Tiểu luận: “Qua những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, phân tích nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”
lượt xem 145
download
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc chiến tranh, mỗi giai đoạn, thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giải phóng và bảo vệ đất nước. Lịch sử tiến hành các cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc ta là lịch sử của những cuộc chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: “Qua những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, phân tích nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”
- Tiểu Luận Qua những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, phân tích nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam 1
- Qua những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, phân tích nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam MỞ ĐẦU Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc chiến tranh, mỗi giai đoạn, thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giải phóng và bảo vệ đất nước. Lịch sử tiến hành các cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc ta là lịch sử của những cuộc chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân. Lịch sử chiến tranh giải phóng bảo vệ đất nước đã nghi nhận rằng: Nghệ thuật quân sự là một nhân tố quan trọng trong chiến tranh. Nhân dân Việt Nam thắng giặc ngoại xâm không chỉ bằng ý chí quật cường mà còn là sự kết hợp chặt chẽ ý chí với tài trí sáng suốt, thông minh, đánh bằng mưu kế - thắng bằng thế thời. Lịch sử chiến tranh đã diễn ra các cuộc chiến quyết chiến lược đã chứng minh điều đó, trong đó cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy muà Xuân năm 1975 là bước phát triển mới về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt tới đỉnh cao vừ hàm chứa tính hiện đại của cuộc chiến tranh thế kỉ XX, vừa mang nét đặc trưng nghệ thuất quân sự truyền thống của dân tộc. Biết bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu vô cùng anh dũng, cực kì thông minh và trí tuệ đã để lại một di sản tinh thần, một di sản đạo đức vô cùng quý giá, một di sản nghệ thuật quân sự vô cùng phong phú. Những di sản có ý nghĩa lý luận và thực tiễn ấy cần được giữ gìn và nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong điều kiện mới, góp phần xây dựng củng cố vững mạnh nền quốc phòng toàn dân theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Trên ý nghĩa đó em đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Qua những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, phân tích nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”. 2
- NỘI DUNG 1. Trận quyết chiến chiến lược. 1.1. Thế nào là trận quyết chiến chiến lược Các cuộc chiến tranh giữ nước và giải phóng dân tộc của cha ông ta đều kết thúc thắng lợi bằng một trận quyết chiến chiến lược lừng lẫy. Tuỳ theo so sánh lực lượng và hoàn cảnh cụ thể của các cuộc kháng chiến, những trận quyết chiến chiến lược diễn ra hết sức khác nhau, với những hình thức phong phú và hầu như không trận nào giống trận nào, nhưng nhìn chung trận quyết chiến chiến lược là lúc dân tộc ta tập trung tất cả sự nổ lực của mình để giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định về mặt quân sự, tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch, làm thất bại mọi cố gắng chiến tranh và âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, đánh bại ý chí xâm lược của chúng. Mức độ thắng lợi của các trận quyết chiến chiến lược phản ánh thắng lợi chung của toàn bộ cuộc chiến tranh và là cơ sở có ý nghĩa quyết định để kết thúc chiến tranh bằng biện pháp chính trị, ngoại giao khéo léo và mềm dẻo, đảm bảo giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 1.2. Điều kiện để có trận quyết chiến chiến lược Trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, có ý nghĩa một mất một còn trên chiến trường, do vậy trước khi thực hiện cuộc quyết chiến chiến lược cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây: - Phải chọn được hướng quyết chiến: Chọn hướng quyết chiến là chọn hướng công kích chủ yếu của tiến công hoặc phản công chiến lược. Chọn hướng quyết chiến không những là nơi ta có điều kiện thế mạnh áp đảo đối phương mà còn là nơi để gây ra nao núng và rối loạn cho đối phương trên toàn cuộc, là cái huyệt hiểm mà mỗi đòn của ta giáng xuống đều có khả năng làm cho đối phương tê liệt và ngã quỵ. 3
- - Phải có thời cơ quyết chiến: Thời cơ xuất hiện vào thời kì tiến công và phản công chiến lược, lúc so sánh lực lượng đã có chiều hướng nghiêng về phía ta hoặc đã ngả hẵn về phía ta. Có thể đó là lúc địch mạnh nhưng bộc lộ nhiều chủ quan sơ hở, cũng có thể là lúc địch lúng túng khó khăn, trên đà suy yếu hoặc suy yếu sõ sệt, thậm chí đã mưu toan tháo chạy, còn ta thì cả thế lẫn lực đều đang ở thế đi lên. - Có lực lượng và cách sử dụng lực lượng tham chiến: Lực lượng của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của ta lực lượng toàn dân, dân quân địa phương kết hợp với bộ đội chủ lực. - Tướng cầm quân giỏi: Trận quyết chiến chiến lược có quy mô lớn và có ý nghĩa chiến lược sâu sắc, những vấn dề cần được giải quyết càng nhiều và càng gay go, phức tạp. Do vậy đòi hỏi người chỉ huy trận đánh phải có nhãn quan chiến lược sâu sộng, nghệ thuật thực hành chiến lược tài giỏi, đồng thời có quyền lực điều động, sử dụng lực lượng một cách nhanh nhất. Lịch sử dân tộc đã diễn ra các trận quyết chiến chiến lược sau: Trận quyết chiến lược trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938, Ngô Quyền đánh bại Hoằng Tháo, giành độc lập cho Tổ quốc. Trận quyết chiến lược trên sông Như Nguyệt, mùa Xuân năm 1077 của Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống. Trận Chương Dương – Thăng Long năm 1285. Trần Quang Khải đánh bại Thoát Hoan theo kế chính – kì của Trần Hưng Đạo. Trận Bạch Đằng lần thứ hai tháng 4/1288 của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 8 vạn quân Mông Nguyên. Trận Chi Lăng – Xương Giang năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn, tiêu diệt quân xâm lược Minh buộc chúng phải thừa nhận nền độc lập của nước ta. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa của Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. 4
- Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ của quân và dân ta năm 1954 kết thúc chiến cuộc Đông – Xuân trong kháng chiến chống Pháp, tiêu diệt toàn bộ quân địch tại đây, tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi trên bàn đàm phán Giơnevơ, kết thúc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Chiến cục mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam: Đòn đột phá chiến lược – chiến dịch Tây Nguyên Đòn chiến lược kế tiếp – chiến dịch Huế - Đà Nẵng Chiến dịch Hồ Chí Minh – đòn chiến lược toàn thắng. Các trận quyết chiến chiến lược lừng lẫy trong lịch sử dân tộc ta là sự kết tinh trí tuệ, tài năng, bản lĩnh kiên cường của cha ông ta. đó là điểm hội tụ nghệ thuật quân sự của dân tộc ta. 2.Nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam Mỗi trận quyết chiến chiến lược của dân tộc ta diễn ra trong hoàn cảnh cụ thể nhất định nên có những đặc điểm riêng biệt, không trận nào giống trận nào. Dù vậy nó vẫn có những biểu hiện tập trung của nghệ thuật quân sự được sáng tạo nên bỡi một dân tộc đất không rộng, người không đông, quân không nhiều mà lại thường xuyên phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược có đất rộng người đông hơn ta gấp bội. Như các tướng thiên tài của dân tộc ta từng tổng kết, đó là một nền nghệ thuật quân sự có nội dung vô cùng phong phú và độc đáo, đặc biệt nổi bật lên hai điển cơ bản: Một là: Phát động “cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân ai cũng là binh” Hai là: “ Lấy đoản chế trường, lấy yếu trị mạnh, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn”. Hai điểm cơ bản kể trên là là điều kiện, đồng thời cũng là quy luật tiến hành chiến tranh chống xâm lược của tổ tiên ta, được quán triệt sâu sắc trong các vấn đề chỉ đạo chiến tranh, trong nghệ thuật chiến lược cũng như trong 5
- nghệ thuật chiến dịch, chiến đấu. Những trận quyết chiến chiến lược dù diễn biến nhiều hình thức, nhiều vẻ nhưng cũng không vượt ra ngoài quy luật đó. Nghệ thuật quyết chiến chiến lược Nghệ thuật chọn hướng quyết chiến Trong thế trận quyết chiến chiến lược chung, hướng quyết chiến chiến lược là nơi quan trọng nhất “quyết định chín phần mười thắng lợi của cuộc chiến tranh”. Bỡi vậy chọn hướng quyết chiến chẵng những có khả năng tạo ra được so sánh lực lượng, có lợi để giành chiến thắng quyết định ở khu vực quyết chiến mà còn tạo ra sự chấn động lớn, làm rung chuyển toàn bộ và thay đổi cục diện chiến tranh. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, mỗi vị tướng đều có cách chọn hướng và đối tượng quyết chiến khác nhau, tuỳ theo tình hình so sánh lực lượng hai bên đối chiến. Lý Thường Kiệt và Quang Trung công kích ngay vào hướng tiến công chủ yếu của địch, vào đại quân chủ yếu là bộ thống soái của địch. Trần Hưng Đạo và Lê Lợi – Nguyễn Trãi lại chọn công kích vào hướng địch yếu, đạo quân yếu trước rồi mới đến đạo quân mạnh nhất của địch. Tuy nhiên với đặc điểm chỉ đạo tác chiến “ lấy ít đánh nhiều, lấu ít trị mạnh, lấy nhỏ thắng lớn”, nhìn chung các nhà chiến lược thiên tài của ta đều lợi dụng chỗ yếu, chỗ sơ hở và nhằm vào chỗ hiểm yếu của các lực lượng vũ trang xâm lược để tiến công, và từ đó làm cho cái mạnh của chúng nhanh chóng yếu đi để tiêu diệt toàn bộ. Nguyễn Trãi thường nói “Tránh chỗ mạnh, lợi dụng chỗ yếu”, “tránh chỗ thực, đánh chỗ hư”, “ đi ngàn dặm mà không mệt, ấy là đi vào chỗ không người”. Sách “ Binh thư yếu lược” của Trần Quốc Tuấn cũng ghi: “Bỏ chỗ thực, đánh chỗ hư, đó là các diện của việc binh, thực là nơi nhóm họp binh lương, đánh vào chỗ thực thì việc ấy khó. Người giỏi dùng binh bỏ chỗ thực mà đánh chỗ hư, chỗ hư đó là chỗ thực của ta, trên dưới chấn động, dẫu có bậc trí tài cũng không mưu tính gì được”. Đó là những kết luận có tính chất nguyên tắc được tổ tiên ta rút ra từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. 6
- Xuất phát từ nguyên tắc đó, hướng mà tổ tiên ta chọn thường là nơi có điều kiện tạo ra thế mạnh áp đảo, nếu để xảy ra giao chiến thì địch chỉ có thua. Đó là ta có thể triệt để phát huy chỗ mạnh của ta, đồng thời kiềm chế và phá được chỗ mạnh của địch. Tổ tiên ta tránh tiến công vào các thành luỹ, nơi địch phòng thủ kiên cố mà thường “đánh những chỗ không có thành, công những chỗ không có luỹ, chiến những chỗ không có trận” ( binh thư yếu lược), ở những nơi ta có điều kiện dự được vào dân và lợi dụng được địa hình thời tiết thuận lợi dễ dàng triển khai lực lượng và phát huy được mọi cách đánh sở trường của ta, còn địch thì bị hạn chế về mọi mặt. Nghệ thuật chọn thế - thời trong quyết chiến Trong chiến tranh thời và thế có mối liên quan chặt chẽ với nhau, như Hồ Chí Minh đã nói trong bài thơ “ Đánh cờ” “lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công”, mở trận đúng thời cơ có thể tạo ra thế mạnh gấp nhiều lần số lượng ta có. Diễn biến của các trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử cho ta thấy : Tổ tiên ta thường đánh địch vào đúng lúc chúng đang ở thế bất ngờ, trễ nãi vì bất ngờ là điều kiện rất quyết định để lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, như Nguyễn Trãi đã tổng kết “ yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ”. Bị bất ngờ thì gồm nhiều quân, dù tinh nhuệ cũng thành ít quân và không tinh nhuệ. Ngược lại, lợi dụng được thế bất ngờ để đánh địch thì dù ít quân cũng trở thành nhiều và có khả năng giáng cho địch những đòn sấm sét, đánh cho chúng không kịp trở tay, khiến cho chúng bị tiêu diệt ngay từ lúc chưa kịp triển khai lực lượng để đối phó với ta. Bởi vậy, để dành bất ngờ các nhà chiến lược của ta thường hành động ngoài dự kiến của địch, khiến chúng không phán đoàn kịp phương hướng đánh, cách đánh cũng như thời gian đánh của ta. Trong trận tuyến trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã nắm chắc tư tưởng trễ nải của địch cũng như tình hình lực lượng bị tiêu hao của quân Tống để kịp thời mở cuộc vượt sông tập kích lớn vào trại quân Triệu Tiết, khiến cho chúng bị tiêu diệt đến năm – sáu phần mười. 7
- Thế - thời trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa : thế là chia cắt địch ra, đánh nhiều hướng để phân tán đối phó với địch. Mũi chính đánh ở Ngọc Hồi, các mũi phối hợp chia địch ra mà đánh; đặc biệt mũi Đống Đa là mũi bao vây vu hồi và là mũi kỳ binh. Thời là khi Quang Trung với Hứa Thế Hanh chọi nhau kịch liệt ở Ngọc Hồi thì Đặng Tiến Đông vu hồi vào Đống Đa làm bàn đạp để nhanh chóng chọc sâu vào Tây Long cung, đánh bại Tôn Sĩ Nghị. Thế - thời trong chiến cục mùa Xuân năm 1975. Quyết tâm của ta là giải phóng Buôn Ma Thuật trước. Muốn chắc thắng , ta phải kìm được hai sư đoàn tổn dự bị của địch là sư dù và lính thuỷ đánh bộ ở Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng. Để chúng không thể phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuật được. Thế tác chiến của ta là bố trí Quân đoàn 2 ở Tây Huế, Quân đoàn 4 ở Đông Bắc Sài Gòn để kìm chân địch và bố trí đến 4 sư đoàn ở vùng Tây Nguyên để tiến công giải phóng Buôn Ma Thuật. Thế của ta là giăng địch ra chiến trường rất lợi hại, cũng là nhằm phân tán địch. Thời được sử dụng khi hai quân đoàn của ta cùng lực lượng vũ trang ba thứ quân của các quân khu kìm được địch ở hai vùng Nam – Bắc chiến tuyến, ta lập tức đánh giải phóng Buôn Ma Thuật. Tất cả những chiến công rực rỡ của tổ tiên ta chứng tỏ: các nhà chiến lược thiên tài của ta chẳng những đã phát hiện rất nhạy bén và không bỏ qua thời cơ thuận lợi khi địch phạm sai lầm, mà còn có cả một nghệ thuật chủ động sáng tạo tạo ra thời cơ có lợi để tiêu diệt địch, dựa trên cơ sở triệt để phát huy những nhân tố thuận lợi như: sự ủng hộ và tham gia chiến đấu tích cực của nhân dân, sự thông thạo địa hình và khả năng cơ động nhanh chóng, bí mật của quân đội… Nghệ thuật huy động và sử dụng lực lượng “Cả nước chung sức” là nét nổi bật trong nghệ thuật quân sự truyền thống, là quy luật tiến hành các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Trong lịch sử đánh giặc giữ nước, đông đảo nhân dân ta từ người cày ruộng, lấy củi, đánh cá, chở đò, bà hàng nước bình thường cho đến các đội hương binh, thổ binh, dân binh…địa phương. Trên thực tế chẳng những đã đóng vai trò chủ yếu trong các cuộc chiến đấu du kích nhỏ lẻ, phân tán ở khắp mọi nơi mà còn giữ một vị trí quan trọng, không sao thiếu được ở các trận 8
- đánh lớn. Khác với nhiều nước, các trận quyết chiến chiến lược ở nước ta không chỉ đơn thuần do các lực lượng vũ trang tập trung đảm nhiệm, mà bao giờ cũng có đông đảo nhân dân tham gia chiến đầu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Có khi đó là những hoạt động phục vụ chiến đấu như tiếp tế lương thực, thông tin dẫn đường, trinh sát, xây dựng trận địa, chuẩn bị và cung cấp phương tiện chiến đấu… Có khi đó là những hoạt động trực tiếp chiến đấu phối hợp với các lực lượng vũ trang tập trung, những hoạt động phù hợp với khả năng hoạt động của các lực lượng quần chúng có vũ trang ở địa phương như: nghi binh kiềm chế, đánh úp các bộ phận lẻ, đốt phá doanh trại kho lương của địch… Có khi là những hoạt động nổi dậy của nhân dân các thôn xã vùng bị địch tạm chiếm phối hợp với các đòn tiến công của các lực lượng vũ trang và có khi là những hoạt động chiến tranh du kích như: quấy rối, tiêu hao, chặn đánh quân lương ở vùng sau lưng địch…tất cả các hoạt động đó đã nói lên truyền thống yêu nước sâu sắc của dân tộc ta. Tuy nhiên vai trò nòng cốt của các trận quyết chiến chiến lược vẫn là lực lượng vũ trang tập trung, bao gồm: Quân chủ lực của triều đình: Là những đơn vị cơ động tác chiến trên cả nước, những quả đấm mạnh được bố trí thành từng khơi trên từng địa bàn chiến lược để khi cần thiết có thể di chuyển địa bàn quyết chiến để thực hiện các cuộc phản công hoặc tiến công chiến lược. Đây là những đơn vị tinh nhuệ nhất, có quân bộ và quân thuỷ, có kỵ bing, pháo binh, tượng binh. Quân các đạo, các lộ do chính quền địa phương quản lý, hoặc quân của các vương hầu chịu sự chi phối thống nhất của triều đình. Ở thời hiện đại đó là lực lượng bộ đội chính quy, bộ đội chủ lực tinh nhuệ, kinh hoạt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặc dầu được tập hợp một cánh tối đa nhưng số lượng quân đội của ta phần lớn vẫn thua kém đối phương. Nhưng dựa trên cơ sở nhân hoà, địa lợi, thiên thời, với tư tưởng chỉ đạo “lấy ít đánh nhiều” và nghệ thuật dùng binh có hiệu quả, tổ tiên ta từng đánh thắng oanh liệt những kẻ thù đông hơn ta gấp bội. 9
- Tiêu biểu như trận đánh trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã dùng 6 vạn quân đánh bại khoảng 10 vạn quân của Quách Quỳ, trận Bạch Đằng khoảng 3 - 4 vạn quân nhà Trần đã tiêu diệt được cả đạo quân thuỷ khoảng 6 -7 vạn quân Mông Nguyên, Nguyễn Huệ với 10 vạn quân tinh nhuệ đại phá 20 vạn quân Thanh…. Muốn thực hiện “lấy ít thắng nhiều” cần phải có các điều kiện sau: Chính trị, tinh thần “ kẻ có nhân lấy yếu trị mạnh. Kẻ có nghĩa lấy ít địch nhiều”(Bình Ngô đại cáo) tức là dựa vào dân, đoàn kết với dân chiến đấu vì nghĩa lớn. Đội quân tinh nhuệ, vì “binh quý ở chỗ tinh, không quý ở chỗ đa” (Trần Quốc Tuấn). Có cách đánh thích hợp: Biết đánh địch nhanh chóng bất ngờ, tạo thời cơ, nắm thời cơ, làm cho địch suy yếu sơ hở “ lấy nhàn đánh mệt” Có sự suy tính và cố gắng lớn, vì “ nếu sự suy tính của ta không hơn người thì dù quân có nhiều cũng chẳng ích gì cho thắng lợi”, “ấy quân ít mà thắng quân nhiều, không khó nhọc thì không được” Có sự chọn hướng và thời cơ chính xác, có kế hoạch sử dụng lực lượng hợp lý, phải có cách đánh tốt thì mới thực hiện được mục tiêu của quyết chiến chiến lược. Đây là những điều kiện không thể thiếu trong nghệ thuất lấy ít địch nhiều, được tổ tiên ta tổng kết qua thực tiễn đấu trang chống giặc ngoại xâm. Nghệ thuật tác chiến Đánh tiêu diệt ngọn từng bộ phận quan trọng hoặc toàn bộ tập đoàn chiến lược của địch: Đây là đặc điểm nổi bất trong nghệ thuật tác chiến của cha ông ta. Quân ta tiến hành bao vây, xuyên thủng đội hình của địch kết hợp với luồn sâu và bao vây vu hồi ở phía sau và bên sườn, rồi chia cắt địch thành nhiều mãnh để tiêu diệt quân địch. Trận Bạch Đằng (1288), Trần Hưng Đạo đã thực hiện bao vây chặt đạo quân thuỷ của Ô Mã Nhi trên nhiều hướng: một binh lực nhỏ kết hợp với 10
- hàng rào cọc lim tạo thế chặn đầu, đội binh thuyền của hai vua Trần từ thượng lưu đánh xuống để khoá đuôi, còn các lực lượng thuỷ bộ ở hai bên sông thì đánh xuyên sườn và chia cắt địch ra từng đoạn để tiêu diệt. Trận Chi Lăng – Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn đã hình thành thế bao vây nhỏ kết hợp với bao vây lớn: Có lực lượng chặn đầu ở Chi Lăng và chặn đuôi ở phía Lạng Sơn tạo thành thế bao vây Liễu Thăng, lại có lực lượng ở Xương Giang chặn đánh vòng ngoài, vừa chia cắt chiến lược giữa Liễu Thăng và Vương Thông. Trong khi đánh nghĩa quân lại khéo lợi dụng địa hình độc đạo hiểm trở và đội hình địch kéo vào, để liên tiếp vân động mai phục dẹp từng bộ phận ở Chi Lăng, Cần Trạm và Phố Cát mà địch không sao ứng cứu được cho nhau, quân giặc đông nhưng cuối cùng bị ta bao vây toàn bộ. Trận Ngọc Hồi – Đông Đa, trên hướng chính tiến vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã tổ chức mũi đột phá vào hướng Hà Hồi – Ngọc Hồi và mũi chọc sâu vào Đống Đa. Đồng thời lại tổ chức hai mũi bao vây vu hồi rộng: mũi gần ở Hải Dương nhằm uy hiếp và chặn địch ở phía Đông, mũi xa ở Lạng Giang – Phượng Nhãn nhằm chặn đường rút chạy của địch về phía Bắc. Riêng hướng đột phá vào Ngọc Hồi lại có mũi bao vây vu hồi hẹp ở Đầm Mực để vét ngọn đám quân tan vỡ từ Ngọc Hội chạy về Thăng Long. Bên cạnh đánh tiêu diệt ngọn, khi cần thiết tổ tiên ta cũng kiên quyết tập trung lực lượng đánh những trận cường tập vào thành luỹ của địch và giành thắng lợi vẻ vang. Tiêu biểu như Lý Thường Kiệt vây đánh thành Ung Châu, Lê Lợi hạ thành Xương Giang và Nguyễn Huệ diệt đồn Ngọc Hồi. Dù sử dụng hình thức chiến thuật nào: Phục kích hay tập kích, kỳ tập hay cường tập, tổ tiên ta cũng đều luôn luôn hành động một cách chủ động, nhanh chóng, bí mật và mưu trí, linh hoạt. Cách điều động địch theo hướng của mình: Đây là một yêu cầu quan trọng trong nghệ thuật lấy ít đánh nhiều. Tổ tiên ta thường dựa theo quy luật hoạt động của địch, dựa theo chiều hướng hành động cử địch, dung lực lượng hợp lý của ta để dụ địch, dẫn dắt địch từng bước, ép chúng phải hành động theo ý đồ của ta, đưa chúng vào trận địa đã chuẩn bị của ta mà tiêu diệt. 11
- Tiêu biểu cho nghệt thuật dụ địch là hai trận Bạch Bằng của Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo: Cả kai vị tướng đều nắn rất rõ quy luật hoạt động của địch, nhử địch vào trận địa mai phục đã cài rẵn, kiềm chế để buộc chúng phải ra vào bẫy ở những điều kiện thuận lợi nhất, vào thời cơ có lơi nhất cho ta. Phát huy truyền thống đó, trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 -1954 đứng trước âm mưu tập trung quân ở Đồng bằng Bắc Bộ của Nava, chủ tịch Hồ Chí Minh với cách xoè bàn tay năn ngón biểu hiện cho năm hướng đánh, ta đánh địch theo cách của ta, buộc chúng phải phân tán lực lượng để đối phó với ta. Bước đầu làm thất bại kế hoạch Nava của thực dân Pháp. Hành động nhanh chóng, linh hoạt, bất ngờ, bí mật, mưu trí, linh hoạt Hành động nhanh chóng trong chiến đấu là cơ sở vững chắc để tạo được bất ngờ trong chiến lược. Vì thế Nguyễn Trãi đã tổng kết: “việc binh cốt phải mau chóng như thần, máy then mở đóng, chợt nóng, chợt rét, thay dổi khôn lường”. Bằng những cuộc hành quân và những trận tập kích chiến lược thần tốc của một đạo quân lớn mạnh và rất tinh nhuệ nhằm những chỗ hiểm yếu và sơ hở, những lúc địch không dự liệu. Nguyễn Huệ đã nhiều phen làm cho kẻ địch không kịp trở tay đã bị hoàn toàn tiêu diệt. Trong bốn lần hạ thành Gia Định, trong các trận Rạch Gầm – Xoài Mút, Phú Xuân…Nguyễn Huệ đều hành động rất nhanh chóng, bất ngờ và giành thắng lợi lớn trong thời gian ngắn. Tiêu biểu nhất là trận đánh ra Thăng Long, nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh nhanh đến cho tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật”, “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp”, cứ thế mà bỏ chạy. Hành động bí mật là điều rất cần thiết để bảo đảm đánh địch bất ngờ. Những trận quyết chiến của tổ tiên ta đều bảo đảm yếu tố bất ngờ về hành động, vì thế kẻ địch không dự liệu được kế hoạch đối phó, dễ rơi vào tình thế lung túng và rối loạn. Để bảo đảm bí mật, tổ tiên ta có sở trường hành quân vào ban đêm. Trận trên sông Như Nguyệt là trận tập kích lớn vào ban đêm, các trận Rạch Ngầm – Xoài Mút và Ngọc Hồi – Đống Đa, Nguyễn Huệ cho quân mai phục và đánh vào lúc tờ mờ sáng, là lúc quân địch có nhiều sơ hở nhất. 12
- Hành động mưu trí, linh hoạt là một điều kiện quan trọng để chủ động tiến công địch. Đánh địch một cách bất ngờ, tạo ra chỗ sơ hở và chổ yếu của chúng mà đánh. Vì thế dân tộc ta rất chú ý dùng mưu mẹo trong chiến đấu. Nguyễn Trãi nói “ta dùng mưu mà trị”, Trần Quốc Tuấn cũng nói “mưu lạ có thể làm một lần mà không thể làm hai lần được. ta có trí mà địch chẳng phải là không khôn, chỉ vì trí của ta tính được tước mà địch chưa tính kịp, nên địch ra vào trí của ta, lại cứ đem mưu trước mà làm thì ít khi không bị địch đem kế để phá vậy.” Hành động mưu trí của tổ tiên ta còn thể hiện ở cách vận dụng binh pháp của Tôn Tử về chính binh và kì binh trong chiến đấu. Tổ tiên ta dung cả chính cả kỳ, biết kết hợp cả chính và kì, nhưng do yêu cầu phải lấy ít đánh nhiều nên ta chủ yếu sử dụng kì binh. Nhìn chung các trận đánh của dân tộc ta là đánh rấy linh hoạt, thiên biến vạn hoá, trên cơ sở một ý chí thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, nhằm mục đích rất kiên quyết là tiêu diệt từng đạo quân lớn của địch. Sử dụng các phương tiện kĩ thuật khéo léo Do thường xuyên phải đương đầu với giặc ngoại xâm, trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, vũ khí của dân tộc ta nhìn chung có sự chênh lệch so với đối phương. Tuy nhiên tổ tiên ta đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật và khéo léo tổ chức phát huy sức mạnh của từng “binh chủng kĩ thuật” mình có Trong các trận vùng biển sông Bạch Đằng, tổ tiên ta sử dụng cả quân thuỷ, quân bộ, cả lực lượng trên bờ lẫn trên sông và biết phối hợp thuỷ bộ tác chiến một cách thành thục và có hiệu quả tiêu diệt lớn. Về hoả lực: Lúc chưa có sung Lý Thường kiệt Đã biết dùng tên lửa thô sơ kết hợp với máy bắn đá vào Ung Châu, đốt cháy và phá rập kho tàng, doanh trại quân địch trong thành. Trần Hưng Đạo dùng kế hoả công, lấy nguyên liệu tại chỗ để thiêu cháy thuyền giặc. Những khẩu thần công được Nguyễn Huệ bố trí một cách sáng tạo, hợp đồng chặt chẽ với quân thuỷ bộ tiêu diệt hàng loạt quân Xiêm. Về Tượng binh: Đây là một binh chủng đặc biệt được cha ông ta sử dụng khi quân xâm lược không có. Trận cường tập Ngọc Hồi hơn 100 con voi 13
- chiến, trên lưng đặt đại bác hoặc hoả hổ được Nguyễn Huệ sử dụng như một khâu pháo tự hành hoặc những xe tăng đột kích mạnh, xuyên thủng đội hình địch và nhanh chóng đánh tan đội quân thiện chiến, tinh nhuệ nhất của quân Thanh. Tuy chưa được nghe nói đến binh chủng công binh nhưng trận sông Như Nguyệt với chiến luỹ sông Cầu chặn đứng bước tiến của giặc và hai trận Bạch Đằng với hàng cọc lim vững chắc đã chứng tỏ nghệ thuật trúc thành của tổ tiên ta Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đứng trước những loại vũ khí hiện đại của kẻ thù, bên cạnh sự giúp đỡ về vật chất và phương tiện chiến tranh của các nước XHCN anh em, cha ông ta đã có nhiều cách sáng tạo mới để đối phó với kẻ thù. Nghệ thuật quân sự của đân tộc ta được cha ông đúc rút từ thực tế các cuộc chiến tranh giữ nước, thể hiện tinh thần quyết tâm sắt đá, tư tưởng quân sự tài tình sáng tạo và ý đồ tác chiến chính xác của tổ tiên ta. 14
- KẾT LUẬN Nghệ thuật quân sự của cha ông ta được đúc kết trong các trận quyết chiến chiến lược, thể hiện tài thao lược kiệt xuất của cha tổ tiên ta. Nghệ thuật đó dã làm nên những chiến thắng vẻ vang đánh bại các cường quốc lớn đến xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc. Đó là thắng lợi của một dân tộc luôn luôn nắm vững bí quyết đánh giặc bằng sức mạnh của “cả nước chung sức, toàn dân là binh” và “ lấy đoản chế trường, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít đách nhiều, lấy nhỏ thắng lớn”. Với bí quyết cơ bản đó, tổ tiên ta đã giải quyết thành công mọi vấn đề chuẩn bị, tổ chức và tiến hành quyết chiến – kể từ việc chọn hướng lựa, lựa thời, tạo thế dùng binh…cho đến việc phát triển thắng lợi cho đến việc thắng lợi có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ cuộc chiến tranh. Tù thực tiễn phong phú đó đã toát lên bài học có ý nghĩa với chúng ta là muốn lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều thì phải triệt để dựa vào nhân dân, càng phải dũng cảm, nhẫn nại mưu cao mẹo giỏi, tiến công nhanh chóng, mãnh liệt và liên tục. Đó chính là nghệ thuật quyết chiến có truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Thắng lợi của nhân dân ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là thắng lợi của đường lối quân sự đúng đắn của cha ông. Đường lối ấy được Đảng kế thừa và vận dụng trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội vào điều kiện thực tế của Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quân sự thế giới đã giành thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. 15
- M ụ c Lụ c Tiểu Luận .......................................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 2 NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 3 1. Trận quyết chiến chiến lược. ....................................................................................................... 3 1.1. Thế nào là trận quyết chiến chiến lược ................................................................................... 3 1.2. Điều kiện để có trận quyết chiến chiến lược ........................................................................... 3 Lịch sử dân tộc đã diễn ra các trận quyết chiến chiến lược sau: ................................................. 4 Đòn đột phá chiến lược – chiến dịch Tây Nguyên ............................................................................. 5 2.Nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam ................................................................................. 5 Nghệ thuật quyết chiến chiến lược ................................................................................................. 6 Nghệ thuật chọn hướng quyết chiến ............................................................................................... 6 Nghệ thuật chọn thế - thời trong quyết chiến ................................................................................ 7 Nghệ thuật huy động và sử dụng lực lượng ................................................................................... 8 Nghệ thuật tác chiến ...................................................................................................................... 10 Hành động nhanh chóng, linh hoạt, bất ngờ, bí mật, mưu trí, linh hoạt .................................. 12 Sử dụng các phương tiện kĩ thuật khéo léo .................................................................................. 13 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 15 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn : Công tác kế toán tiêu thụ tại công ty TNHH Trần Hà
51 p | 334 | 144
-
Luận văn: " Hoàn thiện chiến lược Maketing cho sản phẩm trà xanh o độ của công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát"
48 p | 218 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng công trình Khu dân cư Tổ dân phố số 04 - thị trấn Hương Sơn - huyện Phú Bình (đợt 1)
69 p | 187 | 22
-
LUẬN VĂN: Tình hình kinh doanh của ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn thường tín
31 p | 92 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động của chính quyền địa phương huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
111 p | 17 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến ý định nghỉ việc thông qua động lực phụng sự công và sự hài lòng trong công việc của cán bộ không chuyên trách xã – thị trấn, huyện Hóc Môn
92 p | 49 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn