Tiểu luận Những vấn đề cơ bản và cập nhật của lịch sử thế giới: Tìm hiểu về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (Thế kỉ III-thế kỉ V)
lượt xem 11
download
Nội dung của tiểu luận tìm hiểu khái quát chung về đế quốc La Mã; quá trình suy yếu và sụp đổ của đố quốc Tây La Mã cổ đại; nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Những vấn đề cơ bản và cập nhật của lịch sử thế giới: Tìm hiểu về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (Thế kỉ III-thế kỉ V)
- [Type the document title] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ ---------- Đề tài: TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ SỤP ĐỔ CỦA ĐẾ QUỐC TÂY LA MÃ CỔ ĐẠI (thế kỉ III-thế kỉ V) SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Lớp: SP Lịch sử 4B_K37 MSSV: K37.602.104 (Ca 2) Môn: Những vấn đề cơ bản và cập nhật của lịch sử thế giới TP Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2014
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 5 A. Khái quát chung về đế quốc La Mã (27 TCN-1453) ................................................. 6 I. Địa lí và dân cư .............................................................................................................. 6 I.1. Địa lí ........................................................................................................................ 6 I.2. Dân cư...................................................................................................................... 7 II. Tình hình chính trị ......................................................................................................... 7 II.1. Những năm cuối của nền Cộng hòa ....................................................................... 7 II.2. Thời kì Quân chủ.................................................................................................... 7 1. Thời kì Nguyên thủ ......................................................................................... 7 2. Thời kì Vương chủ .......................................................................................... 9 III. Tình hình kinh tế ........................................................................................................... 9 IV. Tình hình xã hội ........................................................................................................... 11 B. Quá trình suy yếu và sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V)12 I. Những khủng hoảng trong thế kỉ thứ III sau công nguyên và sự hưng thịnh của đạo Cơ Đốc 12 I.1. Những khủng hoảng trong thế kỉ thứ III sau công nguyên ................................... 12 1. Sự khủng hoảng của chế độ nô lệ ................................................................. 13 2. Sự khủng hoảng về kinh tế và sự ra đời, phát triển của chế độ lệ nông ....... 14 3. Sự khủng hoảng về chính trị ......................................................................... 19 4. Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân và những cuộc xâm nhập của người “man tộc” .............................................................................................................. 20 a) Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ...................................................... 20 b) Những cuộc xâm nhập của người “man tộc” ................................................... 22 I.2. Sự xuất hiện và diễn biến của đạo Cơ Đốc ........................................................... 23 1. Bối cảnh xã hội đã sản sinh ra đạo Cơ Đốc và nguồn gốc tư tưởng của đạo này 24 Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 2
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) 2. Giáo lý và sự tổ chức trong thời kì đầu của đạo Cơ Đốc .............................. 25 3. Sự truyền bá và diễn biến của đạo Cơ Đốc ................................................... 27 II. Thời kì sau của đế quốc La Mã.................................................................................... 28 II.1. Sự thống trị của Diocletianus, Constantine và sự thiết lập chế độ Vương chủ.... 28 II.2. Đạo Cơ Đốc được hợp thức hóa và sự tranh đấu của các giáo phái .................... 31 II.3. Tình huống xã hội và sự chia cắt của đế quốc ..................................................... 34 III. Sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã............................................................................... 35 III.1. Cuộc đại di chuyển của dân tộc và sự thành lập các vương quốc của người Germans ....................................................................................................................... 35 Vương quốc VisiGoth (Tây Goth): ............................................................... 36 Vương quốc Suevos: ..................................................................................... 36 Vương quốc Vandal: ..................................................................................... 37 Vương quốc Burgondes: ............................................................................... 37 Các vương quốc của người Anglo Saxons: .................................................. 37 Vương quốc OstroGoth (Đông Goth): ......................................................... 38 Vương quốc Francs: ..................................................................................... 38 Vương quốc Lombard:.................................................................................. 38 III.2. Cuộc nổi loạn của Maximus và sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã ................... 40 C. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại .......................... 42 I. Đường lối binh sĩ ngăn cản sự phát triển của nông nghiệp ......................................... 43 II. Sự phát triển của “chế độ bảo hộ” ............................................................................... 44 III. Những cuộc xâm nhập của người “man tộc” .............................................................. 44 IV. Sự ảnh hưởng của đạo Cơ Đốc .................................................................................... 46 V. Sự nổi lên của đế quốc Đông La Mã ........................................................................... 47 VI. Tình trạng tham nhũng và những bất ổn về chính trị .................................................. 47 VII.Tình trạng lạm phát ..................................................................................................... 47 Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 3
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 49 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 55 Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 4
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) MỞ ĐẦU Đế quốc La Mã, hay còn gọi là đế quốc Roma (tiếng Latinh: IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại, là sự tiếp nối của Cộng hòa La Mã. Lịch sử của đế quốc La Mã trải dài qua 16 thế kỷ, bắt đầu từ năm 27TCN với sự lên ngôi của Hoàng đế Augustus và có nhiều mốc kết thúc khác nhau, bao gồm sự phân chia cuối cùng thành Tây La Mã và Đông La Mã vào năm 395, sự diệt vong của đế quốc Tây La Mã vào năm 476 và cuối cùng là sự diệt vong của đế quốc Đông La Mã vào năm 1453. Lịch sử của đế quốc La Mã bao gồm nhiều giai đoạn phát triển của nhà nước La Mã. Nó bao gồm đế quốc La Mã cổ đại, thời kỳ bị chia làm đế quốc Tây La Mã và đế quốc Đông La Mã, cuối cùng là lịch sử của đế quốc Đông La Mã (còn gọi là đế quốc Byzantine) trong thời Trung cổ. Là quốc gia rộng lớn và hùng mạnh nhất thời kỳ cổ đại, đế quốc La Mã trải dài 6 triệu km2 với dân số khoảng 60 triệu người. Các kỹ sư La Mã đã phát hiện và trùng tu hơn 1.000 thành phố và thị trấn, biến một châu Âu thuần nông thành một đại công trường đô thị hóa. Trong thế kỷ thứ III, quân đội La Mã sở hữu 450.000 bộ binh và 45.000 lính hải quân. Nhưng rốt cuộc nhà nước ấy cũng không tránh khỏi quy luật hưng vong của lịch sử, đạt cực thịnh dưới triều đại Trajan (98-117 sau Công nguyên) để rồi bị diệt vong dưới tay các man tộc. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 5
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) A. Khái quát chung về đế quốc La Mã (27 TCN-1453) I. Địa lí và dân cư I.1. Địa lí La Mã (Roma) là tên của một quốc gia cổ đại ở phương Tây mà nơi phát nguyên là bán đảo Ý (Italia). Đây là một bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu, hình chiếc ủng vươn ra Địa Trung Hải, diện tích khoảng 300.000 km2, phía Bắc có dãy núi Anpơ ngăn cách Italia với châu Âu, phía Nam có đảo Sicilia, phía Tây có đảo Corse và đảo Sardegna. Ở đây có nhiều đồng bằng màu mỡ và nhiều đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi gia súc. Ngoài ra còn có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt… để chế tạo công cụ sản xuất và vũ khí. Bờ biển phía Đông không thuận tiện cho tàu thuyền đi lại nhưng bờ biển phía Nam có nhiều vịnh và cảng do đó vùng Nam Italia đã có quan hệ sớm với Hy Lạp. Bán đảo Italia về mặt địa hình không bị chia cắt thành những vùng biệt lập nên thuận lợi cho việc thống nhất về chính trị. Do đó, sau khi làm chủ bán đảo Italia, La Mã đã lần lượt chinh phục toàn bộ vùng đất đai bao quanh Địa Trung Hải lập thành một đế quốc rộng lớn gồm đất đai của ba châu Âu, Á, Phi. Đế quốc La Mã là một trong những đế quốc lớn nhất trong lịch sử. Trong thực tế, công cuộc bành trướng của người La Mã đã được thực hiện chủ yếu dưới thời Cộng hoà, mặc dù các vùng ở khu vực Bắc Âu đã được chinh phục vào thế kỷ I, khi mà người La Mã đã củng cố quyền lực của họ ở châu Âu, châu Phi và châu Á. Trong suốt triều đại của Augustus, một "bản đồ toàn cầu nổi tiếng thế giới" đã được trưng bày lần đầu tiên trước công chúng tại Roma. Đế quốc đạt tới ngưỡng mở rộng lớn nhất của nó dưới thời Trajanus (trị vì từ năm 98-117), trên một diện tích lên tới 5.000.000 km2 vào năm 2009 và được chia thành bốn mươi quốc gia khác nhau hiện nay. Bất cứ thành phố nào trong ba thành phố lớn nhất của Đế quốc-Roma, Alexandria và Antioch gần như đều có kích thước gấp đôi bất kỳ thành phố châu Âu vào đầu thế kỷ XVII. Vị hoàng đế kế vị Trajanus, Hadrianus đã thông qua một chính sách duy trì thay vì mở rộng đế quốc. Biên giới đã được đánh dấu, còn các phòng tuyến biên giới luôn được tuần tra. Trường thành Hadrian vốn ngăn cách thế giới La Mã khỏi những gì đã được coi là một mối đe dọa man rợ luôn hiện diện. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 6
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) I.2. Dân cư Cư dân chủ yếu và cũng là thành phần cư dân có mặt sớm ở bán đảo Italia gọi là người Italia (Italotes), trong đó bộ phận sống ở vùng Latium gọi là người Latinh. Về sau một nhánh của người Latinh đã dựng lên thành La Mã ở trên bờ sông Tibrơ, từ đó họ được gọi là người La Mã. Ngoài ra còn có người Gôloa, người Eâtơruxcơ, người Hy Lạp. Người Gôloa cư trú ở miền cực Bắc của bán đảo, người Eâtơruxcơ ở miền Bắc và miền Trung, người Hy Lạp ở các thành phố ven biển phía Nam bán đảo Italia và đảo Xixin. II. Tình hình chính trị II.1. Những năm cuối của nền Cộng hòa Vào cuối thời Cộng hòa La Mã, Julius Caesar nổi lên, giành nhiều thắng lợi trong các trận chiến bên ngoài và tiêu diệt các đối thủ chính trị của mình. Ông tiến lên nắm quyền lực to lớn cả về chính trị lẫn quân sự. Sự tập trung quyền lực vào tay Caesar đã làm lung lay thể chế Cộng hòa. Sau khi Caesar bị ám sát vào năm 44 TCN, đã có một cuộc nội chiến xảy ra trong những năm tiếp theo. Cuối cùng, Octavian (người được Caesar chỉ định thừa kế mình) đã giành chiến thắng trước mọi đối thủ. Trong đó đáng chú ý nhất là năm 31 TCN ông đã đánh bại hoàn toàn Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium. Octavian cũng cho xử tử con trai của Cleopatra là Caesarion (người có thể là đứa con trai duy nhất của Caesar). Không còn đối thủ chính trị nào ngáng đường, Octavian trở về Rome để nắm quyền. Năm 27 TCN, ông được Viện nguyên lão tôn lên thành Augustus (mang nghĩa “người ở địa vị tối cao hoặc thiêng liêng”). Ông trở thành vị Hoàng đế La Mã đầu tiên và thời đại Cộng hòa La Mã cũng chấm dứt từ đây. II.2. Thời kì Quân chủ 1. Thời kì Nguyên thủ Triều đại của Augustus kéo dài hơn 40 năm (27 TCN-14), ông thường được xem là vị Hoàng đế vĩ đại nhất của đế quốc La Mã và đã tạo nên một nền tảng tư tưởng lâu dài cho ba thế kỷ tiếp theo của đế quốc và được gọi là thời kì "Nguyên Thủ" (27 TCN-284), 200 năm đầu tiên trong số đó theo truyền thống được coi là thời kì Thái bình La Mã (“Pax Romana”). Trong thời gian này, sự gắn kết bên trong đế quốc được đẩy mạnh nhờ Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 7
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) việc góp phần vào đời sống người dân, các quan hệ kinh tế, và sự chia sẻ chuẩn mực văn hóa, luật pháp và tôn giáo. Các cuộc khởi nghĩa ở các tỉnh thì không thường xuyên nổ ra, nhưng chúng lại bị dập tắt một cách "không thương tiếc và nhanh chóng" khi xảy ra, giống như ở Britain và Gaul. Các cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã nổ ra liên tục trong suốt 60 năm là một ngoại lệ về cả mặt thời gian và sự ác liệt của chúng. Triều đại Julio-Claudius sau đó còn có thêm bốn vị Hoàng đế-Tiberius, Caligula, Claudius, và Nero trước khi nó kết thúc vào năm 69. Tiếp theo đó là những cuộc nội chiến trong suốt "Năm tứ đế", và từ đó Vespasianus nổi lên với tư cách là người chiến thắng. Vespasianus đã trở thành người sáng lập của triều đại Flavius chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, trước khi nó được kế tục bởi triều đại Nerva-Antoninus mà tạo nên cái gọi là "Ngũ Hiền Đế": Nerva, Traianus, Hadrianus, Antoninus Pius và vị Hoàng đế triết gia Marcus Aurelius. Năm 212, dưới thời trị vì của Caracalla, triều đại Severus là một triều đại hỗn loạn và các vị Hoàng đế của triều đại này thường xuyên bị sát hại hoặc bị hành quyết. Như vậy, ta có thể thấy từ sau Hoàng đế Nero, ở La Mã đã thay đổi đến mấy vương triều, tình hình nói chung thường không ổn định, việc phế lập các Hoàng đế là nằm trong tay quân đội. "Cuộc khủng hoảng của thế kỷ III" là cái tên để chỉ sự vỡ vụn và gần như sụp đổ của đế quốc La Mã từ năm 235 đến năm 284. Nó cũng được gọi là "sự vô Chính phủ do quân đội". Sau khi Augustus kết thúc nội chiến (thế kỷ thứ I TCN), đế quốc La Mã đã trải qua một thời đại hòa bình, ít bị ngoại xâm và kinh tế phồn thịnh (“Pax Romana”). Tuy nhiên, tới thế kỷ III thì đế quốc phải trải qua những cuộc khủng hoảng chính trị, quân sự, kinh tế và bắt đầu suy sụp. Lúc nào cũng có những cuộc xâm lăng của man tộc, nội chiến và lạm phát. Cuộc khủng hoảng kết thúc bởi Hoàng đế Diocletian. Bằng cả tài năng lẫn vận may, ông đã giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách. Thế nhưng, vấn đề cốt lõi của La Mã vẫn còn đó và cuối cùng đã gây nên sự tận diệt của đế chế ở phía Tây. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 8
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) 2. Thời kì Vương chủ Năm 284, Dioccletian lên ngôi Hoàng đế (284–305). Ông đã bỏ danh hiệu Nguyên thủ, tự xưng là Vương chủ. Từ đó Hoàng đế La Mã trở thành người có quyền uy tuyệt đối như các Vua phương Đông. Hoàng đế Diocletianus sau đó đã ổn định tình hình đế quốc và thiết lập hệ thống phân chia quyền lực giữa bốn vị đồng Hoàng đế (gọi là Tứ đầu chế). Sau thời ông tình hình đế quốc lại trở nên bất ổn, nhưng trật tự sau đó lại được Constantinus I-vị Hoàng đế đầu tiên theo Ki-tô giáo và là người thành lập tân đô của đế quốc ở phía Đông là Constantinopolis lập lại. Trong các thập kỷ sau đế quốc thường được phân chia theo một trục Đông-Tây (Constantinopolis/Roma). Theodosius I là hoàng đế cuối cùng trị vì cả Đông lẫn Tây, năm 395, Hoàng đế Theodosius đã chia đế quốc La Mã thành hai phần giao cho hai người con cai quản. Từ đây hình thành hai đế quốc La Mã hoạt động độc lập về mặt chính trị với các vị hoàng đế khác nhau là đế quốc Tây La Mã và đế quốc Đông La Mã. Năm 476, một viên tướng người German là Odoacer nổi dậy làm chính biến lật đổ hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã là Romulus Augustus. Đế quốc Tây La Mã diệt vong ở đây. Sau khi Tây La Mã diệt vong vào thế kỷ thứ V, đế quốc Đông La Mã (thường gọi là Đế chế Byzantine), vốn giàu có hơn, đã tồn tại và phục hồi được sức mạnh của mình. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc chiến tranh, lãnh thổ của đế quốc bị thu hẹp dần và cuối cùng đã sụp đổ vào năm 1453 khi Mehmed II của đế quốc Ottoman chinh phục thành Constantinople. III. Tình hình kinh tế Đế quốc La Mã có lẽ được đánh giá tốt nhất ở việc có một mạng lưới các nền kinh tế khu vực, dựa trên một hình thức của "chủ nghĩa tư bản chính trị" trong đó nhà nước giám sát và quy định các hoạt động thương mại để đảm bảo nguồn thu của nó. Tăng trưởng kinh tế của đế quốc mặc dù không thể so sánh với các nền kinh tế hiện đại, nhưng nó đã lớn hơn so với hầu hết các xã hội khác trước khi tiến hành công nghiệp hóa. Nền nông nghiệp và thương mại đã chi phối kinh tế của đế quốc La Mã từ rất sớm, ngoài ra còn có sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa của tư nhân, quy mô lớn của nhà nước. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 9
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) Về nông nghiệp, trong các Latiphundia, việc chuyên môn hóa cây trồng ddwuwocj xúc tiến mạnh mẽ. Nho và ôliu vẫn tiếp tục giữ vai trò hàng đầu trong các loại cây trồng ở đế quốc La Mã. Dầu ô liu và rượu vang là những sản phẩm quan trọng nhất trong thế giới văn minh cổ đại và là mặt hàng xuất khẩu của Italy. Từ những năm cuối thế kỉ II-đầu thế kỉ III, một hiện tượng mới trong sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện, dù chưa phải là phổ biến: đó là một số ít Latiphundia, trước đây vẫn trồng nho, ôliu đã bắt đầu chuyển sang trồng cây lương thực, thậm chí một số chủ nô cũng đã chia nhỏ điền trang rộng lớn của mình thành những mảnh đất nhỏ, cùng với công cụ sản xuất, giao cho nô lệ tự sản xuất. Những mầm mống đầu tiên của một phương thức canh tác mới trong nông nghiệp đã xuất hiện, tạo những tiền đề cho chế độ lệ nông ở giai đoạn sau hình thành, phát triển. Thời kì này, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở đế quốc La Mã đã có những phát triển, trước hết phải kể đến những tiến bộ về mặt kĩ thuật trong sản xuất thủ công nghiệp. Đó là những tiến bộ trong kĩ thuật chế tác kim khí, sự phát minh ra cối xay nước, những cải tiến trong kĩ thuật chế tạo công cụ sản xuất. Sự phân công chuyên môn hóa trong sản xuất thủ công trở nên khá phổ biến trên toàn đế quốc, nhất là ở Bắc Italia và Campanie; đồ gốm vẽ hoa ở Acrotium; đèn thắp ở Mituna… Những sản phẩm thủ công, nhất là hàng thủ công xa xỉ phục vụ lối sống vương giả, được hết sức chú trọng, một số nghề thủ công phức tạp, đòi hỏi trình độ tinh xảo, khéo léo được hình thành (ví dụ nghề sản xuất mắt giả cho tượng, sản xuất dụng cụ mổ xẻ…). Ngoài những hướng sản xuất thủ công quy mô nhỏ và vừa của tư nhân, còn có những xưởng thủ công quy mô lớn của nhà nước chuyên khai thác kim loại, đá quý, sản xuất đồ gốm cao cấp… Ví dụ Hy Lạp và phía bắc Italy cung cấp đá cẩm thạch; số lượng lớn vàng bạc được khai thác ở Tây Ban Nha để tạo ra tiền xu, đồ trang sức; trong khi các mỏ ở Anh sản xuất sắt, chì và thiếc cho vũ khí. Theo đà phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp và mậu dịch hàng hải cũng rất phát đạt. Đế quốc La Mã có quan hệ buôn bán rộng rãi với Ả Rập, Ấn Độ, Trung Hoa. Thuyền buồm Roma ngược dòng Danube, sông Rhin, Vistule đến tận cùng vùng Baltique và bán đảo Scandinave. Trên mặt biển Địa Trung Hải, thuyền bè Roma đi lại nhộn nhịp. Những sản phẩm thủ công truyền thống của Roma hầu như có mặt ở khắp Italia, khắp các tỉnh của đế quốc và sang tận các nước phương Đông, Bắc Âu, biển Bantique… Ngược lại, những sản phẩm của phương Đông (hương liệu, gia vị, tơ lụa, đá quý) cũng thường Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 10
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) xuyên được các lái buôn Roma chuyển về khu vực Địa Trung Hải. Bên cạnh các thành phố, nhiều thành thị với tư cách là những trung tâm thương mại được xây dựng, như Longdinium (London ngày nay), Lucdunum (Lyon), Vindobora (Vienne)… IV. Tình hình xã hội Ngay từ cuối thế kỉ II, chế độ nô lệ ở La Mã đã có những dấu hiệu khủng khoảng mà về sau ngày càng trầm trọng. Nguồn cung cấp nô lệ không còn phong phú như trước nữa, vì nguồn nô lệ chủ yếu là tù binh mà từ đây các cuộc đấu tranh chinh phục ít dần. Chất lượng nô lệ cũng giảm sút, vì số tù binh bắt được trong thời kì này chủ yếu là người các tộc đang sống trong xã hội nguyên thủy. Họ kém xa các tù binh bắt được ở phương Đông về kiến thức và kĩ thuật. Hơn nữa do bị đối xử tàn tệ nên nô lệ thường chây lười trong công việc, cố tình phá hoại công cụ, lãng phí khi thu hoạch. Ngoài ra còn có một số nô lệ còn chống lại chủ, thậm chí giết chủ. Như vậy, việc bóc lột nô lệ theo phương thức cũ đã tỏ ra kém hiệu quả về kinh tế và không an toàn đối với chủ, vì vậy giai cấp chủ nô phải thay đổi thái độ đối xử đối vơi nô lệ, đồng thời phải thay đổi phương thức bóc lột nô lệ. Bắt đầu từ thế kỉ thứ I, cùng với sự khủng khoảng của quan lại nô lệ, một tầng lớp xã hội mới đã ra đời, đó là tầng lớp lệ nông. Đầu tiên một số địa chủ chủ nô đem ruộng đất của mình chia thành những phần nhỏ rồi phát canh cho các đối tượng như nông dân phá sản, dân thành thị chuyển về nông thôn, cư dân các man tộc mới vào La Mã, nô lệ được giải phóng. Họ đều được gọi chung là lệ nông. Lúc đầu lệ nông là người tự do, có một số vẫn có quyền công dân, thân phận của họ không phải suốt đời và tất nhiên không phải cha truyền con nối. Họ chỉ có một nghĩa vụ là phải nộp địa tô cho chủ ruộng đất bằng tiền hoặc bằng sản phẩm. Mức thu địa tô lúc đầu bằng 1/3 thu hoạch. Do quan hệ lệ nông tỏ ra phù hợp với việc phát triển sản xuất ở trong các điền trang nên dần dần các chủ nô thường đem ruộng đất chia cho nô lệ của mình cày cấy và bắt họ phải nộp cho mình một phần thu hoạch, do đó những người nô lệ này cũng biến thành lệ nông. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 11
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) Về sau, cùng với sự phát triển của chế độ lệ nông, địa vị của lệ nông ngày càng thấp kém, thân phận của lệ nông phải cha truyền con nối và bị gắn chặt vào ruộng đất. Mức địa tô phải nộp cao hơn trước kia nhiều. Họ không còn là những người có quyền tự do hoàn toàn nữa, do đó không được kết hôn với những phụ nữ có địa vị tự do. Do đó, lệ nông chính là tiền thân của nông nô thời trung đại. B. Quá trình suy yếu và sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) I. Những khủng hoảng trong thế kỉ thứ III sau công nguyên và sự hưng thịnh của đạo Cơ Đốc I.1. Những khủng hoảng trong thế kỉ thứ III sau công nguyên Từ thế kỉ thứ II đến thế kỉ thứ III sau công nguyên, về các mặt kinh tế, chính trị trong xã hội La Mã đã bùng nổ những nguy cơ một cách toàn diện, lịch sử gọi đó là Cuộc khủng hoảng trong thế kỉ thứ III. Khủng hoảng của chế độ nô lệ La Mã ngay từ thế kỉ II đã bắt đầu bộc lộ tại Italia. Đến thế kỉ III, những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội nô lệ ngày càng gay gắt, cuối cùng dẫn tới tình trạng nông nghiệp bị trì trệ, thương nghiệp suy sụp, thành phố tiêu điều, tài chính cạn kiệt, chính trị rối loạn, những cuộc khởi nghĩa của nô lệ diễn ra liên tục khiến xã hội La Mã lầm vào hoàn cảnh chao đảo dữ dội. Mối quan hệ sản xuất trong chế độ nô lệ đã trở thành gông cùm đối với sự phát triển sản xuất. Trong những thời kì trước, sức sản xuất của La Mã vốn đang phát triển, nhưng vì sự lao động của nô lệ là lao động cưỡng bách nên càng ngày họ không những thiếu phần tích cực trong lao động, mà còn chống đối qua nhiều hình thức như phá hoại công cụ sản xuất, bỏ trốn, thậm chí khởi nghĩa vũ trang. Trước tình trạng đó, hiệu quả trong lao động sản xuất ngày càng xuống dốc, khiến việc sử dụng nô lệ càng ngày càng khó có lãi. Mặt khác, cơ cấu thống trị của giai cấp chủ nô đã hủ hóa đến mức trầm trọng, sự ăn bám của họ ngày càng nặng nề. Trong khi đó, tốc độ phân hóa giàu nghèo ngày càng nhanh, nhân số người vô sản lưu manh ngày càng nhiều. Trong thế kỉ I, thành phần vô sản lưu manh ở La Mã có từ 20-30 vạn, đến thế kỉ III-IV đã tăng lên đến 80 vạn. Bộ máy quốc gia La Mã duy trì những cơ cấu to lớn, cần đến nhiều kinh phí. Những kinh phí đó dùng để trấn áp bên trong, dụng binh với bên ngoài, cung cấp cho những cuộc tranh giành Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 12
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) quyền lực giữa các tập đoàn thống trị và còn được dùng vào việc tổ chức vui chơi giải trí trong mùa lễ hội. Trong thời đại đế quốc, do muốn khoe khoang sự giàu có của mình, thỏa mãn nhu cầu hưởng thủ của giai cấp chủ nô, lễ hội hàng năm mỗi lúc được đặt ra nhiều thêm. Trong thế kỉ I, trong cả năm La Mã có 66 ngày lễ hội, đến thế kỉ II tăng lên 123 ngày, đến thế kỉ IV tăng lên 175 ngày. Khi họ thiếu hụt về tài chính lại cho đánh thuế bổ sung vào. Người lao động không chịu nổi mức thuế nặng nề do giới thống trị đặt ra, tất nhiên đối với kinh tế xã hội họ có những hành vi phá hoại. Qua đó, trong mối quan hệ sản xuất của chế độ nô lệ, cũng như trong thượng tầng kiến trúc của chế độ này, những mối mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn và cuối cùng đi đến khủng hoảng toàn diện. 1. Sự khủng hoảng của chế độ nô lệ Nông trang theo chế độ nô lệ ở Italia đã khá phổ biến vào cuối thời kì Cộng hòa, đến đầu thời kì đế quốc vẫn tiếp tục được lưu hành vì các quý tộc nguyên lão vẫn tiếp tục đầu tư lớn vào nông nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ cuối thế kỉ II, chế độ nô lệ ở La Mã đã có những dấu hiệu khủng khoảng. Sang thế kỉ thứ III, sự khủng hoảng ấy càng tỏ ra nghiêm trọng, sâu sắc hơn. Số lượng nô lệ ngày càng giảm sút, một mặt nguồn cung cấp nô lệ chủ yếu là nô lệ tù binh ngày càng giả đi vì những cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng cương vực không diễn ra ồ ạt như giai đoạn trước, biên giới của đế quốc đã vươn khá xa và dường như đã vượt quá khả năng cai quản của đế quốc La Mã, mặt khác sự bóc lột vô cùng tàn khốc của phương thức sản xuất chiếm nô đã làm mất khả năng lao động với một số khá đông nô lệ, tình trạng thiếu lực lượng sản xuất đã xảy ra đối với nền kinh tế toàn diện của đế quốc La Mã. Chất lượng và khả năng lao động của nô lệ cũng giảm sút nghiêm trọng. Phương thức sản xuất chiếm nô không thể làm cho kĩ thuật canh tác tiến bộ lên, công cụ sản xuất vẫn thô kệch nặng nề (để nô lệ đỡ phá hỏng). Những phát minh cải tiến trong kĩ thuật sản xuất hầu như không được áp dụng. Bị bóc lột tàn tệ và bị cưỡng bức lao động, nô lệ đã tìm mọi cách phá hoại nền kinh tế chủ nô (làm hỏng công cụ sản xuất, làm ẩu, trốn tránh lao động, lãng phí khi gieo trồng cũng như khi thu hoạch…). Do vậy năng suất lao động và hiệu quả lao động ngày càng giảm sút theo thời gian. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 13
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) Mặc dù không có những cuộc khởi nghĩa vũ trang quy mô lớn của nô lệ như khởi nghĩa Spartacus, nhưng sự phản kháng của nô lệ vẫn thường xuyên xảy ra lúc ngấm ngầm, lúc công khai đã làm cho tầng lớp chủ nô gặp nhiều khó khăn và góp phần làm suy giảm khả năng của chế độ nô lệ trong giai đoạn này. Vào thế kỉ thứ I sau Công nguyên, một nhà nông học người La Mã là Columella đã qui tội cho sự suy sụp nông nghiệp là do sự lao động của nô lệ . Ông nói: “Đem ruộng đất giao cho nô lệ canh tác là điều không thích nghi nhất. Việc làm đó cũng giống như giao ruộng đất cho đao phủ để hành hình” (theo sách Luận nông nghiệp của Columella). Sự khủng hoảng ngày một trầm trọng của chế độ nô lệ đã đặt giai cấp chủ nô Roma đến trước một thực tế: Muốn tiếp tục tồn tại và phát triển, phải có sự nhìn nhận mới về chế độ nô lệ, trước mắt phải thay đổi cách đối xử và hình thức bóc lột. Đây là một công việc rất mới và rất khó đối với qusy tộc chủ nô (vốn rất bảo thủ), do đó, việc giải quyết tình trạng khủng hoảng của chế độ nô lệ ở Roma đã diễn ra nhưng hết sức chậm chạp, không đồng đều, thậm chí còn tạo nên những bất đồng trong nội bộ giới quý tộc chủ nô. Các Hoàng đế La Mã đã cố gắng duy trì và phục hưng chế độ nô lệ. Hoàng đế Claudius đã ban hành luật pháp cấm bắt nô lệ ốm đau lao động nặng, cấm giết chết những nô lệ đau yếu. Nero đã cấm đưa nô lệ ra đấu với dã thú. Antonius ra sắc lệnh nếu không có lí do chính đáng, chủ nô không được giết chết nô lệ của mình… Những cố gắng của giai cấp chủ nô trong chừng mực nào đó đã góp phần vào việc cứu vãn sự sụp đổ của chế độ nô lệ. Bô phận quý tộc chủ nô ruộng đất đã tìm thấy lối thoát có hiệu quả hơn. Họ chia xẻ các Latiphundia rộng lớn kia thành những mảnh ruộng nhỏ rồi giao cho nô lệ cày cấy, thu hoạch, nộp cho chủ nô và được giữ sản phẩm của mình. Lối kinh doanh này ngày càng tỏ ra có hiệu quả đã lôi kéo nhiều quý tộc khác thực hành phương pháp bóc lột kiểu mới này. Thân phận và đời sống nô lệ có phần được cải thiện. Về hình thức, chế độ nô lệ được phục hưng nhưng trong thực tế, phương thức bóc lột mới này càng phổ biến thì chế độ nô lệ càng tiến gần đến ngưỡng cửa diệt vong, nhường chỗ cho chế độ mới, chế độ lệ nông. 2. Sự khủng hoảng về kinh tế và sự ra đời, phát triển của chế độ lệ nông Từ giữa thế kỷ I trở đi, chế độ điền trang bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng. Việc sử dụng sức lao động tập thể nô lệ đã trở nên không thích hợp, năng suất lao động ở các Latiphundia suy giảm. Hiện tượng quý tộc chủ nô xé nhỏ các Latiphundia thành Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 14
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) nhiều mảnh, giao trực tiếp cho nô lệ hoặc những người không ruộng đất canh tác ngày càng trở nên phổ biến. Các Latiphundia rộng lớn xưa dần tan vỡ, nhường chỗ cho các điền ấp-Saltus. Nếu trước đây các Latiphundia chuyên canh trồng cây công nghiệp phục vụ cho kinh tế thủ công nghiệp và thương mại, thì bây giờ trong các Saltus người ta đã chuyển dần sang trồng cây lương thực. Việc tan rã của các Latiphundia không những thể hiện sự khủng hoảng suy vong của chế độ chiếm nô Roma, mà còn kéo theo hàng loạt những thay đổi trong phương thức canh tác, phương thức bóc lột và tính chất của nền kinh tế. Khủng hoảng về mặt kinh tế của chế độ nô lệ La Mã, trước tiên thể hiện ở chỗ tình hình nông nghiệp bị suy thoái. Nông nghiệp ở Italia ngay từ đầu thế kỉ thứ II đã dần xuống dốc. Các nhà vua trong vương triều Antonius vì muốn ngăn chặn sự sụp đổ ở Italia nên đã áp dụng nhiều biện pháp. Như đời vua Nerva đã lập quỹ cho vay lãi nhẹ, mua ruộng đất để cấp phát cho những cư dân không ruộng đất. Đời vua Traijan qui định đẳng cấp nguyên lão phải đầu tư 1/3 tài sản của mình vào nông nghiệp… Nhưng, tất cả những biện pháp đó đều không thu được hiệu quả gì. Đến cuối thế kỉ thứ hai thì tình trạng nông nghiệp bị suy sụp càng rõ rệt hơn. Trong thời kì đế quốc, tại Italia và tại một số hành tỉnh được sử dụng rất nhiều lao động nô lệ trên cơ sở đại trang trại. Đến thế kỉ thứ III, các trang trại loại này thu vào không đủ chi ra. Nguyên nhân của hiện tượng này là: Thứ nhất, việc cưỡng bức nô lệ thường thu lợi nhuận rất ít, nhất là những cuộc đấu tranh chống đối của nô lệ càng khiến việc sản xuất theo chế độ nô lệ rất khó duy trì, thậm chí còn là nguy hiểm đối với bản thân người người chiếm hữu nô lệ. Thứ hai, từ thế kỉ thứ II trở về sau, đế quốc La Mã đối với các nước bên ngoài đã chuyển sang thế thủ. Nguồn cung cấp nô lệ do đó ít đi, giá bán nô lệ ngày một tăng cao. Thứ ba, thị trường tiêu thụ nông sản thu hẹp. Ở Italia, trước kia những nông sản như rượu nho, dầu oliu do các nô lệ ở các trang trại sản xuất ra, có thể bán sang Tây Ban Nha, Gallia, Bắc Phi và các vùng sông Rhine, sông Danube. Nhưng ngày nay những khu vực đó đang phát triển sản xuất, lại có những sản phẩm của Hy Lạp, Tiểu Á ở phía Đông cạnh tranh. Cho nên sản phẩm của Italia đã mất thị trường tiêu thụ. Hầu hết những trang trại chuyển sang trại chăn nuôi, nên việc sản xuất nông nghiệp ngày càng suy sụp. Quá trình này đến thế kỉ thứ III đã lan rộng đến một số địa phương như châu Phi, Gallia… Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 15
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) Phương thức bóc lột cũng thay đổi, chủ nô đã không sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ mà giao trực tiếp cho nô lệ những mảnh ruộng nhỏ cùng với công cụ lao động để nô lệ tự tiến hành nền tiểu sản xuất của họ, nộp sản phẩm cho chủ. Lối bóc lột mới này vừa có lợi cho chủ, vừa có lợi cho người sản xuất, kích thích hứng thú và khả năng lao động của họ, để tạo ra năng suất lao động cao. Thế là chế độ lệ nông xuất hiện như một thích ứng với kiểu bóc lột này đã càng làm cho chế độ nô lệ bước dần đến ngưỡng cửa của sự suy vong. “Lệ nông” chữ Latinh là Coloni, trước tiên có nghĩa là nông dân tự canh tác, tức đem sức lao động của mình và cũng dùng để chỉ những người di dân canh tác ở những vùng thực dân địa. Lệ nông đã tồn tại trong thời kì cuối của nước Cộng hòa La Mã. Chế độ lệ nông lúc mới đầu chỉ áp dụng ở những điền trang xa mà chủ nô không còn khả năng trực tiếp quản lý, sau đó dần phát triển và phổ biến khắp đế quốc. Chế độ lệ nông đã làm xuất hiện một lớp người mới trong xã hội Rôma. Đó là những người lệ nông. Khái niệm, thân phận và địa vị những người lệ nông cũng có những thay đổi theo thời gian. Trong đó thời kỳ đầu, lệ nông là những người tự do (có thể là nông dân không có ruộng đất, hoặc nô lệ được giải phóng), họ có quyền công dân, có thể đảm nhận các chức vụ tôn giáo hoặc là thành viên của các hội đồng địa phương. Mối quan hệ giữa chủ nô có tư liệu sản xuất và lệ nông đơn thuần chỉ là mối quan hệ về kinh tế, canh tác ruộng của chủ nô, lệ nông phải nộp tô (khoảng từ 1/3 đến 1/2 thu hoạch), ngoài ra, mỗi năm lệ nông phải làm việc không công trên những lô đất của chủ từ 6-12 ngày. Khi chế độ lệ nông thành phổ biến, khi chủ nô đem chia nhỏ Latiphundia rồi giao cho nô lệ của mình canh tác, khái niệm thân phận, địa vị lệ nông thay đổi. Trong thời kì đó, nguồn lệ nông được đáp ứng từ hai loại người, giống như trong thế kỉ thứ I và trong thế kỉ thứ II là nô lệ và những người nông dân nghèo. Đến thế kỉ thứ III thì nguồn lệ nông được tăng thêm từ các “man tộc” như người Germans, họ được Chính phủ La Mã đưa tới những vùng đất hoang để canh tác. Khi chế độ “bảo hộ” dần dần được lưu hành, thì nó là một con đường chuyển hóa mới đối với người nông dân nghèo và người lệ nông. Người nông dân nghèo do không chịu nổi gánh nặng thuế má, cũng như sự áp bức của quan viên, nhất là trong tình trạng xã hội xáo trộn, khó duy trì một đời sống kinh tế độc lập bắt buộc họ phải “hiến đất” cho đại địa chủ để yêu cầu được “bảo hộ”, rồi lại thuê đất từ tay địa chủ để canh tác rồi biến thành lệ nông. Ở các hành tỉnh như Gallia, châu Phi, Ai Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 16
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) Cập… qua hình thức đó đã sản sinh ra rất đông lệ nông. Riêng việc người Germans di dân vào La Mã và được đưa đến những vùng đất hoang dưới dạng thực dân, đã bắt đầu từ đời vua Adrian và đến đời vua Marcus Aurelius càng tăng thêm nhiều hơn. Cuối thế kỉ thứ III thì con số này càng tăng cao hơn nữa. Những người Germans nói trên khi di trú đến những vùng đất trên, thì dần dần trở thành lệ nông. Từ thế kỷ III, lệ nông (dù có nguồn gốc xuất thân khác nhau) cũng đều là những người trực tiếp sản xuất và bị trói buộc vào ruộng đất của chủ, lệ thuộc vào chủ về thân phận và tư liệu sản xuất. Sang thế kỷ IV-V, địa vị của lệ nông lại càng sút kém. Năm 332, Hoàng đế Constannuco ban ra một sắc lệnh “Bất cứ người nào, chẳng những cần phải trả lệ nông bỏ trốn trở về nguyên chủ của họ, mà còn phải có trách nhiệm đóng thuế người của lệ nông trong thời gian ở đó”. Vì sắc lệnh này, thân phận lệ nông có tính chất thế tập, cha truyền con nối và hoàn toàn bị trói buộc vào ruộng đất. Năm 336, Hoàng đế La Mã xuống lệnh cho phép có thể bán lệ nông cùng một lúc với mảnh đất họ đang canh tác. Theo đó, trong trường hợp chủ nô bán ruộng đất thì những người lệ nông (và gia đình) đang canh tác trên các lô ruộng ấy sẽ bị bán kèm theo. Về mặt xã hội, họ không còn là người tự do có quyền tư hữu, có quyền công dân. Họ cũng không có quyền kết hôn với người tự do và hôn nhân giữa họ với nhau, họ cũng không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, khác hẳn nô lệ, lệ nông là những người được tự do tương đối trong sản xuất và được hưởng một phần thu hoạch. Như vậy, lệ nông không phải là người tự do, nhưng cũng không còn là nô lệ, họ là “tiền thân của nông nô thời trung đại”. Tất cả những điều đó đã nói lên thượng tầng kiến trúc của chế độ nô lệ đang ra sức ngăn chặn sự phát triển của chế độ lệ nông. Đồng thời, cố đè nén địa vị của người lệ nông xuống ngang hàng với địa vị người nô lệ. Do vậy, chỉ còn cách lật đổ chính quyền của chủ nô, mới có thể đưa chế độ lệ nông mới được phát triển thuận lợi. Việc xâm nhập của người Germans đã thúc đẩy cho quá trình này được tiến nhanh hơn. Cảnh ngộ của lệ nông, nô lệ và những người nông dân nghèo ngày càng xích lại gần nhau hơn. Từ đó tạo tiền đề cho một sự liên hợp khởi nghĩa giữa nô lệ và lệ nông. Sự suy sụp của ngành thủ công là có tương quan với sự suy sụp của nông nghiệp, về mặt này ở Italia nổi bật nhất. Cuối thời kì Cộng hòa, đầu thời kì đế quốc, các ngành thủ công ở Italia đều có sự phát triển, hình thành những ngành nghề làm đồ đồng xanh, đồ gốm, gạch ngói, làm đèn… Ngoài ra còn có nghề dệt len, nghề ép dầu làm rượu… Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 17
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) Những người lao động trong các nhành thủ công này, nô lệ và những người nô lệ được phóng thích chiếm từ 80-85% số còn lại là công nhân thuê mướn. Đến thế kỉ thứ III, do các ngành thủ công ở những địa phương như Gallia phát triển, nên ở Italia ngoài nghề dệt len tại Tesrentum, còn các ngành nghề khác như pha lê, đồ gốm, làm đèn, đúc kim loại đều sử dụng lao động nô lệ không có lãi. Nhất là ngoài thị trường các loại hàng hóa lại bị cạnh tranh nên cũng đã suy sụp. Sự suy sụp của nông nghiệp và các ngành thủ công kéo theo sự tiêu điều về mặt thương nghiệp ở thành thị. Trong khi đó, chính sách thuế má cũng như tiền tệ của Chính phủ đã khiến cho cảnh tượng tiêu điều nói trên càng bi đát hơn. Chính phủ do phải đáp ứng đầy đủ những chi tiêu của mình đã thông qua một chính sách đánh thuế nặng nề lên người dân. Công xã thành thị chịu trách nhiệm thu thuế và phụ trách những nghĩa vụ khác. Trái lại, sau khi nền kinh tế xuất hiện khủng hoảng, tài chính khó khăn, nguồn thu thuế ngày càng ít, nên thành thị cũng khó hoàn thành việc nộp thuế hàng năm. Chính phủ vì muốn đảm bảo được mức thuế bình thường, nên đã xuống lệnh cho các nghị viên ở các thành thị phải nộp tiền thuế. Các nghị viên ở thành thị không đủ tiền để nộp, đành phải bán đất đai, phóng thích nô lệ để họ trở thành người lệ nông tự canh tác trên miếng đất nhỏ. Thậm chí, có nhiều nghị viên ở các thành phố do không nộp nổi thuế phải bỏ trốn đi nơi khác, sống một cuộc sống lưu vong. Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành một loại tiền tệ kém chất lượng để lấy đó làm biện pháp giải cứu cho sự khủng hoảng tài chính. Đầu thế kỉ thứ III, tiền tệ bằng vàng đã giảm chất lượng xuống còn 17%, tiền tệ bằng bạc giảm chất lượng xuống 15%. Về sau những đồng tiền này chỉ còn chất lượng 5% so với trước kia. Như vậy, Chính phủ đã tạo ra một vòng luẩn quẩn không lối thoát. Vì một mặt số tiền tệ cũ bị người ta cất giấu, khiến không đủ tiền tệ lưu thông, trong khi tiền tệ mới thì không ai muốn nhận. Một khi xảy ra khủng hoảng về mặt lưu thông tiền tệ, tất nhiên dẫn tới tình trạng mọi người dùng hàng hóa để trao đổi, thậm chí lương bổng của các quan viên cũng phải phát bằng hiện vật. Đi đôi với tình hình này, những người giàu có cất giấu vàng bạc, vật tư khiến giá cả hàng hóa ngoài thị trường tăng vọt. Chính vì thế nền kinh tế ngày một lụn bại hơn. Mặt khác, do tiền tệ mất giá trị, vật giá tăng cao khiến việc thu thuế không thể đáp ứng đủ. Do vậy Chính phủ lại tăng thuế, phát hành những đồng tiền kém chất lượng. Với vòng luẩn quẩn đó, làm cho thương nghiệp càng tiêu điều, thành thị càng suy sụp, xã hội càng hỗn loạn, ngoại tộc thừa cơ đua nhau xâm nhập. Cướp biển hoành hành mạnh hơn khiến cho những con đường giao thông trên mặt biển bị ách tắc, từ đó gây nhiều khó khăn hơn cho Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 18
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) cư dân ở thành thị và nông thôn. Đồng thời, khuynh hướng tự cấp trong nông nghiệp, kết hợp với sự suy sụp của thành thị, cũng đã thúc đẩy cho nhau càng trở nên bi đát hơn. 3. Sự khủng hoảng về chính trị Những khủng hoảng về kinh tế vào thế kỉ thứ III cũng đã phản ánh đầy đủ trên các mặt chính trị và quân sự. Sự phá sản về kinh tế thường đi đôi với những biến động về chính trị. Ngay từ cuối vường triều Antonius (96-192), sự khủng hoảng về chính trị của đế quốc La Mã đã bộc lộ rõ nét. Đầu thế kỉ III, sự phân hóa và tranh chấp trong nội bộ giai cấp chủ nô càng quyết liệt hơn. Nội bộ của tập đoàn thống trị liên tục tranh giành và đánh nhau không lúc nào ngưng nghỉ. Sau khi nhà vua cuối cùng của vương triều Antonius là Commodius bị giết chết, chỉ trong vòng sáu tháng, quân cận vệ đã đưa lên hai vị Hoàng đế. Bọn quý tộc địa phương và ở các tỉnh thuộc đế quốc cũng nổi dậy xưng hùng xưng bá với khuynh hướng tách dần khỏi sự lệ thuộc vào Roma. Trong nội bộ La Mã bùng nổ một cuốc chiến tranh đoạt ngôi vị Hoàng đế kéo dài suốt bốn năm (193-197). Về sau. Vị Tổng đốc Pannonia là Severus đã xây dựng vương triều Severus (193-235). Severus là người dựa vào quân đội để lên ngôi vua, tất nhiên ông ta phải khao thưởng binh sĩ và nuôi dưỡng lực lượng quân đội là điều quan trọng nhất. Ông ta đã nâng lương cho quân đội, trọng dụng kị sĩ và tổ chức lại quân cận vệ riêng, ưu đãi binh sĩ, sử dụng quân nhân giữ các chức vụ hành chính. Đồng thời, tăng cường tập quyền về Trung ương, bổ nhiệm những người xuất thân kỵ sĩ thay thế cho tầng lớp nguyên lão giữ chức Tổng đốc các hành tỉnh, thực hiện chính sách kết hợp quân đội với quan liêu. Mặt khác, ông còn tiếp tục sử dụng vũ lực để mở mang bờ cõi, ở phương Đông, tấn công Parthia, ở phương Tây tiến quân vào Anh. Kết cục, ông đã bị giết chết trong một cuộc chiến tranh với các bộ lạc thổ dân. Sau khi con trai của Severus là Caracalla, ngoài việc tăng lương cho binh sĩ, mua chuộc quân đội, năm 212 ông còn ban bố một sắc lệnh cấp quyền công dân La Mã cho tất cả những người dân tự do trong đế quốc. Sắc lệnh này có tên là “Sắc lệnh Caracalla”. Mục đích của sắc lệnh này vừa làm dịu lại mâu thuẫn trong xã hội, vừa mở rộng nguồn thu thuế, sau khi được ban quyền công dân thì phải có trách nhiệm đóng thuế. Tuy nhiên cũng không đem lại hiệu quả gì. Năm 217, ông bị quân cận vệ giết chết. Đền đời vua cuối cùng của vương triều Severus là Alexander Severus (222-235), mọi việc triều chính đều do mẫu hậu nắm giữ, các quý tộc nguyên lão được nhiều ưu thế. Các nguyên lão tổ chức Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 19
- Tìm hiều về quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ sụp đổ của đế quốc Tây La Mã cổ đại (thế kỉ III-thế kỉ V) một ủy ban đặc biệt để thi hành những biện pháp cứu vãn tình thế: hạ thấp mức thuế, mức chi tiêu, cho phép những công dân tự do trên 20 tuổi được quyền bán mình làm nô lệ… Những biện pháp trên không những không thể thi hành được lúc bấy giờ, mà còn bị quân đội chống đối kịch liệt, do đó cũng không đem lại lợi ích gì. La Mã vẫn tiếp tục hỗn loạn và alexander severus đã bị giết chết trong cuộc nổi loạn của binh sĩ (235). Trong vòng 15 năm sau đó, những vụ mưu sát, chính biến thường xuyên xảy ra, La Mã đã thay đổi 10 đời Hoàng đế. Từ năm 253 đến năm 268, La Mã tiến vào thời kì “30 tiếm chủ”. Các quân đoàn cũng như các hành tỉnh đều lập Hoàng đế riêng, tàn sát lẫn nhau, khiến tình hình chính trị càng thêm rối loạn. Trong thời kì này, vùng Gallia đã xuất hiện một “đế quốc Gallia”, ở Syria, Ai Cập cũng từng li khai. Chính quyền của Chính phủ Trung ương thật ra đã hoàn toàn tê liệt. 4. Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân và những cuộc xâm nhập của người “man tộc” a) Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Khủng hoảng và nội chiến đã làm cho người nô lệ cũng như bao nhiêu người lao động khác lâm vào cảnh khốn khổ triền miên. Chính vì vậy mà nô lệ, lệ nông và nhiều giai tầng khác trong nhân dân đã nổi lên khởi nghĩa nhiều lần. Những cuộc khởi nghĩa gần như bùng nổ khắp đất nước La Mã. Vào đầu thế kỉ thứ III, trong thời kì vương triều Severus thống trị, có một người bị bọn chủ nô gọi là “ăn cướp”, tên Bura, chỉ huy một đội ngũ hơn 600 người xông xáo khắp đất Italia, giết chết người giàu, cướp của cứu tế cho người nghèo. Thành phần đội ngũ của Bura rất phức tạp, trong đó có đào binh, những quan lại thất chí, nhưng chủ yếu là nô lệ và lệ nông bỏ trốn. Mục tiêu đấu tranh của họ nhắm thẳng vào giai cấp chủ nô, quan lại, binh lính nên được dân nghèo đồng tình, che giấu, cuộc đấu tranh kéo dài được hai năm. Năm 273, “công nhân đúc tiền” (gồm công nhân và nô lệ quốc gia) ở thành La Mã phát động một cuộc khởi nghĩa, được dân nghèo thành thị hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa đã làm quân đội La Mã tổn thất 7.000 người. Tại Sicily, năm 263, bùng nổ một cuộc khởi nghĩa của nô lệ (có thể đây là cuộc khởi nghĩa thứ ba của nô lệ ở Sicily), có quy mô lớn cũng giống như “chiến tranh nô lệ” trước kia. Tại Bắc Phi, năm 238, khi thế lực địa phương tại tỉnh Kfrica tự lập nguyên thủ của mình để chống lại Hoàng đế Maximinus của La Mã, thì một cuộc khởi nghĩa của nô lệ và lệ nông bùng nổ. Nguyễn Thị Thùy Trang-K37.602.104 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiẻu luận: Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam
22 p | 1686 | 573
-
Tiểu luận " Những vấn đề cơ bản của thất nghiệp "
24 p | 832 | 352
-
Tiểu luận dân số
18 p | 955 | 244
-
Tiểu luận - Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước
30 p | 428 | 184
-
Tiểu luận: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường
11 p | 266 | 88
-
Tiểu luận:Tư vấn lập kế hoạch kinh doanh shop hoa tươi
15 p | 534 | 86
-
TIỂU LUẬN: Những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta
26 p | 274 | 76
-
Tiểu luận: Thất nghiệp và vấn đề giải quyết vấn đề hiện nay
19 p | 339 | 66
-
Tiểu luận khoa học chính trị: Những vấn đề lý luận về lạm phát
18 p | 357 | 64
-
Tiểu luận Những NLCB của triết học Mac - Lênin
18 p | 233 | 45
-
Tiểu luận môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk
37 p | 308 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Thuyết trình: Những vấn đề cơ bản của học thuyết Keynes
30 p | 276 | 33
-
Tiểu luận khoa học chính trị:"Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường"
24 p | 138 | 20
-
Tiểu luận KTCT: Những vấn đề lí luận chung về kinh tế thị trường
38 p | 115 | 18
-
Tiểu luận môn Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Những vấn đề cơ bản về công ty tư nhân, hợp danh, liên doanh. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam
32 p | 77 | 16
-
TIỂU LUẬN: Những vấn đề chung về PCA
48 p | 97 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn