intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Quản trị học: Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

21
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Quản trị học: Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu với mục tiêu là làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, người nông dân phải biết liên kết lại với nhau, kết nối thành nền kinh tế tuần hoàn, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ và phát triển. Chỉ có như vậy thì nền nông nghiệp Việt Nam mới đứng vững và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Quản trị học: Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ---------- BÀI TIỂU LUẬN Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu Giảng viên: Ths. Lê Việt Hưng Môn học: Quản trị học Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Hữu Mã số SV: 89231020077 Lớp: K2023 VB2/TP1 Marketing Tp HCM, tháng 03 năm 2023 1 “Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu” – Hoàng Văn Hữu MSSV 89231020077
  2. 1. Đặt vấn đề: Trong những năm trở lại đây, Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế năng động và hội nhập rất nhanh với thế giới. Các lĩnh vực Công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là công nghệ có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, khi nhìn lại nền sản xuất nông nghiệp, khu vực chiếm 60-70% cơ cấu vùng kinh tế của Việt Nam, chúng ta nhận thấy nó đã và đang tồn tại rất nhiều bất cập, chưa bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến điều đó là sự thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam còn chậm. Nông dân vẫn duy trì lối tư duy sản xuất nông nghiệp cũ kỹ, truyền thống bao đời nay mà chưa bắt kịp với xu thế thị trường, mặc dù đất nước đã bước vào nền kinh tế thị trường được gần 40 năm. Chính lối tư duy cũ kỹ đó đã đẫn đến nông sản Việt Nam luôn rơi vào tình trạng bị thương lái ép giá, được mùa mất giá, hay trong những năm gần đây luôn xảy ra hiện tượng “giải cứu nông sản”. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, khi mọi điều kiện thay đổi một cách nhanh chóng, đòi hỏi không chỉ doanh nghiệp và chính người nông dân cũng cần phải thay đổi chính mình, người làm nông cũng cần phải có tư duy như một nhà doanh nghiệp, mà đầu tiên là thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp để bắt kịp với xu thế thị trường, nhằm giải quyết những tồn tại lâu nay trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. 2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện tại. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam ở vào một vị trí thuận lợi để canh tác nông nghiệp. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hằng năm lớn, thời gian chiếu sáng của mặt trời dài và lượng nhiệt lớn, lượng nước dồi dào từ các dòng sông….. tất cả như đang ưu đãi cho nền nông nghiệp Việt Nam. Chính vì điều đó, cây trồng ở Việt Nam cũng rất đa dạng, trải dài từ Bắc đến Nam. Từ lâu, Việt Nam đã ý thức được thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của mình và vươn lên thành vựa lúa gạo của thế giới. Rất nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã đóng góp hàng tỷ đô la trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như trong Bảng 1 dưới đây, chúng ta thấy rằng, trong năm 2020 và 2021, mặc dù chịu những tác động vô cùng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn rất ấn tượng với con số 41,2 tỷ đô trong năm 2020 và 22,83 tỷ đô trong 05 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên nhìn lại chúng ta thấy rằng, các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, điều…. của Việt Nam lại có xu hướng giảm tỷ trọng so với các mặt hàng như gỗ và các sản phẩm từ gỗ. 2 “Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu” – Hoàng Văn Hữu MSSV 89231020077
  3. Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam tuy có nhiều chuyển biến nhưng tựu chung lại, nông sản của chúng ta vẫn còn phụ thuộc khá lớn vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, hàng năm, thị trường này tiêu thụ một lượng rất lớn các mặt hàng trái cây từ Việt Nam. Thực tế, nông dân và thương lái cũng thích bán cho thị trường này vì đây là một thị trường dễ tính, nhu cầu lớn bên cạnh lợi thế về vận chuyển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính nữa, họ đã dần nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc, điều đó bắt buộc Việt Nam và ngay cả người nông dân Việt Nam cũng phải kịp thời nắm bắt những yêu cầu từ Trung Quốc để thay đổi và thích ứng. Câu chuyện về cấp mã vùng trồng đối với Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trong thời gian gần đây là một ví dụ. Qua đó chúng ta thấy, sự phụ thuộc của nông sản mà đặc biệt là trái cây tươi của Việt Nam đối với thị trường này là rất lớn. Đây là cơ hội rất lớn, vì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Nhưng, đây cũng là một thách thức không hề nhỏ, một khi chúng ta quá phụ thuộc vào thị trường này, nếu họ thay đổi, nông sản của Việt Nam 3 “Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu” – Hoàng Văn Hữu MSSV 89231020077
  4. sẽ rơi vào khủng hoảng. Mà đây là thực tế diễn ra hàng năm, đến nỗi nó giống như câu chuyện “đến hẹn lại lên”. Điều đó, bắt buộc chúng ta cần tìm ra thêm những thị trường khác, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Muốn vậy, ngoài những chính sách vĩ mô từ Chính Phủ thì ngay chính ở nông dân cũng cần phải thay đổi chính mình, thay đổi kiến thức, cách tiếp cận…. hay nói cách khác là thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp thành tư duy kinh tế. Nông dân phải phát triển bản thân thành những nhà kinh tế thực thụ. 3. Tư duy sản xuất nông nghiệp là gì? Tư duy sản xuất nông nghiệp là quá trình nhận thức các quy luật khách quan về sinh học của cây trồng, vật nuôi và quy luật chuyển hóa của nguyên vật liệu sản xuất, sử dụng tài nguyên vật liệu để gia tăng năng suất và sản lượng sản phẩm. (Tham khảo: https://binhthuan.gov.vn/m-tin-tuc/can-thay-doi-tu-duy-san-xuat-nong-nghiep-sang-tu-duy- kinh-te-nong-nghiep-627673.html) Như vậy, với lối tư duy này, nông dân sẽ luôn giữ thói quen từ bao đời nay. Mùa trước sản xuất gì, sản xuất thế nào thì bây giờ cứ y như vậy mà làm, không có gì thay đổi. Họ không quan tâm đến nhu cầu thị trường, không biết đến sự thay đổi nhu cầu, đòi hỏi của thị trường. Họ sản xuất dựa trên kinh nghiệm của thế hệ đi trước hoặc tự mình trải nghiệm, không quan tâm đến chuẩn hóa hàng hóa, chất lượng sản phẩm, yêu cầu về An toàn vệ sinh thực phẩm, đến kiểm dịch, đến dư lượng chất cấm….Chính bởi những điều đó đã làm cho giá trị thương phẩm của nông sản bị đánh giá thấp, nông dân không thể bán được giá cao. Một mặt khác, nông dân sản xuất nông sản thực tế không thể làm chủ được trên chính sản phẩm mà mình làm ra. Trong khi tất cả mọi vật tư đầu vào đều được định giá rất rõ ràng thì giá của sản phẩm đầu ra là một con số rất mơ hồ. Nông dân không thể tự định giá được sản phẩm của mình mà phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Đây cũng chính là một bài toán khó tồn tại cho đến nay vẫn chưa có lời giải. Hầu hết nông sản của nông dân hiện tại là do tự phát, không hề theo một chủ trương hay định hướng nào. Vòng luẩn quẩn: trồng – chặt bỏ - trồng cây khác – lại chặt bỏ vẫn cứ lặp đi lặp lại rất nhiều năm nay mà vẫn chưa có lời giải. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn là hình thức tiểu nông, thiếu sự gắn kết, liên kết chính vì vậy ngay cả việc gắn mã truy xuất nguồn gốc hàng hóa hầu hết chúng ta cũng chư làm được. Thời gian gần đây, báo chí tryền thông rầm rộ lên vấn đề về cơ sở hạ tầng giao thông cho Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Người ta cho rằng, chính việc chưa được đầu tư xứng đáng về cơ sở hạ tầng giao thông nên ĐBSCL không thể phát triển kinh tế nông nghiệp tương xứng với tiềm năng vốn có của nó được. Bản thân chúng tôi cho rằng nhận định này đúng nhưng chưa đủ. Quả thực, ĐBSCL cần phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, tuy nhiên chúng tôi rất đồng tình với phát biểu của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan “Nếu cứ tư duy kiểu cũ thì có hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo”. Theo đó, Ngài Bộ trưởng khẳng định rằng: “Thị trường thay đổi rất nhanh và đòi hỏi chúng ta phải chuyển 4 “Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu” – Hoàng Văn Hữu MSSV 89231020077
  5. từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp” (tham khảo: https://nongnghiep.vn/thay-doi-tu-duy-de-kich-hoat-dong-chay-nong-san-dinh-huong-cho- nong-dan-d293687.html) 4. Tư duy kinh tế nông nghiệp là gì? Tư duy kinh tế nông nghiệp là tư duy sử dụng hiệu quả nguồn lực hữu hạn trong nông nghiệp để sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường và đạt được lợi nhuận cao nhất có thể. (Tham khảo: https://binhthuan.gov.vn/m-tin-tuc/can-thay-doi-tu-duy-san-xuat-nong- nghiep-sang-tu-duy-kinh-te-nong-nghiep-627673.html) Với lối tư duy cũ trước đây, nông dân chú trọng vào năng suất, làm thế nào để đạt được năng suất cao nhất. Nhưng, với lối tư duy kinh tế nông nghiệp, buộc nông dân phải thay đổi suy nghĩ. Giờ đây vấn đề năng suất không còn là tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp nữa mà là hiệu quả kinh tế. Phải làm thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất? Muốn được như vậy, nông dân buộc phải quan tâm đến nhu cầu thị trường, xem thị trường họ cần gì, họ muốn gì, họ muốn như thế nào và buộc mình phải thích ứng với nó. Cũng chính với lối tư duy kinh tế nông nghiệp, người nông dân sẽ kích hoạt dòng chảy của sản phẩm nông nghiệp và lấy cái đó để điều chỉnh lại đầu vào và định hướng cho người nông dân. Ở đó, người nông dân phải tự quyết định số phận của mình, chủ động tìm kiếm thông tin là mình nên làm gì, làm bao nhiêu để bán được. Khi thay đổi sang tư duy kinh tế nông nghiệp, bước ra thị trường, buộc người nông dân phải từ bỏ lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Họ phải biết hợp tác lại với nhau. Trong những năm trở lại đây, mô hình Hợp tác xã kiểu mới đã và đang hình thành, là một tín hiệu đáng mừng về việc thay đổi tư duy trong người nông dân. 5. Sự cấp bách phải thay đổi tư duy của nông dân: Như phân tích ở trên, chúng ta thấy rõ ràng trong điều kiện thị trường toàn cầu đang mở tung cánh cửa. Việt Nam hội nhập kinh tế với thế giới, họ mở cửa cho chúng ta làm ăn buôn bán và ngược lại chúng ta cũng phải mở cửa cho họ đến giao thương. Nếu chúng ta không kịp thay đổi tư duy thì chúng ta sẽ không những không “đem chuông đi đánh xứ người” được mà còn thua ngay trên chính sân nhà của mình. Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan là một người con của ĐBSCL, ông có nhiều năm là bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp, và có lẽ ông cũng là vị lãnh đạo nặng lòng với nông dân. Ông nhận thấy những tồn tại căn cơ trong nông dân và nông thôn ở ĐBSCL, trong một bài phỏng vấn gần đây ông khẳng định: “Chỉ khi cái đầu mở ra mới quyết định thành công của Đồng bằng sông Cửu Long”. Câu nói này không chỉ đúng cho ĐBSCL mà nó đúng cho toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Khi và chỉ khi, người nông dân thay đổi được tư duy cũ kỹ, lạc hậu….thì khi đó những thay đổi về cơ sở hạ tầng mới có ý nghĩa. 5 “Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu” – Hoàng Văn Hữu MSSV 89231020077
  6. Một trong những tồn tại rất lớn và cực kỳ khó thay đổi trong tư duy của nông dân là thiếu tính đoàn kết. Trong chiến tranh chống ngoại xâm trước đây hay vừa qua trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, người dân Việt Nam nói chung và nông dân nói riêng đã thể hiện tinh thần đoàn kết đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp lại là một câu chuyện khác. Khi đụng đến lợi ích kinh tế thì chính những người nông dân với nhau rất dễ dẫn đến xung đột. Nông dân không sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm hay bí kíp sản xuất cho người khác, họ thường giữ lại cho mình, để mình được vượt trội hơn, để giữ được mối của mình. Trải qua nhiều năm làm việc với nông dân ĐBSCL, chúng tôi đã từng được nghe, được chứng kiến nông dân cố tình giấu đi những nhãn mác phân bón, thuốc BVTV mà họ xài có hiệu quả để tránh những bà con khác bắt chước được “bài” của mình. Quả thực rất đau lòng. Người nông dẫn cần phải làm chủ thực sự ngay trên chính mảnh ruộng của họ. Muốn vậy, điều tiên quyết họ phải thay đổi tư duy. Đầu tiên chính họ phải nhận thức rằng chính họ là nguyên nhân cho sự đói nghèo của họ, chính bởi tư duy cũ kỹ đã đóng khung họ trong thất bại, bất ổn của kinh tế. Họ cần thay đổi. 6. Cần làm gì để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp của nông dân? Để trả lời câu hỏi này quả thực là một điều khó, mang tính vĩ mô. Chúng tôi đã từng đọc được đâu đó câu nói đùa rằng: có ba loại người rất khó thay đổi: một là nhà khoa học, hai là nhà triết học và ba là người nông dân. Quả thực người nông dân rất bảo thủ, họ khư khư giữ lấy lối tư duy an toàn, ngại thay đổi. Để thay đổi được họ là cả một quá trình lâu dài và bền bỉ. Bắt buộc phải bắt đầu từ giáo dục. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã nói rằng: “Chúng ta phải đào tạo một người nông dân tự mình biết kinh tế thị trường, biết quy luật kinh tế thị trường và cân đối cung cầu ở mức đơn giản nhất”. Xưa nay, chúng ta vẫn có những chương trình dạy nghề nông thôn, dạy nghề cho nông dân nhưng chỉ mới dừng lại ở dạy canh tác sao cho năng suất mà chúng ta thiếu hẳn mảng dạy về kiến thức kinh tế cho nông dân. Chúng tôi cho rằng, cần cấp thiết bổ sung việc dạy kiến thức kinh tế cho nông dân thông qua các hội quán, trung tâm khuyến nông, trung tâm nông nghiệp…. để người nông dân không chỉ nắm bắt được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà họ còn cập nhật được những kiến thức kinh tế. Chỉ có như vậy họ mới tự đánh giá và thay đổi được tư duy của mình. Bên cạnh đó, giai đoạn hiện nay là giai đoạn chuyển giao thế hệ nông dân. Độ tuổi của những người sản xuất nông nghiệp đang được trẻ hóa dần, họ là đội ngũ đã được đào tạo cơ bản, tiếp xúc với công nghệ và sẵn sàng tiếp thu hơn so với thế hệ nông dân trước. Chính vì vậy, việc đào tạo kiến thức kinh tế căn bản cho nông dân bên cạnh những kiến thức khoa học, công nghệ là một điều hết sức thiết thực hiện nay. 6 “Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu” – Hoàng Văn Hữu MSSV 89231020077
  7. 7. Kết luận Việt Nam là một đất nước có lợi thế cực lớn về nông nghiệp. Lực lượng nông dân của Việt Nam hiện nay đang dần được trẻ hóa, đó là những người dám nghĩ, dám làm, ham học hỏi, có kiến thức. Tuy nhiên họ vẫn đang chưa thoát ra được lối tư duy cũ kỹ lạc hậu của thế hệ trước. Chúng ta cần phải có chương trình để đào tạo họ có tư duy kinh tế nông nghiệp, giúp nông dân chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường, thích ứng với thị trường, làm chủ được chính mảnh ruộng của mình. Thị trường luôn thay đổi, không chỉ là quy mô sản xuất mà còn là tiêu chuẩn chất lượng. Nông dân cần phải thay đổi lối tư duy theo đuổi năng suất thành theo đuổi hiệu quả. Mục tiêu là làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, người nông dân phải biết liên kết lại với nhau, kết nối thành nền kinh tế tuần hoàn, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ và phát triển. Chỉ có như vậy thì nền nông nghiệp Việt Nam mới đứng vững và phát triển. Tài liệu tham khảo: 1. https://binhthuan.gov.vn/m-tin-tuc/can-thay-doi-tu-duy-san-xuat-nong-nghiep- sang-tu-duy-kinh-te-nong-nghiep-627673.html 2. https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/xuat-khau-san-pham-nong-san-chu- luc-cua-viet-nam--co-hoi--thach-thuc-trong-thoi-gian-toi-4378.4050.html 3. https://nongnghiep.vn/thay-doi-tu-duy-de-kich-hoat-dong-chay-nong-san-dinh- huong-cho-nong-dan-d293687.html 7 “Sự cần thiết thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu” – Hoàng Văn Hữu MSSV 89231020077
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2