Tiểu luận "Sơ lược đánh giá tình trạng Tăng huyết áp tại xã Minh Lãng- Huyện Vũ Thư- Tỉnh Thái Bình".
lượt xem 94
download
chăm sóc sức khỏe ban đầu là nhiệm vụ chiến lược của ngành y tế. Mà hiện nay tuyến cơ sở sức khỏe được coi là trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ này. với phương châm đào tạo lý thuyết phải đi đôi với thực hành, sinh viên không chỉ được thực hành ở các bệnh viện mà phải kết hợp với y tế cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận "Sơ lược đánh giá tình trạng Tăng huyết áp tại xã Minh Lãng- Huyện Vũ Thư- Tỉnh Thái Bình".
- Đại học Y Thái Bình BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BỘ MÔN TỔ CHỨC Y TẾ ---------- BẢN THU HOẠCH HỌC TẬP TẠI CỘNG ĐỒNG Chuyên đề: Sơ lược đánh giá tình trạng Tăng huyết áp tại xã Minh Lãng- Huyện Vũ Thư- Tỉnh Thái Bình Giảng viên hướng dẫn: Ths Ngô Văn Đông Sinh viên thưc hiện: Y5E- K35 Lưu Thị Hoa Mai Văn Toàn Thái Bình, tháng 05 năm 2010 1
- Đại học Y Thái Bình 2
- Đại học Y Thái Bình Lời cảm ơn! Chăm sóc sức khỏe ban đầu là nhiệm vụ chiến lược của nghành Y tế . Mà hiện nay tuyến y tế cơ sở được coi là trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ này. Với phương châm đào tạo lý thuyết phải đi đôi với thực hành, sinh viên không chỉ thực hành ở các bệnh viện mà phải kết hợp với thực tế cộng đồng để trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu . Được sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Y Thái Bình, với sự hướng dẫn của bộ môn tổ chức y tế, nhóm sinh viên lớp Y5E –K35 về học tập và công tác tại xã Minh Lãng- Vũ Thư- Thái Bình từ ngày 10/05/2010 dến ngày 30/05/2010. Trong khoảng thời gian đi thực tế cộng đồng dưới sự quan tâm, tạo diều kiện giúp đỡ của các thầy, UBND xã, Trạm Y tế xã cùng các ban nghành Đoàn thể và nhân dân xã Minh Lãng chúng em đã hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Đại học các thầy trong Bộ môn Tổ chức Y tế- Khoa Y tế công cộng và đặc biệt là thầy giáo Ngô Văn Đông đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản thu hoạch này. Chúng em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, UBND xã, Trạm Y tế xã, cán bộ y tế thôn xóm đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập, nghiên cứu, cung cấp thông tin và số liệu cho bản thu hoạch được đầy đủ và chi tiết. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu được giao, song do làm lần đầu tiên chúng em được học tại cộng đồng nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng thêm của thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Thái Bình ngày 30 tháng 05 năm 2010 Nhóm sinh viên K35E 3
- Đại học Y Thái Bình ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe là vấn đề vốn quý của con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc.Vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Thực hiện quan điểm của Đảng, Nghành Y tế đã có các chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe ban đầu trong nhân dân, trong đó lấy y tế cơ sở là khởi nguồn. Để thực hiện tốt công tác CSSK ban đầu thì công tác truyền thông giáo dục là nội dung hàng đầu trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, giúp cải thiện nhận thức, làm thay đổi nhận thức, dẫn đến thay đổi hành vi của người dân từ không có lợi đến có lợi cho sức khỏe. Việc chăm sóc sức khỏe với phương châm phòng bệnh là chính, nên đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe để nhân dân có nhận thức tốt về công tác y tế môi trường có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, vì sự ô nhiễm môi trường đã đến lúc báo động gây ra dịch bệnh nghiêm trọng như tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, và một số bệnh khác. Nhóm sinh viên K35E chúng em được phân công thực tế cộng đồng tại xã Minh Lãng- Huyện Vũ Thư- Tỉnh Thái Bình từ ngày 10/05/2010 đến ngày 05/06/2010 Với mục tiêu: 1. Mô tả, nhận xét tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của trạm y tế. 2. Mô tả công tác quản lý của trạm y tế. 3. Mô tả và tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của trạm y tế. 4. Thu thập xử lý và phân tích các thông tin cơ bản về tình hình sức khỏe của cộng đồng. 4
- Đại học Y Thái Bình 5. Viết được bản thu hoạch về một trong các nội dung CSSK ban đầu của địa phương. 6. Tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Khám chữa bệnh tại trạm, tiêm chủng, tư vấn, truyền thông GDSK, điều tra tình trạng sức khỏe, vệ sinh môi trường. PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Việt Nam là một đất nước đang phát triển, chúng ta có nền kinh tế đang bước vào giai đoạn đầu của quá trình mở cửa và hội nhập, thành công có được không ít, nhưng khó khăn đem lại cũng là cả một vấn đề. Là một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên phải đối mặt với không ít khó khăn thử thách khi hòa nhập chung cùng thế giới. Một trong những khó khăn đó là tình trạng gia tăng các bệnh nguy hiểm ngày càng cao trong đó phải kể tới bệnh THA. THA là một trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhân loại có thể làm giảm thọ từ 10 đến 20 tuổi. Ở Việt Nam, vào những năm 60 của thế kỷ 20, tỷ lệ THA chỉ vào khoảng 3% dân số, nhưng hiện nay theo số liệu của viện Tim mạch tỷ lệ này là 15%, tỷ lệ người mắc bệnh THA đã tăng gấp 5 lần trong 40 năm qua. Lứa tuổi mắc bệnh này nhiều nhất là 60-75 (15-20%), kết quả điều tra cũng cho thấy có khoảng 10 triệu người mắc bệnh này, nhưng chỉ hơn 3 triệu người biết mình có bệnh và cũng chỉ có 1/3 bệnh nhân duy trì việc điều trị (kết quả nghiên cứu của Hội Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh, công bố ngày 18/02/2003 tại hội thảo chuyên đề bệnh lý tim mạch). 5
- Đại học Y Thái Bình Theo khảo sát mới nhất của Bộ Y tế Việt Nam, tăng huyết áp đang tăng nhanh, chiếm hơn 16% người trên 25 tuổi. Nó đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong. Theo Hội tim mạch Việt Nam, tỷ lệ cao huyết áp ở người trên 15 tuổi hiện là 12%. Theo Đinh Quang Phúc nghiên cứu trên 47 bệnh nhân THA bị TBMMN cho biết ở độ tuổi 60-69 là 40,4%, trên 70 tuổi là 12,8%, khu vực nông thôn 21,2%, lao động trí óc 93,6%,lao động chân tay chỉ chiếm 6,4%. Năm 2002, Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 5012 người từ 25 tuổi trở lên ở bốn tỉnh miền Bắc Việt Nam (Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình và Thái Nguyên). Kết quả là 23% biết đúng các nguy cơ của bệnh THA (béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, nhiều căng thẳng trong cuộc sống, ăn nhiều mỡ động vật, ăn mặn ít hoạt động thể lực trong cuộc sống), trong đó thành thị hiểu đúng chỉ 29,5%. THA là một bệnh của thời đại “văn minh”, có lẽ THA nguyên phát là bệnh chỉ gặp ở loài người, bệnh này có liên quan đến sự phát triển công nghiệp, đô thị và nhịp sống căng thẳng. Bệnh cũng thường gặp ở những nước phát triển có mức sống cao. Phân loại mức tăng huyết áp: Bảng 1: Phân loại THA theo JNC VI(1997) Chỉ số HA HA tối đa HA tối thiểu Độ THA THA độ I 140- 159 90- 99 THA độ II 160- 179 100- 109 THA độ III ≥ 180 ≥ 110 THA được chia làm 3 giai đoạn nhưng triệu chứng của nó không phải lúc nào cũng tương xứng với từng giai đoạn. Đó cũng chính là lý do giải thích được vì sao "kết quả điều tra cho thấy có khoảng 10 triệu người mắc bệnh này, nhưng 6
- Đại học Y Thái Bình chỉ hơn 3 triệu người biết mình có bệnh và cũng chỉ có 1/3 bệnh nhân duy trì việc điều trị (kết quả nghiên cứu của Hội Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh, công bố ngày 18/02/2003 tại hội thảo chuyên đề bệnh lý tim mạch)".Trong khi đó hậu quả và biến chứng của nó rất nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Việc nghiên cứu về THA là quan trọng và bức thiết hiện nay. Vì vậy chúng em thực hiện đề tài : "Sơ lược đánh giá tình trạng THA tại xã Minh Lãng-Vũ Thư-Thái Bình" với mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ mắc theo tuổi, giới trong cộng đồng Phân loại giai đoạn THA trong cộng đồng và đánh giá mức độ nguy hiểm của THA. Xác định được một số nguyên nhân , đưa ra phương hướng giải quyết. Tư vấn cho bệnh nhân và người dân cách phòng, điều trị THA PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 1: Vị trí địa lý Xã Minh Lãng là một xã nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thái Bình, cách thành phố 9km, cách trung tâm huyện Vũ Thư 12km. Xã có tổng diện tích 3,2 km². Với địa dư hành chính gồm 7 thôn: Phù Lôi- Thanh Nôi- Súy Hãng- Lại Xá- Trung Nha- Thanh Tra- Bùi Xá. UBND và trạm y tế nằm tại trung tâm xã, có trục đường liên xã đi qua 2: Khí hậu. Mang đặc trưng của khí hậu vùng Châu thổ Sông Hồng với bốn mùa rõ rệt trong năm. 3: Tình hình dân số Theo số liệu của Ban dân số xã tính đến ngày 31/12/2009 dân số xã là 11357 người với 3344 hộ dân cư mật độ trung bình là 3549 người/km². Số nhân khẩu bình quân trong một hộ là 3,5 người 155 Tỷ suất sinh thô là: .1000 = 13,7 ‰ 11357 7
- Đại học Y Thái Bình 67 Tỷ suất chết thô là: .1000 = 5,9 ‰ 11357 18 Tỷ lệ sinh con thứ 3 là : .100 = 11,6 % 155 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là: 0,78 % Số trẻ em dưới 5 tuổi là: 667 trẻ Số người trên 60 tuổi là: 1650 người Tổng số phụ nữ là: 5769 Trong đó: + Số phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 là : 3123 người + Số phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 có chồng là: 1980 Bảng 2: Dân số theo độ tuổi và giới tính đến ngày 31/12/2009. Độ Nam Nữ Tổng tuổi 0- 4 328 339 667 5- 9 420 400 820 10- 14 468 450 918 15-19 550 540 1090 20- 24 500 553 1053 25- 29 495 435 930 30- 34 457 438 895 35- 39 397 358 755 40- 44 382 427 809 45- 49 330 372 702 50- 54 275 280 555 55- 59 220 248 468 60- 64 193 114 307 65- 69 146 183 329 70- 74 120 144 264 75- 79 117 133 250 80- 84 100 117 217 85- 89 64 92 156 ≥ 90 26 46 72 Tổng 5588 5769 11357 8
- Đại học Y Thái Bình Tháp dân số xã Minh Lãng năm 2009. >90 85-89 80-84 75-79 70-74 65-69 60-64 Nữ 55-59 Nam 50-54 45-49 40-44 35-39 30-34 25-29 20-24 15-19 10-14 5-9 0-4 1000 800 600 400 200 0 200 400 600 800 1000 Nhận xét: Đây là loại tháp dân số đang phát triển, chân tháp rộng hơn đỉnh tháp, số sinh nhiều hơn số tử nên đảm bảo thế hệ trẻ phát triển. + Dưới và trong độ tuổi lao động tỷ lệ nam, nữ không chênh lệch nhau đáng kể. + Ngoài độ tuổi lao động tháp dân số có khuynh hướng lệch về nữ nhiều hơn do tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới. 4: Tình hình kinh tế- văn hóa xã hội, thông tin liên lạc, an ninh chính trị. Kinh tế: Minh Lãng là xã thuần nông, ngoài ra xã có nghề thêu truyền thống, các nghề phụ như làm mộc, kinh doanh buôn bán, chế biến thực phẩm, làm cây cảnh... Thu nhập bình quân đầu người khoảng 9 triệu đồng/năm (750.000 đồng/tháng/người) Số hộ nghèo 7 % Xã có chợ họp thường nhật vào các buổi sáng, là nơi tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa cho cả xã Nền kinh tế xã vẫn chủ yếu là nông nghiệp, nghề phụ và dịch vụ: +Nông nghiệp: 75% 9
- Đại học Y Thái Bình + Nghề phụ: 21% + Thương mại dịch vụ: 4% Văn hóa xã hội: Xã có 7 thôn trong đố có hai thôn được công nhận là 2 thôn văn hóa. Mỗi thôn đều có nhà văn hóa riêng, là nơi tụ họp bàn bạc việc chung của thôn. Xã có một trường mầm non, một trường tiểu học, một trường THCS, đạt danh hiệu trường thi đua tiên tiến cấp huyện. 90% số hộ gia đình sử dụng vô tuyến truyền hình. 100% nhân dân trong xã sử dụng điện lưới quốc gia.Xã có bưu điện văn hóa với đủ sách báo, tạp chí phục vụ bạn đọc. Giao thông và thông tin liên lạc: Giao thông vận tải tại xã có 100% được bê tông hóa và trải nhựa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi mua bán, phát triển kinh tế trong xã, thông tin liên lạc, vận chuyển người bệnh cấp cứu lúc ốm đau được thông suốt giữa các xã và các khu vực. Xã có 65% tổng số gia đình có điện thoại cố định, chưa kể điện thoại di động đang phổ biến. Xã có hệ thống loa phát thanh đến tận thôn xóm đảm bảo thông tin kịp thời tới từng người dân. Công trình điện dường trường trạm được đầu tư đồng bộ, liên lạc giữa các thôn, với xã, với trạm y tế được nhanh chóng. An ninh chính trị. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn ổn định. Chính quyền và các ban nghành Đoàn thể có tinh thần đoàn kết với hoạt động hiệu quả. Toàn dân tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bài trừ các tệ nạn ma túy mại dâm, nhân dân trong xã luôn tin tưởng với sự lãnh đạo của Đảng và địa phương. Phong tục tập quán, vệ sinh môi trường. Nhân dân trong xã chủ yếu là thuần nông ngoài ra còn có nghề thêu truyền thống. Nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc gia cầm qui mô nhỏ chưa đảm bảo vệ sinh gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù xã đã triển khai nghị định 2080 của UBND tỉnh về xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, xây mộ và tổ chức lễ hội được nhân dân tích cực hưởng ứng song vẫn còn tập trung ăn uống đông người. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến các vụ ngộ độc tập thể, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Thói quen ăn rau sống tiết canh vẫn còn. Xã có đội ngũ thu gom xử lý rác thải. Tính đến tháng 12 năm 2009 công trình vệ sinh nước sạch như sau: +Nhà tiêu hợp vệ sinh là 832 chiếm 24.9 % trong đó: Tự hoại: 822 chiếm 98,8 % Hai ngăn: 10 chiếm 1,2 % 10
- Đại học Y Thái Bình +Hộ sử dụng nước sạch là: 2373 trong đó: Giếng khoan: 1160 chiếm 48,9 % Giếng khơi: 880 chiếm 37,1 % Nước máy: 333 chiếm 14 % Bể trên 3m³ là: 2117 Nhà tắm hợp vệ sinh là: 2319 +Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch chiếm 88,5 %. Tỷ lệ này bền vững vì đa số sử dụng giếng khoan PHẦN III: TÌNH HÌNH PHỤC VỤ SỨC KHỎE 1. Tổ chức cán bộ trạm y tế, y tế thôn *Bảng 3: Tổ chức cán bộ y tế. STT Họ và tên Năm Chức danh sinh 1 Vũ Thị Nga 1964 Bs đa khoa- Trạm trưởng 2 Trịnh Thị Anh 1969 Bs đa khoa – CD3 3 Vũ Thị Phượng 1971 Nữ hộ sinh TH – CD2 4 Trần Ngọc Tuyên 1980 Y sỹ YHCT – CD4 5 Hoàng Thị Xuân 1969 Y sỹ YHDP- CD1 Nhận xét: Biên chế của trạm về cán bộ y tế là phù hợp cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Có 5 cán bộ y tế nhưng có một cán bộ y học dân tộc đang học tại trường Đại học Y Thái Bình nên công tác khám chữa bệnh bằng YHCT của trạm bị dừng lại. Trạm còn thiếu cán bộ Dược để quản lý và cấp phát thuốc tại trạm y tế. Hiện tại cán bộ y tế kiêm nhiệm công tác dược. Nhiệm vụ cụ thể của các cán bộ y tế trong trạm như sau: (+) Trạm trưởng: 11
- Đại học Y Thái Bình Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác y tế của xã. Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, UBND và chỉ thị nghị quyết của phòng y tế, điều hành công tác cán bộ từ xã xuống cơ sở hàng ngày. Chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, lập kế hoạch hàng tháng, hàng quý năm, kiểm tra các bộ phận. Kết hợp khám chữa bệnh điều trị tại trạm và cơ sở. Quan hệ với các Đoàn thể và các ban nghành. (+) CD1: Chịu trách nhiệm phòng chống dịch bệnh trên toàn xã. Thực hiện các chương trình tiêm chủng mở rộng, quản lý các bệnh xã hội: Lao, phong, thần kinh, chương trình nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi, vệ sinh an toàn thực phẩm. vệ sinh môi trường. Chịu trách nhiệm tài chính kế toán theo dõi thu chi của trạm. (+) CD2: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em KHHGD, tuyên truyền vận động tư vấn các đối tượng , quản lý theo dõi thai sản, chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi, đảm bảo công tác vô trùng trong các phòng các dụng cụ hàng ngày để phòng nhiễm khuẩn. (+)CD3: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác khám chũa bệnh tại trạm y tễ xã. Quản lý hồ sơ bệnh án phiếu khám chữa bệnh. Tổng hợp số liệu báo cáo hàng ngày hàng quý. Phụ trách công tác phục hồi chức năng. (+)CD4: Chịu trách nhiệm thực hiện y lệnh của bác sỹ, thay băng cắt chỉ. Sử lý được các bệnh tật thông thường. Phân tích tổng hợp, thanh toán thuốc bảo hiểm y tế và lĩnh thuốc. 2: Mạng lưới y tế thôn: Bảng 4: Y tế thôn: STT Họ và tên Năm Trình độ Phụ trách sinh 1 Kiều Thị Huyến 1979 Y sỹ Súy Hãng 2 Đỗ Thị Hồi 1967 Y sỹ Lại Xá 3 Lê Thị Bảy 1973 Y sỹ Lại Xá 4 Nguyễn Thị Bầu 1946 Y sỹ Lại Xá 5 Ngô Thị Thu 1980 Y sỹ Trung Nha 6 Hoàng Thị Gấm 1978 Y sỹ Trung Nha 7 Trịnh Thị Dần 1954 Y sỹ Thanh Trai 8 Nguyễn Thị Nhuần 1972 Y sỹ Súy Hãng 12
- Đại học Y Thái Bình 9 Phạm Đức Quý 1982 Y sỹ Bùi Xá 10 Nguyễn Cao Bích 1956 Y sỹ Bùi Xá 11 Nguyễn Thị Gấm 1983 Y sỹ Phù Lôi 12 Đỗ Thị Năm 1967 Y sỹ Phù Lôi 13 Nguyễn Văn Phương 1965 Y sỹ Thanh Nội Nhận xét: Xã có 7/7 thôn có y tế thôn xóm. Chức năng nhiệm vụ của y tế thôn xóm là: (+) Tuyên truyền giáo dục sức khỏe theo nội dung trạm y tế đề ra cho từng thời kỳ. (+) Vận động từng hộ gia đình xây dựng 3 công trình vệ sinh, vận động đưa trẻ đi tiêm chủng mở rộng, vận động sinh đẻ có kế hoạch. (+) Trợ lý chức danh 2 quản lý thai sản, chăm sóc sản phụ, sơ sinh sau đẻ. Tiến hành cân trẻ theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng hàng tháng cho trẻ < 5 tuổi. Phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng tại nhà. (+) Theo dõi chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo đơn của bác sỹ. Theo dõi nhắc nhở kiểm tra các bệnh nhân lao, phong, tâm thần, stress... (+) Theo dõi và báo cáo tình hình dịch bệnh của thôn mình về trạm y tế. (+) Sơ cứu ban đầu tại chỗ những tai nạn. (+) Vận động nhân dân trồng cây thuốc nam. 3: Các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ < 5 tuổi. Bảng 5: Trẻ SDD. Năm 2008 2009 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số trẻ < 5 tuổi 781 100 806 100 Tổng số trẻ SDD 148 19.2 150 18.7 Bảng 6: 2008 2009 Kênh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Năm A 628 80.8 651 81.4 B 141 18.2 144 18.0 C 8 11.0 5 0.6 Tổng số trẻ được cân 777 100 800 100 Nhận xét: 13
- Đại học Y Thái Bình Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ SDD giảm không đáng kể từ 19,2% (2008) xuống 18,7%(2009). Từ đó thấy được công tác phòng chống SDD cho trẻ < 5 tuổi cũng đã được quan tâm nhưng nhận thức, cách chăm sóc trẻ của các bà mẹ chưa được tốt vì vậy chưa đạt hiệu quả cao trong việc phòng chống SDD. Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho trẻ < 1 tuổi. Bảng 7: TCMR cho trẻ em: Chỉ tiêu 2008 2009 Năm Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trẻ em < 1 tuổi 170 100 162 100 TE được tiêm chủng 168 98.8 162 100 TE được tiêm chủng 164 96.5 162 100 đủ Nhận xét: Qua bảng ta thấy chương trình TCMR quốc gia đã thực hiện tại xã đạt tỉ lệ cao số trẻ được tiêm đủ mũi chiếm 96.5% (2008) và 100% (2009). Chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ (CSSKPN) trong độ tuổi sinh đẻ. Bảng 8: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ Chỉ tiêu nghiên cứu Năm 2008 Năm 2009 Năm Số Tỷ lệ Số Tỷ lượng % lượng lệ % Phụ nữ từ 15- 49 tuổi 3137 100 3103 100 Phụ nữ từ 15- 49 tuổi có chồng 1980 63.1 1980 63.8 Phụ nữ khám phụ khoa 1352 100 1789 100 Phụ nữ mắc bệnh phụ khoa 549 40.6 690 38.6 Phụ nữ được điều trị phụ khoa 549 40.6 690 40.6 Phụ nữ có thai 165 100 155 100 Phụ nữ có thai được quản lý 165 100 155 100 Thai phụ được uống viên Fe 165 100 155 100 Thai phụ được tiêm vaccine 165 100 155 100 Mẹ tử vong 0 0 0 0 14
- Đại học Y Thái Bình Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy công tác CSSKPN đã đạt được những kết quả tốt, phụ nữ mang thai được quản lý 100% trong cả 2 năm cũng như 100% được chăm sóc sức khỏe sinh sản và điều trị. Đặc biệt trong 2 năm không có trường hợp tử vong mẹ. Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa còn cao nhưng 100% được điều trị. 100% sổ phụ nữ mang thai đều được uống viên Fe và tiêm chủng đầy đủ. Công tác vệ sinh môi trường. Các chương trình nước sạch, nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh 2 năm 2008 và 2009. Bảng 9: Chương trình nước sạch, nhà tắm, nhà vệ sinh. Năm 2008 2009 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Chỉ tiêu lượng % lượng % Số hộ có nhà tắm hợp 2266 67.8 2319 69.4 vệ sinh. Số hộ có nhà xí hợp vệ 700 20.9 832 24.9 sinh. Số hộ có nước sạch. 2300 75.2 2373 88.5 Nhận xét: Qua bảng ta thấy, vấn đề nước sạch, nhà tắm hợp vệ sinh, vệ sinh môi trường được nhân dân địa phương quan tâm và thực hiện khá tốt. Bảng 10: Kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2008-2009. Năm Năm 2008 Năm 2009 Tổng % Tổng % Chỉ tiêu Khám Tại trạm 4844 95.6 5144 94.2 bệnh Tại nhà 225 4.4 314 5.8 Điều trị Tại trạm 365 7.2 323 5.9 Tại nhà 4554 89.8 4952 90.7 15
- Đại học Y Thái Bình Chuyển 150 3.0 183 4.4 tuyến Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ khám bệnh tại trạm chiếm tỷ lệ rất cao so với khám bệnh tại nhà. Nhưng tỷ lệ điều trị tại nhà cao hơn rất nhiều so với tại trạm điều này cho thấy chủ yếu mắc các bệnh thông thường như bệnh hô hấp, tiêu hóa...điều trị cụ thể tại nhà theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế trạm. Bảng 11: Tình hình mắc bệnh trong 2 năm 2008-2009 STT Loại Bệnh Năm 2008 Năm 2009 Số % Số % lượng lượng 1 Tăng HA 345 7,1 420 8,2 2 Rối loạn tuần hoàn 138 2,88 304 5,9 não 3 Viêm họng 858 17,7 966 18,8 4 Viêm phổi 290 5,99 236 4,59 5 Viêm VA 432 8,92 291 5,66 6 Viêm khớp 40 0,82 143 2,78 7 HC dạ dày- tá tràng 60 1,24 212 4,12 8 Tiêu chảy 187 3,86 163 3,16 9 Viêm kết mạc 69 1,42 266 5,17 10 Cúm 89 1,83 147 2,86 11 Các bệnh khác 2441 50,41 1976 39,79 Tổng 4844 100 5144 100 16
- Đại học Y Thái Bình Khác VH TC VP THA Cúm VVA VKM VK Hc DD- TT Rl.THN Rl.THN Hc DD- TT VK VH VKM VVA THA Cúm VP TC Khác Biểu đồ 1: Cơ cấu bệnh tật xã Minh Lãng năm 2008 VH Khác TC Cúm VP VKM THA Hc DD- TT VVA VK RlTHN RlTHN VK Hc DD- TT VKM VVA VH Cúm THA Khác VP TC Biểu đồ 2:Cơ cấu bệnh tật xã Minh Lãng năm 2009 17
- Đại học Y Thái Bình Ghi chú: VH = Viêm họng, TC= Tiêu chảy, VP= Viêm phổi, THA= Tăng huyết áp, VVA= Viêm VA, VK= Viêm khớp, Rl THN= Rối loạn tuần hoàn não, Hc DDTT=Hội chứng dạ dày tá tràng, VKM= Viêm kết mạc. Nhận xét: Qua bảng thống kê 10 bệnh thường gặp trong 2 năm 2008-2009 trên ta thấy: + Tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp rất cao và có chiều hướng tăng. + Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân tuổi già,người có rối loạn mỡ máu, những người mắc các bệnh về thận, thói quen ăn mặn, hút thuốc lá trong thời gian hiện nay ngày càng tăng. + Tỷ lệ người mắc bệnh tiêu hóa vẫn cao nhưng đã giảm. + Tỷ lệ người mắc các bệnh về mắt, khớp có xu hướng giảm. + Còn các bệnh khác có tỷ lệ mắc thấp và có sự biến động. Bảng 12: Tình hình tử vong và nguyên nhân qua phân tích số liệu theo dõi tử vong: Năm 2008 2009 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Chỉ tiêu Tim mạch- huyết áp 18 27.7 25 37.3 TBMMN 9 13.8 16 23.9 K 6 9.2 8 11.9 AIDS 5 7.7 4 6.0 Già 4 6.1 6 9.9 Tai nạn 4 6.1 3 4.4 Khác 19 29.4 5 7.6 Tổng 65 100 67 100 18
- Đại học Y Thái Bình 25 25 20 19 18 16 15 2008 10 2009 9 8 6 6 5 5 5 4 4 4 3 0 TM_CHA K Già Khác Biểu đồ 3: Tỷ lệ chết vì các nguyên nhân tại Minh Lãng năm 2008 và 2009 Nhận xét: Qua bảng ta thấy được tỷ lệ chết do THA và các bệnh tim mạch chiếm cao nhất 27.7% năm 2998 và 37.3% năm 2009. Tiếp theo là TBMMN chiếm 13.9% (2008) và 23.1% (2009). Như vậy vấn đề THA và liên quan của THA cũng như biến chứng của THA gây ra là rất nặng nề chiếm gần nửa nguyên nhân tử vong ở người. PHẦN IV: CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Xã Minh Lãng là xã nửa thị tứ, song kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp, đời sống kinh tế vẫn còn khó khăn một bộ phận dân số nhận thức chưa cao do vậy việc giáo dục truyền thông sức khỏe còn hạn chế. Là xã thuộc đồng bằng Bắc bộ, một năm có 4 mùa đây là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, các bệnh hô hấp mùa đông và tiêu hóa mùa hè. Xã có đường giao thông xuyên huyện chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi hàng hóa nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh lưu hành và phát triển trong xã. Song được sự chỉ đạo của phòng y tế, sự nỗ lực của y tế địa phương sự lãnh đạo của UBND xã nên dịch bệnh trong \ 19
- Đại học Y Thái Bình suốt những năm qua cũng không xảy ra. Do vậy việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình y tế khác một cách tích cực triệt để để đạt được mục tiêu cao nhất “ chăm sóc sức khỏe cho mọi người”. PHẦN V: NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE Từ kết quả thu thập được chúng ta nhận thấy rằng: Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại xã thực hiện rất tốt. Để đạt được kết quả đó là sự cố gắng nỗ lực của cán bộ y tế xã, sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Đảng ủy chính quyền và của các ban nghành Đoàn thể. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, cùng với sự phát triển dân số ổn định, tỷ kệ mắc bệnh cũng như tỷ kệ tử vong ngày một giảm. Trong 2 năm qua tại xã không xảy ra vụ dịch nào lớn. Các chương trình y tế quốc gia đã được triển khai và đạt được những hiệu quả cao. Cùng với những kết quả đã thu được song vẫn còn những vấn đề sức khỏe cần được quan tâm hơn nũa . Sử dụng phương pháp cho điểm dựa vào 4 tiêu chuẩn sau: 1. Các chỉ số đã vượt quá mức bình thường. 2. Cộng đồng đã biết tên của vấn đề và có phản ứng rõ ràng. 3. Đã có dự kiến hoạt động của các ban nghành Đoàn thể. 4. Ngoài cán bộ y tế trong cộng đồng đã có một nhóm người thông thạo vấn đề đó. Thang điểm tính cho 4 tiêu chuẩn với múc độ sau: Rât rõ ràng: 3 điểm Rõ ràng : 2 điểm Không rõ lắm: 1 điểm Không rõ : 0 điểm Khi cộng 4 tiêu chuẩn trên vào thấy: 9-12 điểm : Có vấn đề sức khỏe trong cộng đồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Kế hoạch bán hàng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang
24 p | 738 | 158
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả công việc của nhân viên sản xuất tại công ty TNHH cổ phần phần mềm FPT chi nhánh Hồ Chí Minh (FSOFT HCM)
57 p | 498 | 116
-
Tiểu luận: Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM - Thực trạng và giải pháp
30 p | 1668 | 96
-
Tiểu luận: Đánh giá sơ lược tác động của thuế bảo vệ môi trường đối với Việt Nam
16 p | 498 | 74
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
67 p | 347 | 72
-
Bài tiểu luận: Đánh giá cảm quan sản phẩm nước mắm
40 p | 585 | 71
-
Tiểu luận: Chiến lược phát triển sản phẩm của Công ty Cổ Phần Phần mềm ABC
21 p | 410 | 67
-
Tiểu luận: Phân tích chứng khoán ASM - công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang
21 p | 323 | 59
-
Tiểu luận: Xây dựng chiến lược phát triển nội dung số trong giai đoạn 2010-2014 cho chi nhánh tổng công ty VTC tại thành phố Hồ Chí Minh
41 p | 248 | 57
-
Tiểu luận: Xây dựng ISO 9001-2008 tại PNSC
24 p | 220 | 41
-
Tiểu luận Triết học số 84 - Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
20 p | 114 | 26
-
Tiểu luận Quản trị rủi ro trong du lịch: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
13 p | 592 | 25
-
Tiểu luận: Công tác đánh giá hiệu quả làm việc cuối năm tại bệnh viện Hùng Vương
30 p | 169 | 25
-
Tiểu luận: Phân tích đánh giá tài sản thương hiệu bia Hà Nội
22 p | 169 | 18
-
Tiểu luận: Xây dựng tiêu chuẩn chọn ứng viên
12 p | 129 | 17
-
Tiểu luận: Công ty cổ phần bia rượu Viger
16 p | 208 | 17
-
Tiểu luận: Tự do hóa tài khoản vốn – kinh nghiệm của Uganda
21 p | 89 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn