năng sinh lời . Vì có khả năng sinh lời cho nên các doanh nghiệp đó không cần chính phủ hỗ trợ , họ chỉ cần có điều kiện công bằng để thành công. Trong mấy năm qua , khu vực kinh tế tư nhân đã khẳng định mình , là một trong năm thành phần kinh tế đất nước , hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao và hầu hết phát triển đồng Đều trên mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế.Và khu vực này cũng đã có sự tự khẳng định mình trên thị trường trong nước mặc dù chưa có sự đồng đều trên mọi miền ,thành phố-địa phương song sản phẩm đa dạng mẫu mã phong phú .
- Nhưng các doanh nghiệp tư nhân thường mắc phảI bệnh thiếu vốn ,mà để vay vốn cho đàu tư phát triển kinh doanh lại rất khó khăn.Theo thống kê của cục thống kê cho thấy hiện có 75% số doanh nghiệp có vốn dưới 50 triệu đòng,và thực tế chỉ có 1/3 số doanh nghiệp này được vay vốn để bổ sung vào số vốn ít ỏi của mình.Nhưng vốn vay từ ngân hàng tín dụng cũng chỉ được dưới 20%,còn lại trên 80% đã huy động vốn từ bạn bè ,họ hàng trong quá trình kinh doanh họ đã tận dụng hình thức tín dụng thương mại của các đối tác kinh doanh-hình thức mua trả chậm Tại các doanh nghiệp tư nhân ,các cán bộ quản trị doanh nghiệp đều trưởng thành từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm từ bạn hàng chỉ một lượng nhỏ được đào tạo qua các trường lớp chính quy về quản trị doanh nghiệp hoặc quản lý kinh tế.Đứng trước tình hình thực tiễn như vậy ,lực lượng cán bộ quản l ý taị các doanh nghiệp này có nhu cầu ớn về đào tạo.Chưa kể lực lượng lao động của các doanh nghiệp này hầu như không đào tạo ngắn hạn cấp tốc ra làm thợ.Tình trạng này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân hiện nay Trình độ công nghệ ,chất lượng sản phẩm và thị trường là những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp,những doanh nghiệp tư nhân rất khó có khả năng đầu tư công nghệ hiện đại đồng thời việc táI đầu tư vào công nghệ lại càng khó khăn.Do vậy mà chất lượng sản phẩm thấp ,tính cạnh tranh của sản phẩm không cao dẫn đến thị trường tiêu thụ chỉ bó hẹp trong địa bàn chật hẹp và sức mua thấp.Chính vì vậy mà doanh nghiệp tư nhân đã không có khả năng cạnh tranh cao với các doanh nghiệp khác như : công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn và nhà nước… Mặc dù vậy trong thời gian qua,một số doanh nghiệp tư nhân vẫn vươn lên và có khả năng tham gia xuất khẩu ,nhưng trong thực tế họ đã không thể tự mình tìm được khách hàng .Kết quả là sản phẩm của họ được
- xuất khẩu sang nhiều nước song đều phảI qua các công ty thương mại nước Ngoài .Do vậy tình trạng bị ép giá là không thể tránh khỏi ,điều này gây thiệt hại đáng kể cho loại hình doanh nghiệp này.thực tế trong những năm qua cho thấy với matt số sản phẩm xuất khẩu theo hạn ngạch các công ty tư nhân đã được tham gia đấu thầu hạn ngạch song các doanh nghiệp tư nhân với số vốn ít ỏi và chưa nhiều kinh nghiệm nên khó có thể thắng thầu,mà ngay cả khi có khách hàng nhập khẩu các doanh nghiệp tư nhân vẫn khó khăn trong việc tìm nguồn hỗ trợ cho xuất khẩu.Đáng chú ý hơn là các doanh nghiệp tư nhân chưa đủ những kiến thức và thông tin cần thiết về ký hợp đồng theo thông tin quốc tế.Việt Nam cũng chưa có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này ,điều này dẫn đến các doanh nghiệp tư nhân phảI mất chi phí cao cho các chuyên gia hoặc cho các nhà tư vấn nước Ngoài và những khoản chi phí này chắc chắn lại cộng vào chi phí xuất khẩu.Đất để phát triển sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân cón thiếu .Họ gặp khó khăn cả trong việc tiếp cận được dất cho thuê theo khung giá nhà nước ,lẫn khả năng tài chính để thuê đất Ngoài khu vực tư nhân .Tuy nhiên khu vực tư nhân đã đóng góp một tỉ trọng đáng kể trong xuất khẩu .Sự phát triẻn của các doanh nghiêp tư nhân ở Việt Nam đã thúc đẩy sự phát triển của các nghành công nghiệp truyền thống giàu tiềm năng ở các địa phương như nghề thủ công và các sản phẩm nông nghiệp ,tỉ trọng đóng góp trong tông giá trị xuất khẩu của cả nươc tăng đang kể .Bên cạnh đó,với khả năng linh hoạt trong kinh doanh một số doanh nghiệp tư nhân dã đầu tư mua công nghệ và thiết bị hiện đại dể sản xuất hàng xuất khẩu nhờ đó mà tỉ trọng xuất khẩu tăng lên dáng kể . Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân còn đóng góp lớn vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế .Giống như các quốc gia khác ,các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam tập trung ở các thành phố lớn .Xu hướng này dẫn đến tình trạng mất cân đối về mức độ phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội
- giữa khu vực thnhf thị và nông thôn ,cũng như giữa các vùng .Do vậy có thể coi việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ noi chung như một công cụ quan trọng dể tạo ra sự cân bằng giữa các vùng góp phần vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa các thành phần kinh tế khác nhaugiữa các chi nhánh cũng như các khu vực lãnh thổ . Trở lại với một thực trạng nổi bật của khu vưc tư nhân trong nghành công nhiệp đặc biệt là nổi lên từ quá trình CNH- HĐH. Hiện nay khu vực ư nhân sử dụng khoảng 12% số lao đông trong sản xuất công nghiệp .Doanh nghiệp một sở hữu là hinh thức phổ biến nhất trong sản xuât công nghiệp nhưng do quy mô nhỏ nên chỉ chiếm 3% tổng số vốn dăng ký và só lao động .Số doanh nghiệp gia đình và hơp tác xã nhiều hơn so với doanh nghiệp một sở hữu ,vào khoảng 800 000 doanh nghiệp thuê khoảng 2,5 triệu lao động góp tới 20% sản lượng công nghiệp . Theo bảng 2 cho thấy sự phát triển của các công ty tư nhân trong ngành công nghiệp ở Việt Nam . đI lên từ một tỷ trọng rất nhỏ gần như bằng không năm 1991 , các công ty tư nhân đã phát triển nhanh chóng . Lý do là ở chỗ chỉ đến năm 1992 cơ sở pháp lý cho các công ty tư nhân mới được hình thành cùng với việc thông qua hiến pháp mới. Bảng 2: TT Châu lục 1994( %) 1995 (%) 1996(%) 1997 (%) 1998(%) 1 Á 14 11 11 11 15 2 ÂU 14 16 16 24 28 3 Các nước 72 72 72 66 57 khác
- Theo bảng số liệu 3 biểu thị cơ cấu sản lượng theo ngành của các công ty tư nhân , doanh nghiệp gia đình và càc doanh nghiệp nhà nước . Chế biến lương thực thực phẩm là loại hình hoạt động chủ yếu của cả ba hình thức doanh nghiệp này chiếm khoảng 44% tổng sản lượng công nghiệp . Tỷ trọng lớn của ngành chế biến lương thực , thực phẩm phản ánh mức độ thấp kém của công nghiệp hoá ở Việt Nam . bảng 4 còn chỉ ra rằng cả doanh nghiệp gia đình lãn các công ty tư nhân đều tập chung chủ yếu trong một số ìt ngành Ngoài công nghiệp chế biến , ngành vật liệu xây dựng cũng đóng vai trò qua trọng đối với các hộ gia đình trong khi dệt may là lĩnh vực hoạt động chinh của các công ty tư nhân ở việt nam .
- Bảng 3: TT Khu 1992(%) 1993(%) 1994(%) 1995(%) 1996(%) 1997(%) 1998(%) 1999(%) vực 1 Thành 8,3 7,3 6,1 6,4 5,9 6,0 6,9 7,4 thị 2 Nông - - - - 26,62 25,5 28,2 - thôn Các số liệu thống kê trên cho dù có phần lạc hậu và không chính xác được vai trò của khu vực tư nhân trong tương lai , con số thường được đưa ra để chứng minh cho tầm quan trọng của các công ty tư nhân là tỷ trọng 60% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này .Thực tế ,đại hội Đảng lần VIII đã xem xét vấn đề Nhà nước cần làm gì để giảm bớt đI 20% tỷ trọng của chính các công ty tư nhân trong GDP .Các công ty tư nhân ,bao gồm công ty TNHH va công ty cổ phần chiếm một phần rất nhỏ bé trong nền kinh tế với tỷ trọng không quá 1%GDP và vì vậy họ không phảI là mối đe doa đối với các doanh nghiệp nhà nước hay các mục tiêu xã hội của chính phủ .Ngược lại, các mục tiêu tăng trưởng , việc làm và công bằng , thậm chí cả mục tiêu duy trì các doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá và sự vững mạnh của các công ty tư nhân. Bảng 4 :Cơ cấu sản lượng sản xuất công nghiệp theo hình thức sở hữu. 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Số lượng công ty Công ty một chủ sở hữu 76 3126 8690 14165 18243 21000 Công ty TNHH 43 1170 3389 5310 7346 8900 Công ty cổ phần 3 65 106 134 165 1900 Vốn ( tỷ đồng VN ) Công ty một sở hữu na 930 1351 2090 2500 3000 Công ty TNHH na 1490 2723 3882 4237 7300
- Công ty cổ phần na 310 850 1071 1244 2500 Bảng 5 :Thống kê sự đóng góp của các doanh nghiệp trong các ngành Công ty tư Doanh Doanh Tỉ trọng của nhân% nghiệp gia nghiệp nhà các công ty đình % nước % trong tổng SI% Lương thực ,thực 31,0 44,5 29,9 3,7 phẩm Dệt may 27,0 7,9 8,1 12,4 Gỗ\sản phẩm gỗ 11,4 7,8 0,9 15,5 Vật liệu XD 4,7 18,3 7,4 2,4 Các nghành khác 25,3 21,5 53,7 2,2 Tổng số 100,0 100,0 100,0 4,0 Cuối cùng thì thực tế cho thấy thống kê sáu tháng đầu năm2000 số công ty tư nhân có tư cách pháp nhân là chiếm đa phần và nhiều hơn số công ty DNNN với sư tăng trưởng hàng năm ngày càng lớn. Bảng 6 :Thống kê số công ty tư nhân và tăng trưởng hàng năm ( 1996-2000 ) 1996 1997 1998 1999 2000 Công ty Ngoài 31.143 33.713 36.753 39.915 46.523 quốc doanh Tăng trưởng hàng 8,3% 8,6% 8,6% 16,6% năm Công ty tư nhân 21.905 23.009 24.998 26.989 30.077 Tăng trưởng hàng 5% 8,6 7,9% 11,5% năm
- Công ty TNHH 9.316 10.420 11.834 12.473 15.701 Tăng trưởng hang 11% 9,2 9,5% 25,9% năm Công ty cổ phần 216 302 372 453 745 Tăng trưởng hàng 9,42% 22,8% 21,1% 64,5% năm Như vậy khu vực kinh tế tư nhân đã được tạo lập và sự phát triển của khu vực này trong những năm qua đã tự khẳng định vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân va chứng tỏ khu vực kinh tế tư nhân đã đang và sẽ trở thành khu vực kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế Việt Nam. 1.3 Các bộ phận của kinh tế tư nhân . * Bộ phận kinh tế cá thể , tiểu chủ : Là những người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kkinh doanh của doanh nghiệp .để làm công iệc đó , họ gắn vứi thực quyền kinh doanh của doanh nghiệp ở hai dạng khác nhau. + Là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu tài sản của doanh nghiệp kiêm luôn việc trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . + Không phảI là chủ sở hữu , nhưng được chủ sở hữu gia cho quyền sử dụng tài sản và trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . + trong kinh tế thị trường định hướng Xã Hội CHủ Nghĩa , mặc dù hoạt động trong hai bối cảnh còn có khía cạnh khác nhau đó , nhưng cáI chung nhất , bản chất nhất cua kinh tế cá thể , tiểu chủ vẫn không khác , đó là gắn
- với thực quyền của chủ thể kinh doanh , các cá thể là người đại diện và giữ vai trò lớn nhất , toàn diện nhất , trong việc thực , thực quyền đó của doanh nghiệp băng chính tài năng và trí tuệ của mình . Một khía cạnh lý thuyết có thể cho chúng ta vững tin và kết luận đó là : a; Sự thoả hiệp đồng thuận xã hội ngày cang được mở rộng và nâng cao trong môI trường chính trị – xã hội căn bản đặt trên nền tảng Đảng lãnh đạo . Nhà nước qua lý nhân dân làm chủ , được thẻ chế hoá bằng pháp luật , đã toạ nên những nét tương đồng , mang tinh xã hội háo cao trong thực quyền của chủ thể kinh doanh và tạo những nét mới trong bản chất của cá thể và tiêủ chủ . Thực quyền kinh doanh của doanh nghiệp không phảI được hình thành chủ yếu bởi sự chi phối của quyền sở hữu , tài sản mà chủ yếu bằng sự tác động của môI trường chính trị , xã hội , bằng quyền của con người , trong sự thoả hiêp và đồng thuận xã hội cao. Với su thế và đa dạng hoá sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh , nhất là sự mở rộng khu vực kinh tế hỗn hợp , trong đó có sự đan xen , pha loãng quyền lực của đồng chu sở hữu . Vị trí và mối qua hệ giữ quyền sở hữu và quyền sử dụng các yếu tố sản xuất đã có sự thay đổi , hoán vị theo hướng nâng quyền kinh doanh của doanh nghiệp . Văn hoá với tư cách là mục đích , nguồn động lực và là hệ điều tiết của kinh doanh được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển làm cho các cá thể , các tiểu chủ có văn hoá hơn trong kinh doanh. b; Không phảI là đất đai , tiền vốn mà là tri thức mới là yếu tố đóng vai trò quyết định sự thành đạt của kinh tế nói chung và sản suất kinh doanh nói riêng. Theo đó con đường phát triển của tầng lớp tiểu chủ , cá thể mới là con đường chiếm lĩnh tri thức , chứ không phảI là nắm lấy đặc quyền từ sự ban cho của sở hữu đất đai và tiền vốn.
- Trong nền kinh tế của xã hội nông nghiệp truyền thống , đất dai là yếu tố quyết định sự phát triển . Đất qua trọng như vậy , nhưng có hạn , nên ai chiếm lĩnh được đất thì chi phối được sản xuất và chi phối được người khác không có đất . Do đó , quyền sở hữu đất cũng chi phối gần như tuyệt đối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay nay trong xu thế phát triển mạnh mẽ , nhanh chóng của tri thức và chuyển giao chi thức nên yếu tố quyết định sự thành đạt của kinh doanh là tri thức mới chứ không phảI vốn đất vốn tiền . Tri thức mới với những sáng kiến , phát minh ngày càng nhiều và được nhanh chóng ứng dụng vào đổi mới công nghệ kỹ thuật và quả lý sản xuất kinh doanh . Quỹ đất và quỹ tiền vốn ít có khả năng chia sẻ , nên mới có sự độc quyền và lộng quyền của những ai chiếm hữu đươc đất đai, tiền vốn. Còn tri thức có khả năng phát triển vô hạn , có thể chia sẻ cho nhau để có nhiều người có tri thức mà không làm mất tri thức của ai hết. Sự phát triển và lan toả , mở rộng phạm vi ảnh hưởng của tri thức như vậy nó sẽ tong buớc toạ khả năng loại bỏ sự chỉãe và đối kháng trong cộng đoòng người, theo đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng thay đổi về chất . Không còn cách nào khác cho tầng lớp doanh nhân mới là phảI nắm lấy tri thức , có tri thức mới quy tụ và phát triển được nguồn lực cộng đồng, mới thành đạt trong kinh doanh . c; Ngày nay với nhưng thánh tựu khoa khọc và công nghệ đã đưa lực lượng ản xuất lên một trình độ phát triển mới cùng với trình xã hội háo sản xuất ngày càng phát triển, đã làm thay đổi sự cấu thành các yếu tố sản xuất và phân phối so với trước. Sự cấu thành mới cho thấy qua hệ giữ sản xuất và phân phối vè lý thuyết có thể diễn tả trong sự tương đồng giữ sự đóng góp và hưởng thụ. Quyền tư hữu tài sản , không phảI lúc nào cũng lung đoạn được phân phối và đưa phân phối vào quan hẹ bóc lột. Các cá thể , tiểu chủ
- trong kinh tế tư nhân với trường hợp vừa là chủ sở hữu vừa là người trực tiềp điều hành sản xuất kinh doanh không phảI lúc cũng là người bóc lột . Từ những phân tích trên cho chúng ta đI đến kết luận là, các thể , tiểu chủ trong khu vực kinh tế tư nhân hoặc có yếu tố sở hữu tư , cũng như cá thể trong khu vực kinh tế khác đều là những nhà quản trị kinh doanh bằng chính lao động , nhất là lao động trí tuệ của họ . Cá thể là người đại diện thực quyền của chủ thể kinh doanh và trực tiếp thực thi , thực quyền đó trong khuôn khổ pháp luật . Cá thể xứng đáng và cần thiết được đứng trong hàng ngũ các bộ phận vượt trội trong cộng đồng dân tộc , là tầng lớp tri thức và những nhà lãnh đạo quản lý đất nước . b; Bộ phận kinh tế tư bản : Là những nhà tư bản nước Ngoài có vốn lớn , họ đầu tư dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp . Bộ phân này đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế của nước ta hiện nay , và chúng có khuynh hướng tăng lên hàng năm . Với điều kiện như nước ta hiện nay thì bộ phận kinh tế tư bản đã góp phần hỗ trợ lớn về vốn , hỗ trợ về công nghệ giúp cho nền kinh tế nước ta bắt kịp và có thể hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu , mặt khác nó còn giảI quyết việc làm cho hàng nghìn lao động dư thừa ở nước ta. Chính vì nó có vai trò quan trọng như vậy lên nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về môI trường kinh doanh , cần sửa đổi các luật về đầu tư cho thích hợp làm sao cho Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư . 1.4 NHữNG HạN CHế CủA THàNH PHầN KINH Tế TƯ NHÂN . 1.4.1 Những hạn chế đối với nền kinh tế quốc dân .
- Chính là do nền tảng pháp lý và cơ sở pháp luật của nhà nước đặt ra cho khu vực kinh tế tư nhân mà tạo ra cho khu vực này khá nhiều khó khăn trong sự hoạt động và phát triển, do đó khu vực này đã gây lên một số hạn chế sự phát triển kinh tế đất nước nếu không nói quá đến sự phát triển đất nước về mọi phương diện. + Cơ sở pháp lý quá chặt chẽ trong việc công nhận tư cách pháp nhân , lại thêm vào đó là mức thuế đặt ra với các doanh nghiệp là còn cao , còn nghiêm ngặt. Cho lên hiện nay mặc dù nhiều doanh nghiệp tư nhân với nguồn vốn tự phát và đã có hiệu qủa trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không đăng ký và cũng không đóng thuế cho nhà nước , dẫn đến hậu quả là ngân sách nhà nước cũng không thu được gì trong hiệu quả đạt được của các doanh nghiệp này . Đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ phàt triển ở vùng nông thôn hay các doanh nghiệp hộ gia đình thì phần lớn họ cũng muốn tự do kinh doanh mà không chịu sự rằng buộc của pháp luật nhà nước . Chính vì vậy số lượng thống kê sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tỷ trọng GDP của nhà nước đôi khi chưa đánh giá được hết tiềm năng và hiệu quả do sản xuất kinh doanh của khu vực này mang lại . + Mức thuế thu cho sản xuất kinh doanh chưa phảI là nguyên nhân chính làm xuất hiện những hạn chế do khu vực tư nhân tạo ra . Mà ngay cả mức thuế dành cho xuất – nhập khẩu cũng kém phần ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân … Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệo tư nhân ở Việt Nam mặc dù vốn của họ đủ khả năng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang thị trường nước Ngoài hay sản phẩm của họ đủ khả năngđể đáp ứn nhu cầu tiêu thụ của thị trường nước Ngoài , nhưng họ không muốn xuất khẩu vì thủ tục khá rườm , rích rắc – khó khăn và mức thuế xuất khẩu quá cao. Cũng vì thế mà họ không muón nhập khẩu các loại phụ ting , các linh kiện máy móc hiện đại cho hoạt động sản xuất vì mức thuế nhập khẩu vẫn còn rất
- cao, hảI quan khó khăn và phảI qua nhiều cửa, nhiều ngạch..Mà nếu chỉ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước thôI thì khó có thể nâng cao mức lợi nhuận và hiệu quả sản xuất, từ đó mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước cũng thấp. 2. Hạn chế về mặt xã hội Các doanh nghiệp tư nhân với nguồn vốn trong dân, vốn tự có, vốn góp từ bạn kinh doanh là chính cho nên sản phảm tạo ra yêu cầu phảI đạt chất lung cao mẫu mã phong phú để thu được lợi nhuận là nhiều nhất. Họ tìm đủ mọi cách để thu lợi nhuận về cho mình như: Cạnh tranh bằng mọi giá trên cả lĩnh vực sản xuất mẫu hàng hoá ,thị trường ,khách hàng và thu hút nguồn vốn . Chính vì mục đích như vậy mà các doanh nghiệp khi biết cách quản lí biết cách điều hành thì sẽ thu được nhiều kết quả tích cực nhưng còn một số khác sẽ là tiêu cưc vì họ hong đu khéo léo để canh tranh ma ding mọi thủ đoạn ,biện pháp kể cả căng thẳng giữa các doanh nghiệp miễn là sao thu được lợi nhuận cao nhất sản phẩm tiêu thụ được nhiều nhất . Nên đôI khi chính sự cạnh tranh tiêu cực đó đã làm giảm tính đạo đức , văn hoá trong kinh doanh. Trong sản xuấ, sử dụng nhân công một cách tối đa;lực lượng nhân công nhưng vẫn phảI làm với lượng công việc nhiều và thời gian dàI trong một ngày ,cho nên đôI khi thiếu sự giao lưu giữa chủ –thợ ;thiếu tình cảm giữa chủ với công…Tạo nên bầu không khí không tốt cho sản xuất và lực lượng lao động bị ức chế và căng thẳng trong công việc , Trong một số tình huống , họ thậm chí cảm thấy bị bóc lột sức lao động . Bởi thực chất các doanh nghiệp tư nhân dặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân chưa đăng ký hợp pháp thì ít có chính sách hỗ trợ khuyến khích cho công nhân như :Bảo hiểm ,thưởng công thăm hỏi động viên khi đau ốm…Một số nhà doanh nghiệp còn quá cứng nhắc trong quản lý điều hành, nếu tình trạng này là phổ biến và quy mô áp dụng rộng rãI thì sẽ gây nên sự mâu thuân trong công nhân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị
11 p | 6917 | 1255
-
Tiểu luận dân số
18 p | 955 | 244
-
Tiểu luận Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng và sự vận dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
32 p | 635 | 202
-
Tiểu luận : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ VẬN DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
31 p | 494 | 172
-
Tiểu luận - Một số vấn đề về quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp
27 p | 245 | 103
-
Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước - thực trạng và giải pháp
39 p | 354 | 69
-
Tiểu luận: "Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam"
25 p | 258 | 67
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn đề về qui hoạch sử dụng đất ở đô thị việt nam và giải pháp
34 p | 745 | 62
-
Bài tiểu luận: Một số vấn đề về các trung tâm dịch vụ hành chính công
19 p | 326 | 42
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn đề vế lãi suất và thực trạng điều hành lói suất ở Việt Nam
44 p | 189 | 35
-
Tiểu luận: Một số vấn để về thực tiễn và lý luận trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
0 p | 164 | 30
-
TIỂU LUẬN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN QUA TỔNG KẾT 20 NĂM ĐỔI MỚI TRONG CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG
78 p | 185 | 28
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
63 p | 140 | 21
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn đề về chế độ tài chính và kế toán TSCĐ thuê mua tài chính ở việt nam
44 p | 123 | 11
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn để về thực tiễn và lý luận trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam
16 p | 125 | 10
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn đề về tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hiện nay trong các doanh nghiệp
23 p | 867 | 8
-
TIỂU LUẬN: Một số vấn để về thực tiễn và lý luận trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam
19 p | 101 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn