Tiểu luận - Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi trường
lượt xem 57
download
Tổng quan chung về kinh tế thị trường 1.1 Kinh tế thị trường Lịch sử phát triển của xã hội loài người, là lịch sử phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất xã hội. Nhưng bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều phải giải quyết 4 vấn đề cơ bản: Sản suất cái gì? Với số lượng bao nhiêu? ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận - Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi trường
- Tiểu luận - Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi trường CHƯƠNG I – KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Tổng quan chung về kinh tế thị trường 1.1 Kinh tế thị trường Lịch sử phát triển của xã hội loài người, là lịch sử phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất xã hội. Nhưng bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều phải giải quyết 4 vấn đề cơ bản: Sản suất cái gì? Với số lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai và phân phối sản phẩm như thế nào? Giải quyết những vấn đề này có hai kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, đó là: Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa
- Kinh tế tự nhiên là hình thức kinh tế đầu tiên của xã hội loài người. Kinh tế tự nhiên là nền kinh tế trong đó sản phẩm đ ược sản xuất ra nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của con người sản xuất trong một đơn vị kinh tế nhất định. Người sản xuất quyết định về số lượng, chủng loại sản phẩm theo yêu cầu của mình, gắn với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán cổ truyền. Trình độ phân công lao động, công cụ lao động, phương thức tổ chức sản xuất còn rất thấp và giản đơn: sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, khép kín theo từng vùng từng địa phương, lãnh thổ. Trong các xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ phong kiến chủ yếu là nền kinh tế tự nhiên. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, kế tiếp kinh tế tự nhiên trên cơ sở sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế của những người sản xuất. Đó là hình thức kinh tế trong đó người sản xuất ra sản phẩm không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của mình, mà nhằm để trao đổi, để bán trên thị trường. Vì vậy số lượng và chủng loại sản phẩm suy cho cùng là do người mua quyết định. Việc phân phối sản phẩm được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi (mua- bán) trên thị trường. Kinh tế hàng hóa ra đời từ rất sớm - vào thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và đã từng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Hình thức đầu tiên của nó là nền kinh tế hàng hóa giản đơn. đó là kiểu sản xuất do những người nông dân, thợ thủ công tiến hành dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sức lao động của chính bản thân người sản xuất, họ trực tiếp trao đổi sản phẩm với nhau
- trên thị trường. Quan hệ hàng –tiền tệ phát triển mạnh trong thời kì tan rã của phương thức sản xuất phong kiến quá độ sang chủ nghĩa t ư bản. Đồng thời đó cũng là quá trình chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa (TBCN) là hình thức sản xuất hàng hóa cao nhất, phổ biến nhất trong lịch sử, dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao động. Hay nói cách khác, đặc điểm của nền sản xuất h àng hóa TBCN là dựa trên cơ sở chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Nền kinh tế hàng hóa TBCN đã trải qua hai giai đoạn: kinh tế thị trường tự do (cổ điển) và kinh tế thị trường hỗn hợp (hiện đại). Nh ư vậy với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản(CNTB) kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển thành kinh tế hàng hóa phát triển hay kinh tế thị trường. Nói như trên không có nghĩa là đồng nhất kinh tế thị trường với sản xuất hàng hóa TBCN. Khi nói sản xuất hàng hóa TBCN là muốn nhấn mạnh mặt xã hội của sản xuất tính chất của nền sản xuất. Còn nói kinh tế thị trường là muốn nhấn mạnh mặt tự nhiên của sản xuất dựa trên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, kinh tế hàng hóa đã phát triển và phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Sản xuất hàng hóa tiếp tục tồn tại, phát triển dưới chủ nghĩa xã hội (CNXH). đặc điểm của nền sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa là dựa trên cơ sở người lao động làm chủ xã hội về tư liệu sản xuất; thực hiện tổ chức và quản lý nền sản xuất thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) – Nhà nước của dân, do dân vì nhân dân nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. đó
- là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không dựa trên cơ sở người bóc lột người: mục tiêu của phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện công bằng tiến bộ xã hội và văn minh. Như vậy sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã xây dựng. “Tóm lại kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Nói khác với kinh tế tự nhiên ở trình độ phát triển của lực l ượng sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội và cách thức tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất gắn chặt với thị trường. Quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm biểu hiện qua thị trường, qua việc mua bán sản phẩm lao động của nhau. Việc sản xuất ra những h àng hóa gì, cần có những dịch vụ nào đều phải xuất phát từ nhu cầu của thị tr ường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều phải thông qua thị trường” hay “Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường”. 1.2 Cơ chế thị trường
- Trong nền kinh tế thị trường có một loạt những quy luật kinh tế vốn có của nó như quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, v.v…Các quy luật đó đều biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua giá cả thị trường. Nhờ sự vận động giá cả thị tr ường mà diễn ra một sự thích ứng một các tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất (tổng cung) với khối lượng và nhu cầu của xã hội (tổng cầu), tức là sự hoạt động của các quy luật đó đã điều tiết nền sản xuất xã hội. Vậy: cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nề kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật vốn có của nó. Nói một cách cụ thể h ơn, cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung – cầu, cạnh tranh …trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường là một bộ máy tinh vi để phối hợp một cách không tự giác hoạt động của người tiêu dùng với các nhà sản xuất. Cơ chế thị trường tự phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có thị trường và do đó coá cơ chế thị trường hoạt động. 1.3 Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường:
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý. Do vậy, nó luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừa hàng hoá để cho phép thoả mãn nhu cầu ở mức tối đa. a. Ưu điểm: · Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, luôn tìm cách để cải tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại để phát triển không ngừng. · Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng người quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải các nhà quản lý kém hiệu quả. · Kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh tự do, dân chủ trong kinh tế bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. · Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, dư thừa và phong phú hàng hóa. Dịch vụ được mở rộng và coi như là hàng hoá. Thị trường năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ. Song ngoài những ưu điểm nêu trên, kinh tế thị trường còn tồn tại một số khuyết tật sau:
- b. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường: · Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội. · Kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng” (đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáo dục .v.v.) · mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi ích tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế – xã hội không được đảm bảo. · Một nền kinh tế tự do thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp. · Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội. Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị tr ường ở tầm vĩ
- mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích đối với sản xuât thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương mại. 2. Các học thuyết về mối quan hệ giữa nhà nước với nền kinh tế thị trường. 2.1. Học thuyết “ Bàn tay vô hình” của A. Smith (1723-1790) a/ Hoàn cảnh ra đời học thuyết Cuối thế kỷ 17, cùng với quá trình tan rã của CN trọng thương, sự phát triển của nền CN công trường thủ công, cuộc CMTS Anh đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp. Xã hội lúc này xuất hiện tầng lớp quí tộc mới, liên minh với giai cấp tư sản để chống lại triều đình phong kiến. Giai cấp Tư sản Anh cuối thế kỷ 17 đã trưởng thành, ít cần tới sự bảo hộ của nhà nước như trước. Các chính sách kinh tế của nhà nước trong thời kì này cũng ít hà khắc hơn. Về mặt tư tưởng: các ngành KHTN (toán, thiên văn), KHXH (triết, LS, VH) phát triển đã tạo cho khoa học kinh tế 1 cơ sở phương pháp luận chắc chắn. Chính những nguyên nhân đó đã làm nảy sinh những tư tưởng thể hiện sự tự do về kinh tế. A.Smith là đại diện tiêu biểu cho trường phái này. Học thuyết “ Bàn tay vô hình” về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trở thành tư tưởng kinh tế chủ đạo ở Châu Âu từ thế kỷ 17 cho tới khi xảy ra cuộc đại khủng hoảng kinh tế những năm 1930.
- b/ Nội dung: Theo A.Smith, một chế độ kinh tế bình thường phải dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa và một nền kinh tế hàng hóa bình thường phải dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh. Ngược lại thì chỉ là sản phẩm của ngẫu nhiên, độc đoán và ngu dốt của con người. Liên minh trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Nó tồn tại vĩnh viễn với loài người. Ông cho rằng mỗi người trong quá trình trao đổi sản phẩm không ai xuất phát từ lợi ích công mà xuất phát từ lợi ích cá nhân của mình. Lợi thế cá nhân chính là mục đích, là động lực xuất phát. Khi chạy theo lợi ích cá nhân thì lợi ích công cộng cũng được hình thành bởi một bàn tay vô hình dẫn dắt mọi người phục vụ cho lợi ích công, phục vụ cho lợi ích xã hội. Bàn tay vô hình đó không nằm trong ý muốn ban đầu của con người. Bàn tay vô hình đó chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hành động của con người. Adam Smith gọi hệ thống các quy luật khách quan đó là một trật tự thiên định. Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật hoạt động l à: phải có sự tồn tại và phát triển sản xuất trao đổi hàng hóa, nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch. Quá trình ấy được thực hiện bởi chính quá trình cạnh tranh giữa các lợi ích cá nhân. Không ai cần kế hoạch, không ai cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả.
- Theo ông quan hệ giữa người và người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế chỉ có CNTB mới là XH bình thường, nó được xây dựng trên cơ sở các quy luật tự nhiên. Ông cho rằng các chế độ XH trước đó là không bình thường. Từ đó ông cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sở hữu tư bản, đấu tranh chống kẻ th ù bên ngoài, chống tội phạm trong nước. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào các chức năng kinh tế khi nó vượt ra ngoài khả năng của các chủ doanh nghiệp. Ông cho rằng chính sá ch kinh tế tốt nhất của nhà nước là tự do kinh tế c/ Ý nghĩa: · Học thuyết “ bàn tay vô hình” phù hợp với quy luật khách quan. · Khuyến khích tự do kinh doanh, tự do mậu dịch, tự do phát triển. 2.2. Học thuyết “ Bàn tay hữu hình” của Keynes(1884-1946) a/ Hoàn cảnh xuật hiện. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm cho các nước tư bản gánh chịu một hậu quả nặng nề, đặc biệt khi “bong bóng” bất động sản ở Mỹ nổ tung. Học thuyết “ bàn tay vô hình”- tự điều tiết kinh tế của A. Smith đã không còn thích hợp khi lòng tham cao độ của các nhà tư bản đã tự thiêu rụi nền kinh tế của
- mình. Hơn nữa, sự phát triển nhanh của lực lượng sản xuất lúc này đòi hỏi sự can thiệp ngày càng tăng của nhà nước vào kinh tế. Tất cả điều này đã đòi hỏi các nhà kinh tế học phải đưa ra một học thuyết mới phù hợp hơn với sự phát triển của thị trường. Chính trong điều kiện đó, học thuyết “ Bàn tay hữu hình”- Kinh tế TBCN có điều tiết đã xuất hiện. b/ Nội dung Thị trường không thể tự do phát triển mà nó chịu sự chi phối của một “b àn tay hữu hình”. Bàn tay hữu hình này chính nhà nước. Keynes cho rằng nhà nước phải đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thị tr ường, là người chịu trách nhiệm chính trong việc ổn định các hoạt động kinh tế . Nh à nước sẽ can thiệp và điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua các cơ chế, chính sách và công cụ điều hành kinh tế vĩ mô c/ Ý nghĩa · Lý thuyết của Keynes phù hợp với tình hình kinh tế lúc bấy giờ · Đề cao vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế. · Hạn chế sự cạnh tranh không công bằng giữa các chủ thể kinh tế.
- · Tuy nhiên hạn chế của học thuyết này là quá đề cao vai trò của nhà nước đối với thị trường mà không thừa nhận những quy luật tự nhiên của nền kinh tế. 2.3. Học thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson a. Hoàn cảnh xuất hiện Sự xích lại gần nhau của hai trường phái kinh tế tự do và kinh tế cần có sự điều tiết của nhà nước thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20. Samuelson đưa ra học thuyết kinh tế hỗn hợp. b/. Nội dung Chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả hai bàn tay vô hình và hữu hình. Ông cho rằng điều hành một nền kinh tế không có cả chính phủ lẫn thị tr ường thì chẳng khác nào như định “vỗ tay bằng một bàn tay”. Theo quan điểm này, nền kinh tế cần phải có môi trường tự do phát triển, tự do mậu dịch…theo quy luật tự nhiên kết hợp với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Có như vậy thì nền kinh tế mới phát triển hoàn chỉnh và cân bằng. c/ Ý nghĩa · Không có một nền kinh tế tự do hoàn toàn. · Phù hợp với quy luật khách quan.
- · Hạn chế được những khuyết tật cuả cơ chế thị trường, nhận thấy vai trò cần thiết điều tiết nền kinh tế cảu nhà nước. 3. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. 3.1. Định hướng, dẫn dắt nền kinh tế Định hướng chiến lược kinh tế đúng đắn có vai trò tiên quyết đối với sự phát triển kinh tê của mỗi quốc gia. Nhà nước định hướng cho nền kinh tế phát triển phù hợp với quy luật khách quan của thời đại nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước Để định hướng nền kinh tế, nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế dài hạn tương ứng với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Việc hoạch định chiến l ược phát triển kinh tế sẽ làm cho nền kinh tế thị trường phát triển một cách tự giác, các doanh nghiệp và chủ thể tham gia kinh doanh đều thống nhất với nhau về mục đích phát triển kinh tế của quôc gia. Thông qua việc định hướng các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế, nhà nước cũng thống nhất các lợi ích khác nhau về cùng một lợi ích để cho ai khi thực hiện các lợi ích cá nhân của minh cũng đều góp phần vào việc tạo ra các lợi ích của cộng đồng.
- 3.2.Điều phối, điều tiết nền kinh tế Nhà nước tạo ra các điều kiện kinh tế cần thiết để thị trường tư nhân có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Tạo ra một thị trường tiền tệ ổn định, được chấp nhận rộng rãi, có khả năng loại bỏ hệ thống giao dịch cồng kềnh, kém hiệu quả và đồng thời có khả năng duy trì giá trị tiền tệ thông qua các chính sách hạn chế lạm phát. Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Trong những thời kỳ kinh tế suy giảm, chính sách tài chính có tác dụng kích cầu và sản xuất bằng cách Chính phủ tăng mua, giảm thuế, do đó tạo ra được một thu nhập quốc dân khả dụng lớn hơn để đưa vào luồng tiêu đùng. Còn trong những thời kỳ kinh tế "quá nóng", chính phủ làm ngược lại. Để cân bằng lại những biện pháp t ài chính cố ý này, Nhà nước tạo ra nhưng cái gọi là cơ chế ổn định, như thuế thu nhập luỹ tiến và phụ cấp thất nghiệp. Chính sách tài chính được điều hành một cách độc lập với chính sách tiền tệ là chính sách nhằm điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng tiền. Chính sách tiền tề để ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái. Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm:
- thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở. Khi tăng chi tiêu vào thời điểm thất nghiệp cao và lạm phát thấp, Nhà nước đã tăng cung ứng tiền, dẫn tới giảm lãi suất (tức giám giá đồng tiền), nhờ đó ngân hàng mới có nhiều điều kiện cho vay và chi tiêu cho tiêu dùng được tăng lên. Điều đó có nghĩa là kích cầu vì tiêu dùng là bộ phận cấu thành lớn nhất và ổn định nhất của tổng cầu. Lãi suất thấp, đồng thời khuyến khích đầu tư, các chủ doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, thuê thêm công nhân. Trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp thì ngược lại, Nhà nước “làm nguội" nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất, giảm cung ứng tiền. Cùng với việc giảm tiền và tăng lãi suất, cả chỉ tiêu lẫn giá cả đều có xu hướng giảm hoặc ít nhất, nếu có tăng thì cũng rất chậm, và kết quả là thu hẹp lại sản lượng và việc làm. Nhà nước tạo điều kiện cho thị trường phát triển theo quy luật vốn có của nó, đồng thời khắc phục những mặt trái mà nền kinh tế thị trường đem lại. 3.3.Giữ vững ổn định chính trị- kinh tế- xã hội và thiết lập khuôn khổ pháp luật Mỗi quốc gia trong quá trình hiện đại hóa, muốn thịnh vượng kinh tế cần phải có một cơ sở hạ tầng pháp luật, dù khiêm tốn nhưng tập trung bảo vệ các quyền về tài sản và hợp đồng.
- Để chống lại bạo lực và gian lận kinh tế, nhà nước phải tạo ra một hệ thống pháp lý về kinh tế để quản lý nền kinh tế phát triển một cách công bằng, chẳng hạn như những quy định về quyền sở hữu, những điều luật về pha sản và khả năng thanh toán, hệ thống tài chính với ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại để giữ cho việc cung cấp tiền mặt được thực hiện một cách nghiêm ngặt…. Trong các nền kinh tế thị trường không có gì bảo đảm để không diễn ra bạo lực và gian lận. Đó là lý do tại sao Nhà nước cần phải có lưu trữ văn bản, hồ sơ, chứng từ về đất đai, nhà ở, đảm bảo các hợp đồng mua bán tất cả các loại sản phẩm. Cả người mua lẫn người bán đều muốn là khi cả hai phía đã đồng ý trao đổi thì sự thoả thuận nhất định phải được thực hiện. Tình hình đó cũng giống như đối với quan hệ giữa người chủ và người làm công. Người lao động đã với tư cách cá nhân hay tập thể trong các tổ chức hiệp hội cũng đều có sự thoả thuận nhất định về điều kiện làm việc, tiền lương với chủ sử dụng lao động. Nếu như không có sự đảm bảo cho các thoả thuận ấy, nghĩa là không có sự thực thi của luật pháp thì các giao dịch trên thị trường trở nên khó mà có thể thực hiện. Nhựng quy định trong lĩnh vực kinh tế mà nhà nước đặt ra được áp dụng cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả nhà nước cũng phải tuân theo Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước điều chỉnh những mối quan hệ cơ bản trong lĩnh vực kinh tê, tạo ra những hành lang pháp lý lành mạnh để các chủ thể kinh tế vận hành và phát triển.
- CHƯƠNG II – KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN 1./ Kinh tế thị trường ở Việt Nam. 1.1/ Các tiêu chí của nền kinh tế thị trường. Hiệp định thương mại của WTO không có quy định về các tiêu chí xác định tính chất thị trường hoặc phi thị trường của một nền kinh tế, tuy nhiên Các nguyên tắc và hiệp định của WTO được xây dựng dựa trên nguyên tắc của thị trường. Các nước gia nhập WTO phải cam kết cải cách kinh tế theo hướng thị trường, tuân thủ các nguyên tắc của WTO. Đó là: -Thương mại không phân biệt đối xử: Được thể hiện thông qua quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy chế đãi ngộ quốc gia (NT). Mục đích của các quy chế này là bảo đảm bình đẳng trong gia nhập thị trường. Nguyên tắc này còn quy định không có thiên vị trong việc hưởng ưu đãi từ Nhà nước về chính sách thuế và trợ cấp... -Thương mại ngày càng tự do hơn: WTO thúc đẩy tự do hoá và gia nhập thị trường, thể hiện thông qua việc cắt giảm và từng bước bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
- -Đảm bảo tính minh bạch, dễ dự đoán trong chính sách th ương mại: Bảo đảm công khai, minh bạch và khả năng giải trình về sự can thiệp chính sách của Nhà nước, các thành viên trong và ngoài nước được bình đẳng trong tiếp cận thông tin... -Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh: bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền, giá cả không bị bóp méo, mang tính thị trường (chẳng hạn chống hành vi bán phá giá). -Thúc đẩy phát triển và cải cách kinh tế: Thúc đẩy cải cách định hướng thị trường, thông qua ưu đãi thuế quan và thực hiện các dạng trợ cấp được phép, ví dụ, để hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, bảo hộ nền sản xuất trong nước trong trường hợp bị tổn thương... (Các nước xin gia nhập WTO phải cam kết cải cách kinh tế theo h ướng đáp ứng các yêu cầu thị trường nói trên, tức là không được tạo ra những rào cản bóp méo thị trường. Vấn đề kinh tế thị trường thể hiện rất rõ trong một số hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới như Hiệp định chống bán phá giá, Định giá hải quan, Hiệp định về trợ cấp) Theo Luật Thuế 1930 (sửa đổi) của Mỹ (quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và có ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế VN) thì có 6 tiêu chí trong việc xác định 1 nền kinh tế là thị trường hay phi thị trường. Các tiêu chí đó gồm:
- + Khả năng chuyển đổi của đồng tiền + Tự do thoả thuận mức lương + Đầu tư nước ngoài + Sở hữu hoặc quản lý của nhà nước đối với các ngành sản xuất + Quản lý của nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực + Các yếu tố thích hợp khác (theo tình hình thực tế của QG và khu vực) Từ những quan điểm trên ta thấy Kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản sau đây: - Nền kinh tế thị trường lấy thị trường làm trung tâm của nền kinh tế, chính thị trường điều tiết trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Vì mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải biết vận dụng và phát huy các quy luật kinh tế của thị trường . Mỗi doanh nghiệp là một thực thể độc lập trong kinh doanh , có quyền hợp tác cũng như cạnh tranh với nhau trên thị trường. - Liên doanh, liên kết kinh tế là xu thế tất yếu trong kinh doanh không giới hạn phạm vi trong nước và quốc tế. - Sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường tạo ra các yếu tố của thị trường : thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường hàng hoá...
- - Sự vận động của nền kinh tế thị trường gắn với sự can thiệp vĩ mô của Nhà nước (đây là sự can thiệp có mức độ ) để điều tiết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. - Sự cần thiết của vai trò quản lý NN đối với nền kinh tế thị trường: Nếu không có Đảng Cộng sản lãnh đạo và Nhà Nước quan lý thì không thể có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà đó là nền KTTT tư bản chủ nghĩa. 1.2 Đặc trưng nền kinh tế thị trường của VN. Các đặc trưng ( nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN). Về mục đích phát triển lực lượng sản xuất phát triển nền kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân, ph át triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với việc xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trên cả ba mặt: Sở hữu quản lý và phân phối. Thứ nhất về sở hữu lấy sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo để định hướng nền kinh tế quốc dân Thứ hai, về quản lý, kinh tế thị trường định hướng XHCN phải có sự quản lý nh à nước. Thứ ba, về phân phối, thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn vào các nguồn lực khác vào sản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Triết học Mác - Lênin: Hệ thống câu hỏi - đáp án gợi mở & Hướng dẫn viết tiểu luận - ĐH Kinh tế TP.HCM
487 p | 2922 | 913
-
Tiểu luận " Chuỗi cung ứng Logistics "
24 p | 801 | 448
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
27 p | 1361 | 289
-
Tiểu luận triết học P50
13 p | 328 | 103
-
Tiểu luận Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
13 p | 187 | 71
-
Tiểu luận kinh tế chính trị P190
14 p | 306 | 58
-
Tiểu luận:Các điểm nóng khu vực Nam Á
22 p | 254 | 50
-
Tiểu luận kinh tế chính trị P35
18 p | 140 | 43
-
Tiểu luận kinh tế chính trị P47
13 p | 147 | 32
-
Tiểu luận kinh tế chính trị P172
27 p | 114 | 25
-
Tiểu luận triết học P64
42 p | 112 | 19
-
Bài tiểu luận: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề “Trồng Người"
12 p | 159 | 18
-
Tiểu luận kinh tế chính trị P171
15 p | 136 | 14
-
Tài liệu thảo luận chính sách cơ chế tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo – Kinh nghiệm của IPP2 các mô hình quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
108 p | 76 | 14
-
Tiểu luận kinh tế chính trị P43
12 p | 115 | 13
-
Tiểu luận kinh tế chính trị P128
22 p | 111 | 11
-
Tiểu luận về chiến tranh " TÌNH HÌNH QUÂN SỰ Ở PHÁP "
8 p | 134 | 8
-
Sự đọc, nhìn từ tiểu thuyết cô độc của Uông Triều
8 p | 40 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn