YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu luận:So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
505
lượt xem 126
download
lượt xem 126
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Có thể chia hệ thống giáo dục ở Hàn Quốc thành 5 cấp độ như sau: mẫu giáo, giáo dục bậc tiểu học, trung học, Cao đẳng, Đại Học và cuối cùng là sau Đại Học. Đối lập với hệ thống giáo dục ở Châu Âu, năm học ở Hàn Quốc bắt đầu từ tháng ba, kì nghỉ diễn ra vào tháng 7, tháng 8. Học kì 2 bắt đầu vào tháng 9 và kéo dài cho đến hết tháng 12. tiếp đó là kì nghỉ thứ 2 hay còn gọi là kì nghỉ đông kéo dài đến đầu tháng 2....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
- MỞ ðẦU Giáo dục so sánh là một khoa học ña ngành có tầm quan trọng trong nền giáo dục của mỗi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên nó vẫn là một ngành mới ở Việt Nam và dần khẳng ñịnh ñược vai trò của mình ñối với sự phát triển của giáo dục nước nhà. Qua việc nghiên cứu nền giáo dục của các quốc gia trên thế giới ta có thể xem xét, học hỏi những ñiều hay, những kinh nghiệm quí báu và áp dụng một cách thích hợp vào thực tế nền giáo dục Việt Nam nhằm ñưa ñất nước phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Qua nghiên cứu môn học này tôi thấy thật cần thiết khi nghiên cứu giáo dục nghề nghề nghiệp Hàn Quốc trong tương quan so sánh với giáo dục nghề nghiệp Việt Nam ñể có cơ sở ñề xuất một số giải pháp thích hợp và khả thi cho sự phát triển lĩnh vực giáo dục ñang còn bỏ ngõ trong giai ñoạn Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa- hiện ñại hóa. SO SÁNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HÀN QUỐC – VIỆT NAM Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều ñiểm tương ñồng về vị trí ñịa lý, lịch sử -văn hóa, xuất phát ñiểm từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng hiện nay ñất nước Hàn Quốc phát triển vượt bậc cả về kinh tế, khoa học, công nghệ và có tiếng vang trên toàn thế giới. Năm 1996 Hàn Quốc gia nhập tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Hàn Quốc ñứng thứ ba ở Châu Á trong số 56 quốc gia, lãnh thổ ñầu tư vào Việt Nam. Một trong những bí quyết thành công của Hàn Quốc là chiến lược phát triển giáo dục, ñặc biệt là phát triển giáo dục nghề nghiệp ñể tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ñất nước. Trước hết, ta sơ lược qua tình hình chung của nền giáo dục Hàn Quốc trong giai ñoạn hiện nay: 1. Tổng quan về hệ thống giáo dục Hàn Quốc Hệ thống giáo dục Hàn Quốc có cấu trúc cơ bản 6-3-3-4 bao gồm giáo dục cơ sở (từ lớp 1 ñến lớp 6), trung học bậc trung (lớp 7 ñến lớp 9), trung học bậc cao
- (lớp 10 ñến lớp 12), cao ñẳng và ñại học. Trong ñó, giáo dục cơ sở và giáo dục trung học bậc trung là bắt buộc ñối với trẻ em từ 6 ñến 14 tuổi. Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học bậc cao có thể lựa chọn ñể dự tuyển vào các trường cao ñẳng, ñại học. Trung học bậc cao ñược chia thành 2 nhánh là trung học phổ thông và trung học nghề Hệ thống giáo dục Hàn Quốc ñựơc cấu trúc có sự phân luồng sớm vào trung học bậc trung hoặc ñào tạo kỹ thuật nghề nghiệp khi tốt nghiệp bậc tiểu học. Giáo dục ñại học bao gồm nhiều loại hình trường: cao ñẳng và ñại học với chương trình 4 năm, cao ñẳng, ñại học sư phạm và cao ñẳng sư phạm, các trường hỗn hợp như trường thần học, trường dòng. Hiện nay ở Hàn Quốc có ñến 80% là cơ sở ñào tạo tư nhân Sơ ñồ hệ thống giáo dục- ñào tạo Hàn Quốc
- 2. Vấn ñề chung về giáo dục 2.1.Mục tiêu Giáo dục: – Phát triển kiến thức, tăng cường sức khoẻ, trau dồi tinh thần bất khuất – Phát triển tinh thần yêu nước, dân tộc, vì hoà bình. – Kế thừa và phát huy nền văn hoá dân tộc, xây dựng và phát triển nền văn hoá thế giới – Trau dồi năng lực tư duy khoa học, sáng tạo – Yêu tự do, tôn trọng trách nhiệm – Phát triển thẩm mỹ – Trau dồi tính cần cù, tận tụy với công việc ñể trở thành người có năng lực và khôn ngoan trong cuộc sống kinh tế. 2.2.Quản lý GD: Quản lí giáo dục ñược thực hiện theo phương thức tập trung, phân cấp: trung ương là Bộ Giáo dục (MOE), cấp tỉnh thành, cấp huyện thị 2.3.Tài chính Giáo dục: Tài chính cho giáo dục gồm ngân sách chính phủ, ngân sách ñịa phương và tài chính giáo dục tư nhân. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu ñể trả lương cho giáo viên ở các bậc giáo dục bắt buộc và hỗ trợ GD ñịa phương (thường chiếm khoảng 11-12% tổng thu nhập thuế cả nước), tỷ lệ ñóng góp cho giáo dục của các ñịa phương và tư nhân chiếm tỷ lệ rất cao. Chính phủ ban hành luật miễn thuế cho các trường tư, ngoài ra còn giúp họ mở rộng quy mô, ñổi mới trang thiết bị, trợ cấp NCKH, học bổng, hoạt ñộng SV. Năm 1995 ñến nay tổng chi cho GD chiếm khoảng 3,7% GNP và 17,5% ngân sách quốc gia 2.4.Ứng dụng tin học vào GD: Sau kế hoạch 6 năm 1997-2002 Hàn quốc ñã hoàn thành việc tin học hoá quản lý GD và ñưa công nghệ thông tin vào tất cả các trường. Hiện nay ít nhất mỗi trường phổ thông, mỗi GV ñã có một máy tính PC. GV ñược thay nhau học các lớp bồi dưỡng về tin học. Chương trình EDUNET của nhà nước cung cấp miễn phí
- các thông tin liên quan ñến trường học, giáo viên, học sinh- sinh viên và xã hội, các nghiên cứu KH mới nhất, hội nghị, báo cáo, phần mềm GD, phương pháp giảng dậy mới…Các trường ñại học ñược nối mạng, các thư viện lớn nối mạng quốc tế, cung cấp nguồn dữ liệu tham khảo rất lớn cho sinh viên, giáo sư. Trên cơ sở phát triển CNTT trong GD, chất lượng dạy và học ñược nâng cao. Các phương pháp giáo dục, ñào tạo tiên tiến ñược cập nhật một cách dễ dàng. 2.5. Quá trình cải cách giáo dục Giáo dục Hàn Quốc phát triển vào hàng bậc nhất thế giới về quy mô giáo dục. Tuy nhiên với tham vọng trở thành quốc gia có nền giáo dục tốt nhất, cũng như nhằm ñáp ứng yêu cầu của một xã hội học tập suốt ñời trong thế kỉ XXI Hàn Quốc ñã tiến hành một cuộc cải cách giáo dục mạnh mẽ và toàn diện, vì một hệ thống giáo dục mới phù hợp với kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa. Quan ñiểm cơ bản của hệ thống giáo dục mới là xây dựng một “xã hội giáo dục sống ñộng và mở cửa”, cấu trúc lại hệ thống giáo dục kỹ thuật, nghề nghiệp, giới thiệu mô hình các trường ñào tạo ñặc biệt cho ngành y và các ngành thuộc về pháp luật Mục tiêu của chương trình cải cách giáo dục là: ña dạng hóa và chuyên môn hóa các trường ñại học; xây dựng chương trình mới ñể tăng cường tính sáng tạo; xây dựng “cộng ñồng nhà trường tự chủ”; tăng ngân sách cho giáo dục lên 5% GDP; giới thiệu hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới; thúc ñẩy cải cách chính sách về mạng thông tin giáo dục; cải cách giáo dục xã hội ñể thực hiện học suốt ñời; giảm áp lực tài chính cho cha mẹ học sinh. Qua các mục tiêu cải cách trên ta thấy Hàn Quốc chú trọng vào mảng giới thiệu hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới song song với thực hiện cuộc cải cách chương trình ñào tạo nghề Với chương trình ñào tạo nghề, cải cách tập trung vào một số ñiểm sau: – Xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới: mục ñích chính của cải cách giáo dục nghề nghiệp là “thành lập hệ thống giáo dục nghề nghiệp suốt ñời” ñể thực hiện “xã hội học tập suốt ñời”
- – Cải cách giáo dục ở bậc trung học: trọng tâm là tạo ñiều kiện cho người học có thể tự lựa chọn chương trình học trong tương lai của mình dựa trên cơ sở năng lực bản thân và nguyện vọng cá nhân cũng như theo nhu cầu riêng của họ nhằm tiếp tục học tại nơi làm việc hoặc trong các trường cao ñẳng. Ưu tiên ñầu tư cho việc hiện ñại hóa các trường dạy nghề bậc cao từ các quỹ của ñịa phương trong nguồn ngân sách nhà nước dành cho giáo dục. Học sinh trường nghề ñược ưu tiên nhận các học bổng do chính quyền và hội ñồng học bổng Hàn Quốc tài trợ – Cải cách giáo dục nghề nghiệp ở các trường cao ñẳng, các trường ñại học ña ngành kỹ thuật và các trường cao ñẳng kỹ thuật. Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật ở các trường cao ñẳng: nâng cấp các trường cao ñẳng chuyên ngành; giáo dục nghề nghiệp ở các trường ñại học ña ngành ña kỹ thuật: xem xét lại quá trình tuyển chọn sinh viên. – Thành lập phân hiệu ñại học thực hành: liên hiệp các trường ñại học và trường chuyên nghiệp có nhiệm vụ xây dựng và quản lí chương trình của các trường cấp chứng chỉ nghề thông qua hệ thống ñào tạo từ xa – Chuyên môn hóa: loại hình các trường chuyên nghiệp ñược ña dạng hóa, ñáp ứng nhu cầu ñào tạo thạc sỹ và tiến sỹ chuyên ngành – Cải cách hệ thống chứng chỉ: xây dựng hệ thống chứng chỉ, hệ thống chứng chỉ ñược công nhận ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Tăng cường khả năng tự ñánh gía, ñánh giá chất lượng ñào tạo của các trường, sự tham gia của các ngành công nghiệp vào việc giáo dục và ñào tạo nghề cũng như truyền bá các kinh nghiệm chuyên môn. Hệ thống chứng chỉ trình ñộ nghề ñược gắn với hệ thống chứng chỉ quốc gia. Vai trò của tư nhân trong cấp phát chứng chỉ trình ñộ nghề ñược tăng lên, thu hút sự tham gia của ñối tác sử dụng chứng chỉ – Tăng cường vai trò của chính quyền các tỉnh: chính quyền các tỉnh có nhiệm vụ chỉ ñạo và tham gia cùng các tổ chức kinh tế ñịa phương trong việc tăng cường hiện ñại hóa các trang thiết bị dạy nghề, xây dựng kế hoạch ñầu tư trong công tác ñào tạo nghề ñịa phương cũng như ñánh giá các trường ñào tạo nghề
- – Tăng cường sự hỗ trợ tài chính và thuế lợi nhuận cho giáo dục và ñào tạo ngân sách nhà nước ñầu tư cho giáo dục sẽ tăng kên 5% GDP, trong ñó phải ưu tiên cho việc ñầu tư ñể hiện ñại hóa trang thiết bị giáo dục ñào tạo nghề. Sẽ giảm bớt thuế, tăng học bổng cho người lớn và trẻ em, xem xét lại những vấn ñề tài chính như thuế, lợi nhuận của việc ñào tạo nghề tư nhân và công lập – Chính sách hỗ trợ cho giáo viên và học sinh học nghề: mỗi cá nhân ñược pháp luật bảo vệ khi học, làm việc trong các ngành công nghiệp. Học sinh khi ñược nhận vào học tại các cơ sở ñào tạo nghề sẽ ñược bảo ñảm bằng luật bảo hiểm tai nạn công nghiệp 3. Hệ thống ñào tạo nghề của Hàn Quốc – một vài so sánh với hệ thống ñào tạo nghề Việt Nam Trong những năm 90 của thế kỉ XX Hàn Quốc ñã ñầu tư nghiên cứu ñể ñón ñầu thế kỉ XXI bằng mô hình lý tưởng: nhà trường phải ñào tạo con người toàn diện, biết tự học, tự chỉ ñạo, tự lực, tự cánh sinh. Ngay ở bậc trung học sinh ñã ñược nhà trường dạy các kiến thức và kỹ năng cơ bản chung của nhiều ngành nghề, trau dồi niềm tin lao ñộng, phát triển năng lực lựa chọn con ñường nghề nghiệp tương lai. Mục tiêu giáo dục là phải ñạt ñược giáo dục văn hóa phổ thông và kỹ năng nghề nghiệp. ðể ñạt mục ñích này trong hai thập kỷ qua Hàn Quốc ñã phát triển khá mạnh loại trường trung học dạy nghề theo ñơn vị học phần mà vẫn bảo ñảm ñược học vấn phổ thông và kỹ thuật. Ở Việt Nam cho ñến 1985 hệ thống trường trung học chuyên nghiệp mới tương ñối ổn ñịnh. Tính ñến 1991 số trường trung học chuyên nghiệp là 270, bao gồm 100 trường chịu sự quản lý của bộ chuyên ngành còn 170 trường do ñịa phương quản lý. Hệ thống trường dạy nghề trong giai ñoạn ñầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX có nhiều biến ñộng. Những biến ñộng này xuất phát từ nguyên nhân: sự hình thành quá nhanh các trường dạy nghề trong giai ñoạn trước, mạng lưới phân bố chưa hợp lý, cơ sở vật chất của nhiều trường còn quá nghèo nàn, không bảo ñảm chất lượng ñào tạo nên một số trường ñã giải thể hoặc hoặc sáp nhập. Vì thế nên ñến năm 1990 tổng số trường dạy nghề của cả nước còn lại 242 trường, trong ñó 119 trường do các Bộ ngành trung ương
- quản lý và 123 trường ñịa phương do tỉnh thành ñịa phương quản lý. Do nhu cầu vừa học văn hóa phổ thông song song với học nghề của thanh thiếu niên ñã hình thành trường dạy nghề trung học ở sáu cơ sở ñào tạo nghề. Các trường thu nhận học sinh tốt nghiệp THCS vào vừa học chương trình THPT vừa học nghề. Ngoài ra các trung tâm dạy nghề, các lớp dạy nghề tư tục và của tư nhân cũng hình thành. Sự phát triển của một số trường lớp dạy nghề trong giai ñoạn này không theo quy hoạch chung của quốc gia nên chất lượng ñào tạo, mục tiêu ñào tạo không ñược bảo ñảm (với mục tiêu ñào tạo của các trường trung học chuyên nghiệp là ñào tạo công nhân lành nghề hoàn chỉnh trên các mặt ñạo ñức, văn hóa, kỹ thuật và kỹ năng). ðiều ñáng lưu ý là sự quan tâm của các cơ quan hữu trách và của toàn xã hội ñối với các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chưa ñúng mức. Vì lẽ ñó các trường trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề có quy mô phát triển nhỏ và số học sinh học nghề giảm liên tục trong 10 năm ñổi mới giáo dục. ðây là một sự mất cân ñối lớn trong cơ cấu ñào tạo, không ñáp ứng ñược sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện ñại hóa ñất nước. Trường trung học kỹ thuật và trung học nghề phát triển ñộc lập và nhanh chóng từ thập kỉ 70. Sự phát triển nhanh các trường TH kỹ thuật ñã góp phần ñào tạo ra nguồn nhân lực phát triển ñất nước. Trong khi ñó ở Việt Nam sự ổn ñịnh lại hệ thống các trường dạy nghề kéo dài ñến năm 1985 và cũng chưa phát huy ñược vai trò to lớn trong nhiệm vụ ñào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia. Mặt khác, chương trình ñào tạo chưa thể hiện ñược sự gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế của ñịa phương của ñất nước nên nguồn nhân lực ñào tạo ra vừa thừa, vừa thiếu. Từ ñó dẫn ñến tình trạng mất cân ñối nghiêm trọng trong cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình ñộ, cơ cấu vùng miền của ñội ngũ công nhân kỹ thuật gây nhiều trở ngại cho sự phát triển kinh tế của ñất nước Sau khi học xong lớp 9 học sinh có quyền thi vào trường TH kỹ thuật và trường nghề và học trong khoảng 3 năm. Trước tốt nghiệp học sinh ñược thực tập nghề từ 1 ñến 3 tháng. Học sinh có thể liên thông lên bậc học cao ñẳng nếu có nhu cầu. Ở Việt Nam cũng khuyến khích học sinh thi vào các trung tâm, trường kỹ
- thuật tổng hợp vừa học văn hóa, vừa học nghề trong 3 năm. Nhưng thực tế những học sinh học chương trình này với mục ñích ñựơc cộng ñiểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hơn là mục ñích trang bị cho bản thân nghề nghiệp ñi vào cuộc sống lao ñộng. Một khó khăn khác làm cho học sinh không thích học các trừơng nghề là khả năng liên thông lên các bậc học cao hơn bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian gần ñây Bộ giáo dục và ñào tạo cho phép mở rộng liên thông của các trường trung học chuyên nghiệp lên các bậc ñào tạo cao hơn nhưng vẫn chưa ñáp ứng ñược nhu cầu của học sinh. Giáo dục và ñào tạo nghề của các cơ sở tư nhân và nhà nước ñược Bộ giáo dục và lao ñộng giám sát. ðào tạo nghề tư nhân ñược thực hiện trong các nhà máy, các trung tâm ñược cấp giấy phép. Việt Nam cũng có hình thức ñào tạo nghề trong các xưởng, nhà máy theo kiểu cầm tây chỉ việc do giáo là những người thợ lâu năm, kinh nghiệm và những người có tay nghề cao ñảm nhiệm công tác ñào tạo này Khoảng 40% học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục vào học kỹ thuật nghề nghiệp gồm các trường trung học nghề: thương mại, kinh tế, kỹ thuật, hàng hải. Số học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục học nghề ít hơn ở Hàn Quốc và có chiều hướng giảm gây khó khăn không ít cho hoạt ñộng ñào tạo của các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Thời gian học tại các trường nghề Hàn Quốc từ 1 tháng ñến 3 năm. Thời lượng ñào tạo của từng ngành nghề khác nhau, chẳng hạn: ngư nghiệp và hàng hải từ 1 ñến 12 tháng; kỹ thuật từ 1 ñến 6 tháng; thương mại và nông nghiệp từ 1 ñến 3 tháng. Chúng ta cũng có chương trình ñào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn nhằm ñáp ứng cho nhu cầu ña dạng của mọi người, trong ñó có cả người. Bên cạnh ñó nhiều ñịa phương còn mở lớp học nghề trong một tuần ñến vài tháng cho nông dân nhằm hướng dẫn những kỹ thuật nông nghiệp hiện ñại ñể họ kịp thời áp dụng vào sản xuất tăng năng suất lao ñộng Từ những năm 60 chính quyền ñã tìm cách tăng số lượng học sinh ñăng kí vào trường nghề. Chính quyền ñã có những ñầu tư ñáng kể vào trường nghề và cố
- gắng tìm kiếm một số nguồn tài trợ khác từ tư nhân và ñây ñựơc xem như khoản ñóng góp bắt buộc của các cơ sở tư nhân nhằm góp phần mở rộng GDNN. Cho ñến cuối thế kỉ XX nhà nước Việt Nam mới phát ñộng phong trào xã hội hóa giáo dục chính thức ñể huy ñộng sự ñóng góp của toàn xã hội vào giáo dục trong ñó có lĩnh vực GDNN. Tuy nhiên sự huy ñộng này chỉ dừng ở mức tự nguyện chứ chưa có bất kỳ sự bắt buộc nào ñối với các cơ sở tư nhân Quy mô ñào tạo của hình thức giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc ngày càng ñược mở rộng nhằm ñáp ứng sự thiếu hụt lao ñộng trong xã hội. Học sinh ñược khuyến khích ñăng kí vào trường nghề nhưng các trường nghề vẫn không ñủ chỉ tiêu. Năm 1974 Bộ giáo dục ñiều chỉnh ñiều kiện và trình ñộ thi tuyển vào trừơng nghề dễ hơn thi tuyển vào trung học bậc cao nhằm phân hóa một số lựơng lớn học sinh chuyển sang học nghề. Về vấn ñề này Bộ giáo dục Việt Nam cũng khuyến khích học sinh học nghề nhưng nhìn chung vẫn chưa có ñộng thái tích cực nào từ phía học sinh ñối với việc học nghề nên GDNN vẫn vừa yếu vừa thiếu. Tóm lại, trong lĩnh vực GDNN của Hàn Quốc ñã ñi trước Việt Nam trong quy mô ñào tạo và những chính sách, chủ trương tích cực nhằm nâng vai trò của GDNN trong vấn ñề ñào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho quốc gia. Cũng không thể phủ nhận rằng mỗi nước có mốt số khác biệt trong quan niệm, văn hóa, ñiều kiện phát triển xã hội nhưng chúng ta có thể học ñược nhiều ñiều từ Hàn Quốc trong lĩnh vực GDNN nhằm khẳng ñịnh hơn vai trò ñào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện ñại hóa ñất nứơc của lĩnh vực giáo dục này
- Mục tiêu giáo dục -> 2010 - Hầu hết trẻ từ 5 tuổi phải học mẫu giáo lớn(60% trẻ học mẫu giáo lới) - Phổ cập giáo dục trong cả nước, THCS ở thành phố vùng kinh tế trọng ñiểm và nơi có ñiều kiện.(35 tỉnh/thành phổ cập giáo dục tiểu học ) - Mở rông và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học ở trường trung học. - Thanh toán nạn mù chữ người 15-35 và tất cả các tỉnh ñạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phố cập tiểu học. - Tăng qui mô học nghề bằng mọi hình thức lên khoảng 1 triệu người /năm và ñạt từ 22-25% ñội ngũ lao ñộng qua ñào tạo. - Nâng cao qui mô giáo dục ñại học-cao ñẳng với cơ cấu ñào tạo hợp lý theo sát cơ cấu lao ñộng và cơ cấu kinh tế từ ñào tạo tinh hoa ñến ñại /c - Mở rộng các hình thức học tập thường xuyên, ñối với hình thức học từ xa Cấu trúc lại hệ thống GDQD và hệ thống văn bằng, củng cố trường công, khuyến kích mở trường bán công, dân lập. cho phép mở trường tư ở các cấp mầm non, chuyên nghiệp và ñại học,ña dạng hóa các loại hình giáo dục tập trung và không tập trung, chính qui và không chính qui, ñại học từ xa. 2. Xác dịnh lại mục tiêu giáo dục, kinh tế lại chính trị - kế hoạch- nội dung-phương pháp giáo dục củ thể của tưng bậc học, ngành học, ñáp ứng yêu cầu phát triển, ñặc biệt yêu cầu về công nghiệp hóa- hiện ñại hóa Hiện nay không có chương trình chuẩn về ngành nghề ñào tạo .
- 3. Tăng cường hệ thống luật pháp trong giáo dục , tăng d6àn tỷ trọng ngân sách trong giáo dục (20%) và huy ñộng các nguồn ñầu tư trong ND , Viện trợ quốc tế và vay vốn nước ngoài ñể phát triển giáo dục . 4. cải thiện ñội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: vật chất và nâng cao trình ñộ. 5. Hợp tác quốc tế giáo dục ñào tạo, ưu tiên: phát triển nguôn nhân lực ñặc biệt về ñạo tạo kỹ năng trình ñộ cao và nhân lực thành thạo chuyên môn thuộc lĩnh vực công nghệ tiên tiến và quản lý kinh doanh. Phát triển những ngành học và môn học cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa- hiện ñại hóa và cần thiết cho sự hợp tác quốc tế. Hợp tác ñể ñào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, trao ñổi sinh viên thông tin tài liệu và những kinh nghiệm về giáo dục và khoa học (chương trình hổ trợ không hoàn lại ) webside bộ ngoại giao. Nhìn vào hệ thống giáo dục ñến sự phát triển kinh tế một quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ ngọc hải; hệ thống giáo dục hiện ñại trong những năm ñầu thế kỉ XXI; nxb giáo dục Phạm minh hạc; giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI; nxb chính trị quốc gia ðặc quốc bảo (2004); giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai- vấn ñề và giáo dụcải páhp, nxb chính trị quốc gia Phạm lan hương, Giáo dục quốc tế - một vài tư liệu và so sánh, nxb ñại học quốc gia
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn