intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: Cong Thanh Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

359
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận nhằm đánh giá những khó khăn, tồn tại và hạn chế trong quá trình triển khai đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua. Từ đó kiến nghị một số giải pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận

  1. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận PHẦN I: GIỚI THIỆU I. Lý do chọn đề tài tiểu luận Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to l ớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và l ợi th ế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuy ển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn h ạn ch ế. Nông nghi ệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu h ạ tầng nh ư giao thông, th ủy l ợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, t ỷ l ệ h ộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình mục tiêu quan trọng đã được xác định tại Nghị quy ết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và đã được Chính phủ cụ thể hóa thành Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai thực hiện trên ph ạm vi cả nước (1). Tại Bình Thuận, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 đã ban hành Chương trình hành động số 20-NQ/TU nhằm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; bên cạnh đó Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 cũng xác định đây là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo trong nhiệm kỳ. Tiêu chí phát triển giao thông nông thôn là một tiêu chí rất quan trọng trong 19 tiêu chí phải đạt theo tiêu chuẩn xây dựng xã nông thôn mới (2); đặc biệt đối với Bình Thuận, một tỉnh duyên hải cực Nam Trung B ộ với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 86,71% tổng diện tích của tỉnh và có 10 huy ện, th ị, thành phố với 96 xã nông thôn trên tổng số 127 xã, ph ường, th ị tr ấn trên đ ịa bàn tỉnh (chiếm tỷ lệ 76.6%) (3). Thực tế cho thấy phát triển giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết nhằm xây dựng nông thôn mới, tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghi ệp, nông thôn 1() Theo Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ. 2() 19 tiêu chí được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. 3() Theo Niêm giám thống kê năm 2013 của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận. 1
  2. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Để cụ thể hóa các mục tiêu đ ặt ra, Ban Ch ấp hành Đảng bộ tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (4); đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Đán phát tri ển đ ường giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn t ỉnh Bình Thu ận (5), theo đó đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp triển khai đ ầu t ư xây d ựng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đầu tư phát triển giao thông nông thôn chưa có được sự đồng bộ giữa các ngành, quá trình thực hiện ở các địa phương còn lúng túng, thiếu chặt chẽ (trong lập danh mục kế hoạch vốn, khao sat, lập, thẩm định phê ̉ ́ duyệt hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, thủ tục thanh quyết toán công trình,...) ; cách làm và phương án huy động chưa linh hoạt, chưa huy động đ ược nhi ều nguồn lực của xã hội; thiếu sự gắn kết với quy hoạch, với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trên t ừng khu v ực, đ ịa bàn nên hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn chưa cao, ti ến đ ộ th ực hi ện chậm so với kế hoạch đặt ra. Trước những hạn chế, bất cập trong đầu tư xây dựng giao thông nông thôn như hiện nay, việc đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa h ọc nh ằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn là thách th ức cho các nhà ho ạch định chính sách của địa phương. Do đó, tôi chọn đề tài tiểu luận là: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thu ận , để nghiên cứu và làm tiểu luận cá nhân của môn học. II. Mục tiêu của tiểu luận Đánh giá những khó khăn, tồn tại và hạn chế trong quá trình triển khai đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong th ời gian qua. Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển giao thông nông thôn theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sớm hoàn thành các yêu cầu của tiêu chí giao thông theo Chương trình xây dựng nông thôn mới. Dựa trên kết quả nghiên cứu và các gợi ý chính sách, giúp các nhà hoạch định chính sách của địa phương tham khảo, áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. III. Câu hỏi nghiên cứu 4() Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16/3/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) và Nghị quyết số ̀ ̉ ̣ ̀ ̉ 104/2011/NQ-HĐND ngay 18/3/2011 cua Hôi đông nhân dân tinh 5() Quyết định số 931 /QĐ-UBND, ngày 19/4/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận 2
  3. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận Vấn đề đặt ra là tại sao Nhà nước phải can thiệp vào quá trình đầu tư xây dựng giao thông nông thôn? Nhà nước đóng vai trò như thế nào và thực hiện những giải pháp gì để đạt được hiệu quả cao trong đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên đ ịa bàn t ỉnh Bình Thuận. IV. Cấu trúc của tiểu luận - Phần 1: Giới thiệu Trình bày lý do lựa chọn đề tài tiểu luận, nêu rõ mục tiêu, ý nghĩa của tiểu luận. - Phần 2: Tổng quan Trình bày về cơ sở lý thuyết và các khái niệm, quy chuẩn, quy định liên quan phát triển giao thông nông thôn. - Phần 3: Đối tượng, phương pháp và dữ liệu. Trình bày đối tượng, phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu. - Phần 4: Kết quả nghiên cứu. Đánh giá kết quả thực hiện việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Phần 5: Kết luận và kiến nghị. Đề xuất những giải pháp để thực hiện hiệu quả việc đầu tư xây dựng, phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thu ận. Đánh giá nh ững vấn đề còn hạn chế của tiểu luận. ----- PHẦN II: TỔNG QUAN I. Cơ sở lý thuyết Nhà nước với vai trò của mình phải đảm bảo nền kinh tế được vận hành một cách hiệu quả, giải quyết tốt việc đánh đổi tối ưu giữa hiệu quả và công bằng, nhằm tối đa hóa phúc lợi của kinh tế - xã hội và h ướng đến vi ệc kích thích tăng trưởng kinh tế nhanh song song với xóa đói gi ảm nghèo m ột cách tích cực cho khu vực nông thôn. Để đạt được những mục tiêu này đòi h ỏi Nhà n ước phải thực hiện nhiều công cụ chính sách: Cung cấp các d ịch v ụ và hàng hóa 3
  4. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận công, việc mà thị trường tự do không đảm đương được; sử dụng các chính sách để đẩy mạnh phát triển nông thôn xóa đói giảm nghèo, ví dụ nh ư: chính sách xây dựng nông thôn mới, chính sách giá, thương mại, tạo ra công ăn việc làm,... Can thiệp của Nhà nước đối với tiến trình chuy ển đổi nông thôn nh ằm đ ạt được nhiều mục tiêu khác nhau như: Chuyển đổi mạnh mẽ nông nghiệp, nông thôn để rút trích được nguồn lực từ nông nghiệp phục vụ cho các khu v ực kinh tế khác; phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nhằm xóa khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, cải thiện phúc lợi cho ng ười nghèo; phát tri ển nông thôn cũng tạo ra cơ hội tăng trưởng sản xuất nông nghi ệp, đ ặc bi ệt là cây lương thực, từ đó tăng cường khả năng đảm bảo an ninh lương th ực cho c ả khu vực nông thôn và thành thị; mở rộng quyền lực nhà nước và ổn định hóa chính trị ở khu vực nông thôn. Vấn đề quan trọng là mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình chuyển đổi nông thôn có thể đạt hoặc không đạt hiệu quả, nếu không đ ạt hi ệu qu ả s ẽ dẫn đến triệt tiêu thị trường hoặc làm mất vai trò điều tiết quan trọng c ủa th ị trường. Do đó, việc can thiệp của Nhà nước thực sự đòi hỏi ph ải phân tích c ẩn thận giữa chi phí và lợi ích. Đến nay các nhà khoa h ọc thu ộc các tr ường phái kinh tế khác nhau vẫn tranh luận về vai trò và mức độ can thi ệp c ủa Nhà n ước vào quá trình phát triển nông thôn. Tuy nhiên, các nhà khoa học thường đạt đ ược sự đồng thuận khoa học về các can thiệp của Nhà nước đối v ới nh ững lĩnh v ực như: Nghiên cứu nông nghiệp; khuyến nông; xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp thị. Từ cơ sở lý thuyết nêu trên, có thể thấy việc Nhà nước can thiệp vào quá trình chuyển đổi nông thôn thông qua chính sách về xây d ựng c ơ s ở h ạ t ầng nói chung và đầu tư phát triển giao thông nói riêng là phù h ợp. Tuy nhiên, c ần ph ải phân tích chính sách ở nhiều mặt khác nhau gắn với các tiêu chí, mục tiêu cụ thể để quá trình triển khai thực hiện đạt được hiệu quả cao nhất. II. Các khái niệm, quy chuẩn về phát triển giao thông nông thôn 1. Các khái niệm - Mạng lưới đường giao thông nông thôn là bộ phận giao thông địa phương nối tiếp với hệ thống đường quốc gia nhằm phục vụ sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp và phục vụ giao lưu Kinh tế - Văn hóa - Xã h ội c ủa các làng xã, thôn xóm. Mạng lưới này nhằm đảm bảo các phương tiện cơ giới loại trung, 4
  5. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận nhẹ và xe thô sơ qua lại. - Đường giao thông nông thôn là đường cấp huyện trở xuống, bao gồm đường huyện, đường liên xã, đường trục xã, đường liên thôn, đ ường trong thôn xóm, đường nội đồng và đường hẽm ở các khu dân cư. 5
  6. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận 2. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng nông thôn (QCVN 14 :2009/BXD, Hà Nội 2009) Quy hoạch mạng lưới đường giao thông điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phù hợp với các quy hoạch chung của địa phương (huy ện, tỉnh), k ế th ừa và phát triển mạng lưới đường hiện có cho phù hợp với nhu c ầu giao thông v ận tải trước mắt và tương lai, kết nối liên hoàn với hệ thống đường quốc gia, đường tỉnh và đường huyện. - Kết hợp với mạng lưới quy hoạch thuỷ nông, quy hoạch dân cư và các công trình xây dựng hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. - Phù hợp với các loại phương tiện vận chuyển trước mắt cũng như trong tương lai. - Đảm bảo liên hệ thuận tiện với hệ thống đường huy ện, đường t ỉnh t ạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh. - Đảm bảo liên hệ trực tiếp thuận lợi giữa khu trung tâm v ới khu dân c ư, nối liền khu dân cư với khu sản xuất và giữa các điểm dân cư với nhau. - Tận dụng tối đa hiện trạng, phù hợp với địa hình, giảm thi ểu đ ền bù giải phóng mặt bằng, khối lượng đào đắp và các công trình phải xây dựng trên tuyến. - Kết cấu và bề rộng mặt đường phải phù hợp với điều kiện cụ th ể c ủa từng xã và yêu cầu kỹ thuật đường nông thôn, đáp ứng nhu c ầu tr ước m ắt cũng như yêu cầu phát triển trong tương lai. - Tận dụng tối đa hệ thống sông ngòi, kênh rạch tổ chức mạng lưới đường thuỷ phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách. Tiêu chí giao thông nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới: - Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đ ạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 100%. - Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 75%. - Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa m ưa. Ch ỉ tiêu 100% (70% cứng hoá). - Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại 6
  7. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận phải thuận tiện. Chỉ tiêu: 70%. PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU I. Đối tượng nghiên cứu Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng, phát triển giao thông nông thôn. II. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến nay. III. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu, dữ liệu từ các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận; báo cáo tổng k ết ch ương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Thuận năm 2009- 2011 của Tỉnh ủy; Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh về đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015; Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2011 - 2015. - Phỏng vấn trao đổi với các chuyên gia đang công tác t ại các c ơ quan quản lý nhà nước như Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giao thông vận tải. - Nguồn thông tin thứ cấp từ sách, báo internet, niên giám th ống kê, các báo cáo nội bộ ngành, các luận văn có nội dung liên quan đến tiểu luận. 2. Phương pháp phân tích số liệu So sánh số liệu thu thập từ các báo cáo đánh giá k ết qu ả qua quá trình triển khai, rút ra những nhận định, khẳng định và bài học kinh nghiệm. 3. Phương pháp tổng hợp Tổng hợp số liệu có hệ thống, trên cơ sở phân tích, đánh giá, xây dựng các giải pháp thực hiện mục tiêu mà đề tài đã đề ra. IV. Dữ liệu Dữ liệu được tổng hợp từ Báo cáo Sơ kết 3 năm (2010 - 2012) thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ 3 năm (2013 - 2015) của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo Tinh hinh thực hiên ̀ ̀ ̣ Nghị quyết số 104/2011/NQ-HĐND ngay 18/3/2011 cua Hôi đông nhân dân tinh ̀ ̉ ̣ ̀ ̉ 7
  8. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận về phat triên giao thông nông trên đia ban tinh Binh Thuân giai đoan 2011-2015. ́ ̉ ̣ ̀ ̉ ̀ ̣ ̣ PHẦN 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Thực trạng đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên đ ịa bàn tỉnh Bình Thuận 1. Công tác chỉ đạo Cấp tỉnh, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và các Sở ngành liên quan theo dõi trực tiếp và chỉ đạo Ban quản lý xã triển khai thực hiện các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo kịp ti ến đ ộ theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương. Kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn xã tiến hành sơ, tổng kết định kỳ 6 tháng và hàng năm, nhằm đánh giá kết quả thực hiện, đề ra phương hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn đảm bảo thực hiện mô hình theo tiến độ đề ra. 2. Công tác quản lý đầu tư xây dựng Sở Giao thông vận tải đã tham mưu ban hành các văn bản h ướng d ẫn v ề lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công các tuy ến đ ường giao thông nông thôn. Phân cấp quản lý từ tỉnh đến huyện và xã. Lập hồ sơ thiết kế mẫu các tuyến đường thôn, xóm. Lập đề án phát tri ển đ ường giao thông nông thôn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới cho toàn t ỉnh đến năm 2015. Tập huấn cho các địa phương về lựa chọn quy mô kỹ thu ật các tiêu chuẩn thiết kế, quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật, qu ản lý b ảo trì đ ối với hệ thống đường giao thông nông thôn. 3. Nguồn vốn đầu tư xây dựng từ 2011 - 2015 Kinh phí đầu tư 867 km đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa và một số tuyến đường bức xúc khác từ 2011 - 2015: 546.000 triệu đồng, trong đó: - Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 352.000 triệu đồng; phân ra: + Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 270.000 triệu đồng. + Ngân sách cấp huyện hỗ trợ tối đa không quá 82.000 triệu đồng. - Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong xã h ội t ối thiểu 194.000 triệu đồng. 8
  9. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận Theo đó Số km đường thực hiện kiên cố hóa bình quân 01 năm đạt ít nhất 174 km; kinh phí đầu tư bình quân 01 năm: 109.200 triệu đồng. Trong đó: - Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa bình quân 01 năm không quá 70.400 triệu đồng, trong đó: + Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa bình quân 01 năm không quá 54.000 triệu đồng. + Ngân sách cấp huyện hỗ trợ tối đa bình quân 01 năm không quá 16.400 triệu đồng. - Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong xã hội bình quân 01 năm tối thiểu 38.800 triệu đồng. b) Kết quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn giai đoan ̣ 2011 - 2014 (tính từ năm 2011 đến ngay 30/6/2014) trên toàn tỉnh đã đầu tư xây ̀ dựng mới được 434,4 km/1.678 tuyên đường bê tông xi măng với tổng kinh phí ́ thực hiện là 407.400 triệu đồng (trong đó: tỉnh hỗ trợ 207.003 triệu đồng ; huyện hỗ trợ 61.492 triệu đồng; đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện 138.905 triệu đồng), cụ thể: - Khôi lượng thực hiên là 434,4 km / 867 km, đat 50,1 % kế hoach cua đề an; ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ́ - Kinh phí hỗ trợ của tỉnh đã là 207.003 triệu đồng trên tổng kinh phí tỉnh dự kiến hỗ trợ theo đề án 270.000 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 76.77 %). - Tổng kinh phí thực hiên 434,4 km là 407.400 triệu đông trên t ổng kinh phí ̣ ̀ dự kiến của đề án 546.000 triệu đông (chiếm tỷ lệ 74,6 %). ̀ 9
  10. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận Ảnh minh họa: Giao thông nông thôn ở xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh 10
  11. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận TÔNG HỢP KHÔI LƯỢNG THỰC HIÊN GIAI ĐOAN 2011 – 2014 ̉ ́ ̣ ̣ ----- Đơn vị tính: Triệu đồng Khôi lượng thực hiên giai đoan 2011-2014 (tinh đên ngay 30/6/2014) ́ ̣ ̣ ́ ́ ̀ ́ Trong đo: Kêt quả giai ngân vôn hỗ trợ ́ ̉ ́ Huyện, Thị TT Số ̉ ̉ ̣ cua tinh giai đoan 2011-2014 xa, Thanh phố ̃ ̀ Số Km ̉ Tông Ngân sach ́ ́ tuyên ́ Ngân sach ́ ́ ̉ Đong gop cua ́ ́ ̀ (tinh đên ngay 30/6/2014) đường kinh phí tinh hỗ ̉ đường huyên hỗ trợ ̣ nhân dân trợ 1 Tuy Phong 116 13.5 11,862 5,967 1,786 4,109 4,386 2 Bắc Bình 467 79.7 77,246 40,272 11,713 25,262 17,498 3 Hàm Thuận Bắc 194 68.4 50,918 26,395 7,840 16,683 17,026 4 Phan Thiết 76 15.2 11,704 5,288 1,362 5,054 5,526 5 Hàm Thuận Nam 152 59.0 51,429 25,414 7,800 18,215 11,186 6 Hàm Tân 140 46.9 48,431 25,129 7,532 15,771 15,213 7 LaGi 158 34.9 27,213 12,367 4,082 10,765 7,809 8 Tánh Linh 105 61.7 68,684 34,436 10,327 23,921 16,443 9 Đức Linh 103 36.5 41,704 19,901 6,319 15,484 11,421 10 Phú Quý 167 18.5 18,208 11,835 2,731 3,642 5,408 ̉ ̣ Tông công 1,678 434.4 407,400 207,003 61,492 138,905 111,916 11
  12. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận II. Phân tích, đánh giá việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Qua bảng số liệu thống kê do Sở Giao thông vận t ải t ỉnh Bình Thu ận cung cấp trên cho thấy: - Khôi lượng thực hiên là 4 34,4 km / 867 km, chỉ mới đat 50,1 % kế hoach cua ́ ̣ ̣ ̣ ̉ đề an; khôi lượng thực hiên con lai theo kế hoach đề an là 432,6 km. ́ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ - Tuy mới thực hiện thực hiên được 434,4 km / 867 km, chỉ đạt 50,1 % kế ̣ hoạch nhưng tổng kinh phí thực hiên 434,4 km là 407.400 tri ệu đông trên t ổng ̣ ̀ kinh phí dự kiến của đề án 546.000 triệu đông (chiếm tỷ lệ 74,6 %), trong đó kinh ̀ phí hỗ trợ của tỉnh đã là 207.003 triệu đồng trên tổng kinh phí tỉnh d ự ki ến h ỗ tr ợ theo đề án 270.000 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 76.77 %). Từ phân tích số liệu trên cho thấy việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn rất chậm so với kế hoạch và mục tiêu đặt ra. Với nguồn kinh phí do nhà nước hỗ trợ còn lại theo dự kiến của đề án dự báo sẽ không hoàn thành đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015. Dựa vào các báo cáo, tài liệu thu thập, phỏng vấn trao đổi với các cán bộ, chuyên viên đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và Văn phòng UBND tỉnh có thể đưa ra các nhóm nguyên nhân dẫn đến đầu tư phát triển giao thông nông thôn trong thời gian qua còn chậm là: - Các cơ quan chức năng từ cấp xã đến cấp tỉnh ch ưa nh ận đ ịnh đúng m ức tầm quan trọng của phát triển giao thông nông thôn; cũng như chưa xác định được tầm ảnh hưởng của việc đầu tư xây dựng các tuyến đường này đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sự thành bại của công cuộc xây d ựng nông thôn mới. - Quy hoạch giao thông nông thôn cho từng xã một cách có h ệ th ống v ẫn chưa được chú trọng, theo số liệu do Sở Xây dựng Bình Thuận cung cấp thì đến nay trên địa bàn tỉnh có 1/3 số xã có đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn, 2/3 số xã chưa có đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn. Các xã có đồ án quy hoạch chung được duyệt thì chất lượng đồ án ch ưa cao, ch ưa có s ự c ập nh ật trao đổi thông tin một cách liên tục giữa đơn vị tư vấn và chính quy ền đ ịa ph ương. 12
  13. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận Việc khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương chưa được đầu tư đúng mức, nên các tuyến đường giao thông nông thôn theo định hướng quy hoạch khi đi vào thi công gặp không ít khó khăn trong việc phóng tuy ến, gi ải phóng mặt bằng, san lấp dẫn đến chi phí đầu tư cao. Ngoài ra, các tuy ến đường giao thông nông thôn theo đồ án quy hoạch chưa có sự gắn kết và c ập nh ật các tuyến đường theo đề án phát triển giao thông nông thôn, nên khó khăn trong công tác bố trí vốn. - Năng lực cán bộ quản lý cấp xã còn yếu kém, thiếu cán bộ có chuyên môn và chuyên trách, do đó gặp nhiều lúng túng trong công tác triển khai đ ầu t ư xây dựng, dẫn đến tiến độ thi công chậm. Việc tham mưu đề xuất đầu t ư thi công các tuyến đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật và chất lượng mặt đường giao thông nông thôn còn thấp; việc quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng đường huy ện, đ ường xã đã được phân công, phân cấp cho các huyện và thành phố thực hiện duy tu, bảo dưỡng đường huyện, đường xã do mình quản lý, nh ưng do thi ếu s ự quan tâm ch ỉ đạo của chính quyền các cấp và không có kinh phí nên việc duy tu, bảo d ưỡng đường huyện, đường xã chưa được chú trọng. Mặt khác, đối với đường thôn, xóm được thực hiện theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng người dân vẫn chưa có ý thức gìn giữ, bảo trì đường nên đường xuống cấp nhanh chóng. - Công tác huy động và sử dụng vốn phát triển giao thông nông thôn còn r ất hạn chế, tư tưởng trông chờ vào Nhà nước đầu tư còn nhi ều, t ỷ l ệ huy đ ộng trong nhân dân còn thấp. Chưa hình thành cơ chế thống nhất về báo cáo cập nh ật thường xuyên tình hình huy động và sử dụng vốn dẫn đến việc chưa thể nắm bắt chính xác và toàn bộ về tình trạng đầu tư trên từng địa bàn. ------ PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: 13
  14. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận Đầu tư phát triển giao thông nông thôn theo tiêu chí xây d ựng nông thôn mới, là yêu cầu cấp thiết nhằm xây dựng nông thôn mới, tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hi ện đ ại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nh ưng sau h ơn 04 năm th ực hiện đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn t ỉnh Bình Thu ận đ ạt hi ệu quả không cao, còn tồn tại nhiều khó khăn bất cặp về chính sách cũng như cách tổ chức thực hiện, dẫn đến tiến độ hoàn thành tiêu chí giao thông nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới còn chậm so với mục tiêu của t ỉnh và c ủa Qu ốc gia đ ặt ra. Phủ kín và nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cho từng xã, tăng vốn đầu tư, nâng cao năng lực chuyên môn của cán b ộ quản lý cấp xã, tuyên truyền và nâng cao ý thức tự quản của người dân s ẽ c ải thiện và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. II. Đề xuất giải pháp, chính sách Để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Phải lập đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn m ới cho t ừng xã. Trong quá trình lập quy hoạch phải khảo sát kỹ hiện trạng đi ều ki ện t ự nhiên và kinh tế xã hội của từng xã; định hướng ngành kinh tế thế mạnh của từng xã trong tương lai, khu vực thuận lợi để thành lập các vùng sản xuất và ch ế biến, từ đó nghiên cứu tổ chức các tuyến đường giao thông kết nối, gắn li ền t ừ tuy ến huy ện xuống xã và các khu vực sản xuất, cần chú trọng vào các tuy ến đ ường giao thông nội đồng. - Huy động nguồn vốn đóng góp tự nguyện của nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú phù hợp với điều kiện th ực t ế b ằng nhân l ực, v ật l ực, kể cả vận động tài trợ. Với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” tùy theo điều kiện, mỗi địa phương có các hình thức huy động khác nhau như sau: + Đóng góp bằng ngày công lao động: đối với khu vực đời sống kinh tế của các hộ dân còn khó khăn thì thực hiện theo hình th ức nhân dân t ự t ổ ch ức thi công và đóng góp bằng ngày công lao động nhằm giảm bớt kinh phí, đ ồng th ời t ạo vi ệc làm cho người dân địa phương. 14
  15. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận + Đóng góp bằng vật liệu: Huy động ở những địa ph ương có ngu ồn v ật li ệu tại chổ: cát đổ bê tông, sỏi cuội và gạch vỡ để làm nền đường; v ật li ệu khác nh ư ván khuôn, bạt ni lon lót nền đường. + Đóng góp bằng tiền mặt: Theo tỷ lệ vốn đóng góp của nhân dân, căn cứ tổng số kinh phí xây dựng tuyến đường sẽ được chia đều cho tổng số hộ có trên tuyến đường hoặc hoặc chia theo chiều dài mật tiền đất của mội h ộ dân hưởng lợi hoặc đóng góp chung cho toàn khu vực để xây dựng tuy ến đường. Có nơi, vi ệc đóng góp kinh phí còn được tính trên đầu trụ thanh long của mỗi hộ dân. + Ngoài những hình thức trên, khi triển khai thi công bị vướng mặt bằng thì người dân địa phương tự nguyện hiến đất để tuyến đường được khang trang và đi lại được thuận tiện hơn. - Ngoài các nguồn vốn đầu tư từ nhà nước và đóng góp của người dân, c ần có chính sách thu hút đầu tư từ doanh nghiệp nh ư đổi đất lấy h ạ t ầng; Nhà n ước có thể bảo lãnh cho doanh nghiệp vay tín ch ấp ngân hàng trong quá trình thi công đối với các dự án vốn ngân sách chưa đáp ứng kịp tiến độ đầu tư, để đảm bảo đưa công trình vào sử dụng đúng tiến độ đặt ra, tránh trường hợp các tuy ến đường xây dựng dỡ dang trong thời gian dài do thiếu vốn đầu tư. - Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, bằng các hình thức đầu tư như sau: + Cần xác định các tuyến đường huyết mạch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế trong từng thời kỳ để ưu tiên đầu tư, hạn chế việc đầu tư dàn trãi dẫn đến thiếu vốn hoặc vốn đầu tư không theo kịp tiến độ thi công dự án. + Đối với các tuyến đường huy động sự đóng góp của nhân dân địa phương (đường hẻm, thôn, xóm), Nhà nước nên đầu tư nâng cấp các tuy ến đường đ ất và đường cấp phối chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thành các tuy ến đường cấp ph ối đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, để tạo điều kiện thuận lợi cho vi ệc đi l ại c ủa ng ười dân, hạn chế trơn trợt trong mùa mưa, sau đó huy động dân t ự đóng góp hoàn thiện kết cấu mặt đường. - Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý c ấp xã, nh ư tuy ển dụng nhân lực có kiến thức chuyên môn về công tác t ại xã với các chính sách ưu đãi tương xứng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn. 15
  16. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận - Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức tự quản của người dân trong quá trình sử dụng các tuyến đường. III. Hạn chế của đề tài: Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu là sử dụng số liệu thống kê qua 04 năm thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn trên đ ịa bàn t ỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 và dựa trên nội dung phỏng vấn trao đổi v ới cán b ộ, chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, chưa đi sâu phân tích số liệu bằng các công cụ toán học, nên chưa xác định được các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Do đó, chính sách gợi ý, mới ở mức độ chung theo từng nhóm vấn đề, ch ưa đ ưa ra đ ược các giải pháp giải quyết cho từng vấn đề cụ thể có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. --*-- 16
  17. Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận TÀI LIỆU THAM KHẢO ----- 1. Bài giảng môn kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn c ủa Ti ến s ỹ Trần Tiến Khai; 2. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 3. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghi ệp, nông dân, nông thôn. 4. Chương trình hành động số 20-NQ/TU ngày 22/9/2008 của Tỉnh uỷ Bình Thuận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 5. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XII) về đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015. 6. Nghị quyết số 104/2011/NQ-HĐND ngay 18/3/2011 cua Hôi đông nhân ̀ ̉ ̣ ̀ dân tinh về phat triên giao thông nông trên đia ban tinh Binh Thuân giai đoan ̉ ́ ̉ ̣ ̀ ̉ ̀ ̣ ̣ 2011- 2015. 7. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng. NXB Giao Thông vận tải (2008). 8. Đề án Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thu ận giai đoạn 2011 – 2015 được ban hành theo Quyết định số 931/QĐ-UBND, ngày 19/4/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận; 9. Báo cáo Sơ kết 3 năm (2010 - 2012) thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ 3 năm (2013-2015) của UBND tỉnh Bình Thuận. 10. Niêm giám thống kê năm 2013 của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2