intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Triết học số 121

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận cung cấp cho người học các kiến thức: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tính tất yếu, quá trình phát triển, chất lượng cuộc sống,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Triết học số 121

  1. LỜI MỞ ĐẦU Với đặc điểm 80% dân số  nước ta sống  ở  nông thôn và trên 70%  lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phát   triển toàn diện nông thôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự  nghiệp phát triển kinh tế­xã hội ở nước ta. Kinh nghiệm trên thế  giới  đã chỉ ra rằng nếu không phát triển nông thôn thì không một nước nào  có thể phát triển ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài. Thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông thôn là một tất  yếu trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước ta nhằm: 1. Thúc đẩy quá trình phân công lao động  ở nông thôn, từ  đó nâng  cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho bộ phận dân cư khu vực  nông thôn, tăng khả  năng tích luỹ  nội bộ  từ  nông thôn và nâng   cao khả năng đầu tư vào khu vực nông thôn 2. Mở rộng thị trường, tạo cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp,   công nghiệp và các ngành kinh tế  khác  ở  nông thôn cũng như  trong cả nước.  3. Giải quyết các vấn đề  kinh tế­xã hội  ở  nông thôn, đặc biệt là   vấn đề  việc làm, khai thác nguồn nhân lực  ở  mỗi địa phương,  khắc phục tình trạng chênh lệch không đáng có giữa các vùng,  các dân tộc.  4. Thực hiện đô thị hoá nông thôn, giảm bớt sức ép của dòng di dân  từ  nông thôn chuyển vào các đô thị, tạo đIều kiện để  các đô thị  phát triển thuận lợi.
  2. Tiểu luận triết học                                                                                  CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP  HOÁ­HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ­HIỆN ĐẠI HOÁ  NÔNG THÔN. I. TÍNH TẤT YẾU CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ­HIỆN ĐẠI HOÁ. 1. Công nghiệp hoá­hiện đại hoá.    1.1. Khái niệm. Công nghiệp hoá­hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện   các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế  xã hội từ  sử  dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động  cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên  sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra năng suất lao   động xã hội cao.  1.2. Tính tất yếu của công nghiệp hoá­hiện đại hoá.  Tất cả  các nước khi tiến lên chủ  nghĩa xã hội đều phải trải qua   thời kỳ quá độ và tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ  nghĩa xã hội. Có 2 loại quá độ lên chủ nghĩa xã hội: quá độ tuần tự và   quá độ tiến thẳng.  Ở  các nước quá độ  tuần tự  hay còn gọi là những nước quá độ  từ  chủ nghiã tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mặc dù chưa có cơ sở vật chất  kỹ  thuật của chủ  nghĩa xã hội nhưng cũng đã có tiền đề  vật chất là  nền đại công nghiệp cơ khí do chủ nghiã tư bản để lại. Vì vậy, để xây  dựng cơ  sở  vật chất kỹ  thuật cho chủ  nghĩa xã hội, những nước này  chỉ cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công  nghệ,  ứng dụng thành tựu của nó vào sản xuất, tiến hành cuộc cách  mạng xã hội chủ nghiã về quan hệ sản xuất, phân bố và phát triển sản  xuất một cách đồng bộ trong cả nước. Thực chất của quá trình này là   biến những tiền đề  vật chất do chủ  nghĩa tư  bản để  lại thành cơ  sở  vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở trình độ cao hơn.   Ở  các nước tiến thẳng lên chủ  nghĩa xã hội bỏ  qua chủ  nghĩa tư  bản như ở nước ta, sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chât kĩ thuật cho chủ  nghĩa xã hội được thể  hiện bằng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại  hoá đất nước. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình biến đổi một  nước có nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại.  2
  3. Tiểu luận triết học                                                                                  Qua các kì đại hội VI,VII,VIII Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá  hiện đại hoá là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên  chủ  nghĩa xã hội  ở  nước ta. Đại hội lần thứ  IX của đảng Cộng sản  Việt Nam lại một lần nữa xác định mục tiêu cho những năm trước  mắt: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất  nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; tập trung sức xây dựng có chọn  lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng và công nghệ  cao sản  xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kĩ thuật công   nghệ tiên tiến cho các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ  đáp  ứng được nhu cầu quốc phòng, tạo nền tảng để  đến năm 2020   nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”. 2. Công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 2.1. Khái niệm  Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình   chuyển  đổi  căn  bản, toàn  diện  các  hoạt  động sản xuất  trong nông  nghiệp và bộ  mặt kinh tế  –xã hội nông thôn, biến lao động thủ  công   thành lao động cơ giới, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hàng hoá; là  quá  trình   chuyển  dịch  cơ   cấu  kinh   tế   nông  nghiệp,  nông  thôn  theo   hướng tăng tỷ  trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhằm  khai thác mọi tiềm năng tạo ra năng suất lao động, hiệu quả kinh tế­xã  hội cao nhất trong nông nghiệp nông thôn, từ đó biến đổi bộ mặt kinh   tế­xã hội nông thôn tiến gần đến thành thị.Trong đó: ­ Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ  cấu kinh tế. ­ Hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ  khoa học kĩ thuật, công nghệ, trình độ  tổ  chức và quản lý sản xuất  nông nghiệp. 2.2. Quá trình công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá nông thôn. Quá trình công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá nông thôn bao gồm: ­ Đưa phương pháp sản xuất công nghiệp, máy móc thiết bị  vào sử  dụng trong nông nghiệp và sản xuất  ở nông thôn để  thay thế  cho lao  động thủ công. ­ Áp dụng phương pháp quản lý mới, hiện đại tương  ứng với công  nghệ và thiết bị vào nông nghiệp nông thôn. 3
  4. Tiểu luận triết học                                                                                  ­ Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp với việc đưa máy móc thiết   bị và công nghệ mới vào nông thôn. II. MỘT SỐ  NHẬN ĐỊNH VỀ  TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG  THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY. 1.  Nông  nghiệp   đã   phát   triển nhanh  về  sản  lượng  đặc  biệt   là  lương thực nhưng chất lượng nông sản còn thấp, khả năng cạnh  tranh còn yếu kém. Từ  năm 1981 đến nay, nông nghiệp đã phát triển với nhịp độ  bình  quân hàng năm là 4,5%. Năm 2000 sản xuất nông­lâm­ngư nghiệp phát  triển toàn diện tăng bình quân 5%. Sản xuất lương thực tăng nhanh,  bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,3 triệu tấn. Lương thực bình quân  đầu người tăng từ 370 kg (năm 1995) lên 435 kg (năm 2000). Năng xuất  lúa từ  32 tạ/ha (năm 1990) lên 43 tạ/ ha (năm 2000). Sản xuất mầu   cũng ổn định, nhất là ngô. Năm 1995 diện tích cả nước mới đạt 55 vạn  ha, năng suất 21 tạ /ha, sản lượng 1,184 triệu tấn. Đến năm 1999 diện   tích ngô 69 1 vạn ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 1,75 triệu tấn. Cây  công nghiệp, cây ăn quả có bước phát triển khá bình quân 10 năm1990­ 1999 so với bình quân 5 năm trước đó: sản lượng lạc tăng 74% cà phê   nhân tăng 2,8 lần, cao su tăng 87%, hồ tiêu tăng 68%, chè tăng 27,3%,  bông tăng 2,83 lần. Cây ăn quả cả nước năm 1999 đạt 512,8 nghìn ha. Chăn nuôi có bước tăng trưởng khá cao và  ổn định. Bình quân 10  năm 1990­2000 so với bình quân 5 năm trước đó: đàn lợn tăng 20%, bò  tăng 10%, sản lượng trứng tăng 33%. Thuỷ hải sản tăng liên tục. Hoạt động khai thác thuỷ  sản trên sông,  trên biển phát triển mạnh. Đến năm 2000 cả  nước có 229,9 nghìn hộ  dân trang bị 7150 tầu đánh cá cơ giới. (Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12 năm 2000, trang 6,7,8) Tuy nhiên do sản xuất các mặt hàng nông sản tăng nhanh so với nhu  cầu trong nước khiến cho sản lượng hàng hoá cần được xuất khẩu  tăng lên. Vì vậy giá cả  nông sản phần lớn phụ  thuộc vào xuất khẩu.  Trong thời gian qua một số mặt hàng nông sản giá xuống thấp: lúa gạo,  cà phê, tiêu, … chủ  yếu là do xuất khẩu kém hiệu quả. Chính vì vậy  để  phát triển nông nghiệp chúng ta cần chú trọng đến tiêu thụ  sản  phẩm, giảm khó khăn cho người nông dân. Muốn giải quyết được vấn   đề  này cần phải thay đổi cơ  cấu và chất lượng sản giống, áp dụng  4
  5. Tiểu luận triết học                                                                                  khoa học kỹ thuật tiên tiến và đồng bộ từ sản xuất đến chế  biến, bảo  quản để nâng cao chất lượng hàng hoá. Bên cạnh đó để  nâng cao khả  năng cạnh tranh các mặt hàng nông sản, chúng ta phải đa dạng hoá sản  phẩm, tập trung phát triển những mặt hàng chiến lược dựa vào lợi thế  so sánh giữa các vùng sản xuất hàng hoá. 2. Hình thành các khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tập  trung Việt Nam đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập  trung như: lúa, cao su, cà phê … nhưng nhìn chung vẫn còn phân tán,  manh mún, qui mô hộ  gia đình nhỏ  bé, trước mắt có thể  có hiệu quả  nhưng về  lâu dài thì sẽ  là một cản trở cho quá trình công nghiệp, hoá  hiện đại hoá. Trong khi các vùng chuyên canh về  cao su, cà phê, chè, tiêu đã khá  ổn định thì các vùng chuyên canh khác còn trong quá trình hình thành, ít   về  số lượng, qui mô nhỏ, chưa  ổn định. Các vùng chuyên canh cây ăn  quả, chăn nuôi gia súc gia cầm chủ  yếu phát triển dựa trên cơ  sở  các  vùng truyền thống, thiếu sự  tác động của khoa học công nghệ. Hiện   nay cả nước có tới hàng triệu thửa ruộng nhỏ, manh mún tập trung chủ  yếu ở đồng bằng sông Hồng và miền trung. Những thửa ruộng này chỉ  phù hợp với sản xuất bằng lao động thủ  công. Đây chính là một trở  ngại lớn của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông  thôn. 3. Nông nghiệp nước ta đã bước đầu được thuỷ  lợi hoá, hoá học  hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá, áp dụng các thành tựu của khoa học  công nghệ  nhưng cơ sở hạ tầng còn thấp, lao động thủ  công vẫn  còn khá phổ  biến, trình độ  khoa học công nghệ  còn thấp so với  thế giới. Trong những năm qua nhà nước và nhân dân đã thực hiện nhiều   công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp phát triển nông   nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên chất lượng các công trình còn thấp cần  tiếp tục được tu bổ, nâng cấp, xây dựng mới. Hiện nay chúng ta đã   hình thành một hệ thống các công trình phân bố trên phạm vi rộng với  743 hồ  chứa nước lớn và vừa, 1017 đập dâng, 4716 cống tưới tiêu,   5
  6. Tiểu luận triết học                                                                                  1796 trạm bơm đIện và hơn 2000 trạm biến thế chuyên dùng cho thuỷ  lợi. Đã xây dựng được mạng lưới giao thông nông thôn phát triển theo  chiều sâu và rộng. Năm 1994 tỷ lệ xã có đường ô tô về  đến trung tâm  xã là 86,5%, năm 1999 tăng lên 95%, khoảng 9777 xã. Tuy nhiên đường  giao thông lạc hậu đã gây ách tắc về giao lưu hàng hoá trên thị trường.   ĐIện đã xuống được thôn xóm nhưng chất lượng còn thấp và giá cả  cao so với thu nhập của người dân nông thôn. Năm 1999 có 8 894 143  hộ   ở  nông thôn có đIện dùng, đạt 69,3% số  hộ  nông thôn được dùng  đIện lưới quốc gia (Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12 năm 2000   trang 7). Việc sử dụng các loại hoá chất trong nông nghiệp nước ta ngày một  tăng. Mặc dù các loại hoá chất đã góp một phần quan trọng trong việc   gia tăng sản lượng nông sản, nhưng cũng đặt ra những vấn đề về môi  trường, về  sức khoẻ người tiêu dùng, do vậy cần phải hướng dẫn và  quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại hoá chất trong nông nghiệp. Nhờ việc ứng dụng thành tựu cách mạng sinh học trong những năm  gần đây, chúng ta đã tạo ra nhiều giống cây trồng, cây lương thực, cây  lâm nghiệp, đặc biệt là các loại giống lai có khả  năng thích nghi với   thời tiết tốt và cho năng suất cao. Trong lĩnh vực chăn nuôi và thuỷ sản,   chún ta đã có những giống lợn có tỷ lệ nạc cao, gà công nghiệp có tốc  độ sing trưởng nhanh, tốn ít thức ăn. Tuy nhiên trình độ áp dụng thành  tựu cách mạng sinh học của nước ta còn thấp nên chưa tạo được các   bước đột phá.     4. Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản có bước tiến bộ đáng  kể, nhưng còn nhỏ bé và ở trình độ thấp 4.1. Chế biến nông sản Công nghiệp chế  biến lâm sản  ở  nước ta bước đầu đã vượt qua  những khó khăn của thời kỳ đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường và  đã có những tiến bộ. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến nông sản đã  đi vào đầu tư  xây dựng nguyên liệu, đổi mới thiết bị  và công nghệ,   tăng thêm cơ sở và nâng cao năng suất, làm cho năng lực chế biến nông   sản tăng nhanh, đặc biệt là công nghiệp chế  biến đường. Các doanh  nghiệp đã xúc tiến nhanh việc tiếp cận với thị  trường trong và ngoài  nước, bố trí lại sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho  phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường. Hiện nay đã có một  6
  7. Tiểu luận triết học                                                                                  số  nhà máy xay xát, đánh bóng, phân loại gạo, chế  biến đường, cao  su… mới được xây dựng, trang thiết bị hiện đại song số lượng còn ít. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chế  biến nông sản còn nhiều mặt yếu  kém. Nổi bật là: ­ Tỷ trọng nông sản được chế biến còn thấp ­ Phần lớn các cơ  sở  chế  biến lúa gạo, chè, mía… được xây dựng từ  lâu, quy trình công nghệ lạc hậu ­ Chất lượng nông sản chế biến còn thấp, hiệu quả chế biến còn chưa  cao nên sức cạnh tranh trên thị  trường quốc tế  kém khiến cho người  nông dân gặp nhiều thiệt thòi. 4. 2. Chế biến lâm sản. Công nghiệp chế  biến gỗ  nước ta đã phát triển thành một mạng  lưới toàn quốc gồm hơn 800 doanh nghiệp cả  trong và ngoài nước.  Mặc dù các doanh nghiệp đã cố  gắng đầu tư  chiều sâu, nhập thiết bị  công nghệmới để  tinh chế  và nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng   nhìn chung công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta còn ở trình độ thấp, sản  xuất chủ  yếu  ở qui mô nhỏ, phân tán, sản phẩm chủ yếu là gỗ  xẻ  và   đồ mộc các loại từ gỗ nguyên chiếm tới 68,5% trong khi đồ  mỹ  nghệ  là 3%. Tuy nhiên việc kết hợp sử dụng công nhân với tay nghề cao đã  làm hàng lâm sản chế  biến  ở  nước ta có khả  năng cạnh tranh chiếm   lĩnh thị  trường  ở  một số mặt hàng như  thị  trường đồ  gỗ  ngoài trời  ở  EU.  4.3. Chế biến thuỷ hải sản Công nghiệp chế  biến thuỷ  hải sản  ở nước ta chủ  yếu vẫn chỉ là  làm sạch, bảo quản và đóng hộp. Công nghệ chưa cao và còn thủ công.  Tuy nhiên ngành thuỷ  sản vẫn là ngành sản xuất mũi nhọn với mức   tăng trưởng cao, giải quyết nhiều công ăn việc làm. Năm 1999 giá trị  xuất khẩu thuỷ sản đạt 979 triệu USD, tăng 57,6% so với năm 1995. 5. Ngành nghề  nông thôn đang phát triển nhanh chóng, đóng góp  quan trọng trong việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập ở nông  thôn, nhưng công nghệ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm thấp . 7
  8. Tiểu luận triết học                                                                                  Hiện nay ở nông thôn nước ta có nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây   dựng, chế tạo, sửa chữa cơ khí, rèn, đúc, xây dựng, dệt, may, thêu ren,   làm gốm sứ…Trong cả  nước có khoảng 1450 làng nghề  với 450 000  hộ, thu hút khoảng 1,2 triệu lao động tham gia. Tuy nhiên, do sức ép   của dư luận cũ hình thành từ thời ngự trị của chế độ quản lý bao cấp,  rất nhiều hộ gia đình giàu đã không dám thuê mướn công nhân, họ sử  dụng chủ  yếu lao động gia đình. Vấn đề  đặt ra là công tác tư  tưởng,   công tác thông tin tuyên truyền bằng một phức hợp các phương tiện  cần phải xếp ở một vị trí thích đáng. Làm được việc đó dư luận xã hội  mới có tác động mạnh mẽ  hơn, thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới nói  chung và phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nói riêng. Trình độ  văn hoá và tay nghề  của người lao động  ở  gia đình nói  chung là thấp. Bên cạnh đó, cơ  sở  vật chất kỹ  thuật, vốn của các cơ  sở, hộ nông thôn còn rất thấp, chủ yếu là vốn tự có nên sản phẩm họ  làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, mặt hàng đơn điệu, chất  lượng thấp, mẫu mã, bao bì kém. Cho đến nay, Việt nam vẫn là nước  nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp. Các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn phát triển đã thúc đẩy  quá ttình chuyển dịch cơ  cấu kinh tế   ở  nông thôn theo hướng công  nghiệp và dịch vụ. Đến năm 1990 cơ  cấu kinh tế  nông thôn nông lâm   ngư nghiệp 80%, công nghiệp 9,8%, dịch vụ 10,2%. Đến năm 1999 cơ  cấu kinh tế nông thôn tương tự là: 70,2%­16,1%­13,7%. 6. Thu nhập và đời sống của tuyệt đại đa số nông dân đã được cải  thiện rõ rệt nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, bấp bênh, tình trạng  thiếu việc làm, nghèo  đói, du canh, du cư, di dân tự  do  đặt ra  nhiều khó khăn cần khắc phục. Qua 15 năm đổi mới đời sống của phần đông nhân dân ta đã được   cải thiện rõ rệt. Điều kiện sinh hoạt, vui chơi, giải trí được nâng lên.  Tỷ  lệ  hộ  đói nghèo năm 2000 chỉ  còn là 10­11%. Bình quân thu nhập  của người dân năm 2000 khoảng gần 350.000 đồng. Tuy nhiên đời sống của phần lớn dân cư  nông thôn vẫn bị chi phối  bởi thiên tai và sự  lên xuống thất thường của giá cả  thị  trường. Đời   sống của bà con nhân dân  ở  vùng núi, vùng sâu,vùng xa còn rất khó   khăn. Do  thu   nhập  của  người   nông   dân   chủ   yếu  phụ   thuộc  vào  nông  nghiệp nên thu nhập của họ  còn thấp, bấp bênh và chênh lệch ngày   8
  9. Tiểu luận triết học                                                                                  càng xa so với thành thị. Điều này thể hiện ở chỗ thu nhập giưã các hộ  thuần nông và các hộ  ngành nghề   ở  nông thôn nước ta đang có sự  chênh lệch rất lớn và thực tế là sau khi đưa vào chế biến công nghiệp,   giá trị các sản phẩm nông nghiệp cao hơn rất nhiều.  Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố  gắng lớn và đã đạt được thành  quả lớn, song cho tới nay tình trạng di dân tự  do và di canh di cư vẫn   còn khá phổ biến ở các dân tộc ít người, những hộ gia đình nghèo khó.  Những vấn đề  trên đã gây nên khó khăn cho địa phương có dân đến,  dân đi trong việc quản lý tổ  chức và bố  trí lao động, ngành nghề  sản   xuất cho phù hợp. Nhìn về tổng thể, những năm qua nông thôn Việt Nam đã có những  chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề  lớn và khó khăn  cần phải giải quyết. Để  khai thác và phát huy được những tiềm năng  đồng thời giải quyết những khó khăn yếu kém đó thì con đường duy  nhất là phải thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 9
  10. Tiểu luận triết học                                                                                   C H   ƯƠNG II.  THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP ­ HOÁ HIỆN ĐẠI  HOÁ NÔNG THÔN. I.   HIỆN   TRẠNG   NÔNG   THÔN   VIỆT   NAM   BƯỚC   VÀO   CÔNG  NGHIỆP HOÁ ­ HIỆN ĐẠI HOÁ. ­ Đời sống của người nông dân nước ta còn rất thấp cho nên nhiều  người nông dân thiếu vốn để sản xuất. Đồng thời do hạn chế về trình  độ học vấn, nhận thức nên người nông dân khó có điều kiện tiếp nhận  nguồn lực sản xuất và công nghệ mới. ­ Trong tình trạng nước ta dân số  ngày càng đông, đất canh tác dần bị  thu hẹp, các ngành nghề khác chưa phát triển lắm, cho nên ở nông thôn   diễn ra tình trạng dư thừa nhiều sức lao động. Việc làm thường không  đem lại thu nhập đảm bảo cuộc sống gia đình. ­ Thể  chế, chính sách của nhà nước không bình đẳng so với thành thị  khiến người dân ở nông thôn khó thoát khỏi cái nghèo. Cụ thể đối với  công nghệ nông thôn chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của nông  nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hội. ­ Hạ  tầng cơ  sở  cho sản xuất  ở  nông thôn như  đường xá, cầu, hệ  thống đIện, nước; văn hoá, giáo dục… còn thiếu và yếu kém. II. NHỮNG THUẬN LỢI CỦA NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG  QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ ­ HIỆN ĐẠI HOÁ. ­ Sản lượng lương thực tăng liên tục, đây chính là thành tựu nổi bật   nhất và có ý nghĩa chiến lược của nước ta trong thời kỳ thực hiện công  nghiệp hoá hiện đại hoá. Trên đất nước ta về  cơ  bản không còn nạn   đói, dự trữ quốc gia và xuất khẩu lương thực cũng tăng lên đáng kể. ­ Tiềm lực của người nông dân được phát huy cả  về  nguồn lao động  cũng như các phẩm chất cao quý. ­ Nền kinh tế nước ta đã và bắt đầu tiếp cận, hội nhập ngày càng sâu  rộng với nền kinh tế  thương mại, nền khoa học công nghệ  tiên tiến  của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện để chúng ta   tiếp tục phát  huy nội lực với lợi thế  so sánh, tranh thủ  ngoại lực,   nguồn vốn, công nghệ  mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị  trường  phục sự nghiệp công nghiệp  hoá, hiện đại hoá; 10
  11. Tiểu luận triết học                                                                                  ­ Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và phục vụ nông nghiệp,   nông thôn được tăng cường làm cho sản xuất đạt mức tăng trưởng khá  cao và tương đối ổn định. ­ Hiện nay Đảng và Nhà nước đã coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại  hoá nông nghiệp nông thôn, cố  gắng đẩy mạnh chuyển dịch cơ  cấu  kinh tế; giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 50%. III. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC. ­ Cho đến nay Việt Nam vẫn là một trong vài chục nước nghèo nhất   trên thế giới. Đặc biệt là ở nông thôn, trình độ phát triển kinh tế, năng  suất lao động, hiệu quả kinh tế thấp. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển   hoá chậm, công nghiệp và dịch vụ chưa đủ sức thu hút được lực lượng   lao động dư thừa trong nông thôn. Cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là cơ  cấu hạ tầng còn mỏng và nhiều yếu kém, giao thông rất khó khăn về  mùa mưa.  ­ Môi trường nông thôn ngày càng xấu đi. Rừng núi nghèo, cạn kiệt,  nguồn nước ngaỳ càng khan hiếm, đất đai bị bào mòn và suy thoái, tài  nguyên sinh vật không được bảo tồn. Khả năng phòng chống và giảm  nhẹ thiên tai còn nhiều hạn chế.  ­ Sự  phát triển sản xuất  ở  Việt nam lại diễn ra trong bối cảnh tỷ  lệ  tăng dân số cao 1,53% năm 2000 và tỷ  lệ đói nghèo cao. Công tác giáo  dục đào tạo, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, miền núi còn gặp nhiều khó   khăn, hạn chế. Tỷ  lệ  hộ  nghèo tuy có giảm nhưng mức sống còn rất  thấp. Căng thẳng xã hội về nguồn nhân lực dư thừa ngày càng trở nên   nóng bỏng. ­ Sự  chênh lệch ngày càng xa về  mức sống vật chất và văn hoá giữa  nông thôn và thành thị     IV. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ­ Nguyên nhân cơ bản của thành tựu đạt được đó là nhờ chính sách đổi  mới tác động mạnh mẽ  vào cuộc sống được đông đảo dân cư  nông  thôn hưởng ứng tích cực, đã thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn  phát triển vượt bậc. ­ Nhiều tiến bộ  khoa học kỹ  thuật được đưa vào thực tiễn sản xuất;  kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển tạo đIều kiện cho phát triển kinh   tế. 11
  12. Tiểu luận triết học                                                                                  ­ Việc cung cấp tín dụng cho hộ nông dân được mở rộng và mức vay  đượ nâng lên, nhất là hình thức cho vay không phải thế chấp mở rộng  đã giúp cho các hộ  nghèo tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, tạo điều  kiện sản xuất phát triển. ­ Đặc biệt đó là sự  quan tâm của các cấp Đảng bộ  và chính quyền  trong việc vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới vào nông nghiệp,  nông thôn  ở từng địa phương cụ  thể  cùng với sự  nỗ  lực cố gắng của  dân cư nông thôn đã làm nên kỳ tích của nông nghiệp và nông thôn, tạo   nền móng cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. ­ Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân làm cho nông nghiệp, nông thôn   bị hạn chế trong việc sản xuất:  Việc thực hiện các chủ  trương, chính sách của Đảng và Nhà  nước còn chưa tốt, kém nghiêm túc. Ở nhiều nơi, nhiều địa phương,  sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành còn chưa nhanh nhậy, chủ động. Trong nhiều năm, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội chưa chú  ý đúng mức tới việc bảo vệ môi trường. Trình độ  dân trí thấp và nghèo đói đã làm cho dân cư  nông thôn  không hiểu biết được hết quyền lợi của mình và không có điều   kiện vay vốn tín dụng. 12
  13. Tiểu luận triết học                                                                                  CHƯƠNG III.  MỘT SỐ  GIẢI PHÁP VỀ  CÔNG NGHIỆP HOÁ ­  HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CÔNG NGHIỆP HOÁ ­ HIỆN ĐẠI  HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. 1. Quan điểm. ­ Công nghiệp hoá hiện đại, hoá nông nghiệp nông thôn phải tạo ra  một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng trên cơ sở phát huy các lợi thế  so sánh, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng mạnh vào xuất khẩu. ­    Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ   ở  nông thôn,  khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động và yêu cầu ít   vốn, chú trọng phát triển các cơ  sở  nhỏ  và vừa kể  cả  qui mô hộ  gia   đình. ­ Công nghiệp nông thôn phải có trình độ công nghệ  tiên tiến kết hợp  với kỹ  thuật truyền thống để  tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đủ  khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. ­ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phải gắn bó  chặt chẽ với sự phát triển kinh tế đô thị và các khu công nghiệp, trong   đó các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động hiện đang tập  trung ở đô thị nay được khuyến khích phát triển ở nông thôn. ­ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá  ở  nông thôn phải dựa trên cơ  sở  sử  dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng. Đảm bảo những   yêu cầu về bảo vệ , cải tạo môi trường. Chủ động phòng tránh và hạn  chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi, tiếp   tục giải quyết hậu quả chiến tranh để lại đối với môi trường. 2. Mục tiêu. Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá  nông nghiệp nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế  nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,  quan hệ  sản xuất tiến bộ và phù hợp để  tăng năng xuất lao động giải  quyết việc làm. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở  rộng và  nâng cấp. Hệ  thống đê điều xung yếu được củng cố  vững chắc, hệ  thống thuỷ nông phát triển và phần lớn được kiên cố hoá. Hầu hết các  xã được sử dụng điện, điện thoại và các dịch vụ bưu chính viễn thông   cơ  bản. Cố gắng nâng quĩ thời gian lao động  ở  nông thôn lên khoảng  13
  14. Tiểu luận triết học                                                                                  80­85%, xoá đói giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời  sống dân cư nông thôn. Đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện  đại. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%. II. BƯỚC ĐI CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ ­ HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG  NGHIỆP, NÔNG THÔN. 1. Giai đoạn từ nay đến năm 2010. Đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta ra khỏi tình trạng lạc  hậu, hiện đại hoá nông nghiệp trên cơ  sở  chuyển dịch cơ  cấu, hình  thành các vùng chuyên canh tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản   ở nông thôn, chủ yếu là đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống   cấp đIện, nước, thông tin liên lạc, áp dụng các thành tựu của cách  mạng sinh học; phát triển công nghiệp ( chủ  yếu là công nghiệp chế  biến nông, lâm sản; dệt may; vật liệu xây dựng; thuỷ tinh; sành sứ…)  ngành nghề thủ công và dịch vụ, giải quyết việc làm ở nông thôn. 2. Giai đoạn 2010­2020.   Hiện đại hoá nông nghiệp bằng cơ  giới hoá, điện khí hoá và áp  dụng các thành tựu của cách mạng sinh học  ở  mức độ  cao; hiện đại  hoá cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như các ngành nghề, dịch vụ  để  tăng nâng suất lao động, làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp   ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. III. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VỀ  PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP  HOÁ ­ HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG THÔN. 1. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, xây dựng các  vùng chuyên canh sản xuất trên qui mô lớn và từng bước hiện đại  hoá. Dựa vào điều kiện của từng vùng, từng địa phương về khí hậu, đất  đai… và các ngành truyền thống để  thúc đẩy nhanh tiến độ  áp dụng  các thành tựu khoa học, kỹ thuật tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất  với qui mô lớn. Tạo ra một dây chuyền thông suốt từ  khâu sản xuất,  phân phối và tiêu thụ  sản phẩm. Phát triển, nâng cao sức cạnh tranh   của các sản phẩm. Từng bước phát triển các ngành nghề  mới có khả  năng; coi trọng các ngành sản xuất nông sản quí hiếm có lợi thế  để  phát huy tiềm lực đa dạng của nền nông nghiệp. 14
  15. Tiểu luận triết học                                                                                  Trong 10 năm tới phát huy từng vùng tập trung vào các định hướng: ­ Đồng bằng sông Hồng và các vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ: Chuyển dịch mạnh cơ  cấu kinh tế  và cơ  cấu lao động, đưa nhiều  lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp , dịch vụ   đi lập   nghiệp ở nơi khác. Phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng. Cùng với lương thực đưa  vụ  đông trở  thành thế  mạnh; hình thành các vùng chuyên canh cây ăn  quả, thịt, hoa; mở  rộng nuôi, trồng thuỷ  sản. Phát triển mạnh công  nghiệp chế  biến, cơ  khí phục vụ  nông nghiệp, các cụm, điểm công  nghiệp, dịch vụ, làng nghề ở nông thôn. ­ Miền đông Nam bộ và các vùng trọng điểm phía nam: Phát   triển   mạnh   cây   công   nghiệp   (cao   su,   cà   phê,   điều,   mía,  bông…), cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, hình thành các vùng chuyên  canh tập trung gắn với công nghiệp chế  biến, tạo điều kiện thu hút  thêm lao động từ đồng bằng sông Cửu Long. ­ Bắc trung bộ, duyên hải Trung bộ  và các vùng kinh tế  trọng điểm  miềnTrung: Phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt;  tăng nhanh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, kết hợp  với công nghiệp chế  biến, đẩy mạnh trồng rừng. Có biện pháp hạn  chế  tác hại của thiên tai, lũ lụt, hạn hán nặng, kết hợp bố  trí lại dân  cư. Phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường  toàn dải ven biển. ­Trung du và miền núi Bắc bộ (tây bắc và đông bắc): Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản;   chăn nuôi đại gia súc gắn liền với chế  biến. Tạo rừng phòng hộ  đầu  nguồn sông Đà, rừng nguyên liệu công nghiệp, gỗ trụ mỏ. ­ Tây nguyên: Tây nguyên là nơi có lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp  với công nghệ chế biến thực phẩm. Phát triển nhanh theo hướng thâm canh là chính đối với các cây nông  nghiệp gắn với thị trường xuất khẩu (cà phê, cao su, chè, bông…), chăn   nuôi đại gia súc; trồng và bảo vệ  rừng, cây dược liệu, cây đặc sản và  công chế biến nông, lâm sản. ­ Đồng bằng sông Cửu Long: Tiếp tục phát huy vai trò của vùng lúa và nông sản, thuỷ  sản xuất  khẩu trong cả nước; đẩy mạnh sản xuất và nâng cao chất lượng lương  thực, rau quả, chăn nuôi, thuỷ  sản hàng hoá. Phát triển công nghiệp  15
  16. Tiểu luận triết học                                                                                  chế biến, cơ khí phục vụ  cho nông nghiệp; chuyển dịch mạnh cơ cấu  kinh tế, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ. Cố   gắng  đến   năm   2010   tổng  sản  lượng   lương   thực   có   hạt  đạt  khoảng 40 triệu tấn. Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm  sản) tăng bình quân hàng năm 4,0­4.5%. Tỷ  trọng nông nghiệp trong   GDP khoảng 16­17%; tỷ  trọng các ngành chăn nuôi trong tổng giá trị  sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%. Thuỷ  sản đạt sản lượng   3,0­3,5 triệu tấn (trong đó 1/3 là sản phẩm nuôi, trồng). Bảo vệ  10  triệu ha rừng tự  nhiên, hoàn thành chương trình trồng 5 triệu hecta   rừng. Kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9­10 tỷ USD,  trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD.  2. Thúc đẩy công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá nông nghiệp 2.1. Thuỷ lợi hoá Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn   mặn, giữ  ngọt, kiểm soát lũ, đảm bảo tưới tiêu, an toàn, chủ  động  trong sản xuất nông nghiệp (kể  cả  cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ  sản) và đời sống nông dân. Đối với những khu vực thường bị  bão, lũ, cùng với các giải pháp  hạn chế  thiên tai, phải điều chỉnh qui hoạch sản xuất và dân cư  thích  nghi với điều kiện thiên nhiên. Nâng cao năng lực dự  báo thời tiết và khả  năng chủ  động phòng  chống thiên tai, hạn chế thiệt hại. Tới năm 2020 hoàn thành cơ bản việc xây dựng các công trình tưới  tiêu nước cho các vùng trồng lúa, tưới nước và tiêu úng cho 2 triệu ha   rau màu. 2.2. Phát triển giao thông nông thôn. Phát triển hệ  thống  đường giao thông chất lượng tốt tới các tụ  điểm công nghiệp nông thôn và trong các vùng chuyên canh tập trung.  Từng bước làm đường tới những xã chưa có đường ôtô tới trung tâm  xã, nâng cấp hệ  thống đường giao thông nông thôn, các tuyến quốc lộ  nối với các vùng trong nước quốc tế; nâng cấp một số cảng biển, sân  bay để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông, vận chuyển. 2.3 Cơ giới hoá. 16
  17. Tiểu luận triết học                                                                                  Thực hiện cơ  giới hoá là một nhiệm vụ  nặng nhọc, khẩn trương,   sử dụng các loại máy móc thiết bị có công suất thích hợp để  tạo năng  suất lao động cao. Tới năm 2010, phấn đấu đạt tỷ  lệ cơ giới hoá khâu  làm đất ít nhất là 70%, tuốt lúa 80%, cơ giới hoá khâu tưới tiêu nước  70%; áp dụng trên diện rộng máy thu hoạch lúa, ngô, mía… máy móc   làm vườn.  2.4. Điện khí hoá và thông tin liên lạc. Phát triển mạng lưới cung cấp điện  ở  nông thôn để  đạt tới năm  2010 toàn bộ dân cư  nông thôn có điện, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về  điện của các nghành sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông  thôn. Khai thác có hiệu quả  các hồ  chứa nước chống lũ và làm thuỷ  điện  ở  vùng Bắc trung bộ, duyên hải Trung bộ, đặc biệt là vùng đất  phía tây. Phát triển thuỷ điện lớn và vừa ở Tây nguyên. Xúc tiến nghiên  cứu và xây dựng thuỷ điện ở Sơn la.  Nhà nước tập trung đầu tư  để  nhanh chóng hoàn thành phủ  sóng  phát thanh truyền hình, phát triển mạng điện thoại, đa dạng hoá và hỗ  trợ các hình thức đưa thông tin tới người dân, nhất là các thông tin về  thị trường và công nghệ.  2.5. Ứng dụng các thành quả của cách mạng sinh học Áp dụng nhanh các thành tựu của cách mạng sinh học để  tạo và  nhân nhanh giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là áp dụng các thành tựu   về  giống có  ưu thế  lai. Đưa nhanh công nghệ  mới vào sản xuất, thu  hoạch, bảo quản, chế  biến, vận chuyển và tiêu thụ  sản phẩm nông  nghiệp,  ứng dụng công nghệ  sạch trong nuôi, trồng và chế  biến rau  quả, thực phẩm. Hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp.  Xây dựng một số  khu vực công nghệ  cao. Tăng cường đội ngũ, nâng  cao năng lực phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm,  khuyến ngư. 3. Phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ  nông thôn là một lối thoát cơ  bản  của nền nông nghiệp hiện đại hoá, là hướng chủ yếu và lâu dài để tạo  17
  18. Tiểu luận triết học                                                                                  việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, đô thị  hoá nông thôn, rút ngăn   khoảng cách về  mức sống giữa nông thôn và thành thị  trong quá trình  công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. 3.1. Công nghiệp hoá chế biến nông lâm thuỷ sản. ­ Chế biến nông sản Công nghiệp chế biến nông sản tập trung vào những mặt hàng xuất  khẩu chủ lực, có thế mạnh cạnh tranh trên thế giới, đem lại kim ngạch   xuất khẩu lớn cho đất nước như  gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều,  đảm bảo nhịp độ tăng trưởng không thấp hơn 12%. Chuyển một phần  doanh nghiệp chế  biến nông sản từ  thành phố về  nông thôn. Tới năm  2010 phải đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3,5 tỷ  USD, năm 2020 trên 6   tỷ USD. ­ Chế biến lâm sản. Cần phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản của nước ta để  tới năm 2020 đạt ngang tầm vói các nước ASEAN và sau đó là các  nước châu Á khác. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích làm các mặt hàng   thủ công, mỹ nghệ, sử dụng ít nguyên liệu, nhiều lao động, đạt giá trị  cao. Mục tiêu tới năm 2010 đạt 100000 m3  sản phẩm/năm; duy trì và  phát triển các cơ sở chế biến lâm đặc sản như nhựa thông, quế, hồi… ­ Chế biến thuỷ sản Tiếp tục tăng cường trang bị nâng cao chất lượng sản phẩm của các  cơ sở hiện có, đồng thời mở cửa rộng công suất chế  biến để  tới năm  2010 đạt giá trị xuất khẩu 1,8 tỷ USD, năm 2020 đạt 2,5 tỷ USD. 3.2. Phát triển các ngành công nghiệp không dùng nguyên liệu là sản   phẩm nông lâm ngư nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp  ở nông thôn không sử  dụng nguyên liệu là sản phẩm của nông, lâm, ngư  nghiệp nhưng sử  dụng nhiều lao động và vật liệu tại chỗ  như: dệt may mặc, sành sứ,  thuỷ tinh.  Kim ngạch xuất khẩu từ  các ngành này có thể  đạt tới trên 10 tỷ  USD vào năm 2010, 20 tỷ USD vào năm 2020. 18
  19. Tiểu luận triết học                                                                                  3.3. Phát triển các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô hộ gia   đình. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực để khôi phục các làng nghề,  khuyến khích các hộ  gia đình bỏ  vốn đầu tư  vào các loại ngành nghề  đa dạng khác bao gồm: chế  biến nông, lâm thuỷ  sản, sản xuất gốm,   sứ. Tới năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 0,5 tỷ USD, tới năm  2020 đạt 1 tỷ USD.  4. Một số  nội dung cơ  bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá  nông thôn trong những năm trước mắt. 4.1. Phương hướng chung  Việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở mỗi vùng trước hết  phải do dân cư  các vùng đó chủ  động thực hiện theo định hướng của  Nhà nước. Nhà nước có thể hỗ trợ, nhưng không làm thay, và cũng chỉ  hỗ trợ trên cơ sở năng lực nội sinh của mỗi vùng. Các địa phương dù là  trọng điểm, cũng không thể trông chờ vào nguồn tài trợ của Nhà nước.  Hơn nữa, các khoản hỗ  trợ  của Nhà nước cũng phải được tính toán,  quyết định trên cơ sở hiệu quả cụ thể, rõ ràng, cuối cùng của mỗi dự  án. Cần tránh biến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn thành một  phong trào, nơi nào, địa phương nào cũng phải làm để  khỏi thua kém  nơi khác, địa phương khác.  Mặt khác, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn  không chỉ là sự  nghiệp của riêng dân cư  nông thôn mà mỗi ngành đều  có trách nhiệm nhận thức rõ sự  cần thiết của nó để  có các chương  trình hành động cụ  thể  thích hợp. Chương trình phục vụ  công nghiệp   hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của mỗi đơn vị  phải phù  hợp với khả  năng của từng ngành, đơn vị, phải phục vụ  nhu cầu cụ  thể của nông nghiệp và nông thôn, đồng thời cố gắng có những địa chỉ  áp dụng cụ thể. Nhà nước với chức năng điều phối các hoạt động của toàn xã hội,  cần tăng cường hơn nữa các hoạt động riêng rẽ của các ngành, các địa   phương, biến các chương trình, mục tiêu riêng rẽ  thành chương trình,  mục tiêu liên ngành, đồng bộ, hướng tới những kết quả thiết thực cuối   cùng, có khả năng giải quyết vấn đề một cách bền vững, tránh sự mất  cân đối không cần thiết. 19
  20. Tiểu luận triết học                                                                                  4.2. Một số nội dung cơ bản. Sự  thành công công ngiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát  triển nông thôn ở nước ta phụ thuộc rất lớn vaò vấn đề xác định đúng  đắn nội dung và hướng đi cho nông nghiệp trong giai đoạn trước mắt.  Trên quan điểm đó, để  phát triển nông nghiệp và nông thôn cần phải  giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau: ­ Thứ nhất, từng bước thực hiện cơ khí hoá, tự động hoá, hoá học hoá,  tin học hoá trong các ngành chế  biến nông, lâm, thuỷ  sản. Đưa điện  vào nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên phục vụ thuỷ lợi hoá và chế  biến   nông, lâm, hải sản. Tận dụng các điều kiện thiên nhiên như sức nước  để phát triển thuỷ  lợi nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn,  đặc biệt  ở vùng cao và vùng sâu, đẩy mạnh cơ giới hoá các khâu gieo  trồng, chăm sóc, thu hoạch. Cơ giới hoá và đa dạng hoá phương tiện và  các thành phần kinh tế tham gia khâu vận tải để  chuyên chở hàng hoá  và hành khách nhằm mở rộng giao lưu kinh tế   ở các vùng nông thôn.  Tận dụng phân hữu cơ từ  nhiều nguồn, sử  dụng phân hoá học, thuốc  trừ sâu bệnh với quy trình kỹ thuật phù hợp với từng loại cây trồng để  đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả  cao nhất. Thực tế  đã cho  thấy, một nền sản xuất độc canh đơn điệu sản xuất thủ  công là chủ  yếu, năng suất thấp thì không thể  đưa nông dân nước ta ra khởi tình   trạng lạc hậu đói nghèo. Chỉ có phát triển nông nghiệp toàn diện và đi  lên hiện đại để  đạt năng suất cao, chất lượng tốt, chủng lọai phong   phú mới cải thiện đời sống dân cư nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh  tế  nông thôn tiến lên đỉnh cao. Trên quan điểm đổi mới kinh tế  của  Đảng và Nhà nước ta, nơi nào, địa phương nào sớm tìm hướng đi toàn   diện cho nông nghiệp và lợi dụng được thế  mạnh của mình để  dần  phá thế   độc canh cây  lúa,  đưa khoa học kỹ  thuật  vào sản xuất và  chuyển   hướng   sang   sản   xuất  hàng   hoá,   đẩy  mạnh   phát   triển   công  nghiệp   chế   biến;   gắn   sản   xuất   với   thị   trường   tiêu   thụ   nông   sản  phẩm… thì nơi đó, nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển, đưa lại  thu nhập cao, đời sống bà con nông dân được cải thiện, bộ mặt nông  thôn thay đổi.Và ngược lại, nơi nào vẫn  ở tình trạng độc canh cây lúa  thì ở đó đời sống của người dân vẫn còn cực khổ. Nông nghiệp không   thể  tự  đổi mới cơ  sở  vật chất kỹ  thuật, công nghệ; muốn phát triển   nhanh công nghiệp phải có sự  tác động mạnh mẽ  của công nghiệp và  dịch vụ. Công nghiệp chế  biến và các hoạt động dịch vụ  trên địa bàn  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2