intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Chia sẻ: Mhnjmb Mhnjmb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

436
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin trình bày vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, so sánh chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế và tư bản ứng trước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

  1. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 2 PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3 1. Chủ nghĩa tư bản ........................................................................................................ 3  Khái niệm .................................................................................................................... 3  Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội ............... 3  Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ................................................................... 3 2. Sản xuất tư bản chủ nghĩa. ........................................................................................ 4  Khái niệm .................................................................................................................... 4  Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa ........................................................................... 4 3. Nhà tư bản đã sử dụng sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư.................................. 7 PHẦN 2: SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI CHI PHÍ THỰC TẾ VÀ TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC .................................................................... 11 1. Tư bản bất biến ......................................................................................................... 11 2. Tư bản khả biến ........................................................................................................ 11 3. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ............................................................................ 13 4. Chi phí thực tế .......................................................................................................... 14 5. Tư bản ứng trước ...................................................................................................... 14 6. So sánh chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế ................................. 14 7. So sánh chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư bản ứng trước.............................. 17 PHẦN 3: Ý NGHĨA THỰC TIỄN ............................................................................. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 21 Nhóm21 1
  2. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn LỜI NÓI ĐẦU Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa. Sản xuất tư bản chủ nghĩa khác với sản xuất hàng hóa giản đơn không chỉ về trình độ mà còn khác cả về chất. Trên vũ đài kinh tế, bây giờ xuất hiện một loại hàng hóa mới, đó là hàng hóa sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là tư bản và gắn liền với nó là một quan hệ sản xuất mới xuất hiện: quan hệ giữa nhà tư bản và lao động làm thuê. Thực chất của mối quan hệ này là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. Các nhà tư bản để đạt được mục đích tối đa của mình, họ đã mua sức lao động của người công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm và thu về giá trị thặng dư. Vì vậy, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành nên thu nhập của các nhà tư bản và giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản. Nghiên cứu về chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, chúng ta sẽ thấy rõ bản chất bóc lột của nhà tư bản. Lao động không công của người công nhân để tạo ra giá trị thặng dư đã bị che lấp bởi khái niệm về chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó, nó cũng khéo léo che đậy bản chất bóc lột của nhà tư bản. Nhóm21 2
  3. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Chủ nghĩa tư bản  Khái niệm: Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu, chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 17.  Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội: Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.Trong suốt quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản cũng có những mặt tích cực đối với phát triển sản xuất. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp; chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải khổng lồ.  Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản: Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người. Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội; Nhóm21 3
  4. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn sản xuất tập trung với quy mô hợp lý; chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc; mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội. 2. Sản xuất tư bản chủ nghĩa.  Khái niệm: Sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản xuất hàng hóa dựa trên chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, bóc lột lao động thặng dư của công nhân, mục đích đem lại lợi nhuận tối đa cho các nhà tư bản.  Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa: Quá tình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C.Mác viết “ Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hóa”. Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa chia làm hai giai đoạn: a/ Sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản, mà tiền chỉ biến thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột lao động của người khác để tạo ra giá trị thặng dư. Nếu tiền được dùng để mua hàng hoá thì chúng là phương tiện giản đơn của lưu thông hàng hoá và vận động theo công thức: Hàng - Tiền - Hàng (H-T-H), nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền tệ, rồi tiền tệ lại chuyển hoá thành hàng. Còn tiền với tư cách là tư bản thì vận động theo công thức: Tiền – Hàng - Tiền (T-H-T), tức là sự chuyển hoá tiền thành hàng và sự chuyển hoá ngược lại của hàng thành tiền. Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều được chuyển hoá thành tư bản. Nhóm21 4
  5. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Do mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng nên vòng lưu thông chấm dứt ở giai đoạn hai. Khi những người trao đổi đã có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích lưu thông của tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy nếu số tiền thu bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên không có giá trị gì. Do vậy số tiền thu phải lớn hơn số tiền đã ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là: T-H-T’, trong đó T’=T+ T. T là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra, C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích của lưu thông T-H-T’ là sự lớn lên của giá trị thặng dư, nên sự vận động T-H-T’ là không có giới hạn vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông theo công thức T- H-T’, do đó công thức này được gọi là công thức chung của tư bản. Tiền ứng trước, tức là tiền đưa vào lưu thông, khi trở về tay người chủ của nó thì thêm một lượng nhất định (T). Vậy có phải do bản chất của lưu thông đã làm cho tiền tăng thêm, và do đó mà hình thành giá trị thặng dư hay không? Thật vậy, trong lưu thông nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, còn tổng số giá trị, cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trao đổi là không đổi. Về mặt giá trị sử dụng trong trao đổi của hai bên là không có lợi gì. Như vậy, không ai có thể thu được từ lưu thông một lượng lớn hơn lượng giá trị đã bỏ ra. C.Mác cho rằng trong xã hội tư bản không có bất kỳ một nhà tư bản nào chỉ đóng vai trò là người bán sản phẩm mà lại không phải là người mua các yếu tố sản xuất. Vì vậy, khi nhà tư bản bán hàng hoá cao hơn giá trị vốn có của nó, thì khi mua các yếu tố sản xuất ở đầu vào các nhà tư bản khác cũng bán cao hơn giá trị và như vậy cái được lợi khi bán sẽ bù cho cái thiệt hại khi mua. Nhóm21 5
  6. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nếu hàng hoá được bán thấp hơn giá trị, thì số tiền mà người đó sẽ được lợi khi là người mua cũng chính là số tiền mà người đó sẽ mất đi khi là người bán. Như vậy việc sinh ra T không thể là kết quả của việc mua hàng thấp hơn giá trị của nó. Vậy trong lưu thông không thể tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, vì vậy không thể là nguồn gốc sinh ra T ở ngoài lưu thông, Mác xem xét cả hai yếu tố là hàng hoá và tiền tệ: Đối với hàng hoá ngoài lưu thông: tức là đem sản phẩm tiêu dùng hay sử dụng và sau một thời gian tiêu dùng nhất định thì thấy cả giá trị sử dụng và giá trị của sản phẩm đều biến mất theo thời gian. Đối với yếu tố tiền tệ: tiền tệ ở ngoài lưu thông là tiền tệ nằm im một chỗ. Vì vậy không có khẳ năng lớn lên để sinh ra T. Vậy là, tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông. Đó là mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Khi Mác trở lại lưu thông lần thứ hai và lần này Mác đã phát hiện ra rằng: ở trong lưu thông người có tiền là nhà tư bản phải gặp được một người có một thứ hàng hoá đặc biệt đem bán. Mà thứ hàng hoá đó khi đem đi tiêu dùng hay sử dụng nó có bản chất sinh ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, hàng hoá đặc biệt đó chính là sức lao động. b/ Sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá. Số tiền chuyển hoá thành tư bản không thể tự làm tăng giá trị mà phải thông qua hàng hoá được mua vào (T-H). Hàng hoá đó phải là hàng hoá đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hoá đó là sức lao động mà nhà tư bản tìm thấy trên thị trường. Không phải bao giờ sức lao động cũng thành hàng hoá, mà sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định. Nhóm21 6
  7. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn C.Mác nhấn mạnh sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ hai điều kiện tiền đề sau: Một là: Người lao động phải được tự do về thân thể. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản thân người có sức lao động đưa ra bán. Vậy người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình thì mới đem bán sức lao động được. Trong các xã hội nô lệ và phong kiến, người nô lệ và nông nô không thể bán sức lao động được vì bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô hay chúa phong kiến. Do đó việc bán sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi thủ tiêu chế độ nô lệ và nông nô. Hai là: Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất. Nếu chỉ có điều kiện người lao động được tự do về thân thể thì chưa đủ điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa được. Vì nếu người lao động được tự do về thân thể mà lại có tư liệu sản xuất thì họ sẽ sản xuất ra hàng hoá và bán hàng hoá mình sản xuất ra chứ không phải bán sức lao động. Vì vậy muốn biến sức lao động thành hàng hoá thì người lao động phải là người không có tư liệu sản xuất, chỉ trong điều kiện ấy người lao đông mới bán sức lao động của mình vì họ không có cách nào khác để kiếm sống. Do đó sự tồn tại hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hoá và trở thành điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hóa của tiền thành tư bản. Sức lao động biến thành hàng hoá là nhân tố đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. 3. Nhà tư bản đã sử dụng sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người dùng để sản xuất ra của cải vật chất. Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Hàng hoá sức lao động ra đời đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của xã hội- giai đoạn mà sản xuất hàng hoá phát triển cao nhất và chiếm địa Nhóm21 7
  8. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn vị thống trị trong nền kinh tế, đó là sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó, hàng hoá sức lao động là một phạm trù lịch sử đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó sinh ra và mất đi cùng với phương thức sản xuất đó. Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.  Giá trị của hàng hoá sức lao động: là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Nói cách khác thì giá trị của hàng hoá sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình họ, và những chi phí để đào tạo người công nhân có một trình độ chuyên môn nhất định phù hợp với yêu cầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giá trị sức lao động còn có tính lịch sử và xã hội, do đó tuỳ theo điều kiện cụ thể từng nước và từng thời kỳ mà giá trị sức lao động có thể cao hay thấp khác nhau.  Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: là ở chỗ nó thoả mãn nhu cầu nào đó của người mua. Nhưng khác với hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động có một giá trị sử dụng đặc biệt là khi đem tiêu dùng thì nó tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó. Phần giá trị lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Quá trình tiêu dùng sức lao động là quá trình lao động diễn ra trong lĩnh vực sản xuất. Chính trong lĩnh vực này, đồng thời với việc tạo ra những giá trị sử dụng thì giá trị và giá trị thặng dư cũng được tạo ra. Giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân sáng tạo ra. Đó chính là kết quả lao động không công của người công nhân cho chủ nghĩa tư bản. Vì người công nhân làm thuê cho nhà tư bản, tức là đem sức lao động của mình bán cho nhà tư bản trong một thời gian nhất định. Nhà tư bản sau khi đã mua sức lao động rồi đem tiêu dùng món hàng đặc biệt ấy. Họ bắt người công nhân phải lao động để sản xuất lao động mà người công nhân sáng tạo ra giá Nhóm21 8
  9. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn trị và giá trị này tất nhiên thuộc về nhà tư bản, giá trị bản thân sức lao động được chủ tư bản trả bằng lương. Lương chính là biểu hiện bằng tiền của sức lao động. Chế độ tiền lương hà khắc trong xã hội tư bản dựa trên tăng cường độ lao động của người công nhân nhằm thu được nhiều thặng dư bóc lột công nhân nhiều hơn. Chính vì vậy mặc dù nhà tư bản vẫn trả đủ giá trị sức lao động nhưng công nhân vẫn bị bóc lột. Từ đó Mác kết luận: Hàng hoá- sức lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị, hơn thế nữa là tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Bởi vì, sức lao động càng đem tiêu dùng hay sử dụng thì người công nhân hay người lao động càng tích luỹ được kinh nghiệm nghề nghiệp, càng nâng cao năng xuất lao động. Do đó sẽ giảm giá trị hay mức tiền lương mà nhà tư bản đã trả cho họ. Vì vậy, dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư bản rất ưu thích loại hàng hoá đặc biệt này. Vậy quá trình người công nhân tiến hành lao động là quá trình sản xuất ra hàng hoá và đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản đã chiếm đoạt. Ví dụ: Nhà tư bản dự kiến kéo 10kg sợi. Giá 1 kg bông là 1 đôla; hao mòn thiết bị máy móc để kéo 5 kg bông thành 5 kg sợi là 1đôla; tiền thuê sức lao động 1 ngày là 4 đôla; giá trị mới 1h lao động của công nhân là 1 đôla và chỉ cần 4h người công nhân kéo được 5 kg bông thành 5 kg sợi. Tư bản ứng trước Giá trị của sản phẩm mới Lao động cụ thể của công nhân bảo Giá 10kg bông 10 đôla tồn và chuyển giá trị 10kg bông vào 10 đôla 10kg sợi Hao mòn máy móc 2 đôla Khấu hao TSCĐ 2 đôla Tiền thuê sức lao động Giá trị mới do 8h lao động của 4 đôla 8 đôla trong 1 ngày người công nhân tạo ra Nhóm21 9
  10. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Tổng chi phí sản xuất 16 đôla Tổng doanh thu 20 đôla Nhà tư bản đối chiếu giữa doanh thu sau khi bán hàng (20 đôla) với tổng chi phí tư bản ứng trước quá trình sản xuất (16 đôla) nhà tư bản nhận thấy tiền ứng ra đã tăng lên 4 đôla, 4 đôla này được gọi là giá trị thặng dư. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Việc tạo ra giá trị thặng dư quả thực là động lực vận động của phương thức tư bản chủ nghĩa. C. Mác viết “Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, làm tăng giá trị, do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thăng dư.” Nhóm21 10
  11. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn PHẦN 2: SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI CHI PHÍ THỰC TẾ VÀ TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC 1. Tư bản bất biến : Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tiền ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Trong sản xuất, công nhân sử dụng tư liệu sản xuất để chế tạo ra sản phẩm. Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị, máy móc được sử dụng trong một thời gian dài, hao mòn dần qua nhiều chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó được chuyển từng phần vào sản phẩm. Có loại như nguyên liệu - nhiên liệu, vật liệu phụ tiêu hao toàn bộ qua một chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó được chuyển nguyên vẹn ngay vào sản phẩm mới. Dù giá trị tư liệu sản xuất được chuyển dần từng phần hay chuyển nguyên vẹn ngay vào sản phẩm, bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất có đặc điểm chung là giá trị của chúng được bảo tồn không có sự thay đổi về lượng và chuyển vào sản phẩm mới trong quá trình sản xuất. Bộ phận tư bản này gọi là tư bản bất biến (ký hiệu bằng c). Như vậy, tư bản bất biến ( c – constant) là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất và giá trị của nó không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất. 2. Tư bản khả biến. Để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy được gọi là tư bản bất biến. Nhưng đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng lao Nhóm21 11
  12. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản khả biến (ký hiệu bằng v). Như vậy, tư bản khả biến ( V – Variable) là bộ phận dùng để mua sức lao động và có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất. Lưu ý: Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Ở tư bản sản xuất, có đặc điểm riêng là phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động; căn cứ của sự phân chia này là phương thức chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất hay dựa vào phương thức chu chuyển của tư bản.  Tư bản cố định: là một bộ phận của tư bản sản xuất, đồng thời là bộ phận chủ yếu của tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, …) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong quá trình sản xuất.  Tư bản lưu động: là một bộ phận của tư bản sản xuất, gồm một phần tư bản bất biến (nguyên liệu, nhiên liệu, ..) và tư bản khả biến (sức lao động), được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Nhóm21 12
  13. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Tư bản cố định Tư bản lưu động Tư bản cố định C1 C2 v Tư bản bất biến Tư bản khả biến Trong đó: c1: giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng,.. C2: giá trị nguyên, nhiên, vật liệu,… V: giá trị sức lao động Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động không phản ánh được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định, vốn lưu động một cách có hiệu quả. 3. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa Như chúng ta đã biết, muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (Lao động vật hóa), tức là giá trị của tư liệu sản xuất; lao động hiện tại (lao động sống) tức là lao động tạo ra giá trị mới (v+m). Đối với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ việc ứng ra một lượng tư bản nhất định để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Do đó, nhà tư bản chỉ quan tâm xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. Nhóm21 13
  14. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn C.Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k). k=c+v Vậy: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản. 4. Chi phí thực tế Muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao động vật hóa) là giá trị của tư liệu sản xuất ( c ); lao động hiện tại (lao động sống) là lao động tạo ra giá trị mới ( v + m ). Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tạo ra giá trị hàng hóa. Ký hiệu giá trị hàng hóa là W W=c+v+m Về mặt lượng: Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa Vậy: Chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng và đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa. 5. Tư bản ứng trước Tư bản ứng trước là toàn bộ tư bản ứng ra cho quá trình sản xuất của nhà tư bản, bao gồm cả phần tư bản bất biến đã hao phí trong sản xuất và phần chưa hao phí. K = c1 đã hao mòn + c1 chưa hao mòn + c2 + v 6. So sánh giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế: Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa (W) = c + v + m Nhóm21 14
  15. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Tuy nhiên, khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ( k = c + v ) thì công thức giá trị hàng hóa sẽ chuyển thành: W= k + m Như vậy, giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có sự khác nhau cả về lượng lẫn chất.  Về lượng: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế một lượng là giá trị thặng dư (m) (c+v)‹ (c+v+m)  Về chất: Chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng và đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất, tạo ra giá trị hàng hóa. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ( k ) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hóa. Phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị. Sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ( k ) đã che đậy đi thực chất bóc lột của nhà tư bản. Giá trị hàng hóa: W = k + m, trong đó k = c + v. Nhìn vào ta dễ hiểu lầm rằng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) tạo ra giá trị thặng dư nhưng thực chất là chi phí lao động (v) tạo ra giá trị thặng dư. Việc hình thành nên chi phí sản xuất tư bản đã xóa nhòa khoảng cách giữa c và v. Như vậy, lao động không công của người công nhân tạo ra giá trị thặng dư đã không được tính trong chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó chính là sự bóc lột của tư bản đối với công nhân lao động nhưng đã bị che đậy bởi khái niệm chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thông qua ví dụ sau, ta sẽ thấy rõ được sự khác nhau giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với chi phí thực tế. Ví dụ: Để sản xuất sợi, nhà tư bản phải mua các yếu tố sản xuất sau: 10 kg bông giá: 10 đô la. Nhóm21 15
  16. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Mua sức lao động sử dụng một ngày 3 đô la. Hao mòn máy móc 2 đô la để chuyển hết 10 kg bông thành sợi. Giả sử trong 4 giờ đầu, bằng lao động cụ thể người công nhân chuyển hết 10 kg bông ra sợi. Bằng lao động trừu tượng công nhân tạo thêm giá trị mới là 3 đô la, bằng với tiền công của mình tức tiền mua sức lao động của nhà tư bản. Đến đây sản phẩm của quá trình lao động trong 4 giờ có tổng giá trị là 10+2+3=15 đô la. Nếu ngày lao động chỉ có 4 giờ thì nhà tư bản không có lợi gì. Nhưng việc thuê lao động là 8 giờ/ ngày, do vậy, công nhân tiếp tục lao động thêm 4 giờ nữa. Trong 4 giờ sau, nhà tư bản chỉ chi phí thêm: 10 đô la mua bông + 2 đô la hao mòn máy móc. Còn lao động của công nhân không đươc trả công nhưng họ vẫn hao phí một lượng lao động kết tinh vào trong sợi là 3 đô la. Kết quả của 4 giờ lao động sau tạo ra sợi có giá trị là 15 đô la. Tổng cộng ngày lao động 8 giờ, nhà tư bản chi phí những khoản sau: Mua bông 20 đô la. Hao mòn máy 4 đô la. Trả công cho công nhân 3 đô la.  Tổng cộng chi phí tư bản 27 đô la. Nhưng chi phí lao động thực tế (lao động sống và lao động quá khứ) để sản xuất hàng hóa sợi của nhà tư bản có giá trị 15 + 15 = 30 đô la. Như vậy so với chi phí tư bản, nhà tư bản thu được 3 đô la dôi ra. 3 đô la đó chính là giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Qua ví dụ trên ta thấy, chủ nghĩa tư bản thu được giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Nhóm21 16
  17. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 7. So sánh giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư bản ứng trước. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là một bộ phận của tư bản ứng trước, bởi lẽ:  Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng tổng tư bản cố định (c1), tư bản lưu động (c2) và tư bản khả biến (v). Tuy nhiên, tư bản cố định không chuyển hết giá trị ngay trong một năm, mà giá trị của nó được chuyển trong nhiều năm nên công thức của chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ là: k = c1 đã hao mòn + c 2 + v  Tư bản ứng trước là toàn bộ tư bản ứng ra cho quá trình sản xuất của nhà tư bản, bao gồm cả phần tư bản bất biến đã hao phí trong sản xuất và phần chưa hao phí. K = c1 đã hao mòn + c1 chưa hao mòn + c2 + v Thông qua ví dụ sau, ta sẽ thấy rõ được sự khác nhau giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư bản ứng trước Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư, với : Số tư bản cố định ( c1 ) là 1200 đơn vị tiền tệ. Số tư bản lưu động ( c2 và v ) là 480 đơn vị tiền tệ. Trong đó, giá trị của nguyên, nhiên, vật liệu ( c2 ) là 300, tiền công ( v ) là 180. Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ thì: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng: k = c1 đã hao mòn + c2 + v = 120 + 480 = 600 đơn vị tiền tệ Tư bản ứng trước bằng: K = c1 đã hao mòn + c1 chưa hao mòn + c2+ v = 1200 + 480 = 1680 đơn vị tiền tệ  K› k Nhóm21 17
  18. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI CHI PHÍ THỰC TẾ Chi phí sản xuất tư bản Chi phí thực tế chủ nghĩa Về lượng c+v+m > c+v Đây là chi phí về tư bản mà Đây là chi phí thực tế về lao động Về chất nhà tư bản bỏ ra để sản xuất để sản xuất hàng hóa hàng hóa BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI TƯ BẢN ỨNG TRƯỚC Chi phí sản xuất tư bản Tư bản ứng trước chủ nghĩa K = c1 đã hao mòn + c1 chưa hao mòn k = c1 đã hao mòn + c2 + v + c2 + v Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ Tư bản ứng trước là toàn bộ tư bản ứng ra là một bộ phận của tư bản ứng trước cho quá trình sản xuất của nhà tư bản, bao gồm cả phần tư bản bất biến đã hao phí trong sản xuất và phần chưa hao phí Nhóm21 18
  19. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn PHẦN 3: Ý NGHĨA THỰC TIỄN Qua những phân tích ở trên, ta thấy rằng: Các nhà tư bản rất quan tâm đến tư bản ứng trước và chi phí đã đầu tư, họ luôn tìm mọi cách để tiết kiệm chúng, giảm chi phí sản xuất và bảo toàn chúng để có giá trị thặng dư ngày càng nhiều. Phạm trù chi phí sản xuất và tư bản ứng trước không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị. Chỉ có chi phí lao động sống mới tạo ra giá trị mới của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa tăng lên, tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản. Việc phân tích trên giúp chúng ta càng làm rõ được thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Đó là bóc lột giá trị thặng dư của công nhân làm thuê, tạo ra trong quá trình sản xuất. Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, C. Mác đã có một nhận định có tính chất dự báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: "Mục đích thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng trước tối thiểu, sản xuất ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa”. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ: chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi phương án tìm cách định lượng chính xác mức độ bóc lột người lao động đều xa rời thực tế và không thể thực hiện được. Để hạn chế quan hệ bóc lột, các chủ trương - chính sách của nhà nước đều được thể chế hóa thành luật và các bộ luật. Khi đó, nó chẳng những góp phần xây Nhóm21 19
  20. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Mặt khác, nhà nước cũng phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhóm21 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2