intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận " Vai trò của Ngân hàng Trung ương"

Chia sẻ: Tran Thi Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

2.074
lượt xem
839
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu như trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường nói chung là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh thì trong nền kinh tế thị trường giai đoạn phát triển cao của của kinh tế hàng hóa, tiền tệ - vốn ngày càng trở nên quan trọng. Cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính cũng đang ngày càng sôi động, kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư và tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận " Vai trò của Ngân hàng Trung ương"

  1. Tiểu luận " Vai trò của Ngân hàng Trung ương"
  2. MỤC LỤC Phần I. Đặt vấn đề 1.1. Lý do nghiên cứu 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Phần II. Cơ sở lý luận về ngân hàng trung ương. Phần III. Vai trò của ngân hàng trung ương. Phần IV. Kết luận.
  3. Phần I. Đặt vấn đề. 1.1. Lý do nghiên cứu. Nếu như trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường nói chung là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh thì trong nền kinh tế thị trường giai đoạn phát triển cao của của kinh tế hàng hóa, tiền tệ - vốn ngày càng trở nên quan trọng. Cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính cũng đang ngày càng sôi động, kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư và tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Hay nói một cách khác thì sự phát triển của kinh tế thị trường là xuất hiện các chủ thể cần nguồn tài chính. Chủ thể trước tiên là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà Nước, các hộ gia đình… Kinh tế ngày càng phát triển thì quan hệ cung cầu nguồn tài chính lại càng tăng, các hoạt động về mua bán các giấy
  4. tờ có giá cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính. Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế của nước ta đã đang hội nhập cùng với kinh tế thế giới: hàng hóa lưu thông theo sân chơi quốc tế, nền kinh tế mở cửa co nhiều sự đầu tư từ nước ngoài vào trong nước cùng với đó là sự biến động của thị trường tài chính thế giới gây ra những ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước, đặt ra biết bao nhiêu thử thách làm thế nào để chúng ta ổn định, phát triển “hội nhập nhưng không hòa tan”? Để đất nước phát triển, tài chính ổn định thì vai trò của ngân hàng trung ương rất quan trọng. Chính vì vậy, tôi lựa chọn chuyên đề: “tìm hiểu vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương trong giai đoạn hiện nay” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân hàng trung ương.  Tìm hiểu vai trò điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương thể hiện như thế nào để trả lời cho câu hỏi: 1) Vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương là gì? 2) Vai trò đó được thể hiện như thế nào?  Đánh giá về vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam và các biện phát kiến nghị giúp phát triển và nâng cao vai trò của ngân hàng trung ương Việt Nam Phần II. Cơ sở lý luận về ngân hàng trung ương. 2.1. Khái quát quá trình ra đời của ngân hàng trung ương Quá trình hình thành ngân hàng trung ương ở các nước khác nhau ; là một quá trình lâu dài và thường là đa dạng. Đó là do ở mỗi nước có những điều kiện, đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội. tuy nhiên về mặt tổng quan, chúng ta có thể khái quát quá trình ra đời của ngân hàng trung ương qua 2 giai đoạn:
  5.  Giai đoạn 1: Giai đoạn ra đời ngân hàng phát hành độc quyền. Từ cuối thế kỷ 17 trở về trước, hoạt động ngân hàng mang 2 đặc trưng lớn: Các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo ra một hệ thống, không ràng phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi ngân hàng đều có chức năng hoạt động gần giống như nhau, đó là: nhận ký thác, cho vay, chiết khấu thương phiếu, phát hành giấy bạc vào lưu thông và thực hiện các dịch vụ tiền tệ như đổi tiền, chuyển ngân, thanh toán… Đến thế kỷ 18, do sản xuất phát triển, lưu thông hàng hoá được mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi, đòi hỏi lưu thông tín dụng cũng phải có phạm vi rộng để đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Muốn vậy, kỳ hiếu ngân hàng phát hành ra phải có uy tín. Thế là diễn ra quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng về nghiệp phát hành tiền. Bên cạnh đó, Nhà nước của các quốc gia cũng nhận ra rằng, việc có nhiều ngân hàng cùng thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền trong một nền kinh tế dễ làm cho lưu thông tiền tệ hỗn loạn, cản trở quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Lúc này, Nhà nước của các quốc gia bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng, bằng cách ban hành các đạo luật, mà theo đó, chỉ cho phép một số ngân hàng thoả mãn được những tiêu chuẩn quy định được phát hành tiền vào lưu thông. Kết quả của các quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng về nghiệp vụ phát hành tiền và sự can thiệp của Nhà nước làm cho các ngân hàng được chia làm 2 loại:  Ngân hàng trung gian: Là loại ngân hàng không được phép phát hành giấy bạc ngân hàng, mà chỉ được phép giao dịch với công chúng, thực hành kinh doanh tiền tệ thuần tuý.  Ngân hàng phát hành: Đây là các ngân hàng lớn, có uy tín, tài chính vững mạnh, được phéơ phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông. Ngân hàng phát hành giảm dần và đi đến không được thực hiện các nghiệp vụ và chức năng vốn có
  6. của ngân hàng thương mại. Tức là không giao dịch với công chúng, mà chỉ giao dịch với các ngân hàng trung gian. Nói chung, dọc theo các thời điểm từ giữa thế kỷ 18 đến thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20, ở hầu hết các nước, các chính phủ đều lần lượt giới hạn của các ngân hàng về một số ít ngân hàng và cuối cùng là chỉ về một ngân hàng.  Giai đoạn 2: Giai đoạn ngân hàng phát hành độc quyền thành ngân hàng trung ương. Việc phát hành giấy bạc ngân hàng đã tập trung vào một ngân hàng duy nhất – ngân hàng phát hành độc quyền, nhưng ngân hàng phát hành độc quyền vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Điều này thực sự nguy hiểm, vì không có gì đảm bảo rằng những tư nhân này sẽ không đưa ra những chính sách có hại cho quốc gia, cho nền kinh tế khi mà quyền lợi cá nhân của họ bị đe doạ hoặc là mâu thuẫn với lợi ích từ quốc gia. Nói một cách khác, việc ngân hàng phát hành độc quyền vẫn thuộc sở hữu tư nhân sẽ không cho phép nhà nước có thể can thiệp một cách thường xuyên và kịp thời vào hoạt động kinh tế thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã để lại nhiều bài học quý giá về vấn đề phát hành tiền, vấn đề quản lý tiền tệ và tác động của các chính sách tiền tệ đến các động thái của các nền kinh tế vĩ mô như sự tăng trưởng và sự suy thoái, thất nghiệp, ổn định giá cả và lạm phát… Lúc này, Nhà nước của các quốc gia nhìn thấy được vai trò cực kỳ to lớn của ngân hàng phát hành độc quyền, nên thực sự muốn thâu tóm nó để nắm lấy một phương diện cơ bản của kinh tế thị trường, đó là tiền tệ, hòng giải quyết những bất ổn của nền kinh tế. Giải pháp cho vấn đề này là các nước lần lượt quốc hữu hoá ngân hàng phát hành độc quyền. Trong thời kỳ này, khái niệm “Ngân hàng trung ương” đã ra đời thay thế cho khái niệm “ngân hàng phát hành độc quyền”. Đây không chỉ thay đổi thuần tuý về tên gọi, mà còn bao trùm sự thay đổi cả về chức năng hoạt động. Nếu ngân hàng phát hành độc quyền có chức năng độc quyền phát quản lý nhà nước hành
  7. giấy bạc vào lưu thông, thì ngân hàng trung ương, ngoài chức năng đó còn có chức năng về hoạt động tiền tệ- tín dụng- ngân hàng. Như vậy, có thể nói sự ra đời của ngân hàng trung ương xuất phát từ sự đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hoá, cùng với yêu cầu của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách tiền tệ. Ở Việt Nam, trong nhiều thế kỷ trước vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, thương mại kém phát triển, do đó hoạt động kinh doanh tiền tệ ra đời muộn màng (thế kỷ 19). Ngân hàng Đông Dương là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam (1875), xuất hiện cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp. Cách mạng tháng Tám- 1945 thành công, chính phủ đã giao cho bộ tài chính phát hành tiền, gọi là tiền tài chính. Năm 1947,theo sắc lệnh số 14/SL ngày 3/2/1947 của chính phủ , tổ chức tín dụng đầu tiên của nước ta được thành lập là Nha Tín Dụng trực thuộc bộ tài chính, nhằm phục vụ cho vay phát triển sản xuất. Ngày 6/5/1951, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 14/SL thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (sau này đổi tên thành Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam). Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam ra đời giữ vai trò độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng, đồng thời kiêm nhiệm luôn các chức năng của ngân hàng thương mại. hệ thống ngân hàng lúc này là mô hình ngân hàng 1 cấp:
  8. Ngân hàng đầu tư Ngân hàng Nhà Ngân hàng ngoại Nước Việt Nam thương Quỹ tiết kiệm Các chi nhánh Từ khi có nghị định 53/HĐBT(26/3/1988) và đặc biệt là hai pháp lệnh ngân hàng(37 và 38) ngày 23/05/1990 (có hiệu lực ngày 1/10/1990). Lúc này hệ thống ngân hàng Việt Nam mới được phân định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của cấp quản lý vĩ mô và cấp kinh doanh. Hệ thống ngân hàng là mô hình cấp 2: Ngân hàng trung ương Ngân Ngân Công Quỹ hàng hàng ty tín thương chính tài dụng mại sách xã chính nhân hội dân Theo đó, Ngân Hàng Nhà Nước đóng vai trò ngân hàng trung ương, có chức năng
  9. quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ - tín dụng- ngân hàng, là cơ quan duy nhất phát hành giấy bạc ngân hàng duy nhất ở nước ta. 2.2. Bản chất của ngân hàng trung ương Là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà Nước độc quyền phát hành giấy bạc nhà nước, quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính- tín dụng- ngân hàng, không giao dịch với công chúng, chỉ giao dịch với kho bạc và các ngân hàng trung gian. 2.3. Hoạt động của ngân hàng trung ương.  Mục đích hoạt động: Cung ứng tiền tệ, điều hoà hệ thống tiền tệ và quản lý ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng cấp 2 nhằm tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm và kiểm soát lạm phát.  Đặc điểm hoạt động: Là một định chế hỗn hợp giữa các doanh nghiệp và quản lý hành chính, trong đó kinh doanh chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu quản lý, không vì mục tiêu lợi nhuận.  Hệ thống tổ chức ngân hàng trung ương: có 2 mô hình là:  Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ:  Chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của ngân hàng trung ương, đặc biệt là trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Tiêu biểu cho mô hình này là hệ thống Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ và Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Đức.  Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ: Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đối với ngân hàng trung ương thông qua việc bổ nhiệm của bộ máy quản trị và điều hành ngân hàng trung ương, thậm chí chính phủ còn trực tiếp can thiệp vào việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước ví dụ như : Nhật Bản, Anh. Phần III. Vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương trong giai đoạn hiện nay.
  10. 3.1. Khái quát về vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý Nhà Nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng, độc quyền phát hành tiền và đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng trong một quốc gia. Ngân hàng trung ương là tổ chức công quyền được thành lập theo pháp luật của Nhà Nước. Vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương là: ngân hàng trung ương là cơ quan quan trọng trong bộ máy quản lý vĩ mô của Nhà Nước, có nhiệm vụ cơ bản ổn định giá trị đồng tiền, quản lý hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trong cả nước để hệ thống an toàn và có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Như vậy, vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương bao gồm các vai trò sau:  Ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia  Chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian.  Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu kinh tế.  Góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội. 3.2. Các công cụ của quản lý của ngân hàng trung ương Để thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô, ngân hàng trung ương đã thực hiện thông qua các công cụ của nó. Chủ yếu là: 3.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở (open market operations): Nghiệp vụ thị trường mở: Là việc ngân hàng trung ương mua bán các chứng khoán có giá, mà chủ yếu là tín phiếu kho bạc nhà nước, nhằm làm thay đổi lượng tiền cung ứng. Bổi vì thị trường tín phiếu kho bạc có dung lượng lớn, tính lỏng cao, rủi ro thấp. Ngân hàng trung ương mua bán các chứng khoán trên thị trường sẽ làm thay đổi cơ số tiền tệ. Đó là nguồn gốc gây nên sự biến động trong cung ứng tiền tệ:
  11.  Khi ngân hàng trung ương mua chứng khoán, làm tăng cơ số tiền tệ, qua đó làm tăng lượng tiền cung ứng.  Khi ngân hàng trung ương bán chứng khoán, thu hẹp cơ số tiền tệ, qua đó giảm lượng tiền cung ứng. Thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Bởi những ưu thế vốn có của nó mà từ đó mà ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được lượng tiền lưu thông trên thị trường tự do; linh hoạt và chính xác, có thể sử dụng ở bất cứ mức độ nào, điều chỉnh một lượng tiền cung ứng lớn hay nhỏ; ngân hàng trung ương dễ dàng đảo ngược được tình thế của mình; thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí và thời gian… 3.2.2. Lãi xuất cho vay và chiết khấu (discount window rates) Lãi xuất cho vay và chiết khấu được ngân hàng trung ương quyết định trong cả hai trường hợp: một là, cho vay bình thường ký quỹ khi ngân hàng trung gian kẹt thanh toán và hai là, cho vay dưới hình thức cứu cánh cho vay cuối cùng. Lãi suất cho vay chiết khấu có cả hai tác dụng: gián tiếp và trực tiếp. Tác dụng gián tiếp là làm tăng hoặc giảm lãi xuất của ngân hàng trung gian và do đó tác động tới cung ứng tiền và tín dụng. Tác động trực tiếp là nó làm tăng, giảm dự trữ của ngân hàng trung gian và do vậy, tác động đến lượng cho vay tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế. Khi ngân hàng trung ương quyết định tăng lãi suất chiết khấu, từ đó làm cho ngân hàng trung gian không thể vay của ngân hàng trung ườn nhiều và dễ dàng như trước. Do vậy, nó phải giảm bớt cho vay để đảm bảo dự trữ trở lại. Như vậy, tác động thứ nhất là nó trực tiếp làm tăng dự trữ, giảm cho vay và hậu quả là tổng cầu và sản lượng giảm theo. Tác động thứ hai là, nó làm cho ngân hàng trung gian ý thức được rằng trong trường hợp khẩn cấp trong trường hợp vay nóng của ngân hàng trung ương sẽ phải chịu với lãi suất cao, do vậy ngân hàng trung gian sẽ từ từ
  12. nâng lãi suất theo để khỏi thiệt hại nặng khi phải vay của ngân hàng trung ương. Lãi suất tăng tiếp tục thắt chặt cung ứng tiền và tác động tới nền kinh tế. Khi ngân hàng trung ương tuyên bố giảm lãi suất chiết khấu, nó khuyến khích các ngân hàng trung gian đến vay nhiều hơn, điều này làm tăng cung ứng tiền, tăng dự trữ. Kích thích ngân hàn trung gian cho vay nhiều hơn , dễ dàng hơn,và do đó làm cho tiêu dùng, đầu tư tổng cầu và sản lượng tăng nhanh hơn nữa. lãi suất cho vay của các ngân hàng trung gian giảm, kích thích dầu tư và tiêu dùng mở rộng sản lượng. 3.2.3. Dự trữ bắt buộc (reserve requirements) Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại mà không được sử dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do ngân hàng trung ương quy định và bằng một tỷ lệ dự trữ nhất đínho với tổng số tiền mà gửi của khách hàng tại các ngân hàng trung gian. Chế độ dự trữ bắt buộc ở mỗi nước khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau thì có thể khác nhau. Song nhìn chung, dự trữ bắt buộc đều mang tính pháp luật, được gửi ở ngân hàng trung ương và không hưởng lãi. 3.2.4. Cung ứng cơ số tiền hay tiền mặt pháp định (monetary supply) Công cụ này giúp ngân hàng trung ương có thể trực tiếp làm tăng, giảm cơ số tiền tệ, tức là làm tăng, giảm dự trũ và cung ứng tiền bằng các nghiệp vụ trên thị trường ngoại tệ và nghiệp vụ cho vay với chính phủ. Khi ngân hàng trung ương tung tiền mặt ra mua ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ, ngay tức khắc nó làm tăng cơ số tiền tệ, tăng tỷ giá (phá giá đồng tiền nội địa). Cung ứng tiền tổng thể lập tưc bành chướng ngay sau đó. Khi ngân hàng trung ương đem ngoại tệ ra bán, nó thắt chặt cơ số tiền tệ, giảm nhanh cung ứng tiền, hạ tỷ giá xuống thấp hơn (nâng tỷ giá đồng nội địa). Khi ngân hàng trung ương thưch hiện các nghiệp vụ với chính phủ, nó cũng làm thay đổi cơ số tiền tệ. Vào những lúc mà ngân sách chính phủ tham hụt, nhu cầu vay mượn của khu vực công phát sinh và ngân hàng trung ương thường phải
  13. cho chính phủ vay tiền. Lượng tiền mặt cho vay làm tăng cơ số tiền tệ và tăng cung ứng tiền trong nền kinh tế thông qua việc chi tiêu của chính phủ. Đến lúc ngân sách thặng dư, ngân hàng trung ương đòi nợ và chính phủ trả nợ. Một lượng lớn tiền mặt của chính phủ (do nhân dân nộp thuế) được ngân hàng trung ương rút về. Cơ số tiền tệ giảm và cung ứng tiền cũng giảm theo. 3.2.5. Hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng được xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm phát dự kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thị trường khác: tỷ lệ thất nghiệp, thâm hụt ngân sách nhà nước. tốc độ lưu thông tiền tệ…. Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng được phân bổ cho các ngân hàng thương mại, cho từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ Để hạn chế việ tạo tiền quá mức của ngân hàng thương mại làm tăng tổng khối lượng tiền trong nền kinh tế, ngân hàng trung ương quy định hạn mức tín dụng tối đa cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mưc tín dụng được quy định. 3.3. Thực trạng vai trò quản lý vĩ mô của nền kinh tế của ngân hàng trung ương. Quá trình thực hiện các chức năng đã thể hiện rõ vai trò của ngân hàng trung ương. 3.3.1. Ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm xác định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia:  Ngân hàng trung ương đã sử dụng các công cụ của đồng tiền thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Đi liền với sự ra đời của ngân hàng trung ương thì toàn bộ việc phát hành tiền tập trung vào ngân hàng trung ương theo chế độ nhà nước độc quyền phát hành tiền và có trở thành trung tâm phát hành tiền của cả nước. Giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, làm
  14. chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Do đó việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, nó đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt. Các nguyên tắc cơ bản cho việc phát hành tiền tệ đã được đặt ra là:  Nguyên tắc phát hành tiền phải có đảm bảo: nguyên tắc này quy định việc phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông phải được đảm bảo bằng trữ kim hiện hữu nằm trong kho của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương phải đảm bảo việc tự do chuyển đổi giấy bạc ngân hàng ra vàng theo luật định khi người có giấy bạc yêu cầu. tuy nhiên vận dụng nguyên tắc này, mỗi nước lại phải có sự co giãn về mức độ đảm bảo vàng khác nhau, điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị của mỗi nước.  Nguyên tắc phát hành giấy bạc ngân hàng thông qua cơ chế tín dụng, được đảm bảo bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ. theo cơ chế này, việc phát hành giấy bạc không nhất thiết phải có sự đảm bảo của vàng, mà phát hành thông qua cơ chế tín dụng nắn hạn, trên cơ sở đảm bảo giá trị hàng hóa, công tác dịch vụ, thể hiện trên kỳ phiếu thương mại và các chứng từ nợ khác có khả năng thanh toán chuyển thành tiền theo luật định. Đó là tín dụng ngân hàng trung ương, được thực hiện bằng phương thức tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại. Việc phát hành giấy bạc ngân hàng theo nguyên tắc này, một mặt nó xuất phát từ nhu cầu tiền tệ phát sinh do tăng trưởng kinh tế; mặt khác tạo ra khả năng để ngân hàng trung ương thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng theo yêu cầu chính sách tiền tệ. Ngày nay, trong điều kiện lưu thông hàng giấy bạc ngân hàng không được tự do chuyển đổi thành vàng theo luật định, các ngân hàng trên thế
  15. giới đều chuyển sang chế độ phát hành giấy bạc thông qua cơ chế tái cấp vốn cho các ngân hàng và hoạt động trên thị trường mở của ngân hàng trung ương. Đồng thời, trên cơ sở độc quyền phát hành tiền, ngân hàng trung ương thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng được tạo ra từ các ngân hàng thương mại, bằng quy chế dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu… Với việc độc hành phát tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi xuất để tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế. Biểu đồ: Hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô của ngân hàng trung ương bănng điều tiết và cung ứng tiền tệ: Công cụ Mức Đầu tư chính sách cung Tiêu dùng Lãi suất tiền tệ của ứng Sản lượng Dự trữ ngân hàng tiền Công ăn việc Tỷ giá trung gian M1 làm thay đổi M2 Giá cả M3 L  Thực tế đã chứng minh thông qua điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương trong năm 2008, đó là:
  16. Điều hành chính sách tiền tệ có nhiều thay đổi, thị trường tín dung chao đảo: Từ cuối năm 2007 đến đầu 2008 lạm phát xuất hiện, ngân hàng trung ương đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, được thực thi trong quý I năm 2008: quy định về nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng; tăng lãi suất cơ bản lên 8.75% (tăng + 0.5%) và phát hành 20300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Dù ngân hàng trung ương đã bơm trở lai 33000 tỷ đồng nhưng do nhu cầu thiếu vốn, lạm phát gia tăng cho lên lãi suất tháng 5 và 6/2008 trên thị trường tín dụng không ngừng tăng: nếu nhưu ở thời điểm 19/5/2008 cao nất chỉ là 12%/năm thì sau đó các con số 14,15,16,17% trở lên lặc lõng thay thế vào đó là mức 18,19,20%. Sau đó lãi suất lại giảm, sau khi ngân hàng trung ương ra thông báo điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản từ 14% còn 13%.... và xuông 8.5% trong các thóng 10,11,12 đã khiến lãi suất trên thị trường tụt dốc xuống 19%, rồi 16,15 và 11%. Thậm chí nhiều ngân hàng thiết lập mức lãi suât xuống dưới 10%. Ví dụ, ngân hàng sacombank tại thời điểm đó đưa ra múc lãi suất huy động kỳ hạn một tháng là 7,8%/năm, 2 tháng 8,04%/năm, 3 tháng 8,22%/năm… kéo theo đó, lãi suất cho vay ngoại tệ cũng giảm kỷ lục xuống xuống 3%/năm. Điều tiết cung tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở: trong 7 tháng đầu năm 2008, cùng với việc thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trũ bắt buộc. tăng tỷ lệ lãi suất cơ bản nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương đã chào mua tín phiếu ngân hàng nhà nước kỳ hạn 182 ngày và 364 ngày; lãi suất phổ biến với kỳ hạn 182 ngày kà 7,5%/ năm, kỳ hạn 364 ngày là 7,75%/ năm. Đồng thời hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng và khắc phục tình trạng thị trường tiền tệ chưa thông suốt, ngân hàng đã thực hiện chào mua các giấy có kỳ hạn ngắn(7-14-21-28 ngày), khối lương chào mua hàng ngày được xác định trên cơ sở nhu cấu vốn thanh toán và diễn biến thị trường tiền tệ. Việc điều hành thị trường mở đã góp phần ổn định thị trường tiền
  17. tệ, nhất là thời điểm thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các mức lãi suất điều hành của ngân hàng trung ương. Từ thán 8/2008 trước tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, ngân hàng nhà nước đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đảy sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tà chính và ngăn chặn suy giảm kinh tế. Để ổn định tâm lý thị trường và hỗ trợ các ngân hàng thương mại thật sự khó khăn về vốn, ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện các phiên chào mua các giáy có giá kỳ hạn 7-14 ngày với khối lượng và lãi suất hợp lý, phù hợp với việc điều chỉnh lãi suất căn bản và các lãi suất do ngân hàng trung ương công bố. Trong dịp tết, nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh hỗ trợ vốn chủ yếu cho các tổ chức tín dụng, góp phần duy trì và ổn định tiền tệ. 3.3.2. Chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian. Thông qua chức năng ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng đã thực hiện vai trò chỉ huy của mình với vị trí là chủ ngân hàng của hệ thống ngân hàng trung gian. Đó là: Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán, chuyển nhượng bù trừ của các ngân hàn trung gian. Vì tất cả ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trong nước đều phải mở tài khoản và ký quỹ tại ngân hàng trung ương nên ngân hàng này hoàn toàn thực hiện vai trò điều tiết thanh toán giữa các ngân hàng thương mại giống như những thân chủ mua bán lẫn nhau cùng có một tài khoản tại ngân hàng. Từ đặc điểm này giúp cho ngân hàn trung ương một mạt có thể theo dõi , kiểm soát và quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính trong nước. Mặt khác, có thể quản lý được tín dụng ra vào trong hệ thốngtaif chính vào những thời điểm nhất định. Thông qua đó, ngân hàng trung ương kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng bởi các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trong nền kinh tế.
  18. Ngân hàng trung ương là ngân hàng quản lý dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trung gian: Mức dự trữ bắt buộc được duy trì để đề phòng những dợt rút tiền bất ngờ của người gửi. Bằng cách hạ dự trữ bắt buộc, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính có thể tăng lượng tiền cho vay. Hoặc khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cung ứng tiền của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính giảm ngay vì số thừa tiền tệ tăng. Việc thắt chặt hay nới lỏng cung ứng tiền tệ của ngân hàng trung ương tùy thộc vào điễn biến nền kinh tế từng thời kỳ. Như việc điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước trong năm 2008, ngân hàng nhà nước đã điều hành linh hoạt lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, cụ thể: Trong 8 tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, ngân hàng trung ương đã từng bước tăng điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và các mức lãi suất khác nhấuo cho phù hợp với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tiền tệ . Lãi suất tăng cơ bản từ 8,25%/năm lên đến 8,75%/năm; 12%/năm lên đến 14%/năm. đồng thời từ ngày 19/05/2008, thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với luật ngân hàng nhà nước và bộ luật dân sự, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không vượt quá 150%lãi suất cơ bản doa ngân hàng nhà nước công bố trong từng thời kỳ. Lãi suất tái cấp vốn tăng từ6.5%/năm lên 7,5%; 13%; 15%/năm và lãi suất chiết khấu tăng 4,5%/năm lên 6%/năm rồi 13%/năm. Trong những tháng cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái diễn ra trên phạm vi toàn cầu, để hạn chế tác động của nó, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh giảm các laoij lãi suát điều hành. Cụ thể, lãi suất cơ bản giảm từ 14%/năm xuống 13%, 12%,11%, 10% rồi 8,5%/năm. Lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%, 13%, 12%, 11%, 10%.9% và 7,5%. Diễn biến mức lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước.
  19. Đơn vị: %/năm Lãi suất Lãi suất Lãi suất Thời điểm áp Lãi suất cho vay tái cấp tái chiết dụng cơ bản tối đa vốn khấu 02/01/2008 8,75 13,125 7,50 6,00 19/05/2008 12,00 18,00 13,00 11,00 11/06/2008 14,00 21,00 15,00 13,00 21/10/2008 13,00 19,50 14,00 12,00 05/11/2008 12,00 18,00 13,00 11,00 21/11/2008 11,00 16,50 12,00 10,00 05/12/2008 10,00 15,00 11,00 9,00 22/12/2008 8,50 12,75 9,50 7,50 Nguồn: Ngân hàng nhà nước Ngân hàng trung ương là cứu cánh cho vay cuối cùng của hệ thống ngân hàng trung gian. Là việc ngân hàng trung ương cho ngân hàng trung gian vay khi ngân hàng trung gian kẹt tiền mặt để trả cho khách. Ngân hàng trung ương cho ngân hàng trung gian vay với phương thức gọi là cho vay chiết khấu. 3.3.3. Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Các công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng đã góp phần ổn định thị trường trong nước, góp phần thúc đảy hoạt động đàu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của ngân hàng trong huy động nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại góp phần vào thức đẩy sản xuất kinh doanh. . 3.3.4. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
  20. Cùng với chức năng là ngân hàng của nhà nước thì ngân hàng trung ương còn giúp chính phủ trong điều hành nền kinh tế , mọi chính sách mà ngân hàng trung ương đưa ra đều tác động đến nền kinh tế, tất cả đều nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội. Nếu như trong năm 2008, lạm phát tăng cao ngân hàng trung ương liên tục điều chỉnh các chính sách tiền tệ để ổn định tình hình tài chính trong nước. Tiếp trong năm 2009, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, thị trường tài chính ảm đạm. chính sách thắt chặt chi tiêu được toàn bộ các thành phần của nền kinh tế thực hiện, để thúc đảy kinh tế phát triển chính phủ đã đưa ra các gói kích cầu đàu tư và tiêu dùng: gói kích cầu tiêu dùng ( cho vay để mua sắm, xây dụng cơ sỏ hạ tầng..) , gói hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp.. các gói hỗ trọe đưa ra đã có hiệu quả trong việc tạo ra việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện giảm nghèo. 3.4. Đánh giá về vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam và các kiến nghị giúp phát triển và nâng cao vai trò của ngân hàng trung ương Việt Nam 3.4.1. Những thành tựu đạt được. Luật ngân hàng có hiệu lực từ cuối năm 1998 ;là bước tiền mới về cũng cố , hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Năng lực xây dựng điều hành, quản lý tiền tệ- tín dụng- ngân hàng của ngân hàng nhà nước đã được nâng lên một tầm cao mới, thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia và hoạt động có hiệu quả. Chính sách lãi suất đang từng bước được đổi mới, phù hợp với cơ chế thị trường. Ngân hàng nhà nước đưa ra mức lãi suất từ đó các tổ chức tín dụng chủ động ấn định lãi suất huy động cho vay theo hướng đảm bảo các quy định an toàn và hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng. Chính sách ngoại hối từng bước được tự do hóa, xóa bỏ nhiều giấy phép theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2