Tiểu luận Quản lý tài chính trong trường học: Phân loại và xây dựng quy định về quản lý tài chính đối với các nguồn thu ngoài ngân sách đối với trường học. Lựa chọn một hoạt động ở trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này
lượt xem 14
download
Tiểu luận Quản lý tài chính trong trường học gồm có 2 phần chính như: Phân loại và xây dựng quy định về quản lý tài chính đối với các nguồn thu ngoài ngân sách đối với trường học; Lựa chọn 1 hoạt động ở trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Quản lý tài chính trong trường học: Phân loại và xây dựng quy định về quản lý tài chính đối với các nguồn thu ngoài ngân sách đối với trường học. Lựa chọn một hoạt động ở trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG TRƯỜNG HỌC Chủ đề 3: Phân loại và xây dựng quy định về quản lý tài chính đối với các nguồn thu ngoài ngân sách đối với trường học. Lựa chọn một hoạt động ở trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này. Nhóm sinh viên thực hiện: \
- Thành phố Hồ Chí Minh 2020 MỤC LỤC
- Chủ đề 3: Phân loại và xây dựng quy định về quản lý tài chính đối với các nguồn thu ngoài ngân sách đối với trường học. Lựa chọn một hoạt động ở trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này. Phần 1. Phân loại và xây dựng quy định về quản lý tài chính đối với các nguồn thu ngoài ngân sách đối với trường học. A. Phân loại các nguồn thu ngoài ngân sách đối với trường học. 1. Thu học phí (Nghị định 86/2015/NĐCP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 2016 đến năm học 2020 – 2021) Cơ sở giáo dục ngoài công lập tự quyết định mức thu học phí theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 86/2015/NĐCP. Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 86/2015/NĐCP, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình. 2. Các khoản thu khác (Thông tư 16/2018/TTBGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân) + Viện trợ, quà, biếu, tặng, cho: Điều 2. Nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ 1. Việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo. Điều 3. Nội dung vận động và tiếp nhận tài trợ 1. Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau: a) Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; b) Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục. 2. Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ
- sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục. 3. Thu chi hộ + Đối với viêc dạy thêm, học thêm: Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy đinh về dạy thêm, học thêm: Thông tư số 17/2012/TTBGDĐT về việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Mức chi và tỷ lệ phân bổ chi phải được thông qua Hội đồng giáo dục trưởng và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm cùa đơn vị; Thông tư số 17/2012/TTBGDĐT ban bành quy định về dạy thêm, học thêm: Điều 7. Thu và quản lý tiền học thêm 1. Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường: a) Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; b) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường; c) Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. 2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường: a) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm. b) Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm. + Đối với khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu: Thực hiện theo Thông tư số 26/2009/TTBGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Phụ huynh học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định cùa Thông tư số 26/2009/TT BGDĐT và các quy định khác của nhà trường.
- Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi. + Thu hộ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn: Nghị định 146/2018/NĐCP: • Điểm đ Khoản 1 Điều 7 mức đóng là 4,5% mức lương cơ sở. (4,5% x 1.490.000 đồng); • Điểm c khoản 1 Điều 8, học sinh được nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng. 4. Thu theo thỏa thuận của cha mẹ học sinh (Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh) Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 55/2011/TTBGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Điều 10. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh 1. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: a) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. b) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường. 2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh: a) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến; b) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến. 3. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ
- học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. 4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học: a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. B. Xây dựng quy định về quản lý tài chính đối với nguồn thu ngoài ngân sách trong nhà trường. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGUỒN THU NGOÀI NGÂN SÁCH TRONG NHÀ TRƯỜNG 1. Quy định về học phí (nghị định 86/2015/NĐ – SB) Chương IV Điều 13. Thu học phí 1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, song tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học. 2. Cơ sở giáo dục công lập có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng theo quy định như sau: a) Cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, được nộp toàn bộ số thu học phí vào ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gửi ngân hàng thương mại được sử dụng để lập quỹ học bổng và hỗ trợ sinh viên;
- b) Cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, nộp toàn bộ số thu học phí của các ngành nghề được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo vào Kho bạc Nhà nước để quản lý và sử dụng; nộp toàn bộ tiền thu học phí của các ngành, nghề không được ngân sách nhà nước hỗ trợ vào ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gửi ngân hàng thương mại được sử dụng để lập các quỹ hỗ trợ sinh viên. Điều 14. Sử dụng học phí 1. Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Điều 15. Quản lý tiền học phí và chế độ báo cáo 1. Cơ sở giáo dục công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Nghị định này. Cơ sở giáo dục ngoài công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để đăng ký hoạt động. 2. Các cơ sở giáo dục thuộc mọi loại hình đều có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê học phí theo các quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp. 3. Thu, chi học phí của cơ sở giáo dục công lập phải tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật. 2. Các khoản thu khác (Thông tư 16/2018 Bộ GDĐT) Chương II Điều 5. Vận động tài trợ 1. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước giao, định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch vận động tài trợ báo cáo phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở; báo cáo sở giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với cơ sở giáo dục cấp trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc sở giáo dục và đào tạo, trước khi tổ chức vận động tài trợ.
- Đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học, kế hoạch vận động tài trợ phải trình Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị phê duyệt trước khi vận động tài trợ và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp. 2. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thẩm định phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trường hợp phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy trình, quy định và không công khai minh bạch thì phải yêu cầu cơ sở giáo dục dừng triển khai kế hoạch vận động tài trợ. 3. Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ. Điều 6. Tiếp nhận tài trợ 1. Thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ a) Cơ sở giáo dục có trách nhiệm thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ. Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm các thành phần chính sau: thủ trưởng cơ sở giáo dục; kế toán trưởng; Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên; đại diện của cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục (nếu có); b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục là Tổ trưởng Tổ tiếp nhận tài trợ; c) Tổ tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm phổ biến, thông tin rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của hoạt động tài trợ; cung cấp thông tin về thời gian, địa chỉ, tên và số tài khoản tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục; nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất; d) Tổ tiếp nhận tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. 2. Cơ sở giáo dục tổ chức tiếp nhận khoản tài trợ như sau: a) Đối với các khoản tài trợ bằng tiền: Cơ sở giáo dục phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng số tiền được tài trợ; mở thêm một tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận đối với khoản tài trợ được chuyển khoản; Trường hợp tài trợ bằng kim cương, đá quý, kim loại quý hoặc hiện vật có giá trị khác, cơ sở giáo dục phối hợp với Tổ tiếp nhận tài trợ tổ chức bán cho Ngân hàng Thương mại hoặc tổ chức bán đấu giá và nộp số tiền thu được vào tài khoản của cơ sở giáo dục. b) Đối với khoản tài trợ bằng hiện vật:
- Cơ sở giáo dục phối hợp với Tố tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi để bảo quản hiện vật tài trợ đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng; Trường hợp tài trợ bằng công trình xây dựng cơ bản theo hình thức “chìa khóa trao tay”: Nhà tài trợ hoàn thành hồ sơ, tài liệu và chứng từ liên quan đến xây dựng công trình chuyển cho cơ sở giáo dục và cơ quan tài chính cùng cấp để thực hiện hạch toán theo giá trị công trình tài trợ đã nhận bàn giao. Khuyến khích việc lập quyết toán vốn theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TTBTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Trường hợp tài trợ bằng thiết bị, máy móc: Nhà tài trợ cung cấp tài liệu, hồ sơ kỹ thuật cho cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật hiện hành. c) Đối với khoản tài trợ phi vật chất: Cơ sở giáo dục tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật hiện hành. Trường hợp tài trợ bằng quyền sử dụng đất: Nhà tài trợ cung cấp các hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất và làm các thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất cho cơ sở giáo dục tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Điều 7. Quản lý, sử dụng tài trợ 1. Cơ sở giáo dục lập kế hoạch sử dụng tài trợ, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm, công trình kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức hiện hành. Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải được công bố và niêm yết công khai trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, người giám hộ (nếu có) và nhà tài trợ. 2. Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá. 3. Các sản phẩm, công trình hình thành từ các khoản tài trợ phải được sử dụng đúng mục đích và được bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để phát huy hiệu quả sử dụng, không để thất thoát, lãng phí. 4. Giá trị của khoản tài trợ phải được theo dõi và ghi chép trong sổ kế toán của cơ sở giáo dục theo quy định.
- Điều 8. Báo cáo tài chính và công khai tài chính 1. Các khoản tài trợ phải được tổng hợp kịp thời vào báo cáo quyết toán thu, chi tài chính theo kỳ và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật. 2. Đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với khoản tài trợ của đơn vị dự toán cấp dưới. 3. Cơ sở giáo dục sử dụng tài trợ phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm đối với các khoản tài trợ. a) Nội dung công khai tài chính bao gồm: Tên khoản tài trợ; tên tổ chức tài trợ; giá trị tài trợ, quyết toán thu, chi; kết quả kiểm toán (nếu có); b) Hình thức công khai báo cáo tài chính: Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ và cơ quan tài chính đồng cấp; niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở giáo dục nhận tài trợ và các hình thức khác; c) Thời điểm công khai: Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện ngay sau khi kết thúc quyết toán năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán. 3. Thu chi hộ Bảo hiểm y tế học sinh (Nghị định 146/2018/NĐ – CP) Chương I Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng 1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này. 3. Học sinh, sinh viên. 4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 4. Thu theo thỏa thuận cha mẹ học sinh Quy trình quản lý và sử dụng các khoản đóng góp: Bước 1: Thống nhất chủ trương và kế hoạch triển khai trong Ban Giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Bước 2: Lập Kế hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết (bao gồm dự kiến nguồn huy động, các nội dung chi và dự kiến mức chi cụ thể) để thực hiện. Trong đó, kế hoạch công việc phải nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động các nguồn đóng góp, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm, công trình,... Niêm yết công khai ít nhất một tuần để tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh kế hoạch công việc và dự trù kinh phí. Bước 3: Báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp (Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) để xin chủ trương thống nhất bằng văn bản và chỉ được tiến hành vận động, thực hiện sau khi có sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp. Bước 4: Sau khi hoàn thành công việc, các trường phải niêm yết công khai và báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí. Khoản thu này phải đưa vào sổ sách kế toán và hạch toán, thanh quyết toán theo quy định. Các tài sản được mua sắm, sửa chữa phải hạch toán tăng tài sản và sử dụng trong nhà trường (thực hiện hạch toán và khấu hao tài sản theo đúng quy định hiện hành). Phần 2. Lựa chọn 1 hoạt động ở trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Căn cứ kế hoạch năm học 20202021 của trường THCS Âu Lạc. Căn cứ theo chương trình năm học 20202021 của Liên đội trường THCS Âu Lạc. Trường THCS Âu Lạc triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021 như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Mục đích: – Thông qua tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 2011, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên nhận thức sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ của Nhà trường trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp kinh tế, xã hội;
- – Tạo không khí vui tươi, phấn khởi, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên tích cực, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học; Tạo phong trào thi đua sôi nổi, tăng thêm tinh thần đoàn kết thân thiện trong tập thể học sinh trong toàn trường, rèn luyện cho học sinh tính độc lập, sáng tạo, là dịp để các em được giao lưu, tạo mối quan hệ đoàn kết giữa đội viên với đội viên, giữa học sinh với thầy cô giáo. 2. Yêu cầu: Tổ chức an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cao. Các chi đội tham gia đầy đủ, nhiệt tình, đầu tư tốt. II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM: Thời gian các hoạt động sẽ diễn ra vào lúc: Từ ngày 1/11– 20/11/2021. Địa điểm: Tại trường THCS Âu Lạc. III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1. Hội thi văn nghệ Chủ đề: Các tiết mục tham gia theo chủ đề về trường lớp, thầy cô, tình cảm bạn bè trong sáng, ca ngợi quê hương đất nước, Bác Hồ kính yêu…phù hợp với môi trường sư phạm. Về thời gian biểu diễn cho các tiết mục tự chọn: Tối đa các lớp có 6 phút cho cả phần trình diễn mỗi tiết mục. Ban tổ chức sẽ chọn ra tiết mục xuất sắc nhất của mỗi th ể lo ại để biểu diễn trong ngày tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2020. Khen thưởng: Giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích. 2. Phong trào thi đua hoa điểm 10 Chủ đề: “Điểm mười dâng thầy cô” Mỗi lớp sổ thi đua theo dõi hoa điểm tốt, chọn 1 lớp xuất sắc (Điểm cao nhất) và 2 lớp giải nhì xuất sắc, ngoài ra chọn HS 02 có nhiều điểm 10 trong các môn học. Liên đội tổ chức trao thưởng cho HS đạt danh hiệu Hoa điểm 10. Khen thưởng : Giải nhất lớp xuất sắc (Điểm cao nhất), Giải nhì lớp xuất sắc, Cá nhân đạt danh hiệu Hoa điểm 10 được nhận giấy khen và tiền thưởng của nhà trường.
- 3. Tổ chức cuộc thi Báo tường + Thời gian nộp Báo tường của Chi đoàn các lớp hạn cuối đến hết ngày 15/11/2021. + Ngày 16/11/2021: Chấm giải các đơn vị. + Ngày 18/11/2021: Công bố kết quả và triển lãm (tại khu tiền sảnh). Đối tượng tham dự: Chi đoàn các lớp trong toàn trường. Thể lệ: Mỗi Chi đoàn tham dự 1 tờ Báo tường với chủ đề trên. Được sử dụng mọi chất liệu, kích thước tuỳ ý, khuyến khích tính sáng tạo. Hình ảnh có thể sưu tầm trong sách, báo, tranh ảnh, nhưng phải rõ ràng, có tính thẩm mỹ mang nội dung trong sáng, lành mạnh. Các tác phẩm sẽ được trưng bày vào ngày 20/11/2021. Khen thưởng: 1 Giải Nhất, 1 Nhì, 2 Ba, 2 Khuyến khích. 4. Thi vẽ tranh ̉ ̀ ảnh đẹp đất nước, thành phố nơi em đang sống, mái trường thân thương, Chu đê: C bạn bè…Thể hiện lòng tri ân và yêu quí đối với thầy cô giáo. Thi vẽ tranh: Khổ giấy A3 Học sinh tự chuẩn bị giấy vẽ tranh và tham gia hội thi theo thời gian qui định và ngồi đúng vị trí đã sắp xếp. Khen thưởng: 1 Giải Nhất, 2 Nhì, 2 Ba, 3 Khuyến khích. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Ban tổ chức là các đồng chí trong Ban chấp hành Đoàn trường và các đồng chí trong BCH các Liên chi đoàn. Ban tổ chức sẽ trao giải nhất, nhì, ba cho các nội dung nói trên. Liên chi đoàn các khoa tiến hành họp và thông báo cho toàn thể Chi đoàn trực thuộc đơn vị mình chuẩn bị các điều kiện cần thiết, để tham gia tốt các nội dung trên nhằm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Chi đoàn các lớp tiến hành báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để tham gia tốt nội dung trên và hoàn thành đúng theo thời gian qui định. BANG D ̉ Ự TRU KINH PHI ̀ ́ Đơn vi: VNĐ ̣
- TT DANH MỤC ĐVT S.LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN HOẠT ĐỘNG/HÀNG HÓA Hội diễn văn nghệ 1 Hỗ trợ công tác Người 2 200.000 400.000 chỉ đạo 2 Hổ trợ làm sân Người 3 50.000 150.000 khấu 3 Phông sự kiện Tấm 1 450.000 450.000 4 Hỗ trợ người Người 2 200.000 400.000 lên kế hoạch chương trình, duyệt kế hoạch 5 Hỗ trợ dẫn Người 2 100.000 200.000 chương trình 6 Thuê loa đài, Buổi 1 1.600.000 1.600.000 đàn ogan Giải thưởng 7 Giải nhất Giải 1 150.000 150.000 8 Giải nhì Giải 2 120.000 240.000 9 Giải Ba Giải 3 80.000 240.000 10 Giải KK Giải 5 50.000 250.000 11 Hổ trợ giám Người 2 100.000 200.000 khảo 4.280.000 Cộng: Hoạt động thi đua nề nếp – Hoa điểm 10 1 Giải nhất lớp Giải 1 100.000 100.000 xuất sắc (Điểm cao nhất) 2 Giải nhì lớp Giải 2 50.000 100.000 xuất sắc 3 Cá nhân đạt Người 2 40.000 80.000 điểm 10 nhiều nhất 280.000 Cộng: Hoạt động làm báo tường 1 Giải nhất Giải 1 100.000 100.000 2 Giải nhì Giải 1 80.000 80.000 3 Giải ba Giải 2 60.000 120.000 4 Giải KK Giải 2 30.000 60.000 360.000 Cộng: Thi vẽ tranh 1 Giải nhất Giải 1 100.000 100.000 2 Giải nhì Giải 2 80.000 160.000 3 Giải ba Giải 2 60.000 120.000 4 Giải KK Giải 3 30.000 90.000 470.000 Cộng: Các khoản chi khác
- 1 Chi tổ chức hội 1.000.000 1.000.000 thi cán bộ công đoàn giỏi 2 Đồ uống Chai 360.000 360.000 3 Nhân viên lao 250.000 250.000 động vệ sinh 1.610.000 Cộng: Tổng cộng: 7.000.000 Bằng chữ: Bảy triệu đồng chẵn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Quản lý hành chính công: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
23 p | 324 | 52
-
Tiểu luận: Xây dựng hệ thống quản lý tài chính trong doanh nghiệp
11 p | 164 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quản lý tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng 258 Hà Nội
98 p | 118 | 23
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam
217 p | 70 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương
102 p | 30 | 15
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp quản lý tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai
140 p | 35 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần
118 p | 34 | 13
-
Tiểu luận Quản lí tài chính trong trường học: Tìm hiểu một vấn đề quản lý tài chính trường học và lựa chọn 1 hoạt động ở Trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này
17 p | 81 | 13
-
Tiểu luận Quản lí tài chính trong trường học: Tìm hiểu và xây dựng quy định quản lý tài chính đối với hoạt động công nghệ thông tin trong trường học. Lựa chọn 1 hoạt động ở trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này
23 p | 42 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn – Công ty Xăng dầu Bắc Thái
120 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
107 p | 16 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thuộc Bộ Giao thông vận tải
26 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
132 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý tài chính tại Kho bạc nhà nước Phú Thọ
108 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý: Tăng cường công tác quản lý tài chính tại Viễn thông Đồng Tháp
123 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính bệnh viện trực thuộc các trường đại học y dược công lập ở Việt Nam
27 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Khí hóa lỏng Đồng Tháp
74 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn