intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu máu (Kỳ 5)

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự chăm sóc tại nhà Nếu bạn nhìn thấy được có máu trong nước tiểu, không nên cố tự điều trị tại nhà. Hãy đi khám bệnh lập tức chứ không nên chần chờ gì cả. Nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu, bạn sẽ được dùng kháng sinh từ 3 – 14 ngày phụ thuộc vào cơ quan nào của đường tiểu bị nhiễm trùng. Nếu bạn bị sỏi thận, uống nước nhiều sẽ giúp di chuyển cục sỏi và phòng ngừa hình thành những cục sỏi khác. Có thể bạn cần phải uống thuốc giảm đau. Tại bệnh viện Nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu máu (Kỳ 5)

  1. Tiểu máu (Kỳ 5) ĐIỀU TRỊ Tự chăm sóc tại nhà Nếu bạn nhìn thấy được có máu trong nước tiểu, không nên cố tự điều trị tại nhà. Hãy đi khám bệnh lập tức chứ không nên chần chờ gì cả.
  2. Nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu, bạn sẽ được dùng kháng sinh từ 3 – 14 ngày phụ thuộc vào cơ quan nào của đường tiểu bị nhiễm trùng. Nếu bạn bị sỏi thận, uống nước nhiều sẽ giúp di chuyển cục sỏi và phòng ngừa hình thành những cục sỏi khác. Có thể bạn cần phải uống thuốc giảm đau. Tại bệnh viện Nhiều nguyên nhân có thể gây ra tiểu máu. Một số không đáng lo ngại và không cần điều trị. Chúng thường tự khỏi. Một số khác có thể rất nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chảy máu. Bất kỳ lúc nào bạn nhận ra có máu xuất hiện trong nước tiểu, bạn cần đi khám bệnh ngay để kiểm tra. Sỏi thận: trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ được khuyên uống nhiều nước hoặc những thức uống khác và sử dụng thuốc giảm đau.  Hầu hết các cục sỏi có thể tự di chuyển qua đường niệu. Trong một số trường hợp cần phải thực hiện những biện pháp khác.  Có một phương pháp điều trị là sử dụng sóng âm để tán sỏi. Sỏi sẽ được phá ra thành những mẫu nhỏ hơn và do đó có thể di chuyển qua đường tiểu dễ dàng hơn mặc dù đôi khi có thể làm đau một chút sau đó.
  3.  Một phương pháp điều trị khác là sử dụng nội soi bàng quang để tìm sỏi ở niệu quản để gắp nó ra. Nhiễm trùng đường tiểu: mục tiêu điều trị là tìm các tống khứ những loại vi trùng gây nhiễm trùng. Nếu bạn không có những bệnh lý khác, bạn sẽ được dùng một đợt kháng sinh từ 3 – 14 ngày phụ thuộc vào nguồn gốc gây nhiễm trùng. Phì đại tiền liệt tuyến: đôi khi việc kiêng ăn một số loại thức ăn và tránh một số loại thuốc kích thích tiền liệt tuyến có thể làm cho nó nhỏ lại. Tuy nhiên cũng có lúc phải cần điều trị bằng thuốc. Thuốc: nếu thuốc gây ra tiểu máu, bạn nên ngưng sử dụng thuốc đó. Có một số loại thuốc chỉ làm đổi màu nước tiểu nhưng không gây tiểu máu thật sự. Bác sĩ có thể giúp xác định được xem có nên tiếp tục uống loại thuốc đang sử dụng hay không. Do đó bạn không nên ngưng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước. Tắc nghẽn đường tiểu: thường cần phải phẫu thuật hoặc sử dụng các phương pháp khác để thông nối. Tổn thương: có thể sẽ tự lành theo thời gian hoặc có thể phải phẫu thuật hay những thủ thuật khác để giúp sửa chữ lại những thương tổn hay lấy bỏ đi những mô bị tổn thương.
  4. NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO Theo dõi Đối với những bệnh nhân bị tiểu máu thì việc theo dõi là rất quan trọng:  Thông thường bạn sẽ phải quay lại phòng khám sau 1 đến 2 tuần để được phân tích lại nước tiểu để chắc chắn rằng tiểu máu đã hết.  Nếu tiểu máu còn tiếp tục, bạn có thể được thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu hơn.  Bạn nên uống nước nhiều và uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ nếu như tiểu máu đã hết. Nam giới trên 50 tuổi không tìm ra nguyên nhân cần phải khám tầm soát ung thư tiền liệt tuyến hằng năm Tiên lượng Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu. Hầu hết các bệnh nhân đều có tiên lượng tốt vì hầu hết các nguyên nhân của tiểu máu đều có thể điều trị được. Những bệnh nhân có sức khỏe tốt có thể được điều trị ngoại trú không cần nằm viện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2