intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Triết học: Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Chia sẻ: Banhbeodethuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

148
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ nội dung cũng như ý nghĩa của quy luật; từ đó rút ra được những bài học bổ ích trong học tập và cuộc sống. Tiếp cận vấn đề bằng việc vận dụng quy luật vào thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhóm mong muốn có thể cung cấp cho người đọc cách nhìn nhận dễ dàng và chân thực nhất về quy luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Triết học: Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---------***--------- Tiểu luận Triết học: VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Nhóm 22 – Lớp Đêm 1 – Khóa 24 thực hiện Nhóm trưởng: Lê Triệu Vĩ Thành viên 1: Ái Ngọc Hà Thành viên 2: Nguyễn Tố Uyên Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa TP.Hồ Chí Minh, Tháng 01 – 2015
  2. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN MỤC LỤC Mục lục ..................................................................................................................... 2 Bảng phân công làm việc nhóm ............................................................................... 3 Bảng làm việc nhóm chi tiết..................................................................................... 4 Phần mở đầu ............................................................................................................. 5 Phần nội dung Phần 1: Những vấn đề lý luận của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại của phép biện chứng duy vật ................................ 6 1.1. Các khái niệm liên quan .............................................................................. 6 1.2. Tóm tắt nội dung quy luật............................................................................ 7 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận .......................................................................... 7 Phần 2: Vận dụng quy luật lượng – chất vào thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .................................................... 9 2.1. Tính tất yếu khách quan của kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ............................................................................................................... 9 2.2. Những thành tựu đạt được sau 15 năm đổi mới ........................................ 11 Phần kết luận .......................................................................................................... 12 Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 13 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 2
  3. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN BẢNG PHÂN CÔNG LÀM VIỆC NHÓM Người thực hiện Bảng phân công làm việc nhóm HÀ UYÊN VĨ Mức độ hoàn thành 100% 100% 100% Nội dung thực hiện 1.Sắp xếp lịch họp nhóm và ghi nhận thông tin buổi họp. x 2.Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu, nội dung phân tích của: - Phần mở đầu x - Chương 1 x - Chương 2 x - Phần kết luận x - Tài liêu tham khảo x 3.Tổng hợp và thống nhất định dạng bài nghiên cứu. x 4.Kiểm tra nội dung và định dạng bài nghiên cứu. x x 5.Nộp bài. x GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 3
  4. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN BẢNG LÀM VIỆC NHÓM CHI TIẾT TT Ngày Nội dung thảo luận 1 07/11/2014 Thảo luận chọn đề tài nghiên cứu. 2 14/11/2014 Thống nhất tên đề tài và đăng ký đề tài với lớp trưởng. Thống nhất dàn ý chung của đề tài nghiên cứu. 3 21/11/2014 Phân công công việc cho các thành viên. 4 21/11 - 05/12/2014 Thành viên tự nghiên cứu như đã phân công. Thảo luận và thống nhất nội dung phần mở đầu và 5 12/12/2014 chương 1. Thảo luận và thống nhất nội dung chương 2 và phần 6 19/12/2014 kết luận. 7 26/12/2014 Góp ý về bài nghiên cứu đã tổng hợp hoàn chỉnh. Rà soát những góp ý đã chỉnh sửa và thống nhất bài 8 05/01/2015 nghiên cứu. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 4
  5. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN PHẦN MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hằng ngày, trải qua nhiều thời kỳ con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các sự vật và hiện tượng. Qua sự phản ánh của hiện thực vào tư duy từ đó dần phát hiện ra các quy luật chung của thế giới.Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng vào thực tế. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động và phát triển. Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng sẽ dễ dẫn đến hiện tượng “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh”. “Tả khuynh” có thể hiểu là tư tưởng chủ quan nóng vội, muốn sớm có sự thay đổi về lượng nhưng lại không tính đến việc tích lũy về chất. “Hữu khuynh” là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện “bước nhảy” (sự thay đổi về chất) khi đã có sự tích lũy đủ về lượng. Với bài tiểu luận này, nhóm mong muốn tiếp cận và làm sáng tỏ nội dung cũng như ý nghĩa của quy luật; từ đó rút ra được những bài học bổ ích trong học tập và cuộc sống. Tiếp cận vấn đề bằng việc vận dụng quy luật vào thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhóm mong muốn có thể cung cấp cho người đọc cách nhìn nhận dễ dàng và chân thực nhất về quy luật. Với kiến thức triết còn rất hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 5
  6. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách thức của sự phát triển 1.1. Các khái niệm liên quan: - Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật (hiện tượng, quá trình), đặc trưng của sự vật là nó, giúp phân biệt nó với sự vật khác. - Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, biểu thị về mặt quy mô, tốc độ, trình độ của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính (chất) của nó. - Chất và lượng tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng và tương đối. Chúng thống nhất với nhau trong độ. - Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ mốc (giới hạn) mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm cho chất thay đổi căn bản, chất cũ chưa mất đi và chất mới chưa xuất hiện. - Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ mốc (giới hạn) mà sự thay đổi về lượng vượt qua nó sẽ làm chất thay đổi căn bản. - Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Bước nhảy là sự thay đổi gián đoạn và thể hiện tính đột biến về chất trong tiến trình thay đổi liên tục và thể hiện tính tiệm tiến về lượng của bản thân sự vật. Bước nhảy là giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thân sự vật, nó gắn liền với giải quyết mâu thuẫn và phủ định biện GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 6
  7. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN chứng. Bước nhảy tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng. Có thể chia bước nhảy theo cách như sau: bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ; bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần; bước nhảy trong tự nhiên, bước nhảy trong xã hội và bước nhảy trong tư duy;...Bước nhảy khác nhau có vai trò không giống nhau đối với tiến trình vận động, phát triển của bản thân sự vật. 1.2.Tóm tắt nội dung quy luật: - Mọi sự vật (hiện tượng, quá trình) đều có liên hệ lẫn nhau và luôn vận động, phát triển; Mọi sự vật nằm trong quá trình vận động, phát triển đều được đặc trưng bằng chất và lượng; Chất và lượng thống nhất với nhau trong độ. - Sự vật bắt đều vận động, phát triển bằng sự thay đổi về lượng (một cách liên tục hay tiệm tiến); nếu lượng chỉ thay đổi trong độ, chưa vượt quá điểm nút thì chất không thay đổi căn bản; khi lượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút thì chất sẽ thay đổi căn bản, bước nhảy nhất định sẽ xảy ra. - Bước nhảy làm cho chất thay đổi (một cách gián đoạn hay đột biến). Chất (sự vật) cũ mất đi, chất (sự vật) mới ra đời. Chất mới gây ra sự thay đổi về lượng (làm thay đổi quy mô tồn tại, tốc độ, nhịp điệu vận động, phát triển của sự vật). - Sự thay đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất, và sự thay đổi về chất gây ra sự thay đổi về lượng là cách thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới. Vận động, phát triển xảy ra trong thế giới vật chất vừa mang tính liên tục vừa mang tính gián đoạn. 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận: - Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật phải nắm được phương thức vận động, phát triển của nó: + Phát hiện chính xác các quy định về chất và lượng của sự vật; thấy được sự thống nhất biện chứng giữa chúng để xác định đúng độ, điểm nút của sự vật. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 7
  8. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN + Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng tính chất, quy mô, tiến độ của bước nhảy có thể xảy ra. + Hiểu rằng, chất chỉ thay đổi khi lượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút; còn nếu lượng chưa thay đổi vượt qua độ, chưa qua điểm nút thì bước nhảy chưa thể xảy ra, chất chưa thay đổi căn bản được. + Xác định được chất mới (sau khi sự vật thực hiện bước nhảy), qua đó xác định lượng, độ, điểm nút và bước nhảy mới, tức định hình được sự vật mới phải ra đời thay thế sự vật cũ như thế nào. - Trong hoạt đông thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải: + Hiểu rõ phương thức vận động, phát triển của sự vật là những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại để từ đó xây dựng các đối sách thích hợp. + Tìm kiếm và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động, phát triển của sự vật, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta: (1) Muốn có sự thay đổi về chất phải kiên trì tích lũy sự thay đổi về lượng và ngược lại, muốn duy trì sự ổn định của chất (sự vật) phải giữ được sự thay đổi về lượng trong phạm vi giới hạn độ. (2) Khi lượng thay đổi chưa đạt giới hạn độ không nên vội vàng thực hiện bước nhảy; nhưng khi lượng thay đổi đạt giới hạn độ thì phải kiên quyết thực hiện bước nhảy... GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 8
  9. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN PHẦN 2 VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. 2.1. Tính tất yếu khách quan của kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Đại hội IX, khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính thức được đưa vào văn kiện, trong đó khẳng định: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và sự quản lý của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xã hội, hạn chế tối đa những khuyết tật của thị trường nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Có thể nói, đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn và là bước phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng ta trên lĩnh vực kinh tế. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kết quả của sự nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Cùng với công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường kinh tế cơ bản đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 9
  10. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôtha, C.Mác có một câu nổi tiếng: «Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia» [Phê phán Cương lĩnh Gôtha, trang 31]. Qua các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ănghen và V.I.Lê-nin ta thấy, các ông chỉ rõ hai con đường của sự quá độ: Con đường thứ nhất là quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; và con đường thứ hai là quá độ gián tiếp từ các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức, quan điểm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cũng như về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta ngày càng sáng rõ, có những bước phát triển mới phù hợp với thời đại. Đây chính là con đường phát triển "rút ngắn" lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về chính trị, bỏ qua chế độ tư bản là bỏ qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản, của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Về kinh tế, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng phải biết tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đó chính là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội hoá sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Như vậy, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, là sự nhận thức đúng đắn quy luật từ những thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta chưa tích lũy được đầy đủ những điều kiện vật chất cho chủ nghĩa xã hội thì chúng ta chưa thể nóng vội xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngay như trước năm 1986 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 10
  11. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN chúng ta đã làm, mà chúng ta phải tiến hành dần dần, hay nói cách khác, chúng ta phải có một thời kỳ quá độ. 2.2. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được sau 15 năm đổi mới: Sau năm 1975 khi đất nước được thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nóng vội và nhất loạt xây dựng quan hệ sản xuất một thành phần dựa trên cơ sở công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mọi thành phần kinh tế khác bị coi là bộ phận đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa, vì vậy nằm trong diện phải cải tạo, xóa bỏ. Như vậy chúng ta đã đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo ra mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng sản xuất thấp kém với một bên là quan hệ sản xuất được xã hội hóa giả tạo, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, hay nói cách khác, khi lực lượng sản xuất của chúng ta còn quá thấp kém chưa tích lũy đầy đủ về lượng (tính chất và trình độ) đã vội vã thay đổi chất (quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa) làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đến nay, khắc phục sai lầm trên chúng ta đã thực hiện xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xuất phát từ tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nước ta là đa đạng, không đồng đều và chưa cao. Thực hiện sau 15 năm đổi mới đã khẳng định chủ trương xây dựng kinh tế nhiều thành phần là phù hợp với phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. Nó đã giải phóng, phát triển và khơi dậy các tiềm năng của sản xuất. Khơi sậy năng lực sáng tạo chủ động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất đưa nước ta ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 11
  12. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN PHẦN KẾT LUẬN Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích luỹ tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất, nên trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thực khoa học phải chú ý tích luỹ dần dần những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội chính là bước nhảy dần dần từ chất cũ sang chất mới. Trong quá trình tiến hoá cách mạng, một mặt phải chống khuynh hướng bảo thủ, trị trệ, nhằm tạo ra những bước nhảy để đẩy nhanh sự phát triển, mặt khác, lại phải chống tư tưởng nóng vội, muốn đưa nhanh sự phát triển, tiến hành những bước nhảy khi chưa có điều kiện chín muồi, bất chấp những quy luật khách quan. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 12
  13. Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Mưa, Trần Nguyên Ký, Bùi Bá Linh, Bùi Thanh Xuân, 2014, Triết học, Trường ĐH Kinh Tế TPHCM. 2. Bùi Văn Mưa, Trần Nguyên Ký, Bùi Bá Linh, Bùi Thanh Xuân, 2014, Lịch sử Triết học, Trường ĐH Kinh Tế TPHCM. 3. Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2011, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia. 4. Bùi Văn Mưa, Trần Nguyên Ký, Bùi Bá Linh, Bùi Thanh Xuân, 2014, Triết học – Các chuyên đề tham khảo, Trường ĐH Kinh Tế TPHCM. 5. Một số trang mạng: - Học viện báo chí và tuyên truyền: http://ajc.edu.vn/Nghien-cuu-khoa- hoc/87.ajc. - Triết học +: http://www.triethoc.info. - Trung tâm thông tin – thư viện: http://lib.hce.edu.vn/. - Viện triết học: http://vientriethoc.vass.gov.vn/. - http://tusach.thuvienkhoahoc.com/. - http://www.academia.edu. - http://triethoc.edu.vn/. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 22 - Lớp đêm 1 - K24 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0