Tiểu luận Văn hoá doanh nghiệp: Phân tích biểu hiện văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
lượt xem 23
download
Tiểu luận Văn hoá doanh nghiệp "Phân tích biểu hiện văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT" nghiên cứu với mục tiêu giúp các bạn sinh viên hiểu sâu rộng kiến thức môn văn hóa doanh nghiệp, nghiên cứu về biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT và đặc biệt là vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh đối với một tổ chức. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Văn hoá doanh nghiệp: Phân tích biểu hiện văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
- lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CHỦ ĐỀ: CÁC BIỂU HIỆN CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN FPT Họ và Tên sinh viên : Bùi Tấn Thành Ngày sinh : 20/12/2000 Lớp niên chế : D14QK02 Số thứ tự : 54 Giảng viên hướng dẫn : Phùng Thị Mỹ Linh Lớp tín chỉ : D15KT05 Hà Nội, Tháng 08/2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1 1.2. Biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp 3 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp 6 1.4 Vai trò của văn hoá doanh nghiệp 7 CHƯƠNG 2: VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẬP ĐOÀN FPT 9 2.1. Giới thiệu về tập đoàn FPT 9 2.2. Biểu hiện văn hoá doanh nghiệp tập đoàn FPT 11 2.3. Đánh giá chung 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 LỜI MỞ ĐẦU Một quốc gia sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi sự bảo tồn, giữ gìn được nét văn hóa truyền thống của mình. Một gia đình không thể đầm ấm sum vầy, đóng góp tích cực cho xã hội nếu thiếu đi sự gia phong, gia giáo. Một doanh nghiệp cũng vậy, sẽ không thể có được sự phát triển bền vững và lâu dài nếu không có một nền văn hóa chuyên biệt, đặc thù, một nền văn hóa văn minh, hiện đại, công bằng là điều kiện lý tưởng cho nhân viên làm việc hiệu quả, thúc đẩy sự sáng tạo. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng với những khó khăn thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, định hình phong cách, bản sắc của mình. Các triết lý, quy tắc và phương pháp phù hợp với xu hướng có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp giải quyết những vấn đề về quản lý mà còn để hạn chế việc phải khắc phục những hậu quả của các quyết định sai lầm có thể mắc phải. Đó chính là quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doang nghiệp trở thành giá trị cốt lõi để xác định thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để các doanh nghiệp phát triển bền vững. Tại Việt Nam, với hơn 30 năm hoạt động và phát triển, tập đoàn FPT luôn không ngừng nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng, công ty đã gặt hái được không ít những thành tựu nổi bật. Có thể nói, tập đoàn FPT đã xây dựng và tạo lập nên được một nền văn hóa mang bản sắc riêng của mình và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam xây dựng và phát triển thành công văn hóa doanh nghiệp. Với mục tiêu hiểu sâu rộng kiến thức môn văn hóa doanh nghiệp, nghiên cứu về biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT và đặc biệt là vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh đối với một tổ chức, em xin phép lấy đề tài: “Phân tích biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT” làm đề tài Tiểu luận kết thúc học phần môn Văn hóa doanh nghiệp. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 1 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm văn hoá Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng,phong tục,lối sống... + Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử". + Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa: - Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. - Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sng1 tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội. - Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát); - Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát); - Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; - Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 2 Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.1.2. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Văn hóa doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. Để dễ hình dung, chúng ta có thể hiểu văn hóa của doanh nghiệp giống như “cá tính” của doanh nghiệp đó. Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người này với người khác, “văn hóa” cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh nghiệp không thể lẫn với doanh nghiệp Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 3 khác dù có cùng hoạt động trong một lĩnh vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường. Văn hóa doanh nghiệp có ba nét đặc trưng, đó là: - Tính nhân sinh tức là gắn với con người. Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó. Do đó, văn hóa doanh nghiệp có thể hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác”. Theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị. Nên, một doanh nghiệp, dù muốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hóa của tổ chức mình. Văn hóa doanh nghiệp khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của tổ chức hoặc không. Chủ động tạo ra những giá trị văn hóa mong muốn là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình. - Tính giá trị: Không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp (so với định hướng phát triển của doanh nghiệp). Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định; và những nhận định này được thể hiện ra thành “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp-xấu”…, nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, chỉ là “không phù hợp”. Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về văn hóa của một doanh nghiệp nào đó. - Tính ổn định: Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hóa doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hóa. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hóa. 1.2. Biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường hướng tới việc hình thành một tập hợp các khuôn mẫu hành vi được áp dụng trong các mối quan hệ xã hội. Những khuôn mẫu hành vi này có thể được sử dụng để phản ánh bản sắc văn hoá doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệp tồn tại dưới 2 hình thức là trực quan và phi trực quan. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 4 1.2.1. Các biểu hiện trực quan của văn hoá doanh nghiệp - Đặc điểm: Bao gồm những kiến trúc đặc trưng của một tổ chức gồm kiến trúc ngoại thất và kiến trúc nội thất bởi nó thể hiện hình ảnh và bộ mặt của công ty trong mối giao tiếp xã hội. Các doanh nghiệp hiện nay đều xây dựng những công trình phức tập về kiến trúc, đồ sộ về quy mô với mong muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt mình. Đó cũng chính là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng của công ty. Một số thiết kế nội thất ví dụ như lối đi, không gian làm việc hay thậm chí là cây xanh, khu vực vệ sinh đều được thiết kế cho dễ sử dụng, nhiều tiện ích và không quên tạo ấn tượng thiện trí cùng sự quan tâm. - Nghi lễ, các hoạt động tập thể: Là những hoạt động được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới các hoạt động, sự kiện văn hoá – xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hay thất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và vì lợi ích của những người tham dự. Người quản lý có thể sử dụng lễ nghi để như một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị mà tổ chức coi trọng ví dụ như nêu gương, khen thưởng cho nhân viên đạt kết quả xuất sắc… - Ngôn ngữ, khẩu ngữ: Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người xung quanh. 1.2.2. Các biểu hiện phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp - Giá trị, niềm tin và thái độ: Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết con người cho rằng họ cần phải làm gì. Những cá nhân và tổ chức đánh giá cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở cho rằng họ cần hành động một cách thật thà, kiên định và thẳng thắn. Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai. Niềm tin của những người lãnh đạo dần dần được chuyển hóa thành niềm tin của tập thể thông qua những giá trị. Thái độ được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng. Thái độ được hình thành theo thời gian từ những phán xét và những khuôn mẫu điển hình, thay vì từ những sự kiện cụ thể; thái độ con người là tương đối ổn định và có những ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 5 - Giá trị cốt lõi: Là những phẩm chất cao quý nhất trong doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi không thay đổi theo thời gian. Là thước đo mọi hành vi, là nền tảng, là những điều “luật bất thành văn” ăn sâu vào trong tiềm thức, ngấm vào máu các thành viên và được thực hiện qua các hành vi hằng ngày. Giá trị cốt lõi thực sự thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp. Trong bảng giá trị của doanh nghiệp phải thể hiện được những mong muốn tốt đẹp của lãnh đạo đồng thời phải thể hiện các giá trị đã hình thành từ lâu trong mỗi thành viên của doanh nghiệp, đã được tu luyện và giữ vững trong thời gian khá dài. - Sứ mệnh, tầm nhìn: Mỗi một doanh nghiệp ra đời đều mang trong mình một sứ mệnh. Sứ mệnh của doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Tại sao ta lập doanh nghiệp? Mục đích lâu dài của nó? Doanh nghiệp làm gì để tồn tại và phát triển? Khi sứ mệnh được tuyên bố một cách rõ ràng thì các thành viên sẽ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định, cùng doanh nghiệp đi đúng hướng và thực hiện được sứ mệnh của nó. Khi nhân viên hiểu hết về sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ có sự tin tưởng hơn vào con đường mà mình đang đồng hành, thấy rõ ý nghĩa của công việc mình đang thực hiện. Chỉ có sứ mệnh rõ ràng, lâu dài thì doanh nghiệp mới trường tồn được. Tầm nhìn là bức tranh lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Tầm Nhìn là kết quả của việc thực hiện sứ mệnh nếu như không có bất cứ khó khăn trở ngại nào. - Lịch sử phát triển và thuyền thống văn hoá: Là nên tảng cho sự hình thành và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch sự phát triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình hình thành, vận động và thay đổi các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới quá trình phát triển, vận động và thay đổi các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp. “Thực tế cho thấy, những tổ chức có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay đổi về tổ chức hơn những tổ chức mới, non trẻ, chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa. Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành những “rào cản tâm lý” không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới. - Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã hội và nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển xuyên suốt, có ý nghĩa định hình cho doanh nghiệp trong cả thời kỳ phát triển lâu dài. Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo, xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và cho khách hàng biết đến doanh nghiệp. Hiểu theo một cách khác, triết lý kinh Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 6 doanh của doanh nghiệp là một tín điều, nhắc nhở các thành viên về tinh thần, giá trị xã hội nhân văn xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức đó. Đồng thời, triết lý kinh doanh còn là sự liên hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh doanh bên ngoài, là sứ mệnh nhiệm vụ và phương thức thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp, là mục tiêu và phương thức đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Nó trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên và định hướng hoạt động của mỗi thành viên. Vì vậy triết lý kinh doanh trở thành giá trị văn hóa vô hình điển hình trong doanh nghiệp phải có thời gian hình thành truyền từ đời này sang đời khác. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp 1.3.1. Văn hoá dân tộc Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mọi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc. Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu. Mỗi cá nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc… với các bản sắc văn hóa khác nhau hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau. Khi tập hợp chung lại trong tổ chức, những nét nhân cách này sẽ được tổng hợp tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, văn hóa ở mỗi nước, mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển, trình độ và lịch sử của khu vực đó. Chủ doanh nghiệp sẽ dựa trên mức độ đa dạng văn hóa trong công ty cũng như những giá trị đang có để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp. Ưu thế nổi bật của văn hóa Việt Nam có thể kể đến như: Coi trọng tư tưởng nhân bản; Chuộng sự hài hòa; Tinh thần cầu thị; Ý chí phấn đấu tự lực, tự cường…Tuy nhiên cũng có không ít những hạn chế như: thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá… khiến cho doanh nghiệp gặp không ít trở ngại. Điều này đặt ra bài toán cho Ban lãnh đạo là làm sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế vốn có. Trong thời buổi toàn cầu hóa đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có tính toán phù hợp, lựa chọn sáng suốt để xây dựng các yêu tố văn hóa doanh nghiệp phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam. 1.3.2. Yếu tố hội nhập Xu thế toàn cầu hóa trong thời kỳ hội nhập WTO khiến các doanh nghiệp cần có sự tích cực, chủ động xây dựng cho mình một nền văn hóa mở, vừa có sự kế thừa văn hóa dân Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 7 tộc vừa phải giao thoa với văn hóa quốc tế nhằm đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới phù hợp. Việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp chịu tác động không nhỏ trong môi trường hội nhập. Bản thân doanh nghiệp đó cần thay đổi, cập nhật thường xuyên về tư tưởng, phương châm hoạt động, kinh doanh mới phù hợp hơn, tiến bộ hơn. Nó bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi để tồn tại ví dụ như sự thay đổi trong tư duy của ban lãnh đạo, ý thức của nhân viên hay giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. 1.3.3. Lịch sử hình thành và truyền thống của doanh nghiệp Nếu như doanh nghiệp có lịch sử sử và truyền thông tốt đẹp, bền vững thì việc phát triển các văn hoá được coi như một điểm tựa vững chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển. Việc xây dựng, phát huy các yếu tố văn hoá phải dự trên tinh thần kế thừ những tinh hoa của nền văn hoá truyển thống của doanh nghiệp. Phong cách, những hành động, ý chí, tinh thần, thái độ làm việc của ban lãnh đạo tạo nên giá trị cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp. Nó do ban lãnh đạo đầu tư, xây dựng và phát triển. Nếu ban lãnh đạo tiến bộ, có tầm nhìn xa thì văn hoá doanh nghiệp sẽ phát triển và ngược lại. 1.3.4. Mô hình, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Mỗi một ngành nghề kinh doanh sẽ có nét văn hoá kinh kinh doanh riêng vì thế mà mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá hợp với ngành nghề kinh doanh đảm bảo được những nét đặc trưng riêng cho mình. Đồng thời phải có quy định riêng biệt trong sự phát triển văn hoá doanh nghiệp tuơng ứng với mô hình tổ chức. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hoá doanh nghiệp luôn bị phụ thuộc vào các mô hình, cơ cấu tổ chức, nhân viên, đặc thù ngành nghề kinh doanh,… 1.3.5. Mục tiêu chiến lược và sứ mệnh của doanh nghiệp Là hai yếu tố quyết định phương hướng phát triển của văn hoá doanh nghiệp đến việc hình thành một kiểu văn hoá mới hoặc làm thay đổi cơ bản các yếu tố văn hoá đã lỗi thời. Bên cạnh đó tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hoá doanh nghiệp, tính mạnh yếu của doanh nghiệp. 1.4 Vai trò của văn hoá doanh nghiệp Thứ nhất là: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu được rủi ro, tăng cường phối hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc cho mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả doanh Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 8 nghiệp. Từ đó tăng sức mạnh cạnh tranh và khả năng hoàn thành của doanh nghiệp trên thị trường. Thứ hai là: Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Sự khác nhau giữa các doanh nghiệp qua sự phát triển giá trị văn hoá giúp cho doanh nghiệp tạo nên tên tuổi của mình. Thứ ba là: Giá trị văn hoá doanh nghiệp thực hiện vai trò của mình đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể: - Các giá trị văn hoá làm giảm mâu thuẫn, xây dựng mối đoàn kết. Nó được miêu tả như “chất kết dính” để kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. Việc tạo ra văn hoá chung sẽ tạo ra sự thống nhất quan điểm, lợi ích chung cho hành động của các thành viên. - Các giá trị văn hoá thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức tạo thuận lời trong phối hợp và kiểm soát. Đặc biệt là trong việc giải quyết gặp phải những thực tế phức tạp nguyên nhân do sự khác nhau về văn hoá địa phương thì văn hoá doanh nghiệp sẽ có tác dụng để phạm vi hoá sự lựa chọn. - Các giá trị văn hoá đóng vai trò quan trọng thúc đẩy động cơ làm việc cho các thành viên trong doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường uy tín cho doanh nghiệp hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, tạo nên giá trị doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và thương hiệu doanh nghiệp. ➔ Như vậy, văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó luôn tạo ra niềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết giữa những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 9 CHƯƠNG 2: VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẬP ĐOÀN FPT 2.1. Giới thiệu về tập đoàn FPT 2.1.1. Giới thiệu chung FPT có tên gọi đầy đủ Công ty cổ phần FPT (tên tiếng anh: FPT Group) là công ty dịch vụ công nghệ thông tin. Công ty FPT hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm: công nghệ, viễn thông và giáo dục. FPT sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 59/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu. Hiện công ty có 46 văn phòng tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam. FPT Group có 7 công ty con và 4 công ty liên kết, trụ sở chính được đặt tại Tòa nhà FPT, phố Duy Tân, Hà Nội. Liệt kê những công ty thành viên trực thuộc FPT bao gồm: - Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) - Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT ( FPT Information System) - Công ty cổ phần Viễn thông FPT ( FPT Telecom) - Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT ( FPT Online) - Công ty TNHH Giáo dục FPT ( FPT Education) - Công ty Đầu tư FPT ( FPT Investment) - Công ty TNHH FPT Smart Cloud ( FPT Smart Cloud) Bốn công ty liên kết với FPT bao gồm: - Công ty cổ phần Chứng khoán FPT ( FPT Securities) - Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPt Capital) - Công ty cổ phần Synnex FPT ( Synnex FPT) - Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT ( FPT Retail) Trong suốt quá trình hoạt động, FPT luôn không ngừng nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Với hơn 30 năm hoạt động và phát triển, công ty đã gặt hái được không ít những thành tựu nổi bật. Doanh thu của công ty trong năm 2019 đạt 27.717 tỷ đồng. Tổng số cán bộ nhân viên của công ty hiện nay hơn 28.700 người. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Những dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần FPT: Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 10 - Ngày 13/9/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là là Công ty cổ phần chế biến Thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa. - Ngày 27/10/1990 : Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ với hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin. - Tháng 4/2002: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ trở thành công ty cổ phần. - Ngày 01/01/2007: FPT thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình Công ty TNHH một thành viên. - Ngày 13/3/2007: Thành lập Công ty cổ phần Quảng cáo FPT ( FPT Promo JSC) và Công ty phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore. - Năm 2014: FPT mua lại công ty CNTT RWE IT Slovakia ( đơn vị thành viên của Tập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE). - Ngày 12/9/2017: FPT đã ký kết được thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư Synnex Technology International Corporation. - Năm 2019: Đạt tổng doanh thu là 27.717 tỷ đồng, tăng trưởng 19,8%. 2.1.3. Kết quả kinh doanh Theo công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2020 của công ty., FPT đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 17,0 % và 18,9% so với cùng kỳ năm 2019. Mức doanh thu này tương đương với 6.631 tỷ đồng và 1.142 tỷ đồng. hoàn thành 102% kế hoạch đặt ra. Trong bối cảnh các doanh nghiệp lao đao vì đại dịch Covid-19 thì công ty cổ phần FPT vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ, đạt mức 937 tỷ và 747 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 19,3 %. Điều đó đã giúp cổ phiếu của công ty đạt lãi cơ bản ở mức 1.101 đồng/cổ phiếu. Báo cáo tài chính của FPT tại thị trường nước ngoài cũng rất ấn tượng. Tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đạt 450 tỷ đồng, đóng góp 16% vào tổng doanh thu của công ty. Thị trường Mỹ tăng trưởng 28%, doanh thu đạt 675 tỷ đồng. Cuối cùng, ở thị trường Nhật bản và Châu Âu có mức tăng trưởng lần lượt đạt 19% và 17%. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 11 2.2. Biểu hiện văn hoá doanh nghiệp tập đoàn FPT 2.2.1. Biểu hiện trực quan • Logo Logo của tập đoàn FPT với 3 màu đặc trưng mang những ý nghĩa riêng: màu cam – thể hiện sinh lực, sáng tạo, chia sẻ cộng đồng; màu xanh lá cây – biểu hiện sự thay đổi, phát triển; màu xanh dương – liên tưởng đến sự trí tuệ và sự bền vững, thông nhất. Kiểu dáng 3 khối màu với góc ghiêng 13 độ so với chiều thẳng đứng tạo cảm giác vững vàng. Chữ FPT với font chữ kỹ thuật số Phantom Digital tạo ấn tượng công nghệ và hiện đại. • Đặc điểm: Tòa nhà FPT Tower được đầu tư phát triển bởi tập đoàn FPT – Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam. FPT Tower được đánh giá sở hữu vị trí nổi bật nhất khu vực Cầu Giấy – Hà Nội, tiếp nối nhiều trục giao thông quan trọng. Cùng với đó, thiết kế khoa học và thông minh tạo nên một công trình kiến trúc nổi bật cho mọi nhu cầu thuê văn phòng lớn nhỏ của các doanh nghiệp tại Cầu Giấy nói riêng và Hà Nội nói chung. Một số tiện ích như: Bãi đậu xe 2 tầng thông minh, đáp ứng tốt nhu cầu làm việc của nhân viên cũng như các khách hàng; Tòa nhà có thư viện, nhà ăn, khu giải trí hiệu quả cho nhân viên; Hệ thống bảo vệ và camera an ninh giám sát 24/7; Xung quanh bán kính 200m có đầy đủ mọi tiện ích cao cấp như hệ thống giải trí, nhà hàng ăn uống, ngân hàng, ATM,… ;Tòa nhà được thiết kế với không gian xanh, ngay công viên Cầu Giấy, mang đến môi trường làm việc trong lành thoải mái nhất. • Nghi lễ, sự kiện: Một số sự kiện của FPT Ngày 05/08/2021, FPT và UBND tỉnh Lào Cai đã ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021-2025. Thỏa thuận được ký kết với mong muốn góp phần Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 12 đưa Lào Cai sớm trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chuyển đổi số với ba trụ cột: Chính phủ số - Kinh tế số - Xã hội số. Ngày 22/07/2021, FPT Telecom chính thức ra mắt giải pháp camera an ninh toàn diện và đồng bộ duy nhất tại Việt Nam, được tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) mang tên FPT Camera SME. Sự kiện “Intrapreneurs – Khởi nghiệp trong lòng FPT Software” do FPT Software tổ chức ngày 21/12/2019 nhằm mang tới bức tranh toàn cảnh về hoạt động khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp, những cơ hội, thách thức khi tham gia vào hoạt động này. Sự kiện quy tụ các lãnh đạo cấp cao của... 2.2.2. Biểu hiện phi trực quan • Tầm nhìn “FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.” • Chiến lược kinh doanh FPT theo đuổi chiến lược “Vì công dân điện tử” (e-citizen). Dựa trên nền tảng CNTT và viễn thông, FPT sẽ hợp lực sức mạnh từ tất cả các đơn vị thành viên, nhằm đưa ra các sản phẩm dịch vụ hướng tới thị trường tiêu dùng đại chúng với chất lượng đảm bảo và giá thành phù hợp, đáp ứng rộng hơn các nhu cầu trong cuộc sống của công dân điện tử. Người tiêu dùng sẽ thấy rõ hơn hình ảnh một FPT trên nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng do các đơn vị thành viên FPT cung cấp. Một thương hiệu FPT chung sẽ bảo trợ cho tất cả các sản phẩm dịch vụ công nghệ của FPT. Các đơn vị thành viên của FPT sẽ tập trung về phát triển sản phẩm mà không cần xây dựng thương hiệu con. Việc quy hoạch và làm thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm đưa hình ảnh FPT nhất quán, rõ ràng, gần gũi, tin cậy và gắn bó hơn với công chúng, từ đó phù hợp hơn với định hướng kinh doanh mới hướng tới thị trường tiêu dùng đại chúng. • Tinh thần Tinh thần FPT là những giá trị cốt lõi làm nên thành công và quy định tính chất nổi trội của thương hiệu FPT, được hình thành qua những ngày tháng gian khổ đầu tiên của Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 13 công ty, được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự học hỏi, được tôi luyện qua những thử thách trong suốt quá trình phát triển. Người FPT tôn trọng cá nhân, đổi mới và đồng đội. Đây là nguồn sức mạnh tinh thần vô địch đem đến cho FPT thành công nối tiếp thành công. Tinh thần này là hồn của FPT, mất nó đi FPT không còn là FPT nữa. Mỗi người FPT có trách nhiệm bảo vệ đến cùng tinh thần FPT. Lãnh đạo các cấp – người giữ lửa cho tinh thần này cần chí công, gương mẫu và sáng suốt. Có như vậy FPT sẽ phát triển và trường tồn cùng thời gian. 2.3. Đánh giá chung Tập đoàn FPT với hơn 20 năm kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Với những thành công trong kinh doanh và uy tín trong ngành, tập đoàn có thể được coi là một điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Các kết quả đánh giá từ FPT mang những hàm ý bài học kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà hầu hết có số năm hoạt động còn ít và thiếu kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bài học được rút ra từ văn hoá doanh nghiệp từ tập đoàn FPT: Thứ nhất, để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh, trước hết doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phải xây dựng được những chính sách và biện pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp và gắn liền với doanh nghiệp ngay từ khi thành lập. Các chính sách và biện pháp phát triển được xây dựng trên nền tảng triết lý kinh doanh rõ ràng, có sự đồng thuận và nhất trí cao của toàn thể cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Kinh nghiệm thực tiễn từ công ty cũng cho thấy lựa chọn những thành viên có hệ giá trị chia sẻ với hệ giá trị của công ty và đi đôi xây dựng văn hóa doanh nghiệp là hướng đi đúng và hiệu quả. Thứ hai, văn hoá doanh nghiệp không thể tách rời chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là yếu tố đi trước, định hướng phát triển cho văn hóa doanh nghiệp. Nhưng khi doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp mạnh thì đây lại là nền tảng để triển khai hiệu quả các chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp cần xây dựng các mục tiêu và định hướng phát triển dài hạn. Bởi vì, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới các mục tiêu đặt ra. Quá trình hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh sẽ dần hình thành và phát triển một văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, mang đậm bản sắc của doanh nghiệp. Nếu mục tiêu và định hướng chiến lược thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp sẽ khó hình thành và phát triển được văn hóa doanh nghiệp mạnh. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 14 Thứ ba, phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng chính là tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp xây dựng và phát triển được văn hóa doanh nghiệp mạnh, thấm sâu vào mọi thành viên trong tổ chức, tạo ra chuẩn mực hành vi và ứng xử với khách hàng từ đó tạo dấu ấn mạnh mẽ trong nhận thức của khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp mạnh tạo ra bản sắc doanh nghiệp và hình ảnh doanh nghiệp, và cũng chính là cốt lõi của thương hiệu doanh nghiệp. Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy, sự khác biệt của thương hiệu này chủ yếu được tạo ra từ đội ngũ con người của doanh nghiệp. Nhân viên được quan tâm sát sao ngay từ khâu tuyển dụng, sau đó là định hướng hành vi theo các triết lý của doanh nghiệp. Thứ tư , lãnh đạo là người đặt nền móng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Các triết lý kinh doanh hay định hướng chiến lược thường là sản phẩm của lãnh đạo. Lãnh đạo cũng là người đề xướng và tổ chức thực hiện các chính sách quản lý, quyết định tuyển chọn hay bổ nhiệm những con người cụ thể vào các vị trí quan trọng. Đồng thời, lãnh đạo là một biểu tượng, hình ảnh đại diện cho văn của một doanh nghiệp. Cuối cùng, văn hóa chính là con người. Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp của nếp nghĩ và cách làm của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Vì vậy, phát triển văn hóa doanh nghiệp thành công đòi hỏi phải phát huy vai trò chủ động tích cực của đội ngũ nhân viên tham gia vào quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 15 KẾT LUẬN Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian, những người lãnh đạo doanh nghiệp có thể điều chỉnh một hoặc toàn bộ các nội dung của văn hoá doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp sẽ có những giá trị cốt lõi xuyên suốt nhưng cách thể hiện nó hoặc một trong những nội dung của nó cần được thay đổi để phù hợp hơn. Trong đó, yếu tố khách quan (thị trường, công cụ sản xuất…) sẽ tác động mạnh đến việc thay đổi này. FPT tự hào là một trong số ít các công ty có nền văn hóa riêng đặc sắc và không thể trộn lẫn. Văn hóa FPT hình thành cùng với sự ra đời của công ty FPT. Là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên. Văn hóa FPT từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời và đặc biệt là nguồn động viên và niềm tự hào của mỗi nhân viên FPT. Hơn nữa, tập đoàn FPT luôn tạo bầu không khí làm việc chuyên nghiệp tích cực từ ban lãnh đạo cấp cao đến cấp trung ương, cấp cơ sở và toàn thể nhân viên đều có Ý thức tình cảm, thái độ, hành vi, tác phong quân sự hằng ngày, nền nếp sinh hoạt, nghi thức giao tiếp luôn theo chuẩn mực và những quy tắc đã đặt ra. Nhân viên luôn chấp hành mệnh lệnh tự giác, hoàn thành nhiệm vụ đúng yêu cầu. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thị Liễu, Nguyễn Hoàng Ánh, Bài Giảng Văn Hóa Kinh Doanh, NXB Kinh Tế Quốc Dân, 2008; 2. PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài (chủ biên), Giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh Học viện Tài Chính, Văn hoá doanh nghiệp, NXB Tài Chính, 2011; 3. Giáo trình Quản trị học căn bản, Đại học Thương Mại ,2012; 4. https://fpt.com.vn/vi 5. https://www.franklincovey.vn Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp
36 p | 2581 | 1206
-
Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp: Khái niệm văn hóa doanh nghiệp, vai trò văn hóa doanh nghiệp, các dạng văn hóa doanh nghiệp, phân biệt văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây
25 p | 2171 | 431
-
Tiểu luận Quản trị học: Văn hóa doanh nghiệp
46 p | 1125 | 195
-
Tiểu luận: Văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần FPT. Thực tiễn và kiến nghị
12 p | 854 | 166
-
Tiểu luận Quản trị rủi ro: Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
31 p | 602 | 127
-
Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp: Biểu hiện Văn hóa Doanh nghiệp của Tập đoàn FPT
43 p | 657 | 95
-
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa Doanh Nghiệp - Thực Trạng và giải pháp
63 p | 484 | 71
-
Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp: Nghiên cứu Văn hóa Doanh nghiệp của Tập đoàn Mai Linh
29 p | 329 | 70
-
Tiểu luận môn Văn hóa doanh nghiệp: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk
78 p | 502 | 65
-
Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp: Các cách thức xây dựng, vai trò của Triết lý kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp
52 p | 218 | 44
-
Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm của tập đoàn TH đối với xã hội Việt Nam
21 p | 77 | 27
-
Tiểu luận: Văn hóa kinh doanh trong thực hiện hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
17 p | 209 | 22
-
Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp: Phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Công ty Phở 24
20 p | 159 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Vật tư và Thiết bị y tế Memco
115 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam
80 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạt động truyền thông nội bộ văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn
111 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hệ thống giá trị văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất bao bì Ánh Thảo
114 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn