Tiểu luận: Ủy ban Tham mưu Quân sự - Từ hiến chương đến thực tiễn hoạt động
lượt xem 13
download
Tiểu luận: Ủy ban Tham mưu Quân sự - Từ hiến chương đến thực tiễn hoạt động trình bày về Tổng quan về Ủy ban Tham mưu Quân sự; nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Ủy ban Tham mưu Quân sự; tương lai của Ủy ban Tham mưu Quân sự. Mời các bạn tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Ủy ban Tham mưu Quân sự - Từ hiến chương đến thực tiễn hoạt động
- HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA LUẬT QUỐC TẾ BỘ MÔN LUẬT TỔ CHỨC QUỐC TẾ TIỂU LUẬN ỦY BAN THAM MƯU QUÂN SỰ: TỪ HIẾN CHƯƠNG ĐẾN THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tùng Lâm Lớp: LQT39E Hà Nội 1/2015
- LỜI NÓI ĐẦU Trong hai năm đầu của thế kỉ XX, thế giới đã phải trải qua hai cuộc chiến lớn nhất và tàn khốc nhất trong lịch sử loài người . Bước ra sau cuộc chiến, cả bên bại trận lẫn bên thắng trận đều phải chịu những hậu quả vô cùng nặng nề về mọi mặt. Nhân dân thế giới đã nhận ra sự vô nghĩa của chiến tranh , cũng như sự lo sợ về nguy cơ bùng phát một cuộc chiến tranh quy mô toàn thế giới như vậy. Vì thế , Liên Hiệp Quốc đã ra đời như một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, đóng vai trò duy trì hòa bình và an ninh trên toàn thế giới , “ phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh, đã xảy ra hai lần trong đời chúng ta, gây cho nhân loại đau thương không kể xiết”1 . Để thực hiện tốt điều này, Liên hiệp quốc đã thành lập nên những cơ quan chuyên trách để giám sát các hoạt động giữ gìn hòa bình , hướng đến việc hạn chế vũ trang cũng như giải trừ quân bị trên quy mô toàn thế giới. Ủy ban tham mưu quân sự là một cơ quan như thế. Ra đời và được ghi nhận ngay trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc , Ủy ban tham mưu quân sự được kì vọng trở thành một cơ quan giúp việc cho Liên hợp quốc về tất cả những vấn đề liên quan đến các yêu cầu quân sự của Liên Hiệp Quốc, bao gồm cả việc quản lý, chỉ huy, chỉ đạo chiến lược của bất kỳ lực lượng vũ trang đặt dưới sự chỉ huy của Liên Hiệp Quốc, cũng như các quy định về vũ khí và giải trừ vũ khí chiến lược . Tuy nhiên, trên thực tế, vì những lý do chủ quan cũng như khách quan mà cơ quan này từ lâu đã đi dần vào quên lãng và buộc phải chuyển những nhiệm vụ của mình cho những cơ quan khác của Liên Hợp Quốc. Thế nhưng , thời gian gần đây, do những biến động lớn của thế giới, đe dọa đến nền hòa bình an ninh toàn cầu và tranh luận xung quanh việc “can thiệp nhân đạo”, vấn đề về việc có nên thành lập một lực lượng thường trực để thực thi các biện pháp hòa bình hay không đã khiến cho người ta lại đặt mối quan tâm đến cơ quan này. Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử hình thành nên cơ quan này, cách thức hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự , tại sao cơ quan này lại rơi vào quên lãng cũng như tương lai của cơ quan này trong thời đại hiện nay. 1 Lời mở đầu Hiến chương Liên hiệp quốc
- Trong quá trình thực hiện tiểu luận này không tránh khỏi những sai sót , vì thế em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để em có thể hoàn thiện tốt hơn kĩ năng của bản thân cũng như bổ sung thêm những thiếu sót . Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 2015 Nguyễn Tùng Lâm I.Tổng quan về Ủy ban tham mưu quân sự 1. Lịch sử hình thành và hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự 1.1.Nguyên nhân thành lập Ủy ban tham mưu quân sự là một cơ quan khá đặc biệt của Liên Hiệp Quốc khi nó là cơ quan hỗ trợ duy nhất được ghi nhận ngay tại Hiến chương Liên Hợp Quốc , với những điều khoản quy định chi tiết vai trò, nhiệm vụ. cách thức hoạt động, của nó. Năm 1945, các nhà soạn thảo Hiến chương Liên Hợp Quốc thành lập một hệ thống an ninh tập thể, dựa trên tiền đề rằng việc đạt được hòa bình và an ninh quốc tế cần đến một phản ứng chung của cả cộng đồng các quốc gia thành viên thông qua kênh chỉ đạo của Hội đồng Bảo an. Điều này đã được hệ thống trong Hiến chương và được coi như là một yếu tố quan trọng của tổ chức này. Cụ thể, theo Chương VII của Điều lệ, sau khi đánh giá tình hình phù hợp với Điều 39 (hành động xâm lược, phá hoại hòa bình hoặc một mối đe dọa đối với hòa bình), Hội đồng Bảo an có thể thực hiện song song việc áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế theo Điều 41trước, trong hoặc sau khi thực hiện Điều 42, "áp dụng các lực lượng hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế "; bao gồm "các cuộc biểu tình, phong tỏa và các hoạt động khác của lực lượng hải, lục, không quân do các thành viên Liên Hợp Quốc thực hiện ", với sự hỗ trợ có thể của hiệp định hoặc tổ chức khu vực2; Điều 45 cũng quy định việc thi hành các biện pháp quân sự khẩn cấp . Về mặt này, theo Điều 43, tất cả các nước thành viên "có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ và mọi phương tiện khác, kể cả việc cho phép quân đội Liên Hiệp Quốc đi qua lãnh 2 Theo điều 53 của Hiến chương
- thổ của mình” Để đảm bảo sự phối hợp cần thiết các lực lượng mang bởi tính chất rất khác nhau, nhưng trên tất cả phải đảm bảo vai trò lãnh đạo hàng đầu của Liên Hiệp Quốc, tổ chức này đã lập nên một cơ quan mang vai trò tham vấn trong những trường hợp này. Và Ủy ban tham mưu quân sự đã ra đời từ đó. Hiến chương đã ghi nhận rằng "các kế hoạch cho việc sử dụng các lực lượng vũ trang sẽ do Hội đồng bảo an đề ra với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự 3". Ủy ban này bao gồm tham mưu trưởng của các thành viên thường trực của Hội đồng bảo an hoặc người đại diện của họ, có nhiệm vụ tham vấn một cách hiệu quả cho Hội đồng Bảo an về tất cả các vấn đề liên quan đến quân sự, việc tuyển dụng và chỉ huy của các lực lượng, các quy định về vũ khí và giải trừ quân bị 4. Nhưng trên tất cả, các Ủy ban tham mưu quân sự phải chịu trách nhiệm cho các định hướng chiến lược của tất cả lực lượng quân sự hiện có, dưới quyền của Hội đồng bảo an . Ủy ban này được đặt bên dưới các cơ quanvà chức danh chính được liệt kê cụ thể trong Hiến chương : Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng, Tòa án Công lý Quốc tế, Tổng thư ký, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Ủy thác. Như đã nói ở trên, Ủy ban tham mưu quân sự là một cơ quan khá đặc biệt khi việc phân định loại cơ quan của nó có vẻ hơi mơ hồ vì nó dường như Ủy ban tham mưu quân sự không được coi là một cơ quan giúp việc trong phạm vi ý nghĩa của Điều 29 của Hiến chương, cũng như trong quy định của khoản 2 Điều 75. Tuy nhiên, khi nghiên cứu Hiến chương, ta có thể coi Ủy ban tham mưu quân sự như một cơ quan kỹ thuật (un organe technique) cho Hội đồng Bảo an trong việc thẩm định và trình bày ý kiến, đưa ra ý kiến tham vấn. Nói cách khác , theo câu chữ của Hiến chương, ta có thể hiểu rằng , Hội đồng Bảo an có trách nhiệm duy trì hòa bình, an ninh thế giới bằng cách sử dụng lực lượng được cung cấp bởi các quốc gia thành viên. Và Ủy ban tham mưu quân sự sẽ chịu trách nhiệm chỉ huy chiến lược cho tất cả các lực lượng vũ trang thuộc quyền điều hành của Hội đồng bảo an6 1.2. Lịch sử hoạt đông của Ủy ban 3 Theo điều 46 của Hiến chương 4 Theo điều 47 của Hiến chương 5 Theo khoản 2 điều 7 Hiến chương: “ những cơ quan giúp việc nếu xét thấy cần thiết, có thể được thành lập theo Hiến chương này. Nếu như Ủy ban tham mưu quân sự là một cơ quan giúp việc như vậy , nó sẽ không được trích dẫn và nêu tên trong Hiến chương mà sẽ được thành lập trong quá trình thực hiện theo Hiến chương này 6 Xem thêm điều 47 Hiến chương
- Nghị quyết đầu tiên của Hội đồng bảo an đưa ra việc chỉ đạo hoạt động cho Ủy ban tham mưu quân sự được thông qua ( mặc dù không có việc bỏ phiếu thông qua nào) vào ngày 1/2/1946. Tuân thủ theo đúng nghị quyết này, Ủy ban tham mưu quân sự đã mời các đoàn đại biểu của lực lượng không quân , hải quân và lục quân của các nước thành viên thường trực Liên Hiệp Quốc ( Anh, Liên Xô, Mỹ , Pháp ,Trung Quốc) họp với nhau tại London vào tháng Hai năm 1946 để bàn về thủ tục hoạt động cũng như các nguyên tắc chung của cơ quan này. Ủy ban tham mưu quân sự đã thống nhất được thủ tục hoạt động của mình thông qua nghị quyết S/10( bị hạn chế). Các quốc gia tham dự hội nghị cũng đã thống nhất việc nghiên cứu điều 43 trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc về nghĩa vụ đóng góp lực lượng của các quốc gia thành viên , Liên Hợp Quốc , từ đó đề ra những quy định cụ thể, các biện pháp chung khi thực hiện việc này. Từ ngày 9 tháng 4 đến 24 tháng 7 năm 1946, Ủy ban tham mưu quân sự đã tích cực nghiên cứu , phát triển những nguyên tắc chung dựa vào điều 43 của Hiến chương . Tuy nhiên, thời điểm này, tổng thư kí Liên hiệp Quốc Tryve Lie đã có những động thái phản đối những dự thảo của Ủy ban. Tổng thư kí đã cho rằng những dự thảo điều lệ và quy tắc về thủ tục của Ủy ban tham mưu quân sự không công nhận đầy đủ những quyền hạn ,trách nhiệm quan trọng cũng như những đặc quyền cơ bản của chức vụ Tổng thư kí . Chính vì vậy, vào ngày 1 tháng tám năm 1946, Ủy ban tham mưu quân sự phải đưa ra một văn bản sửa đổi cho Quy định thủ tục (S/10) ban hành trước đó bằng một văn bản khác , trong đó quy định thêm những thẩm quyền đặc biệt của Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc ( S/115) Sau khi đã thống nhất thông qua được thủ tục hoạt động của mình , Ủy ban tham mưu quân sự đã bắt đầu thực hiện các hoạt động mang tính thực tiễn của mình. Cơ quan này đã nghiên cứu về việc giải trừ quân bị trên phạm vi toàn cầu. Vào năm 1947, Đại hội đồng đã thông qua một số nghị quyết quan trọng về việc giải trừ quân bị, và một trong các nghị quyết ấy đã kêu gọi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc trao cho Ủy ban tham mưu quân sự quyền hạn trong hoạt động này và công nhận những kết quả thảo luận về vấn đề giải trừ quân bị của Ủy ban này, được thực hiện vào tháng Tư năm 1947. Đáp lại những lời kêu gọi này, Hội đồng bảo an đã thông qua một nghị quyết để tạo hiệu lực cho các nghị quyết về giải trừ quân bị của Đại hồi đồng trước đó, cũng như chính thức yêu cầu Ủy ban tham mưu quân sự phải gửi báo cáo về vấn đề này. Cũng trong nghị quyết này, Hội đồng bảo an cũng nói đến việc thành lập nên một Ủy ban về vũ khí thông thường (Commission for Conventional Armaments) và hỏi ý kiến của Ủy ban tham mưu quân sự về kiến nghị này, vì có thể những mục đích cũng như đối tượng của các cơ quan này có thể tương đương nhau và có thể gây ra chồng chéo trong việc thực hiện quyền hạn. Sau khi nhận được yêu cầu của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Ủy ban tham mưu quân sự đã đệ trình ngay sau đó bản báo cáo của mình vào ngày 30 tháng Tư với
- 10 chương 41 điều7, trong đó Ủy ban thể hiện sự đồng ý về đa số những điều ghi nhận trong nghị quyết này. Cũng trong thời gian này, Ủy ban tham mưu quân sự đã có những quan tâm đến vấn đề có nên thiết lập một lực lượng quân sự thường trực hay không. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nên những cuộc chiến tranh mới, vì thế có ý kiến cho rằng Liên Hiệp Quốc nên duy trì một lực lượng quân sự thường trực , có nhiệm vụ giám sát và ứng phó nhanh đối với các thế lực có khả năng làm tổn hại đến hòa bình và an ninh thế giới. Trên thực tế, mặc dù đã có những nguyên tắc về đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nhưng ban đầu, việc sử dụng vũ lực của Liên Hiệp Quốc không được quy định rõ ràng . Liên Hiệp Quốc mặc dù chưa bao giờ thể hiện ý định sẽ có một lực lượng quân sự riêng của mình, nhưng thay vào đó, các quốc gia thành viên, kể cả là những thành viên ngoài Hội đồng bảo an sẽ phải có nghĩa vụ đóng góp quân đội, trang thiết bị , khí tài nếu như Hội đồng bảo an có yêu cầu, phù hợp với điều 42 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Trong những trường hợp như vậy, các lực lượng này sẽ đặt dưới sự định hướng chiến lược của Ủy ban tham mưu quân sự. Trước khi các nguyên tắc hoạt động chung của Ủy ban tham mưu quân sự được thống nhất và thông qua, cơ quan này đã thiết lập một tiểu ban vào tháng Năm năm 1947 để dự trù sức mạnh của các lực lượng quân sự khi các quốc gia đóng góp và sự phân bổ của các lực lượng này. Ủy ban này cho rằng lực lượng không quân sẽ là lực lượng thích hợp nhất cho các trường hợp khẩn cấp. Điều này đã được ghi nhận tại điều 45 Hiến chương Liên Hiệp Quốc : “ Với mục đích đảm bảo cho Liên Hiệp Quốc có thể áp dụng những biện pháp quân sự khẩn cấp , các thành viên phải báo động cho một số phi đội không quân vào tư thế sẵn sàng chiến đấu nhằm phối hợp với các hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế. Số lượng, mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động của các phi đội này sẽ được Hội đồng bảo an, với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự , ấn định theo những hiệp ước đặc biệt nói ở điều 43” . Từ các tài liệu viết về các MSC, các tham mưu trưởng Vương quốc Anh cho biết các quốc gia thuộc các thành viên thường trực Liên Hiệp Quốc (P5) cam kết sẽ đóng góp phần lớn lực lượng quân sự cho Liên Hiệp Quốc. Các tham mưu trưởng này giải thích thuật ngữ "phần lớn" có nghĩa là những P5 sẽ đóng góp hai phần ba của một lực lượng Liên Hiệp Quốc, và dựa trên tính toán của họ trên tổng số sức mạnh của một lực lượng Liên Hiệp Quốc mà có thể bao gồm Lực lượng không quân 600 máy bay ném bom, máy bay chiến đấu 400, 200 máy bay khác Hải quân 2 thiết giáp hạm, 4 tàu sân bay, tàu tuần dương 6, 24 tàu khu trục, 48 tàu khu trục, 24 tàu quét mìn, 12 tàu ngầm, vũ khí chiến đấu cho 2 lữ đoàn 7 "Report of the Military Staff Committee", UN Security Council Official Records, Second Year, Special Supplement No. i, New York: 1947
- Lục quân : 8 đến 12 quân đoàn Tới năm 1947, các đề xuất khác nhau của P5 chỉ ra rằng các lực lượng có thể được tăng lên: Không quân 750 máy bay ném bom, máy bay chiến đấu 500, 25 người khác, tổng số 1.500 Lực lượng Hải quân 3 tàu chiến, 6 tàu sân bay (4 đội, 2 ánh sáng), 12 tàu tuần dương, tàu khu trục 33, 64 tàu khu trục, 24 tàu quét mìn, 14 tàu ngầm, cuộc sống tấn công cho bốn nhóm lữ đoàn (16.000 người) Lục quân 15 sư đoàn (375.000 450.000 người)8 Tuy nhiên, đó chỉ là những dự tính ban đầu khi thành lập nên Ủy ban tham mưu quân sự. Còn trên thực tế, chỉ vỏn vẹn hai mươi chin tháng sau khi được thành lập, vào ngày 2 tháng Bảy năm 1948, cơ quan này đã báo cáo lên Hội đồng bảo an rằng Ủy ban không thể thực hiện được chức năng của nó. Liên Hiệp Quốc đã có những nỗ lực để giúp duy trì hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự , nhưng không đạt được những kết quả khả quan nào. Năm 1950, Đại hội đồng đề nghị Hội đồng Bảo an, trong Nghị quyết Achesoncó đề cập về việc " phát triển các biện pháp được thực tiễn chứ không phải các Điều 43, 45, 46 và 47 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, đặc biệt là liên quan đến các hoạt động hiệu quả của Ủy ban tham mưu quân sự "9. Tuy nhiên, hoạt động của Ủy ban này vẫn trì trệ và dân đi vào quên lãng, hoặc có chăng cũng chỉ là những cuộc gặp gỡ của các thành viên trong Ủy ban, nhưng không được ghi nhận chính thức. Cơ quan này dường như chỉ tiếp tục hoạt động sau một quãng thời gian dài vào năm 1990, khi Hội đồng Bảo an kêu gọi các nước hữu quan phối hợp các hoạt động của họ trong lĩnh vực thực hiện các lệnh cấm vận đối với Iraq bằng cách sử dụng các cơ chế phù hợp của Ủy ban tham mưu quân sự. Ngoài ra Ủy ban tham mưu quân sự cũng nhận nhiệm vụ điều phối các lực lượng quân sự để chống lại Iraq.10 Năm 1992, Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc, trong một chuyến công du của mình , đã kêu gọi Ủy ban tham mưu quân sự 8 Số liệu theo “ The Military Staff Committee: A Possible Future Role in UN Peace Operations?” https://www.globalpolicy.org/component/content/article/199peacekeeping/40932themilitarystaffcommittee apossiblefutureroleinunpeaceoperations.html truy cập ngày 20/1/2015 9 Nghị quyết 377 (V) Ngày 3 tháng 11 năm 1950 10 Nghị quyết 665 (1990) ngày 25 tháng 8 năm 1990. Liên Xô đã đề nghị Liên Hiệp Quốc trao nhiệm vụ này cho Ủy ban tham mưu quân sự. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Ủy ban tham mưu quân sự lúc đó chỉ tập trung chính vào việc thực hiện việc cấm vận, vì đã có những biện pháp với quy mô lớn buộc Iraq phải rút quân ra khỏi Kuwait
- thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình khuôn khổ của Chương VII và không nằm trong các hoạt động gìn giữ hòa bình 11. Cũng trong năm 1992, Đại hội đồng đã được phê duyệt, về cơ bản, những lời phát biểu của Tổng thư kí12. Việc này vô hình trung đã làm hạn chế khả năng của Ủy ban tham mưu quân sự, khi tách biệt hai nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và nhiệm vụ hành động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Tuy nhiên, Hội đồng bảo an hay thậm chí là các thành viên chính thức của Ủy ban tham mưu quân sự lại không thể hiện thái độ phản đối một cách mạnh mẽ với các nghị quyết và tuyên bố này. Điều này thể hiện rằng các quốc gia P5 dường như đang thờ ơ , hoặc phớt lờ đi việc tái hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự. Nhưng vấn đề này vẫn được đưa ra thảo luận hoặc nhận được sự quan tâm bởi một số các quốc gia khác Ví dụ, Canada, Malaysia, Úc nêu vấn đề tại các cuộc họp của Ủy ban gìn giữ hòa bình (Département des opérations de maintien de la paix (DOMP)).Một tuyên bố khác Ngày 12 tháng năm 1995, Đan Mạch Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Hans Haekkerup, phát biểu rằng một nhóm các quốc gia (chủ yếu là phương Tây) mong muốn LHQ thành lập một đội quân thường trực , có khả năng phản ứng nhanh với những tình huống khẩn cấp. Trong số này, có Na Uy, Phần Lan, Canada, Bỉ, Hà Lan, Ba Lan,Cộng hòa Séc, Áo, Argentina, Ireland, New Zealand vàĐan Mạch, đều bày tỏ nguyện vọng đóng góp để tạo thành một lữ đoàn phản ứng nhanh thường trực bao gồm 40005000 người13. Thật không may, những vị trí này đã không được theo dõi. Như vậy , từ một cơ quan được được kì vọng sẽ thực hiện những vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền hòa bình và an ninh thế giới, Ủy ban tham mưu quân sự đã trở thành một cơ quan kém hiệu quả , bế tắc và dần dẫn đến việc không hoạt động trong thời gian dài. Theo như giáo sư Eric Grove thì Ủy ban tham mưu quân sự chỉ là một “công trình vô nghĩa cho những hi vọng mờ nhạt của những người sáng lập nên Liên Hiệp Quốc”14 Tất nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cơ quan này đã không thể thực hiện được những nhiệm vụ của mình 11 Báo cáo của Đại hội đồng ngày 30 tháng 6 năm1992 12 Nghị quyết 47/71 ngày 14 tháng 12 năm 1992 13 InterPress Service, 12 tháng 5 năm 1995. 14 GROVE E., "U.N. Armed Forces and the Military Staff Committee: A Look Back"International Security, XVII, n° 4 (1993) pp. 172182
- II. Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Ủy ban tham mưu quân sự 2.1 Nguyên nhân khách quan a. Các điều khoản trong hiến chương Có thể nói rằng việc hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự đã vấp phải những khó khăn ngay từ khi bắt đầu quá trình làm việc của mình. Trước hết, các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc khó có thể thực hiện được theo những điều khoản liên quan đến việc hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự. Cụ thể là , không phải quốc gia nào cũng có đủ tiềm lực quân sự hay kinh tế để “ cung cấp lực lượng vũ quân đội Liên Hiệp Quốc đi qua lãnh thổ của mình”. 15 Việc đóng góp quân đội sẽ phải đi kèm theo các hiệp ước đã được kí kết từ trước, nó có thể dẫn đến sự rắc rối trong việc kí kết các điều ước quốc tế giữa các quốc gia và Liên Hiệp Quốc . Các hiệp ước này sẽ tạo ra sự ràng buộc với các quốc gia , tạo ra nghĩa vụ bắt buộc các quốc gia phải trích một phần quân số hoặc các phương tiện khác, hoặc kinh phí để hỗ trợ hoạt động…Nó sẽ gây ra thêm áp lực cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia còn khó khăn, khi mà đã phải tham gia đóng góp những khoản phí bắt buộc khi gia nhập Liên Hiệp Quốc. Mặt khác, ngay cả khi đã quy định việc đàm phán ký kết những hiệp định đã được quy định tại điều 43 của Hiến chương thì những từ ngữ được sử dụng trong điều khoản này cũng không rõ ràng. Điều khoản không nêu rõ ràng được thời gian ký kết ( trong Hiến chương sử dụng từ “càng sớm càng tốt theo sáng kiến của Hội đồng bảo an ). Việc ký kết các hiệp ước được thực hiện thông qua biện pháp đàm phán và không giới hạn về mức thời gian như vậy có thể sẽ khiến cho các quốc gia có thể đưa ra những lý do khác nhau để trì hoãn việc đàm phán cũng như việc ký kết điều ước. Thực tế đã cho thấy kể từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, ta chưa ghi nhận được một hiệp ước quân sự đáng kể nào giữa quốc gia và Liên Hiệp Quốc có nội dung liên quan đến điều 43 của Hiến chương. Tương tự như vậy, điều 45 quy định về việc sử dụng lực lượng không quân của các quốc gia cho những biện pháp quân sự khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc, dưới sự giúp đỡ của ủy ban tham mưu quân sự . Tuy nhiên, việc này chỉ đạt được khi các quốc gia thành viên ấy ký kết với Liên Hiệp Quốc những hiệp ước đặc biệt theo 15 Điều 43 của Hiến chương
- quy định của điều 43 của Hiến chương, và các điều khoản trong các hiệp ước này sẽ quy đinh mức độ chuẩn bị, số lượng và kế hoạch phối hợp hành động của các phi đội này. Như đã trình bày ở trên, sẽ có rất ít các quốc gia mong muốn và thiện chí duy trì một lực lượng tác chiến chiến lược, luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu nhưng không được sử dụng để phục vụ các nhiệm vụ của quốc gia mà phải phụ thuộc theo lệnh của một tổ chức Sự bất hợp lý tại hai điều khoản trên cũng ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ theo những điều khoản khác của Hiến chương. Mặc dù trên danh nghĩa , việc sử dụng lực lượng vũ trang quốc tế sẽ do Hội đồng bảo an đề ra và quyết định, Ủy ban tham mưu quân sự chỉ là một cơ quan giúp đỡ cho cơ quan này mà thôi16. Tức là các quyết định này sẽ được thông qua sau khi có sự xem xét của cả các thành viên thường trực lẫn không thường trực. Tuy nhiên, cơ quan đưa ra những ý kiến chuyên môn lại là Ủy ban tham mưu quân sự. Xét về mặt cơ cấu tổ chức của Ủy ban này, ta có thể thấy nó bao gồm các Tham mưu trưởng của các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an hoặc là địa diện của họ. Các quốc gia khác, kể cả trong hay ngoài Hội đồng bảo an chỉ đóng vai trò là những “đối tượng hợp tác” với cơ quan này. Nói cách khác, nếu như Ủy ban tham mưu quân sự tiếp tục hoạt động một cách thuận lợi như đã đề ra, nó sẽ là một cơ quan thể hiện sức mạnh quân sự to lớn của các quốc gia là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc(P5) – những quốc gia vốn dĩ đã sở hữu những đặc quyền , tiêu biểu là quyền phủ quyết (véto) trong Hội đồng bảo an. Giả sử có một trường hợp khẩn cấp nảy sinh, lúc đó, ý kiến của Ủy ban tham mưu quân sự sẽ chính là ý kiến của nhóm P5, và nó sẽ có ảnh hưởng rất to lớn đến quyết định chung của Hội đồng bảo an Xét trên phương diện của một quốc gia không thuộc P5, chắc chắn sẽ không có một ai mong muốn có một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào đó có đặc quyền quá lớn về cả chính trị lẫn quân sự và chi phối những quyết định quan trọng của Liên hợp quốc. Điều này cũng đi ngược hoàn toàn so với mong muốn, quyết tâm của Liên hợp quốc là “tin tưởng vào quyền bình đẳng giữa các quốc gia lớn và nhỏ”17 Như vậy, việc thiết lập và duy trì hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự đã vấp phải những bất cập ngay trong quá trình tạo dựng cơ sở pháp lý cho ủy ban này. 16 Điều 46, 47 của Hiến chương 17 Lời mở đầu của Hiến chương
- Đó là lí do vì sao các quốc gia các quốc gia đã bỏ qua Ủy ban này trong suốt thời gian từ những năm bốn mươi đến thập kỉ chin mươi của thế kỉ trước b. Việc duy trì một lực lượng quân sự thường trực Khi thành lập nên Ủy ban tham mưu quân sự, Liên Hiệp Quốc đã cân nhắc đến ý tưởng sẽ có một lực lượng quân sự thường trực , sẵn sàng với những trường hợp khẩn cấp. ủy ban tham mưu quân sự thậm chí đã thành lập một tiểu ban để dự trù số lượng quân đội của Liên Hiệp Quốc như đã giới thiệu tại phần đầu của bài tiểu luận. Trong trường hợp các quốc gia chấp nhận sẽ thành lập nên một lực lượng quân sự của Liên Hiệp Quốc thì khi ấy những vấn đề nan giải mới sẽ nảy sinh. Trước hết là vấn đề đồn trú. Quân đội của Liên Hiệp Quốc sẽ được đồn trú tại một địa điểm cố định hay sẽ đặt luôn tại các quốc gia cam kết gửi quân? Nếu như lực lượng quân sự vẫn đóng tại quốc gia cam kết gửi quân thì quân đội Liên Hiệp Quốc sẽ tương đối phân tán , gây khó khăn cho việc ứng phó xử lí những trường hợp cần nhiều nhân lực, cũng như việc đồng bộ hóa quân đội và sự phối hợp hành động giữa các lực lượng này. Nhưng nếu như lực lượng này tập trung tại một địa điểm thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng bị động khi xảy ra một tình huống khẩn cấp xảy ra ở xa địa điểm đồn trú. Các quốc gia cũng khó có thể chấp nhận chia sẻ một phần không nhỏ lãnh thổ của mình để phục vụ cho lực lượng này Mặt khác việc duy trì lực lượng quân đội thường trực sẽ gặp phải những khó khăn trong quá trình đào tạo , bảo dưỡng , thay mới vũ khí và yêu cầu can thiệp, tăng số lượng quân đội khi có yêu cầu. Một điều đáng nói nữa là lực lượng này được hưởng những đặc quyền tương đối lớn , đặc biệt là các quốc gia phải cho phép quân đội Liên Hiệp Quốc đi qua lãnh thổ của mình, theo điều 43 của Hiến chương. Điều này có thể coi là không thể thực hiện được, vì chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia là hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối và nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ còn bao gồm việc không sủ dụng lãnh thổ quốc gia khi không có sự đồng ý của quốc gia đó18 2.2. Nguyên nhân chủ quan c. Do bất đồng nội bộ trong Ủy ban 18 Lê Mai Anh(2013) Giáo trình luật quốc tế ( lần thứ 13 có sửa đổi), NXB Công an nhân dân , Hà Nội ,tr165, 167
- Thành viên của Ủy ban tham mưu quân sự chỉ bao gồm năm đại diện của các quốc gia là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Việc phân chia công việc hay quyền hạn cho các thành viên này gặp vấn đề khó khăn, bởi vì chức vụ của các thành viên này đều là người lãnh đạo cao nhất trong quân đội mỗi nước. Quan điểm của các thành viên trong Ủy ban tham mưu quân sự trong việc đóng góp lực lượng , quân bị của các quốc gia, kể cả các quốc gia không thuộc P5 cũng có sự bất đồng mạnh mẽ. Liên Xô cho rằng việc đóng góp của nhóm nước P5 nên giống hệt nhau, điều này xuất phát từ việc Liên Xô là nước chịu thiệt hại nhiều nhất từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, vì thế Liên Xô không thể bỏ ra quá nhiều nhân lực hay kinh phí để đảm bảo duy trì lực lượng quân sự và giữ được tầm ảnh hưởng của mình trong ủy ban. Liên Xô cũng cho rằng các lực lượng quân sự của Liên Hiệp Quốc chỉ cần đồn trú trên lãnh thổ của nước cam kết gửi quân, nhằm tránh việc các lực lượng quân sự sẽ sử dụng các căn cứ trên lãnh thổ nước ngoài. Ngoài ra Liên Xô còn cho rằng nên để giới hạn thời gian tái thiết sau khi chiếm đóng cũng như thời gian rút quân khi thực hiện xong nhiệm vụ từ 3090 ngày, trong khi các nước khác cho rằng nên rút quân càng sớm càng tốt19 .. Trong khi đó, Pháp lại muốn cho phép việc sử dụng lãnh thổ được ủy thác tại nước ngoài . Anh, Mỹ , và Trung Quốc lại mong muốn các lực lượng quân đội thường trực của Liên Hiệp Quốc có thể được sử dụng vào trong các trường hợp khẩn cấp của quốc gia20. Thế nhưng điều này lại đi trái với các quy định về lực lượng này được ghi nhận trong Hiến chương ( điều 46, 47..). Điều này đã gây nên những ý kiến trái chiều trong nội bộ của Ủy ban tham mưu quân sự. Ngoài ra, Anh và Pháp còn cho rằng lực lượng quân sự của Liên Hiệp Quốc cần nhận được sự chỉ huy thống nhất, và sẽ có một chức danh Chỉ huy tối cao thực hiện điều này, chứ không phải là năm đại biểu của mỗi quốc gia. Nhiều ý kiến cho rằng việc này sẽ giúp Anh và Pháp có thêm nhiều cơ hội để đạt được ảnh hưởng trong việc kiểm soát quân đội của Liên Hợp Quốc . Tất nhiên, việc này không đạt được sự đồng ý của các thành viên khác của Ủy ban, bởi vì nhiều lí do chính trị hay danh dự của quốc gia, các Tổng tham mưu trưởng , đại diện cho quốc gia sẽ không bao giờ đồng ý cho một Tổng tham mưu của một quốc gia khác có chức vụ và quyền hạn cao hơn mình. 19 Goldman, Ralph M, Is it Time to Revive the UN Military Staff Committee”, Cal State Uni, Center for the Study of Armament and Disarmament, 1990, trang 9 20 "Report of the Military Staff Committee", UN Security Council Official Records, Second Year, Special Supplement No. i, New York: 1947, trang 7
- Việc bất đồng trong quan điểm của các bên và không hề có sự nhượng bộ có thể là một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cơ quan này Một bất đồng khác dẫn đến sự chấm dứt hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự chính là căng thẳng trong quan hệ Liên Xô – Mỹ trong thời kì Chiến tranh lạnh(19471989) . Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới có sự thay đổi một cách mạnh mẽ. Từ một trật tự thế giới đa cực, thế giới dần chuyển sang một trật tự hai cực, đứng đầu là Liên Xô và Mỹ. Lúc này, mối liên kết giữa hai cường quốc là kẻ thù chung phát xít đã không còn nữa, những vấn đề bất đồng trước đó giữa Liên Xô và Mỹ trước đó một lần nữa lại nảy sinh. “Mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước phương Tây (mà đại diện là Mỹ) không còn là quan hệ đồng minh mà là quan hệ xuất phát trên những lợi ích hoàn toàn khác nhau, luôn đấu tranh không khoan nhượng , làm cho tình hình thế giới có lúc rất căng thẳng”. Quan hệ giữa hai cường quốc dần trở thành đối đầu trên toàn bộ các lĩnh vực , “ mâu thuẫn và đấu tranh luôn nổ ra trên các vấn đề chính trị, kinh tế, ngoại giao nhưng không dẫn đến chiến tranh trực tiếp giữa hai siêu cường”21. Trong khi đó, Ủy ban tham mưu quân sự có sự tham gia của cả Liên Xô và Mỹ ,lại liên quan đến việc điều phối các hoạt động quân sự , giúp đỡ về việc phối hợp hành động của của các lực lượng quân đội Liên Hiệp Quốc. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là sẽ không có chuyện hai quốc gia đang căng thẳng trong quan hệ lại cùng nhau phối hợp hành động trong một lĩnh vực tham mưu quân sự một lĩnh vực tương đối nhạy cảm trong quan hệ quốc tế. Căng thẳng giữa hai cường quốc này cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự quên lãng của Ủy ban tham mưu quân sự trong nhiều thập kỉ Như vậy, ta có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Ủy ban tham mưu quân sự dần trở thành một cơ quan không hoạt động của Liên Hiệp Quốc. Ngoài những thiếu sót trong việc soạn thảo các điều khoản quy định về cơ quan này, ta có thể thấy yếu tố chính trị có ảnh hưởng không nhỏ đên việc hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự. Đó không chỉ là những bất đồng trong quan hệ Liên Xô Mỹ , mà còn là thái độ của các quốc gia khác khi không muốn quyền lực của những cường quốc có thể hoàn toàn lấn át ý kiến của họ bằng quyền phủ quyết véto III. Tương lai của Ủy ban tham mưu quân sự 3.1 Bối cảnh mới Vai trò của Ủy ban tham mưu quân sự tưởng chừng như đã khép lại sau một thời gian dài không hoạt động. Thế nhưng sau khi thời kì Chiến tranh lạnh kết thúc, thế 21 Trần Văn ĐàoPhan Doãn Nam(2001)Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 19451990, Học viện quan hệ quốc tế , Hà Nội 2001, trang 129,130
- giới dần chuyển từ đối đầu sang đối thoại và có những hiện tượng mới , vấn đề mới nảy sinh thì người ta lại một lần nữa nhắc đến nhiệm vụ của cơ quan này. “ Sự hồi sinh” của Ủy ban tham mưu quân sự được thể hiện vào năm 1990, khi Liên Xô đã đề nghị với Liên Hiệp Quốc về việc cho phép Ủy ban tham mưu quân sự tham gia vào việc xử lý hình giữa Iraq và Kuwait. Cơ quan này được nhận nhiệm vụ phối hợp các hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực thực hiện các lệnh cấm vận đối với Iraq bằng cách sử dụng các cơ chế phù hợp của Ủy ban tham mưu quân sự và điều phối các tàu chiến trong việc kiểm soát các tàu bè đến Iraq theo Nghị quyết 665(1990). Tuy chỉ là một hoạt động nhỏ trong hàng loạt những biện pháp ngăn chặn Iraq và yêu cầu Iraq rút quân khỏi Kuwait, nhưng Ủy ban tham mưu quân sự cũng đã thể hiện vai trò của mình trong việc giải quyết các tranh chấp xung đột, khi hòa bình bị đe dọa. Mặt khác, trong thời kì hiện nay, có rất nhiều những vấn đề mới nảy sinh, khiến người ta quan tâm hơn về vai trò của Ủy ban tham mưu quân sự. Trước hết là hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc đang quản lý một lực lượng gìn giữ hòa bình với một số lượng đông đảo . Những lực lượng này do các quốc gia tự nguyện đóng góp, và thực hiện theo các mệnh lệnh của Liên Hiệp Quốc. Trong các trường hợp này, những lính gìn giữ hòa bình vẫn thuộc về các đơn vị quân đội riêng của họ, chứ không tạo thành một "quân đội của Liên Hiệp quốc" độc lập, do vậy Liên Hiệp Quốc không có lực lượng riêng. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc bao gồm 89607 lính mũ nồi xanh, 12436 cảnh sát , 5325 nhân viên quốc tế phục vụ cho lĩnh vực dân sự , 11762 cán bộ địa phương, 1844 tình nguyện viên của Liên Hiệp Quốc đang hoạt đông trong 16 nhiệm vụ trên toàn thế giới22 . Tuy nhiên hiện tại, Liên Hiệp Quốc đang gặp khó khăn với việc điều phối thực hiện hoạt động với lực lượng gìn giữ hòa bình này. Đây là lực lượng được đóng góp một cách tự nguyện của quốc gia chứ không phải thông qua các hiệp ước đặc biệt giữa Liên Hiệp Quốc và quốc gia ấy, với số lượng không được quy định. Số lượng của lực lượng này vẫn không ngừng tăng lên theo từng năm, trong khi kinh phí của Liên Hiệp Quốc dành cho hoạt động này chỉ có hạn( khoảng 7 tỷ đô la Mỹ mỗi năm) . Lực lương gìn giữ hòa bình này được triển khai đến những khu vực không có thỏa thuận hòa bình trước và phải thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm , bao gồm các hoạt động giám sát ngừng bắn, bảo vệ thường dân , xây dựng lại hệ thống pháp luật và cải cách lại hệ thống an ninh, và có rất nhiều trường hợp, lực lượng gìn giữ hòa bình đã không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Một số nhà phân tích cho rằng đây là thời kì “khủng hoảng” trong việc gìn giữ hòa bình mà dẫn chứng là việc thất bại của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Congo(MONUC) một trong những nhiệm vụ quan trọng của họ, khi mà Liên Hiệp Quốc đã triển khai tới hơn 22000 người những vẫn không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ dân thường. Điều này đã khiến Liên Hiệp Quốc bị chỉ trích trong việc gìn giữ hòa bình. Bản thân các quốc gia cũng bày tỏ thái độ không tin tưởng vào khả năng của lực lượng gìn giữ hòa 22 Theo số liệu của United Nations Peacekeeping, http://www.un.org/en/peacekeeping/about/ truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2015
- bình. Ví dụ , tại tháng 9 năm 2014, khi trả lời báo chí về khủng hoảng tại miền đông Ukraine và xem xét khả năng sử dụng lực lượng gìn giữ hòa bình trong tranh chấp này, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói: “Sẽ không có đội ngũ gìn giữ hòa bình, bởi vì kinh nghiệm sử dụng binh lính gìn giữ hòa bình trong Transdniestria và các cuộc xung đột khác cho thấy một thực tế là các quốc gia mất chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ này. Sẽ không có đội ngũ gìn giữ hòa bình trên lãnh thổ Ukraine”.23 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong công việc gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc . Khi được cử đến thực hiện sứ mệnh của mình, lực lượng gìn giữ hòa bình đều được trang bị vũ khí, nhưng không được phép thực hiện các chiến dịch quân sự cũng như những hoạt động chiến đấu. Việc trang bị vũ khí chỉ mang tính chất tự vệ chính đáng và đôi khi nó tỏ ra kém hiệu quả trong việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng này , đặc biệt là các nhiệm vụ tại những nơi đang xảy ra xung đột … Mặt khác , một số người cho rằng việc thỏa hiệp và trao quyền gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc đối với những lực lượng khác như NATO (thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Kosovo, Bosnia) , Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi ( thực hiện nhiệm vụ tại Sierra Leone) cho thấy Liên Hiệp Quốc không có đủ khả năng và uy tín để kiêm nhiệm tất cả các sứ mệnh gìn giữ hòa bình 24 Trước tình hình này, đã có ý kiến cho rằng Liên Hiệp Quốc nên thiết lập một cơ chế gìn giữ hòa bình một cách có hiệu quả hơn, cũng như việc Liên Hiệp Quốc nên xem xét việc thành lập nên một lực lượng quân sự thường trực của riêng Liên Hiệp Quốc, không chỉ có nhiệm vụ thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình mà có khả năng chiến đấu và phản ứng nhanh với những tình huống khẩn cấp. Và người ta đã đặt sự chú ý trở lại với Ủy ban tham mưu quân sự, cơ quan được tạo ra để thực hiện những sứ mệnh như thế Một lí do Ủy ban tham mưu quân sự được chú ý trong thời gian trở lại đây là sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới. Thực tế thì “khủng bố” là một thuật ngữ không hề mới, nhưng sau vụ 11/9, chủ nghĩa khủng bố mới được chú ý quan tâm về sự nguy hiểm của nó. Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc hoạt động khủng bố là: Huỷ hoại nhân quyền, quyền dân chủ và tự do của cá nhân, uy hiếp sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia làm chính phủ luôn bị sức ép, phá vỡ văn minh xã hội, có hành vi phạm tội với việc gây hậu quả bất lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nguyên nhân sâu xa của những hành động chống đối, phá hoại là sự 23 Theo Ukrinform cơ quan ngôn luận chính thức của Ukraine, http://www.ukrinform.ua/eng/news/there_will_be_no_peacekeeping_troops_in_ukraine___president_326299 truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015 24 Felicity Hill, The Military Staff Committee: A Possible Future Role in UN Peace Operations, https://www.globalpolicy.org/component/content/article/199peacekeeping/40932themilitarystaffcommittee apossiblefutureroleinunpeaceoperations.html , truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015
- xung đột về quyền lợi giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội. Sự xung đột này có cả nhân tố chính trị, xã hội, lịch sử phức tạp.25 Tuy nhiên , dù cho lí do là gì đi chăng nữa thì chủ nghĩa khủng bố cũng mang tính chất phi nghĩa , chống lại văn minh và nên hòa bình toàn thế giới. Những năm trở lại đây, nhiều tổ chức khủng bố mới lần lượt ra đời, với phạm vi hoạt động và phương thức khủng bố được mở rộng ra nhiều nơi trên thế giới. Nghiêm trọng hơn, các tổ chức khủng bố đang ngày càng phát triển và lan rộng , và hoạt động ngày càng tinh vi , thực hiện các hành động ngày càng nguy hiểm và tàn bạo. Hàng loạt các vụ khủng bố đẫm máu đã nổ ra trên toàn thế giới mà tiêu biểu là vụ khủng bố ngày 11/9 do tổ chức AlQaeda do Osama Bin Laden cầm đầu, khiến 3.000 người mang 90 quốc tịch khác nhau thiệt mạng và gây chấn động kinh hoàng cho toàn bộ nhân dân yêu chuộng trên toàn thế giới… Sau thời kì thoái trào AlQeada, gần đây, thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện của một tổ chức khủng bố mới với quy mô rất lớn, cách thức tổ chức quy củ và có những hành động vô nhân tính. Đó là tổ chức Nhà nước hồi giáo tự xưng,( viết tắt tiếng Anh là IS). Tuy là một tổ chức mới thành lập nhưng IS đã thực hiện những hành động khủng bố hết sức nguy hiểm trên phạm vi toàn cầu. “Ghê gớm hơn nữa là IS đã và đang hiện thực hóa được tư tưởng thống nhất đạo Hồi, từ một tổ chức Hồi giáo cực đoan dòng Sunni trở thành một nhà nước hiện hữu, sẵn sàng chém giết bất cứ ai trái ý chúng. IS đã biến tướng thành một nhà nước khủng bố, vượt trên tầm 1 tổ chức Hồi giáo thánh chiến hùng mạnh như AlQaeda. “Tư tưởng IS” đã thành công rực rỡ trong việc gửi đi khắp toàn cầu một thông điệp rằng sự thống nhất của thế giới Hồi giáo và lý tưởng xây dựng một nhà nước Hồi giáo “hoàn toàn thanh tẩy” là điều có thể. Dù vô cùng tàn ác, IS vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ và từng bước xâm nhập vào gần như mọi mặt đời sống người dân. Nhóm IS nổi bật trên truyền thông quốc tế nhờ vào lối hành xử tàn nhẫn trên chiến trường và cách giải thích đầy khắc nghiệt về đạo Hồi.”26 Việc bành trướng của chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu rõ ràng đang đe dọa hòa bình, phá hoại và có hành vi xâm lược theo chương VII của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ủy ban tham mưu quân sự, với các chức năng và quyền hạn được quy định tại chương này, phải có nghĩa vụ thực thi các biện pháp để giúp đỡ Liên Hiệp Quốc trong việc ngăn chặn những hành động này. Do vậy, tương lai về một Ủy ban tham mưu quân sự hoạt động trở lại là không còn xa vời. 3.2 Khả năng hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự trong thời kì mới Vào năm 1990, trong bài viết “Is it Time to Revive the UN Military Staff Committee” (California State University, Los Angeles:1990), tác giả Ralph M Goldman đã liệt kê 25 http://www.un.org/News/dh/infocus/terrorism/sg%20highlevel%20panel%20reportterrorism.htm truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015 26 Anh Doãn Hồng Hạnh, Hình thái chủ nghĩa khủng bố mới: Biến tướng khó lường, http://cand.com.vn/Sotay/Bientuongkholuong316250/ truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015
- các chức năng mà Ủy ban tham mưu quân sự có thể đảm nhận khi tái hoạt động . Bài tiểu luận xin tổng hợp một số quan điểm trong bài viết này về khả năng hoạt động của Ủy ban tham mưu quân sự có thể đảm nhiệm trong thời kì hiện nay 1. Điều phối các hoạt động quân sự (arms control): Hiến chương LHQ có thể giao cho Ủy ban tham mưu quân sự nhiệm vụ điều phối trong các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí. Nó có thể và nên trở thành một trung tâm chính , có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc chuẩn bị và phục vụ các cuộc đàm phán song phương và đa phương, và để tạo ra một cơ chế quản lý và tập trung hóa một hệ thống hành chính được điều phối tốt và hiệu quả. Ủy ban tham mưu quân sự cũng có thể cung cấp thông tin và tư vấn lực lượng gìn giữ hòa bình 2. Giám sát việc tuân thủ: để giảm gánh nặng cho các cơ quan tình báo quốc gia, các Ủy ban tham mưu quân sự có thể trở thành quan sát viên trung lập trong các vấn đề tuân thủ hiệp ước. Do ủy ban này là một thực thể công , trực thuộc Liên Hiệp Quốc, mang tính đa phương và do đó có thể đóng vai trò giám sát cũng như thu thập thông tin về các bên, có thể khuyến khích giảm ngân sách cho việc tình báo. Điều nãy cũng giúp cho Ủy ban cũng có khả năng thực hiện thực hiện các nhiệm vụ cảnh báo sớm để ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ hoặc xung đột quân sự. 3. Giám sát hệ thống hồ sơ quân sự: Ủy ban tham mưu quân sự có thể đảm nhận việc lưu trữ và duy trì hồ sơ công của tất cả các vụ chuyển giao vũ khí thông thường, thử hạt nhân và các vụ nổ phi quân sự, thông báo của các thao tác đào tạo, vv trên phạm vi toàn thế giới. Khi đó , Ủy ban tham mưu quân sự sẽ còn có chức năng phục vụ như một trung tâm thông tin quân sự giống như UN Institute for Training and Research (UNITAR) và Peace International Academy (IPA), Ủy ban tham mưu quân sự có thể được trao trách nhiệm cho việc nghiên cứu phát triển kiến thức về gìn giữ hòa bình , hoạt động chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ UNITAR và IPA, và có thể trở thành một trung tâm nghiên cứu về quân sự ( chiến lược chiến thuận quân sự…) và lưu trữ thông tin 4. Phối hợp các hoạt động chống khủng bố là một hình thức thăng hoa của cuộc chiến tranh quốc tế, đang đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới và khi đó, Liên Hiệp Quốc phải thể hiện sự chú trọng của mình đến vấn đề này. Ủy ban tham mưu quân sự sẽ được cung cấp chức năng chống khủng bố, việc mà trước nay chỉ dành cho những cơ quan an ninh khác 5. Phối hợp các hoạt động phòng chống ma túy – nhóm tội phạm buôn bán ma túy, một số các nhà lãnh đạo quân sự quốc gia độc tài, đây cũng là một mối đe dọa tiềm ẩn cho hòa bình an ninh của khu vực cũng như tiềm ẩn nguy cơ xâm lược 6. Trở thành một trung tâm giám sát vũ khí Ủy ban tham mưu quân sự sẽ nỗ lực để làm chậm lại quá trình chạy đua vũ trang đang ngày càng nóng lên trên toàn cầu. Ủy ban tham mưu quân sự có thể là một diễn đàn đàm phán lâu dài cho việc giảm tốc tốc độ phát minh quân sự và thúc đẩy nghiên cứu về các hệ thống vũ khí mới ít tốn kém hơn nhưng lại gây sát thương lớn hơn 7. Tham gia vào các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của quân đội. Chắc chắn các cuộc thảo luận phải trở về các khía cạnh thực thi chức năng của nó. Tất nhiên việc này sẽ vấp phải nhiều tranh cãi, nhất là khi hiện nay cũng đã và đang tồn tại những
- lực lượng gìn giữ hòa bình khác. Các tranh cãi có thể xoay quanh việc gìn giữ hòa bình cần được phân biệt với thực thi? Ai nên ủy quyền nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và khi nào? Ai nên tham gia? Có phải đó sẽ là một lực lượng thường trực của Liên Hiệp Quốc, và ai sẽ có quyền kiểm soát hoạt động trên nó? Ai trả tiền, bao nhiêu?27 Như vậy, ta có thể thấy, trong thời kì hiện nay, Ủy ban tham mưu quân sự hòa vẫn có những cơ hội để hoạt động trở lại, đóng góp tích cực vào việc ổn định hòa bình, an ninh toàn thế giới theo đúng như những điều đã quy định trong Hiến chương 3.3 Những đề xuất dành cho Ủy ban tham mưu quân sự Tất nhiên muốn đưa Ủy ban tham mưu quân sự hoạt động trở lại và trở nên hiệu quả , Liên Hiệp Quốc sẽ phải có những điều chỉnh, thậm chí thay đổi toàn diện cơ cấu cũng như quyền hạn của cơ quan này Trước hết, những nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban này phải được quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Liên Hiệp Quốc cũng nên mở rộng ra giới hạn hoạt động cho cơ quan này, giúp cho nó có thể thực hiện được đa dạng các hoạt động hơn như đề xuất đã nêu ở phần trên Cơ cấu tổ chức hiện nay của Ủy ban tham mưu quân sự vẫn là điều bất cập. Sự hiện diện của tất cả thành viên P5 và không hề có một đại diện của quốc gia nào khác dẫn đến sự nghi ngại của các quốc gia khác về tính công bằng cũng như trung lập của cơ quan này. Hơn nữa số lượng năm thành viên trong một cơ quan là rất ít cho một tổ chức có phạm vi quyền hạn lớn như vậy. Liên Hiệp Quốc nên cân nhắc việc mở rộng số lượng thành viên của cơ quan này. Trên thực tế, vấn đề mở rộng số lượng thành viên là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình cải tổ Liên Hiệp Quốc. Từ khi thành lập cho đến nay, số lượng thành viên Liên Hiệp Quốc đã không ngừng tăng lên . Từ 51 thành viên ban đầu (những nướsc có đại diện dự Hội nghị tại Xan Phranxixcô hoặc đã ký Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc ngày 1/1/1942, và những nước đã ký và phê chuẩn Hiến chương Liên Hợp Quốc), số thành viên LHQ cho đến giữa 2004 là 191( hiện nay là 193).28 . Hội đồng bảo an cũng đã có sự thay đổi số lượng thành viên, từ 6 thành viên luân phiên ban đầu sau đó được mở rộng lên 10 thành viên với định mức cho mỗi khu vực như sau: 2 ghế cho các khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ, và Tây Âu, 1 ghế cho Đông Âu, và ghế còn lại luân phiên giữa châu Phi và châu Á29. Vấn đề mở rộng thành viên thường trực lẫn không thường trực của Hội đồng bảo an cũng vẫn là một phần quan trong trong chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc. Sự tăng thêm số lượng 27 Xem chi tiết Goldman, Ralph M, Is it Time to Revive the UN Military Staff Committee”, Cal State Uni, Center for the Study of Armament and Disarmament, 1990, trang 23 28 Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam , http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ChiTietVeToChucQuocTe? diplomacyOrgId=123 truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015 29 Nghị quyết 1991(XVII) ngày 17 tháng 12 năm 1963
- thành viên là một xu thế tất yếu. Giải pháp ở đây là Liên Hiệp Quốc có thể tăng số lượng thành viên của cơ quan này bằng với số lượng của Hội đồng bảo an, và các thành viên của Hội đồng bảo an cũng sẽ là những thành viên của Ủy ban tham mưu quân sự và sẽ đảm nhiệm luôn công việc của cơ quan này. Khi đó, Ủy ban này sẽ mang tính công bằng hơn, và có khả năng hoạt động năng động hơn , phục vụ tốt cho việc tham vấn , giúp việc cho Hội đồng bảo an…Tuy nhiên, tất cả những đề xuất trên đây chỉ là những lý thuyết và mang tính tham khảo . KẾT LUẬN Như vậy, qua những trình bày ở trên, bài tiểu luận hi vọng sẽ mang đến những kiến thức chung về Ủy ban tham mưu quân sự , Ủy ban duy nhất được ghi nhận trong Hiến chương. Tuy có những giai đoạn thăng trầm trong lịch sử phát triển của mình, thậm chí đã có một khoảng thời gian dài chìm sâu trong tình trạng không hoạt động nhưng thời gian hiện nay,Ủy ban tham mưu quân sự đang dần nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế . Ngày nay, khi tình hình thế giới luôn có những diễn biến hết sức phức tạp khó lường, việc Ủy ban tham mưu quân sự có được tái hoạt động và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình hay không còn là câu hỏi bỏ ngỏ, nhưng chúng ta có quyền hi vọng rằng một ngày nào ủy ban này sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong sứ mệnh bảo vệ nền hòa bình, an ninh của thế giới cũng như sự bình yên của nhân loại. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt Hiến chương Liên Hợp Quốc 1947
- Anh Doãn Hồng Hạnh(2014), “Hình thái chủ nghĩa khủng bố mới: Biến tướng khó lường”, Báo Công an nhân dân Lê Mai Anh(2013) Giáo trình luật quốc tế ( lần thứ 13 có sửa đổi), NXB Công an nhân dân , Hà Nội Trần Văn ĐàoPhan Doãn Nam(2001)Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 19451990, Học viện quan hệ quốc tế , Hà Nội 2001, Tài liệu tham khảo tiếng Anh An Agenda For Peace", United Nations SecretaryGeneral, 17 June1992 Boulden, Jane. Prometheus Unborn: The History of the Military Staff Committee, Canadian Center For Global Security, Ontario: 1993. InterPress Service, 12 tháng 5 năm 1995. Resolution 665 (1990), 377 (V) (1950), 1991(XVII)(1963) of the Security Council Resolution 1001 (ESI)(1956), 47/71(1992) of the General Assembly Report of the General Assembly June 30, 1992 Report of the Military Staff Committee", UN Security Council Official Records, Second Year, Special Supplement No. i, New York Felicity Hill, The Military Staff Committee: A Possible Future Role in UN Peace Operations Goldman, Ralph M(1990), Is it Time to Revive the UN Military Staff Committee”, California State Uni, Center for the Study of Armament and Disarmament,1990 GROVE E. (1993) "U.N. Armed Forces and the Military Staff Committee: A Look Back"International Security, XVII, n° 4 Jean E. Krasno, "To End the Scourge of War: The Story of UN Peacekeeping." in Jean E. Krasno, ed.,The United Nations: Confronting the Challenges of a Global Society (Boulder, CO: Lynne Rienner, 2004) WILLIAM G. WHEELER(1994) THE UNITED NATIONS SECURITY COUNCIL MILITARY STAFF COMMITTEE:RELIC OR REVIVAL?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận tình huống bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Giải quyết tranh chấp khiếu nại hành chính liên quan đến đất đai - Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số giải pháp
31 p | 358 | 102
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên trong bối cảnh cải cách hành chính Nhà nước
131 p | 47 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
25 p | 36 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn