intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

71
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng các cơ chế quản lý tài chính tại các BVC và phân tích những thuận lợi khó khăn và bất cập trong việc thực hiện các cơ chế và thực hiện cơ chế quản lý tài chính BV, luận án với mục tiêu nghiên cứu là đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới các cơ chế quản lý tài chính đối với các BVC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----***---- Phạm Thị Thanh Hƣơng ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC BỆNH VIỆN CÔNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----***---- Phạm Thị Thanh Hƣơng ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC BỆNH VIỆN CÔNG Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : 1. PGS.TS Phạm Ngọc Dũng 2. PGS.TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt Hà Nội, 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng, bản luận án “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu nghiêm túc độc lập do chính tác giả thực hiện. Những số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận án này đều rõ xuất xứ và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo. Hà Nội ngày tháng năm Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thanh Hƣơng i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ---------------------------------------------------------------------------- i MỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------------ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ----------------------------------------------------------- iv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ----------------------------------------------v PH N MỞ Đ U ------------------------------------------------------------------------------1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC BỆNH VIỆN CÔNG ----------------------------------------------------------------------- 16 1.1. Tổng quan về bệnh viện công ---------------------------------------------------- 16 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của bệnh viện công ------------------------------------ 16 1.1.2. Nhiệm vụ của bệnh viện công ------------------------------------------------- 18 1.2. Cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công ----------------------------- 20 1.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công ------------------------ 20 1.2.2. Các nhân tố tác động đến cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công ------ 25 1.2.3. Nội dung cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công -------------------- 34 1.3. Kinh nghiệm của các nƣớc về cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ----------------------------------------------------------------------------------------- 46 1.3.1. Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ----------- 46 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính BVC cho Việt Nam -- 52 Kết luận Chƣơng 1 ------------------------------------------------------------------------- 57 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC BỆNH VIỆN CÔNG Ở VIỆT NAM ------------------------------------------------------------- 58 2.1. Tổng quan về các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế ----------------------- 58 2.1.1. Quá trình phát triển của bệnh viện công ------------------------------------- 58 2.1.2. Hệ thống các bệnh viện công -------------------------------------------------- 58 2.1.3. Các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế -------------------------------------- 61 2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế --------------------------------------------------------------------------------------------- 66 2.2.1. Cơ chế phân bổ ngân sách y tế cho các bệnh viện công ------------------- 66 2.2.2. Cơ chế thanh toán Bảo hiểm y tế với các bệnh viện công ----------------- 77 2.2.3. Cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT cho các bệnh viện --- 91 2.2.4. Cơ chế tự chủ về tài chính các bệnh viện công ----------------------------107 Kết luận chƣơng 2 -------------------------------------------------------------------------132 ii
  5. CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016- 2020-------------------------------------------------------------------------------------------133 3.1. Mục tiêu và quan điểm đổi mới cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công ----------------------------------------------------------------------------------------------133 3.1.1. Mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công --------------133 3.1.2. Quan điểm đổi mới cơ chế quản lý tài chính bệnh viện ------------------143 3.2. Một số giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 ---------------------------------------------146 3.2.1. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách y tế theo hướng hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng và theo phương thức Nhà nước đặt hàng ----------------------146 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế thanh toán BHYT với các bệnh viện công -----------151 3.2.3. Xây dựng lộ trình tính giá DVYT và minh bạch cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT --------------------------------------------------------158 3.2.4. Đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính các bệnh viện công -------------------164 3.2.5. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp ------------------------------175 3.2.6. Một số giải pháp khác ---------------------------------------------------------178 Kết luận Chƣơng 3 ------------------------------------------------------------------------181 KẾT LUẬN CHUNG ---------------------------------------------------------------------182 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ------------------------------------------------------------184 TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------------185 PHỤ LỤC -----------------------------------------------------------------------------------192 iii
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BV/ BVC Bệnh viện/ Bệnh viện công CSSK Chăm sóc sức khỏe CSYT Chăm sóc y tế CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức CP Chính phủ DA Dự án DVYT Dịch vụ y tế DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐTPT Đầu tư phát triển ĐVSN Đơn vị sự nghiệp HĐSN Hoạt động sự nghiệp KP Kinh phí TCKT Tài chính kế toán KTTT Kinh tế thị trường KTXH Kinh tế xã hội KHĐT Kế hoạch đầu tư KCB Khám chữa bệnh NĐ Nghị định NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách Trung Ương NSĐP Ngân sách địa phương NHPTVN Ngân hàng phát triển Việt Nam NN/QLNN Nhà nước/ Quản lý Nhà nước PTHĐSN Phát triển hoạt động sự nghiệp TS/TSNN Tài sản /Tài sản Nhà nước TSCĐ Tài sản cố định TW Trung ương XH Xã hội XHH Xã hội hóa iv
  7. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Huy động nguồn lực tài chính của các bệnh viện công ...........................35 Sơ đồ 1.2: Khung mô hình hoạt động và quản lý tài chính bệnh viện công .............36 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Những bất cập lớn đối với công tác quản lý tài chính bệnh viện theo quan điểm của khách thể nghiên cứu (%) ..........................................................................64 Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn lực tài chính các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế .............65 Bảng 2.3: Nguồn NSNN cấp cho các bệnh viện qua các năm ..................................69 Bảng 2.4: Nguồn NSNN cấp cho một số bệnh viện qua các năm 2006 – 2015 .......70 Bảng 2.5: Nguồn NSNN cấp cho một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ...................71 Bảng 2.6: Nguồn BHYT thanh toán ở 3 bệnh viện năm 2006-2015 ........................81 Bảng 2.8: Tính phù hợp trong công tác giám định và thanh toán của cơ quan bảo hiểm với bệnh viện theo đánh giá của các nhóm đối tượng (%) ...............................86 Bảng 2.7: Hồ sơ KCB và số tiền Cơ quan BH thanh toán, từ chối TT và yêu cầu giám định lại của các BVC trực thuộc Bộ Y tế .........................................................88 Bảng 2.9: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng BHYT thanh toán chậm cho các BVC theo đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau (Tỷ lệ %) ...........................88 Bảng 2.10: Nguồn thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT của một số BVC thuộc Bộ Y tế ............................................................................................................94 Bảng 2.11: Những vướng mắc, bất cập trong chính sách giá DVYT hiện nay theo đánh giá của các nhóm đối tượng (%).....................................................................101 Bảng 2.12: Việc thực hiện giá các DVYT theo yêu cầu đã bao gồm các chi phí ...106 Bảng 2.13: Các nguồn lực tài chính tại Bệnh viện Nhi TW ...................................109 Bảng 2.14: Các khoản chi tại bệnh viện Nhi TW ...................................................110 Bảng 2.15: Số vốn các bệnh viện trực thuộc Bộ vay qua Ngân hàng phát triển VN .................................................................................................................................116 Bảng 2.16: Khó khăn với các BV khi thực hiện cơ chế tự chủ ...............................122 Bảng 3.1: Ý kiến của cán bộ Bộ Tài chính và Bộ Y tế về những ưu điểm trong phương thức thanh toán DVYT theo nhóm chuẩn đoán (%) ..................................154 v
  8. Bảng 3.2: Ý kiến của cán bộ về một số nội dung dự kiến triển khai (Tỷ lệ %) ......158 Bảng: Thống kê mẫu nghiên cứu ............................................................................196 Bảng: Thống kê mẫu theo loại hình bệnh viện .......................................................197 DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Những bất cập lớn đối với công tác quản lý tài chính bệnh viện (%) .......63 Biểu 2.2: Tỷ trọng các khoản chi của các bệnh viện thuộc Bộ Y tế năm 2015 ........66 Biểu 2.3: Nguồn NSNN tại các bệnh viện công qua các năm ..................................69 Biểu 2.4: Cơ chế phân bổ NSNN cho các bệnh viện công hiện nay (Tỷ lệ %) ........73 Biểu 2.5: Nguyên nhân của sự bất cập trong phân bổ NSNN cho các BVC (%) .....75 Biểu 2.6: Tác động của việc phân bổ NS dựa trên số lượng giường bệnh theo kế hoạch và định mức trên giường bệnh đối với công tác quản lý bệnh viện (%) ........76 Biểu 2.7: Tỷ trọng các nguồn tài chính của BVC trực thuộc Bộ Y tế năm 2015 .....79 Biểu 2.8: Nguồn thanh toán BHYT giai đoạn 2006-2015 ........................................80 Biểu 2.9: Những vướng mắc trong công tác thanh toán BHYT đối với BVC (%) ...85 Biểu 2.10: Tính phù hợp trong công tác giám định và thanh toán của cơ quan bảo hiểm với bệnh viện (%) .............................................................................................85 Biểu 2.11: Tính kịp thời trong công tác giám định và thanh toán của cơ quan bảo hiểm với bệnh viện (%) .............................................................................................86 Biểu 2.12: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng BHYT thanh toán chậm cho các BVC (Tỷ lệ %) ..........................................................................................................87 Biểu 2.13: Ảnh hưởng của phương thức thanh toán DVYT theo phí dịch vụ đối với công tác quản lý bệnh viện (%) .................................................................................89 Biểu 2.14: Nguồn thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT cho BVC thuộc Bộ ...................................................................................................................................93 Biểu 2.15: Những vướng mắc, bất cập trong chính sách giá DVYT hiện nay .......101 Biểu 2.16: Khung giá các DVYT theo yêu cầu tại các BVC áp dụng ....................104 Biểu 2.17: Tổ chức cung cấp DVYT theo yêu cầu tại các BVC.............................105 Biểu 2.18: Chi cho con người của các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế ............111 Biểu 2.19: Những thuận lợi trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các bệnh viện công ............................................................................................117 Biểu 2.20 Những tác động không mong muốn có thể xảy ra khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các BVC ....................................................................130 vi
  9. Biểu 3.1: Cách phân bổ NS sẽ giúp cho các BV quan tâm hơn đến chất lượng DVYT cho người bệnh ...........................................................................................147 Biểu 3.2: Phương thức thanh toán BHYT nên thực hiện đối với các bệnh viện công thuộc Bộ Y tế (%) ...................................................................................................153 Biểu 3.3: Sự điều chỉnh thời hạn để đảm bảo tính phù hợp khung giá các DVYT theo quy định ..........................................................................................................160 Biểu 3.4: Các mục tiêu cần hướng đến khi đổi mới cơ chế tự chủ đối với các bệnh viện công ................................................................................................................166 Biểu 3.5: Đổi mới mô hình quản lý bệnh viện công thuộc Bộ Y tế (Tỷ lệ %) ......174 vii
  10. PH N MỞ Đ U 1. T nh c p thiết của đề tài uận án Đối với mỗi con người, sức khỏe luôn luôn được xác định là yếu tố quan trong và mang tính quyết định trong cuộc sống. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ” [3.T5]. Vậy việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe là mục tiêu mà mỗi cá nhân và cả Đảng, Nhà nước muốn hướng tới. Hệ thống BVC Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện CSSK nhân dân. Các BVC trong thời gian qua đã từng bước thay đổi nhằm phù hợp với hoàn cảnh điều kiện phát triển của đất nước mỗi giai đoạn. Trong công tác chuyên môn, các BV không ngừng quan tâm mở rộng và nâng cao số lượng, chất lượng của các DVYT nhằm cung cấp ngày càng tốt hơn các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân. Trong công tác quản lý tài chính, các BV đã từng bước chủ động huy động nguồn thu hợp pháp, đa dạng hóa các nguồn tài chính để đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tăng thu nhập của người lao động, đã trang trải được phần nào chi phí cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị… Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng các BVC hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đã và đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức trong công tác quản lý điều hành BV, đặc biệt là công tác quản lý tài chính. Các nguồn thu ngoài ngân sách còn hạn hẹp về cả quy mô và lĩnh vực, thực trạng quản lý các khoản chi còn chưa hiệu quả, sự lãng phí và thất thoát trong quản lý thu chi vẫn còn nặng nề, những tác động không mong muốn từ nền KTTT mang lại cùng với hướng phát triển chưa được kiểm soát chặt chẽ... Những bất cập đó đã tồn tại trong BVC trong một thời gian khá dài, đã và đang gây những bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó là những điều kiện phát triển KTXH mới trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam đã và đang đặt ra những sức ép lớn về cải cách, đổi mới đối với sự phát triển của hệ thống BVC đặc biệt là hoạt động quản lý tài chính của các BVC. Hoạt động quản lý tài chính BV là bộ phận quan trọng trong tổng thể các hoạt động của BV nhằm hướng tới mục tiêu chất lượng hiệu quả của các BVC. Trong đó “cơ 1
  11. chế quản lý tài chính bệnh viện” là một yếu tố quyết định tạo điều kiện cho sự phát triển BV, nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp DVYT cho xã hội. Thời gian qua, cơ chế hoạt động của BVC trong đó có cơ chế quản lý tài chính BVC đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Cơ chế quản lý tài chính BVC cũng đã có nhiều thay đổi để đáp ứng yêu cầu của phát triển KTXH theo từng giai đoạn. Nhưng bên cạnh những thuận lợi do cơ chế mang lại còn hiện vẫn tồn tại rất nhiều những bất cập và vướng mắc. Để cơ chế quản lý tài chính BVC tác động tích cực phát huy được hết những thế mạnh, khắc phục những tồn tại và đem lại những lợi ích thiết thực cho hệ thống BVC cần có những đổi mới tạo đòn bẩy cho sự phát triển của các hoạt động của hệ thống BVC. Việc hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính các BVC luôn được sự quan tâm của Nhà nước, của ngành y tế cũng như của chính các BVC và của toàn xã hội đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn và nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả đối với hoạt động quản lý tài chính của các BVC là cơ sở cho nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam”. 2. Tổng quan về t nh h nh các nghiên cứu iên quan đến đề tài uận án 2.1. Công trình nghiên cứu trong nước 2.1.1. Luận án Tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp tài chính thúc đẩy sự nghiệp y tế ở Việt Nam”, tác giả Hoàng Thị Thúy Nguyệt, 2006, Học viện Tài chính. Luận án này đã nghiên cứu khá rõ ràng về hệ thống về y tế, các đặc tính của DVYT cùng với vai trò, sự tác động của tài chính đối với sự nghiệp y tế trong nền KTTT với các công cụ tài chính mà Nhà nước sử dụng như chi ngân sách, viện phí hay BHYT. Luận án phân tích sự phát triển y tế và những giải pháp tài chính đã được sử dụng phát triển sự nghiệp y tế từ những năm 1990 đến năm 2004 với đầy đủ thực trạng và những ưu điểm, tồn tại của các giải pháp tài chính đã áp dụng, sự phối kết hợp các công cụ này trong thúc đẩy phát triển sự nghiệp y tế vì mục tiêu công bằng, hiệu quả. Đối với việc huy động, phân bổ và quản lý sử dụng NSNN, luận án đã phân tích xu hướng chi NSNN cho y tế, định mức phân bổ NSNN theo giai đoạn 1997-2003 và 2004-nay, việc đổi mới việc phân cấp quản lý y tế, cụ thể với chương trình mục tiêu quốc gia và các cơ sở y tế, bên cạnh đó là xác định rõ những bất cập đang tồn tại đối với viện phí và tình hình thực hiện chính sách BHYT. Luận án này đã xác định những rào cản tài chính chủ yếu đối với việc tiếp cận DVYT của người nghèo thông qua việc xác định nguyên nhân người nghèo tự 2
  12. chữa bệnh và chính sách KCB cho người nghèo và đưa ra một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển sự nghiệp y tế. Chẳng hạn như: Chi NSNN theo hướng tập trung và trọng điểm cùng với đổi mới cách phân bổ NSĐP dựa trên nhu cầu CSSK của nhân dân; Chính sách BHYT cần được hoàn hiện và mở rộng tiến tới BHYT toàn dân; Viện phí cần xây dựng khung và có sự điều chỉnh cho phù hợp với chi phí và khả năng chi trả; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ và cơ chế huy động thông qua công tác XHH y tế. Tuy nhiên ở đây đối tượng nghiên cứu của luận án này là sự nghiệp y tế và giải pháp tài chính nhằm phát triển sự nghiệp y tế, tác giả đã tham khảo được một số nội dung làm cơ sở và nền lý luận chung cho việc nghiên cứu của tác giả. Còn với luận án của tác giả, xác định đối tượng nghiên cứu là “cơ chế quản lý tài chính các BVC” và phạm vi nghiên cứu là “các BVC ở Việt Nam”, nên ở đây có sự khác nhau về đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2.1.2. Luận án Tiến sĩ kinh tế “Giải pháp quản lý sử dụng các nguồn tài chính tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập do địa phương quản lý ở Việt Nam”, tác giả Đỗ Thị Thu Trang, năm 2010, Học viện Tài chính. Luận án thông qua cơ sở lý luận về y tế, về cơ chế quản lý sử dụng đối với NSNN, BHYT và viện phí và những yêu cầu cơ bản đối với việc sử dụng nguồn tài chính đó tạo các cơ sở KCB công lập và xác định vai trò của các nguồn tài chính đặc biệt vai trò của nguồn NSNN đối với cơ sở KCB công lập. Luận án đi đến phân tích thực trạng việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho thấy việc quản lý và sử dụng tài chính cho y tế còn nhiều điểm chưa hợp lý cần phải sửa đổi bổ sung và hoàn thiện gắn với nhu cầu cấp bách là phải tận dụng và điều phối các nguồn tài chính cho KCB để phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng nhằm thực hiện định hướng cung cấp DVYT cơ bản cho toàn xã hội và đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân. Dựa trên những cơ sở lý luận cũng như bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới luận án đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho cơ sở KCB ở địa phương.Với các nhóm giải pháp đối với nguồn tài chính từ NSNN và nguồn tài chính ngoài NSNN, với việc đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại cơ sở y tế công lập, việc vận dụng thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho cơ sở y tế công hướng quản lý đầu ra và kết quả hoạt đông, XHH y tế và việc giám sát kiểm tra. Luận án đề xuất kiến nghị nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các giải pháp, giảm các chi phí không cần thiết trong KCB để nâng cao hiệu quả sử dụng DVYT. Mặc dù luận án đã nêu và phân tích thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại các cơ sở KCB ở địa phương nhưng việc phân tích khá chung, tác 3
  13. giả luận án chưa xác định các đặc thù của các cơ sở KCB ở địa phương tác động đến hoạt động quản lý tài chính. Dựa vào một số hạn chế của luận án cũng đã gợi mở cho tác giả một số vấn đề cần quan tâm khi phân tích thực trạng, những đặc điểm và khó khăn thuận lợi đối với BVC để đưa ra các giải pháp với hệ thống BVC đặc biệt đối với nhóm BV tuyến TW. Như vậy giữa luận án này và luận án của tác giả cũng có sự khác nhau về đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng của luận án trên là quản lý sử dụng nguồn lực tài chính và phạm vi nghiên cứu là các cơ sở KCB công lập do địa phương quản lý còn với luận án của tác giả, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu ở đây là các cơ chế quản lý tài chính BVC dưới góc nghiên cứu của nhà xây dựng chính sách nhằm đổi mới các cơ chế để có sự phù hợp và hiệu quả hơn. 2.1.3. Luận án Tiến sĩ kinh tế “Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam”, tác giả Phạm Chí Thanh, năm 2011, ĐH Kinh tế quốc dân Luận án đã tiếp cận nghiên cứu tài chính của ĐVSN công theo mối quan hệ của đơn vị với các chủ thể trong quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ ở ĐVSN công từ đó để làm rõ bản chất tài chính của ĐVSN công trong nền KTTT. Luận án xác định ĐVSN công cần tuân thủ các quy luật của thị trường: thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí hoạt động, giá dịch vụ theo cơ chế cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ, từ đó có những yêu cầu về cơ chế quản lý, cách thức điều tiết, can thiệp của nhà nước đối với các hoạt động của ĐVSN. Luận án phân tích thực trạng chính sách tài chính với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam qua các giai đoạn từ những năm 1994 đến nay và mỗi chính sách cụ thể như: phân cấp quản lý NS, quản lý vốn tài sản, phí lệ phí, tín dụng, kế toán thuế. Từ đó đưa ra được nhưng kết quả đạt được và xác định những vấn đề vướng mắc bất cập và nguyên nhân trong chính sách tài chính đối với ĐVSN công: chưa thực hiện hạch toán đủ chi phí theo cơ chế thị trường và hình thành cơ chế cạnh tranh… Nghiên cứu xác định những bất cập và nguyên nhân, luận án đã đưa ra những đề xuất mới và giải pháp cụ thể. Thứ nhất là chuyển chính sách phí, lệ phí sang chính sách quản lý giá dịch vụ theo hướng các đơn vị thực hiện hạnh toán đầy đủ chi phí hoạt động, thứ hai các ĐVSN và hoạt động sự nghiệp là đối tượng chịu thuế nhưng hưởng mức thuế ưu đãi (0%,5%...) tùy theo ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động trong từng thời kỳ, thứ ba chuyển cơ chế chi NSNN cho ĐVSN sang quản lý theo kết quả đầu ra, thứ tư phân cấp tổ chức hệ thống kiểm tra: tự kiểm tra và kiểm tra đánh giá từ bên ngoài. Cùng với những đề xuất đó là 2 giải pháp cụ thể với hai ngành giáo dục đào tạo và ngành y tế. Đây là luận án với phạm vi nghiên cứu rộng liên quan đến chính sách tài chính của toàn bộ khu vực sự nghiệp công vì vậy luận án cũng là một trong những 4
  14. cơ sở để tác giả tham khảo về lý luận chính sách cũng như một số những giải pháp đổi mới chính sách. Tuy nhiên, đối với luận án của mình, tác giả tập trung vào các cơ chế quản lý tài chính và đi sâu hơn với phạm vi nghiên cứu là các BVC ở Việt Nam với những đặc thù về ngành và đơn vị hoạt động. 2.1.4. Luận án Tiến sĩ kinh tế “Đổi mới cơ chế quản lý chi Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”, tác giả Nguyễn Trường Giang, năm 2003, Học viện Tài chính Luận án nghiên cứu tương đối toàn diện về quản lý chi NSNN trong lĩnh vực sự nghiệp y tế. Trong đó luận án đã phân tích được những đặc điểm, điều kiện đặc thù của hoạt động y tế nói chung bao gồm cả y tế dự phòng và hoạt động KCB trong nền KTTT. Tác giả luận án cũng đã làm rõ được tính chất hàng hóa công cộng của hoạt động y tế dự phòng, quyền được tiếp cận những dịch vụ y tế cơ bản đối với các đối tượng chính sách xã hội và việc đảm bảo phúc lợi xã hội thông qua chính sách hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận dịch vụ KCB. Từ đó xác định được bản chất vấn đề là tại sao Nhà nước cần thiết phải có những chính sách để quản lý, can thiệp và không thể thả nổi hoàn toàn cho thị trường điều tiết về cung cấp DVYT. Tác giả cũng đã đi sâu vào nghiên cứu về Quỹ BHYT - một công cụ quan trọng để Nhà nước can thiệp vào lĩnh vực tài chính y tế, nhằm phát huy hết nguồn lực phát triển sự nghiệp y tế, đảm bảo tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng công tác KCB phục vụ người dân. Ở đây phạm vi của luận án tập trung chủ yếu các nội dung về quản lý chi NSNN cho y tế gắn với thời điểm từ trước năm 2003. Từ đó đến nay, KTXH và nhiều chính sách đã được đổi mới đặc biệt là vấn đề về cơ chế quản lý tài chính đối với các BVC nên tác giả đã kế thừa những nghiên cứu mang tính lý luận chung về hoạt động y tế trong nền KTTT từ đó làm cơ sở để phân tích và có những kiến nghị cụ thể về cơ chế quản lý tài chính các BVC trong giai đoạn hiện nay. 2.1.5. Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập”, Bộ Y tế, năm 2008. Đề án đã khái quát về hệ thống y tế và đánh giá thực trạng cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các ĐVSN công lập. Bên cạnh xác định hệ thống y tế với các ưu nhược điểm tồn tại đối với các ĐVSN, đề án phân tích thực trạng tài chính y tế và chi tiêu cho CSSK trong đó có chi tiêu của hệ thống các cơ sở y tế công lập, về cơ chế phân bổ nguồn tài chính y tế từ NSNN, chính sách tiền lương thu nhập, chính sách viện phí chi phí DVYT, chính sách BHYT… và những điểm mạnh yếu 5
  15. của mỗi chính sách này. Đặc biệt đề án cũng đã phân tích cụ thể tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP với các kết quả sau quá trình triển khai thực hiện và những bất cập đang gặp phải tại các ĐVSN y tế khi thực hiện Nghị định này. Sau khi phân tích sát những bất cập trong công tác CSSK nhân dân, đề án đã dự báo về nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng như dự báo về tài chính y tế. Với các quan điểm và mục tiêu đổi mới, đề án cũng đã xác định các nội dung đổi mới: về cơ chế hoạt động, về cơ chế tài chính, về cơ chế tiền lương và chính sách viện phí. Trong nội dung đổi về cơ chế tài chính, đề án xác định đổi mới về cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách cho CSSK; đổi mới cơ chế quản lý y tế địa phương theo hướng giao Sở Y tế thống nhất quản lý về chuyên môn, nhân lực và tài chính y tế; đổi mới phương thức xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách theo khối lượng công việc, kết quả hoạt động và cân đối thu chi nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị có đủ kinh phí đảm bảo chất lượng chuyên môn và đổi mới hệ thống BHYT. Từ những nội dung đổi mới cụ thể, đề án đã xác định những lộ trình cụ thể theo từng năm để thực hiện. Xác định rõ trách nhiệm của các Bộ ban ngành, của mỗi địa phương, đơn vị trong việc thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các ĐVSN trong ngành y tế. Đề án mang tính đánh giá thực trạng của ngành không chứa đựng nội dung nghiên cứu lý luận. Đây là nguồn tài liệu sát thực và phong phú để từ đó tác giả có những đánh giá tổng quan về thực trạng của các BVC trong hệ thống khi thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính. Dựa trên những định hướng phát triển của ngành tác giả có cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể với sự phát triển của hệ thống các BVC. 2.1.6. Báo cáo khảo sát tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong hệ thống bệnh viện công lập, Viện Chiến lược Chính sách và Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế, năm 2010. Nhằm đánh giá tình hình thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP trong hệ thống BVC, làm rõ những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế và các tác động không mong muốn đối với công tác CSSK, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã phối hợp với Vụ Kế hoạch-Tài chính và một số Vụ/Cục của Bộ Y tế tiến hành khảo sát đánh giá việc triển khai Nghị định 43 tại 18 BV ở các tuyến, cụ thể là 7 BVTW, 5 BV tuyến tỉnh/TP và 6 BV huyện/quận. Thông qua kết quả khảo sát ở 18 BV, báo cáo đã đưa ra những tác động tích cực mang lại từ việc thực hiện Nghị định 43 về tổ chức bộ máy, về hoạt động chuyên môn, và về tài chính. Các BV chủ động hơn về tài chính, tăng nguồn thu, có thể tự cân đối và điều tiết các mục chi một cách linh hoạt giúp tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên BV và tăng đầu tư trang 6
  16. thiết bị y tế theo hình thức XHH. Bên cạnh đó cũng có một số những hạn chế, nguy cơ từ việc thực hiện cơ chế tự chủ này. Nguy cơ lạm dụng dịch vụ để tận thu, tăng chí phí điều trị, Sự chênh lệch về thu nhập và điều kiện làm việc giữa các BV tuyến TW, TP lớn với các BV ở tỉnh nghèo, BV huyện dẫn đến sự chuyển dịch cán bộ từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ nông thôn ra thành thị làm cho sự thiếu hụt cán bộ y tế ở tuyến cơ sở ngày càng trầm trọng hơn… Từ những kết quả đạt được và những bất cập, báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị. Khuyến nghị về điều chỉnh xem xét lại một số văn bản pháp quy về tự chủ BV, về công tác quản lý BV và tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát việc thực hiện tự chủ. Báo cáo phân tích kỹ và toàn diện những tác động của cơ chế này tới các hoạt động của BV từ những kết quả đạt được đến những tác động không mong muốn và đưa ra khuyến nghị nhằm khắm phục những hạn chế. Đây thực sự là một nguồn tư liệu quan trọng cần thiết về cơ chế tự chủ tài chính BV từ đó giúp tác giả có những định hướng để phân tích và tìm hiểu sâu hơn về cơ chế quản lý tài chính BV nói chung và cơ chế tự chủ tài chính nói riêng. 2.1.7. Sách tham khảo "Phân tích việc thực hiện chính sách tự chủ BV trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam", Nghiên cứu được phối hợp giữa Bộ Y tế và Ngân hàng thế giới, năm 2011. Nghiên cứu này cũng dựa trên kết quả khảo sát của 18 BV (Báo cáo khảo sát tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong hệ thống BV công lập) cùng với những nghiên cứu quốc tế về việc thực hiện cơ chế tự chủ ở BVC của một số nước trên thế giới. Nghiên cứu đã phân tích tổng quan kinh nghiệm quốc tế về cải cách BV và tự chủ BV trong những năm từ 1990-2009, cụ thể: Cải cách BV thành công và cải cách BV ít thành công. Nghiên cứu đã đi từ khung lý thuyết về cải cách tổ chức BV, quản trị và giám sát BV tự chủ, đưa ra các bằng chứng quốc tế về tác động của cải cách BV và xác định một số khó khăn về phương pháp luận khi đánh giá về cải cách và tự chủ BV. Dựa trên cơ sở khung lý thuyết và kết quả cuộc khảo sát từ 18 BVC được Bộ Y tế thực hiện, nghiên cứu đánh giá những kinh nghiệm ban đầu của Việt Nam trong quá trình thực hiện tự chủ BV. Từ đó nghiên cứu đã đưa ra một số phương án chính sách nhằm giải quyết những tác động không mong muốn của việc thực hiện tự chủ BV. Chẳng hạn như: sử dụng công cụ chính sách đa dạng để đạt đến sự cân bằng giữa các mục tiêu hoạt động của BV, các nhà quản lý phải được coi là những đối tác trong việc đạt được mục tiêu hoạt động của BV, các BV tự chủ cần phải được gắn kết để tạo một hệ thống y tế hiệu quả, quy định mối quan hệ công tư trong BV, các phương án cấp phát ngân sách xây dựng cơ bản ở BV, các phương án cấp kinh phí từ nguồn tư nhân cho đầu tư vốn ở BVC… 7
  17. Nghiên cứu đã tổng kết và cung cấp được một số kinh nghiệm của các nước đã thực hiện cải cách BV, đây cũng là một trong những nguồn dữ liệu quan trọng mà tác giả đã ghi nhận vào phần kinh nghiệm nước ngoài của luận án. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa gắn kết chặt với những đặc thù rất cơ bản của hệ thống các BVC ở Việt Nam (TW, tỉnh, huyện) nên các phương án chính sách vẫn mang tính chung. 2.1.8. Đề tài "Khả năng chuyển đổi cơ sở y tế công lập sang mô hình doanh nghiệp của Viện Chiến lược và chính sách tài chính của Bộ Tài chính", tác giả Lê Mai Liên chủ nhiệm đề tài, năm 2015. Đề tài được xây dựng nhằm mục tiêu nghiên cứu kinh nghiệm các nước về mô hình doanh nghiệp BVC và việc chuyển đổi BV công lập sang mô hình doanh nghiệp, nghiên cứu về thực trạng cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các BVC hiện nay và đề xuất những khả năng chuyển đổi BV công lập sang mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Đề tài xác định mục đích của việc hình thành doanh nghiệp BVC nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho BV, sử dụng các nguồn lực hiệu quả, hình thành mô hình quản trị BV mới hiện đại, hiệu quả hiệu lực, tăng sự cạnh tranh giữa các BV trong hoạt động cung cấp DVYT… Đề tài đưa ra những kinh nghiệm chung cũng như những kinh nghiệm cụ thể ở một số quốc gia trong quá trình chuyển đổi BVC như: Singapore, Lebanon, Niu-di-lân. Cùng với việc đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách và tình hình hoạt động của các BVC ở Việt Nam hiện nay đặc biệt việc phân tích Nghị định 85/2013/NĐ-CP, đề tài đã đưa ra đề xuất về khả năng chuyển đổi BVC sang mô hình doanh nghiệp. Mặc dù đề xuất về khả năng chuyển đổi BVC sang mô hình doanh nghiệp của đề tài cũng là một hướng đi mới nhưng việc thực hiện những đề xuất này để tài chưa đưa ra và phân tích những điều kiện cơ bản để có thể thực hiện. Tuy nhiên với những kinh nghiệm mà đề tài thu thập được và ý tưởng chuyển đổi mô hình BV cũng đã gợi mở và giúp tác giả nghiên cứu để tìm ra những hướng đi và giải pháp phù hợp hơn. 2.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước 2.2.1. Health care - Financial Management của Mary Courtney và David Briggs Nghiên cứu nhằm giải quyết những thay đổi đáng kể cho hệ thống CSSK và cung cấp dịch vụ và quản lý tài chính cho cả hệ thống CSSK. Nghiên cứu nhấn mạnh đến kinh phí sử dụng cho hệ thống CSKS cộng đồng, đến những đối tượng khó khăn (khuyết tật) đây cũng là những quan tâm lớn trong việc sử dụng nguồn lực cho CSSK. Mô tả các hệ thống tài chính cho CSSK của Australia và cũng đưa ra các phương pháp tài trợ và chính sách tài chính cho CSSK trên khắp thế giới. Các 8
  18. nội dung nghiên cứu như: Tài chính cho CSSK – Quan điểm của Úc và quốc tế; Cơ chế phân bổ ngân sách; Quản lý tài chính và phân tích chi phí; Lập kế hoạch quản lý tài chính và kiểm soát. Nghiên cứu phân tích các đặc điểm của hệ thống CSYT, ba lần cải cách hệ thống y tế Autralia với những dịch vụ CSSK ban đầu, dịch vụ chăm sóc người già, cộng đồng và dịch vụ khuyết tật cùng những thách thức chính sách y tế cho tương lai. Hệ thống CSSK Australia đặc trưng bởi hệ thống chính trị liên bang của chính phủ, được hiến pháp quy định về quyền lực và trách nhiệm thuộc về Tổ chức CSSK cộng đồng (Commonwealth) của chính phủ và chính quyền các bang. Tổ chức CSSK cộng đồng) của chính phủ chủ yếu có trách nhiệm tài trợ cho hệ thống CSYT và các chính sách phát triển, trong khi chính quyền các bang được coi như nhà cung cấp DVYT đặc biệt đối với các bệnh cơ bản, sức khỏe tâm thần, nha khoa và CSSK cộng đồng. BVC ở Autralia với nguồn kinh phí được cấp chủ yếu thông qua là Tổ chức CSSK cộng đồng. Tổ chức này phân bổ kinh phí tới các bang thông qua Các thoả thuận dịch vụ CSSK Úc 5 năm(AHCAs). Cách thức phân bổ cho các bang được quy định trong các thoả thuận dịch vụ AHCAs. Phương pháp cấp kinh phí của (CGC) dựa trên mối quan hệ giữa tăng doanh thu và chi phí khác biệt các DVYT của mỗi bang. Chính quyền các bang nhận kinh phí từ AHCAs và phân bổ kinh phí đến BV. Chính quyền bang sẽ đưa ra cơ chế phân bổ kinh phí đến với các BV. Quy định chính của AHCAs là các dịch vụ BVC cung cấp phải được miễn phí với các người dân Autralia dựa trên nhu cầu khám bệnh của họ chứ không phải dựa trên khả năng chi trả của họ. Ngoài việc phân bổ kinh phí và đưa ra các chính sách, Tổ chức CSSK cộng đồng của chính phủ gần như không trực tiếp liên quan đến quản trị và quản lý BVC, vai trò này thuộc trách nhiệm của các bang. 2.2.2. The Economics of Public Health Care Reform in Advanced anh Emerging Economies của tác giả Benedict Clements, David Coady và Sanjeev Gupta Nghiên cứu phân tích về tính kinh tế của việc cải cách y tế đối với các nước có nền kinh tế phát triển và mới nổi. Cải cách y tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định tài chính cho y tế và là một vấn đề chính sách khó. nó liên quan đến sự đánh đổi thương mại phức tạp giữa các mục tiêu chính sách làm sao để đảm bảo tiếp cận đến chất lượng CSSK cao và giữ chi tiêu công ở mức phải chăng. Xác định tính ưu tiên của vai trò nhà nước trong việc cung cấp và tài trợ của các dịch vụ CSSK cũng 9
  19. khác nhau đáng kể giữa các nước. Cải cách hệ thống CSSK cũng sẽ là một thách thức quan trọng về tài chính trong những năm tới. Chi tiêu y tế công thực sự là một vấn đề tài chính vĩ mô quan trọng. Việc kiểm soát mức tăng chi tiêu, gồm cả chi tiêu cho y tế, việc này trở thành vấn đề chủ yếu của chiến lược hợp nhất tài chính trong các nền kinh tế phát triển trong những năm tới. Những áp lực chi tiêu dự kiến sẽ tăng cường hơn hai thập kỷ tới đặc biệt khi tiến bộ công nghệ và yếu tố phi nhân khẩu học khác tiếp tục đẩy giá. Trong dài hạn, thách thức thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Sự tăng lên của chi phí y tế có thể xẩy ra ở bất kỳ thời gian nào, các nước cần bảo đảm phải có sự điều chỉnh về tài chính lớn nhằm giảm các khoản nợ công trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Triển vọng đối với chi tiêu y tế công cộng trong vòng 20 năm tới là gì? Phân tích những xu hướng trong chi tiêu y tế công cộng của những các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi. Các nghiên cứu của nhiều quốc gia về cải cách hệ thống y tế và thảo luận về các bài học tiềm năng cho các cải cách trong tương lai, Những gì cần phải được thực hiện để đảm bảo rằng những cải cách y tế không mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo công bằng. 2.2.3. Governing Public Hospital – Reform strategies and the movement towards institutional autonomy của Richard B.Saltman, Antonio Durán và Hans F.W Dubois Quản lý BVC - Chiến lược cải cách và phong trào hướng cơ chế tự chủ, các tác giả giới thiệu các chiến lược quản trị sáng tạo trong các BVC châu Âu, quản trị BV ở châu Âu với một khuôn khổ cho việc đánh giá quản trị BV và thực hiện lập bản đồ mô hình quản trị mới cho các BVC. Nghiên cứu khám phá các chiến lược sáng tạo trong cách CSSK các BVC được quản lý trong 8 hệ thống y tế có cấu trúc khác nhau ở 7 nước châu Âu (Séc, Anh, Estonia, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) và Israel. Thuật ngữ "quản trị bệnh viện" là hơi phức tạp để áp dụng, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh tế thường có xu hướng xem các yếu tố quan trọng của hoạt động BV qua các ống kính liên quan nhưng hẹp hơn "quản lý bệnh viện". Việc quản trị, thuật ngữ tiếng Anh tương tự khác liên quan đến việc chỉ đạo chính sách (ví dụ quản lý và trách nhiệm), không dễ dàng dịch sang một số ngôn ngữ châu Âu, do đó các khái niệm về quản trị tự nó có thể có ý nghĩa khác nhau trong bối cảnh quốc gia khác nhau. Cả hai khái niệm và thực tế, sau đó, 10
  20. thuật ngữ "quản trị bệnh viện" có thể có những hạn chế về cấu trúc như một mô tả các khái niệm mới và thể chế sắp xếp cho các BVC. Xu hướng ngày càng tăng của các nước, việc ra quyết định ở các BVC đã được thông qua một ban giám sát riêng biệt và với giám đốc điều hành của BV (CEO). Ở một mức độ, các BVC này hoạt động công khai ngày càng có một cơ cấu quản trị giống như của một công ty tư nhân. Tất cả các quyết định chính sách tổ chức quan trọng cho phép BV thực hiện thông qua Ban này. Cuối cùng, mức độ "vi mô" của quản trị BV tập trung vào quản lý hoạt động BV, của nhân viên và các dịch vụ bên trong tổ chức. Đây là cấp độ "quản trị" là trong thực tế những gì có truyền thống được gọi là "quản lý bệnh viện" và kết hợp quản lý các mảng như quản lý nhân sự, đảm bảo chất lượng lâm sàng, quản lý tài chính BV cấp, dịch vụ bệnh nhân và khách sạn dịch vụ (dịch vụ vệ sinh, ăn uống…). Đây là khung khái niệm rộng của vĩ mô và mức độ vi mô của quản trị BV. Quản trị BV trong tương lai về bản chất xác định các BV sẽ cần phải được quản lý như nhà cung cấp chuyên nghiệp các dịch vụ CSSK ngoại trú và nội trú đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân (Hoek, 2007). Càng ngày, các BV hoạt động càng phải công khai minh bạch sẽ phải theo đuổi mục tiêu CSYT. Từ việc phải cải thiện hiệu suất với mục tiêu thu nhập và phát triển bền vững, phát triển kiến thức và uy tín cũng như sự gắn kết xã hội. Các BVC sẽ phải điều chỉnh và có sự thích ứng dần. Sự chuyển đổi này có thể hàm ý, một kết luận rất rõ ràng là các truyền thống, nguyên khối, mô hình chỉ huy và kiểm soát cứng nhắc của mô hình quản lý BVC cũ sẽ không còn là một phương pháp hữu hiệu để quản lý BV trong tương lai. Để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động hiệu quả hơn và cải thiện sự đáp ứng với bệnh nhân, một loạt các cải cách bao gồm trong các thuật ngữ chung "quản lý công mới" (NPM), hay "hành chính công mới" (Greenwood, Pyper & Wilson, 2002), đã định hướng phát triển BVC theo hướng hoạt động của BV dựa trên thị trường cụ thể là những các nhu cầu của thị trường thay vì những kế hoạch, và đo lường hiệu suất hoạt động và có cơ chế giám sát chặt chẽ (Hood, 1991; Andresani & Ferlie, 2006). Đối phó với những áp lực mới, cơ cấu quản trị BVC ở một số quốc gia đã được đổi mới, bằng cách xây dựng Ban kiểm soát gần như độc lập mà có thể đưa ra một loạt các quyết định điều hành và tài chính mà không bị sự tác động và ảnh hưởng của yếu tố chính trị trực tiếp (Osborne & Gaebler, 1992; Kettl, 1993). Thậm chí quản lý BVC còn được thuê, với kỹ năng chuyên nghiệp như các nhà quản lý mà các chính 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2