intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Sự vận hành của hệ tiêu hóa "Đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể; Đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể"

Chia sẻ: Mạch Kim Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

163
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Sự vận hành của hệ tiêu hóa "Đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể; Đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể" với các nội dung chính như sau: Nhắc lại giải phẫu hệ tiêu hóa, sơ lược lại chức năng/nhiệm vụ của hệ tiêu hóa, cơ chế vận hành của hệ tiêu hóa,..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Sự vận hành của hệ tiêu hóa "Đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể; Đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể"

z<br /> <br /> TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỒNG ĐỨC<br /> Bộ môn Giải Phẫu - Sinh Lý<br /> ----------<br /> <br /> TIỂU LUẬN<br /> Đề tài:<br /> Sự vận hành của hệ tiêu hóa:<br />  Đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.<br />  Đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.<br /> <br />  Giảng viên hướng dẫn: Cô Lê Thị Đỗ.<br />  Lớp 17K3D9 - Nhóm sinh viên:<br /> 1. Thân Việt Hoàng - 17K3D.0482<br /> 2. Trần Mạnh Hùng - 17K3D.0449<br /> 3. Vũ Khánh Huy - 17K3D.0470<br /> 4. Mạch Kim Long - 17K3D.0457<br /> 5. Nguyễn Trần Chiến Thắng - 17K3D.0453<br /> <br /> TP.HCM, Tháng 11/ 2017<br /> NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Bạn có thể ăn những thực phẩm đắt nhất, tốt nhất từng có trên thế<br /> gian này mà vẫn bị bệnh tật hay sức khỏe kém. Làm sao có thể như vậy<br /> được? Một yếu tố cực kỳ quan trọng là sự tiêu hóa. Nếu bạn không thể phân<br /> tách và hấp thụ những gì bạn ăn, bạn chỉ tiêu tốn tiền mua thức ăn mà thôi.<br /> Tồi tệ hơn nữa, bạn đang tạo ra những hỗn hợp ứ đọng, lên men và độc hại<br /> trong hệ thống tiêu hóa có thể làm rối loạn mọi cơ quan và hệ thống khác<br /> trong cơ thể bạn.<br /> Ðể hấp thu và sử dụng được các chất dinh dưỡng quan trọng từ thức<br /> ăn, cơ thể phải biến chúng thành những chất có cấu tạo đơn giản. Ðó là<br /> nhiệm vụ của hệ tiêu hóa.<br /> Hệ tiêu hóa còn đảm nhận nhiệm vụ hấp thu các sản phẩm tiêu hóa<br /> qua niêm mạc ruột để vào máu, đồng thời đào thải các chất cặn bã không<br /> cần thiết ra bên ngoài cơ thể.<br /> <br /> HỆ TIÊU HÓA CÓ VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG ĐỐI<br /> VỚI SỰ SỐNG CÒN CỦA CƠ THỂ.<br /> <br /> “Chúng ta cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt<br /> động của hệ tiêu hóa, hệ tiêu hóa đã vận<br /> hành ra sao để đưa các chất dinh dưỡng đi<br /> nuôi cơ thể. Đồng thời cũng đào thải các<br /> chất cặn bã ra ngoài môi trường.”<br /> <br /> 2<br /> <br /> I. Nhắc lại giải phẫu hệ tiêu hóa.<br /> Bộ máy tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.<br /> - Miệng<br /> - Hầu<br /> - Thực quản<br /> - Dạ dày<br /> - Ruột non (tá tràng, hỗng<br /> tràng, hồi tràng)<br /> - Ruột già (manh tràng, đại<br /> tràng lên, đại tràng ngang, đại<br /> tràng xuống, đại tràng sigma, trực<br /> tràng và ống hậu môn)<br /> <br /> - Tuyến nước bọt<br /> - Tuyến tụy nội<br /> tiết/ ngoại tiết<br /> - Hệ thống bài tiết<br /> và vận chuyển mật<br /> (gan, ống mật, túi<br /> mật).<br /> - Các tuyến ở niêm<br /> mạc đường tiêu hóa.<br /> <br /> II. Sơ lược lại chức năng/nhiệm vụ của hệ tiêu hóa.<br /> Hệ tiêu hoá có chức năng thu nhận nước, thức ăn từ môi trường vào cơ<br /> thể và đảm nhận các chức năng:<br /> + Tiêu hóa thức ăn.<br /> + Hấp thu các sản phẩm tiêu hóa qua niêm mạc ruột để vào máu.<br /> + Đào thải các chất cặn bã.<br /> <br /> Thức<br /> ăn<br /> <br /> Ống tiêu hóa<br /> <br /> Được<br /> nghiền<br /> nát/Còn<br /> phức tạp<br /> <br /> Men tiêu hóa/Tuyến tiêu hóa<br /> <br /> Chất<br /> đơn<br /> giản<br /> <br /> Hấp<br /> thu vào<br /> máu<br /> <br /> Cung cấp năng lượng cho<br /> cơ thể<br /> <br />  Trong quá trình tiêu hóa diễn ra 3 hiện tượng:<br /> <br /> 3<br /> <br />  Cơ học.<br />  Hóa học.<br />  Hấp thu.<br /> <br /> III. Cơ chế vận hành của hệ tiêu hóa.<br /> <br /> 1. Quá trình tiêu hóa ở miệng và thực quản.<br /> a. Hiện tượng cơ học.<br /> Tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với enzym, tránh trầy<br /> niêm mạc, dễ nuốt thức ăn (tạo thành viên nuốt).<br /> <br /> NHAI<br /> <br /> Phá vỡ lớp vỏ cellulose của rau và trái cây.<br /> <br /> Là hành động tự ý, nhưng được điều<br /> khiển bởi trung tâm phản xạ trong<br /> cuống não.<br /> <br /> Giai đoạn miệng: Tự ý.<br /> <br /> Giai đoạn hầu: Phản xạ.<br /> <br /> NUỐT<br /> Giai đoạn thực quản: sóng nhu động.<br /> + Nhu động nguyên phát.<br /> + Nhu động thứ phát.<br /> <br /> Đẩy thức ăn từ<br /> miệng xuống dạ<br /> dày. Khi nuốt<br /> lưỡi gà đóng<br /> đường lên mũi,<br /> sụn nắp đậy<br /> đường vào thanh<br /> quản, làn sóng<br /> ngu động thực<br /> quản đẩy viên<br /> thức ăn xuống dạ<br /> dày.<br /> <br /> Trào ngược thực quản: giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới<br /> => viêm, loét, hẹp.<br /> <br /> Một số<br /> bệnh lý<br /> liên quan<br /> đến hoạt<br /> động cơ<br /> học<br /> <br /> Phì đại thực quản: tăng trương lực cơ thắt thực<br /> quản dưới => thức ăn tích tụ, phần thực quản dưới<br /> giãn rộng.<br /> <br /> Co thắt thực quản lan tỏa: Phần dưới thực quản co thắt kéo dài<br /> => đau sau khi nuốt.<br /> <br /> 4<br /> <br /> b. Hiện tượng hóa học/bài tiết.<br /> Nước bọt:<br /> * Thành phần:<br /> - Amylase (tiêu hóa tinh bột).<br /> - Nhầy (bôi trơn, bảo vệ niêm mạc).<br /> - Chất điện giải (K+ và HCO3- cao, Na+ và Cl- thấp).<br /> - ph kiềm (môi trường cho amylase).<br /> * Bài tiết:<br /> - Enzym amylase: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi.<br /> - Nhầy: tuyến ở miệng và lưỡi, tuyến dưới hàm tuyến dưới lưỡi.<br /> * Chức năng:<br /> - Bôi trơn thức ăn.<br /> - Amylase: tiêu hóa tinh bột => maltose, dextrin.<br /> - Vệ sinh răng miệng: rửa mảng bám thức ăn, là chất kháng khuẩn<br /> (lysozym, lactoferrin, globulin,…).<br /> - Trung hòa axit: bởi HCO3- (trào ngược, vi khuẩn,...).<br /> - Làm môi và lưỡi dễ dàng cử động => giúp cho sự nói.<br /> Tóm lại, chức năng cơ bản nhất của nước bọt là chuyển hóa tinh bột chín<br /> thành đường mantose/nhờ men amylase.<br /> <br /> Hoạt động hóa học/bài tiết tại thực quản:<br /> * Liên quan đến chất nhầy:<br /> - Đoạn trên: bôi trơn tránh trầy niêm mạc.<br /> - Đoạn dưới: bảo vệ tránh tấn công bởi dịch dạ dày trào ngược.<br /> <br /> c. Hấp thu:<br /> Ở miệng chưa có hiện tượng hấp thu cơ bản, một số chất đơn giản có<br /> thể thẩm thấu qua niêm mạc miệng để vào máu.<br /> <br /> Cơ học: thức ăn được nghiền nhỏ trộn với nước bọt => viên nuốt<br /> mềm, trơn => được lưỡi đẩy xuống hầu và thực quản, và theo các<br /> nhu động xuống dạ dày.<br /> KẾT<br /> QUẢ<br /> <br /> Hóa học: dưới tác dụng của men amylase, một số tinh bột được<br /> phân hủy thành đường maltose. Do đó, khi ăn chất bột nếu nhai kỹ<br /> sẽ thấy vị ngọt.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2