Tiểu thuyết Đàn Đáy: Phần 1
lượt xem 4
download
Câu chuyện xảy ra ở thời Lê-Trịnh, một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước ta. Song ở đây, những sự kiện lịch sử kỳ thực chỉ là phông nền hay là “cái đinh” để treo “bức tranh” chuyện một phường hát ca trù nổi danh khắp kinh kỳ, với hai nhân vật chính là anh kép đàn dòng dõi và cô đào hát lạc loài.. Bạn đọc sẽ bị mê hoặc bởi những ngón đàn, tiếng hát tài hoa, đồng thời bị hút theo đường đời trầm luân, éo le của hai người nghệ sĩ, không chỉ do nghiệp cầm ca vốn lắm đa đoan, mà chủ yếu do chính bản thân họ không thoát ra được sự đa mang chữ tình và chữ tâm của kiếp người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu thuyết Đàn Đáy: Phần 1
- LIÊN HIỆPCÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM HỘI VĂNH CNGHỆ THUẬT CÁC DÂN Tộc THIẺU SỐVIỆTNAM O TRẦN THU HẢNG ĐÀN ĐÁY Tiểu thuyết M4 Ả X U Ấ T BẢN HỘI N H À VĂN
- Đ È ÁN BẢ O T Ò N , P H Á T H U Y G IÁ TRỊ TÁC PH ẨM VĂN H Ọ C , N G H Ệ T H U Ậ T CÁC DÂN TỘC THIẾU SÓ VIỆT NAM CỐ vấn Ban Chỉ đao: Nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam BAN CHỈ ĐẠO 1. Nhà văn Tùng Điển (Trần Quang Đ iển) Trưởng ban 2. Nhà nghiên cứu, TS. Đoàn Thanh N ô Phó Trưởng ban 3. TS. Trịnh Thị Thủy Phó Trưởng ban 4. Nhạc sỳ N ông Quốc Bình ủ y viên kiêm Giảm đốc 5. GS.TS. N guyễn Xuân Kính ủ y viên 6. PGS.TS. Lâm Bá Nam Uy viên 7. ThS. Vũ Công Hội Uy viên 8. ThS. Phạm Vãn Trường Uv viên 9. ThS. Nguyễn Nguyên Uv viên 10. ThS. Nguyễn N gọc Bích Uy viên Giám đôc Nhạc sỳ Nông Ọuốc Bình
- LỜI GIỚI THIÊU c 9 y ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mái nhà chung của các Hội Văn học nghệ thuật cả nước. Liên hiệp gồm 74 tổ chức thành viên với trên 45.000 hội viên là văn nghệ sỹ thuộc các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam đã có hơn một nghìn hội viên, trong đó gần 600 hội viên là người dân tộc thiểu số hoạt động tại 34 tô chức cơ sở và các chi hội, tỉnh thành hội trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có hàng nghìn côr^ trình, tác phâm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiêu sổ Việt Nam được sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch, sáng tạo. 7
- Bộ sách này là một phần của Đe án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam”, với mục tiêu là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhàm bảo tồn, phát huy giá trị tác phấm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; quáng bá di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với bạn bè thể giới; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bổ sung nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi, giao lưu và phát triên văn hóa giữa các tộc người, nhân dân trong và ngoài nước, với cộng đồng quốc tế. Bộ sách là kết quả từ kho tài liệu hàng nghìn công trình, tác phẩm đã được nghiên cứu, sun tầm, biên dịch, sáng tạo qua nhiều thế hệ tác giả, nghệ nhân, hội viên của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong quá trình thực hiện bộ sách, Ban Chi đạo mong nhận được góp ý cua quý bạn đọc gần xa. TM. B A N CHỈ Đ Ạ O TRƯỚNG BAN Nhà văn Tùng Điên Phó Chu tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Ván học nghệ thuật Việt Nam
- ĐÀN ĐÁY NHÂN VẬT 1. Kép đàn Bạch Vĩ 2. Ca nữ Bạch Dung 3. Nguyễn Hữu Chỉnh 4. Trùm Bạch Thuận 5. Già Lam 6. Ca nữ Bạch Vượng: mẹ Bạch Vĩ 7. Kép Bạch Xạ: cha Bạch Vĩ 8. Ca nữ Bạch Vân 9. Ca nữ Bạch Trang: em gái út Bạch Vĩ 10. Kép Bạch Trung và Bạch Long: hai em song sinh của Bạch Vĩ 11. Ca nừ Bạch Mỹ: chị Bạch Vượng 12. Kép Bạch Khoái: chồng Bạch Mỹ 13. Vua Lê Chiêu Thống 14. Nguyễn Khản 15. Huy quận công Hoàng Đình Bao, về sau còn có tên là Hoàng Tố Lý 16. Tên thương buôn trọc phú 17. Mụ chủ làu hồng Phi Thuý 1X Cô đông cửa Phu . 9
- ĐÀN ĐÁY 10
- ĐÀN ĐÁY CHƯƠNG I Ngày hôm ấy không có mưa bão mà hồ Tây dậy sóng ầm ầm. Nắng chang chang như thế mà lại có sóng lớn sao? Chuyện chả đùa tí nào. Một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn ngàn, ngàn đồn vạn, chục vạn, trăm vạn... Cả kinh thành Thăng Long đều nghe chuyện này: Đang trưa, một vị nương tử ngồi thuyền hóng mát bị sóng đánh mất tích. Chuyện ngàn năm một thuở. Ở chợ, những gã thầy bói giả mù reo ầm lên: “Điềm có giao long xuất thế, hung thành cát, cát hoá hung. Sẽ có người thay đổi vận mạng mình như chơi. Chỉ có điều giao long mê đàn bà con gái đẹp, không khéo bị bắt xuống thủy cung mà làm vợ giao long, hà b ả ...”. Thế là ầm ĩ lên. Các bà các thiếp tranh nhau gọi thầy bói vào đê xem số mạng của mình thế nào. Chuyện ấy chưa đáng nói. Đám học trò xử sĩ cũng đua nhau ra chợ ra đèn. mua vàng hương khấn vái nghi ngút cả một II
- ĐÀN ĐÁY góc thành Nam. Rồi họ giảng sao, xem địa lý; kẻ nào cũng thầm nuôi cuồng vọng phen này lật nghiêng thiên hạ, xoay chuyển bàn cờ thế xưng bá đồ vương. Nghe nói có tên “nho s ĩ ’ gàn, tuổi bốn mươi vẫn chưa thi đồ một kỳ thi nào, dám vồ ngực xưng tên: “M ỗ... Bình sinh chẳng tuân theo ai cả, chỉ tuân theo “th iê n ý ” mà thôi. Mo sinh ra là do ỷ trời... Chuyện này bay ngay đến tai vua Lê Hiển Tông, lại lọt qua màng tang chúa Trịnh Sâm, cả những vị đại trượng phu như Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc, Nội hữu chưởng doanh Nguyễn Nghiễm1... đều nghe cả. Cung vua, phủ chúa đều sợ chuyện đồn sinh biến, vội vã cho người đi bắt bừa mấy tên thầy bói, cắt lưỡi giữa chợ buộc chúng câm họng. Nhung chuyện nào đã hết. Nghe nói có một người tì thiếp trẻ, bị bà chính thất ghen ghét cho uống thuốc độc thành câm, rồi bắt ra vườn nuôi vẹt. Chẳng may người tì thiếp này bị con vẹt chúa mổ đui một mắt. Từ đó, chủ nhân chăng thèm ngó ngàng gì nàng, bở rơi như cái áo rách. Hôm ấy, thấy mọi người trong nhà đua nhau xem bói, nàng ta cũng đứng lấp ló ở cửa nghe vào. Chắng ngờ tay thầy bói này giao hoạt, kêu to lên ràng hắn “ngửi” thấy mùi một người đàn bà mạng lớn, hiện giờ đang chịu thân phận thấp hòn nhưng nhờ có ngày (1). Nguyễn Nghiễm: Cha của Nguyễn Khản 12
- ĐÀN ĐÁY này mà sẽ một bước lên bà, đảo thiên nghịch vận. Hiện giờ người đàn bà đó đang ở ngoài cửa. Ghê chưa? Lời thầy bói nói thì chớ có sai. Bà lớn, bà nhỏ, kẻ hầu người hạ nhìn ra thấy nàng mắt chột đang đứng ne né, nấp sau cây cột thì cười ầm lên. Hạng đàn bà ấy thì đảo với nghịch cái gì? Nàng mắt chột tủi thân tủi phận, đâm đầu xuống giếng mà chết. Đứa nhỏ trong bếp nhìn thấy hô hoán, mấy con a hoàn tiếp cứu, vớt lên được. Chẳng những nàng ta nói được bình thường, mà con mắt chột lại thành con mắt lành. Dung nhan mấy năm bị đầy ải võ vàng tiều tuỵ, bồng trong chớp mắt lại đỏ hồng, tươi thắm, cao sang. Ông chủ biết chuyện liền đưa nàng vào nhà giữa, ưu ái ngay tức thì. Còn chính thất, thứ thất một đàn tống về trang ấp nuôi gà nuôi lợn. Thật là chuyện chưa từng nghe bao giờ. Nhưng những chuyện chưa từng nghe thấy bao giờ lại liên tiếp diễn ra trong một ngày, một buổi. Mà những chuyện không ai thấy cả nhưng ai cũng tin. sổ là nghe chuyện nàng mắt chột trở thành bà hoàng trong gia nội, thế là bọn đàn bà con gái hộc tốc nhảy xuống giếng. Lưng gù, khoèo chân, bướu, u, chột, sứt răng cho đến ghẻ lở, hắc lào rồi sẹo mặt, teo ngực, răng hô. Tất tật tranh nhau mà nhảy xuống giếng. Từ ma chẽ quý hờn cho đến những người đàn bà đi đường không ai ngó, tính ra cả mấy ngàn vạn. Thố nhưng cá nhữniỊ người xâu xấu một tí, da 13
- ĐÀN ĐÁY không được trắng, môi thâm, mông xệ cũng nhất quyết phải gửi mình dưới giếng sâu. Từ tiểu thư khuê các đến các ả người hầu cho đến con ăn mày cổng chợ cũng tìm một cái giếng. Nghe đâu tất tật giếng trong kinh thành đều có người. Thực là cực kỳ náo động. Nhưng những chuyện quái dị khác vẫn còn diễn ra ngày hôm ấy. Số là người trồng hoa bên làng Nghi Tàm trồng được giống hoa huệ lạ, liền đem dâng phủ chúa một giỏ. Chúa thấy hoa đẹp, mùi thơm liền bảo để bên chồ chúa nằm nghỉ trưa. Lúc chúa mơ màng ngắm hoa thì một nụ hoa đo đỏ sưng sưng nở ra một người con gái tuyệt đẹp. Đã mấy năm lên ngôi mà chúa chưa từng gặp người con gái nào đẹp như thế. Chúa liền giữ lại bên mình mà ân ái. Tên quan thị đứng hầu bên ngoài còn nghe chúa cao hứng đọc mấy câu thơ: "Một khắc vui vầy với người hoa Hơn cà ngàn năm làm ngòi chúa Tất nhiên đó chỉ là mấy câu thơ truyền tụng bậy bạ chứ có ai nghe chính xác từ mồm chúa đọc ra đâu. Áy vậy mà bao nhiêu vương tôn công tử trong kinh thành vội cho người đến làng Nghi Tàm tìm mua hoa lạ. Hăn 14
- ĐÀN ĐÁY là chàng nào cũng mơ được gặp người tiên. Lại có chàng đích thân tìm đến, cố mua cho bằng được. Cái sự hiểu kỳ ấy làm cho chủ vườn hoa không đầy một giờ đã bán sạch vườn hoa huệ ấy, nói hết cũng không được, đành mang huệ đất, huệ lai, huệ củ gừng ra bán. Ấy vậy mà người mua vẫn tranh giành nhau, gây cả ẩu đả thương tích. Cả vườn cây gãy hoa nát, mà người chơi hoa vẫn quần thảo mãi không thôi. Lại nghe quán Trấn Vũ xưa nay là nơi tu luyện của những đạo sĩ thần tiên cũng có sự lạ. v ố n quán thờ thần Huyền Thiên trấn giữ yêu quái phía Bắc kinh thành, năm ngoái, quán dột nát quá nên đã được sửa chừa lại. Đỉnh tháp mới dựng đúng chính ngọ tỏa bảy đợt hào quang nóng rãy, đi cách một dặm còn nghe thấy hơi nóng và ngửi được cả một mùi thơm ngất ngây kỳ diệu. Có người nói đó là hơi nóng của lò bát quái và mùi thơm của thuốc trường sinh đã luyện thành đan. Gì chứ những chuyện này đã có từ thời Đường Minh Hoàng chính niên rồi. Còn đồn ai ăn được thuốc này sẽ trường sinh bất lão, muôn đời sống trong bồng lai tiên cảnh, lại gặp nguời tuyệt thế giai nhân như trong khúc ca “Trường hận ...” của Giang Châu tư mã2 nữa. Đó là (2). Tức “Trường hận ca”, viết về mối tình tuyệt đẹp và bi tham cua vua Đường Huyền Tông và Quý phi Dương Ngọc Hoàn. 15
- ĐÀN ĐÁY thứ lạc thú vô cùng tận, người trần mắt thịt không có, không biết. Ai cũng hiểu lò bát quái, thuốc trường sinh và khúc ca “Trường h ận ...” trên mức hiêu, nên đố xô vào quán xin thuốc. Song đó là chuyện ‘‘Đạo khả Đạo, phi thường Đạo... ”3 mà thôi. Vì chẳng có gì trong quán cả. Mấy đạo sĩ cũng chẳng có trong tháp ngà, chỉ thấy một con khỉ sổng chuồng ăn cắp áo mũ đạo sĩ đi vung vẩy trong điện, hễ thấy người là nhăn răng ra cười... Cách đó mấy bước chân là chùa Trấn Quốc. Mấy chục năm nay, các chúa Trịnh đã biến chùa thành hành cung riêng, vẫn thường bày những cuộc vui nghiêng trời lệch đất nơi này. Trưa ngày hôm đó, chuông chùa không dưng chẳng đánh mà kêu. Kêu to nữa là khác. Dõng dạc và vang rất xa. Hết tiếng này im lại đến tiếng khác, gióng giả vang khắp một vùng. Lúc ấy trên trời xuất hiện một con chim lạ, toàn thân phủ lông màu xanh toả sắc đỏ như lửa, huy hoàng mà chói gẳt. Chưa ai nhìn thấy con chim ấy bao giờ. Nhưng có người làu thông kinh sử điền tích thì nói đó là con hạc thần. Hạc sống đủ một ngàn năm thì lông đổi thành xanh biếc. Chừng chuông ngừng kêu, không gian lắng lại thi con chim cũng lẩn vào bầu trời xanh ngắt. (3). Lời Lão tử 16
- ĐÀN ĐÁY Lạ thay, khắp kinh thành phát sốt lên từng trận như thế mà ở ngay bên mé hồ Tây, trong quán rượu Trung Môn lại có những vị khách lầm lỳ ngồi cả ngày chẳng nói chẳng rằng, cũng chẳng để tâm chuyện gì cả. Mặt hồ có nổi sóng thần, đất bằng có biến thành mặt biển, giao long có hiện vào giữa trưa cũng mặc kệ. Các tửu khách ở đây có một lệ chung là thích nín lặng, uống rượu cả ngày mà không hé răng nói đôi dăm lời nào. Một đặc điểm nữa, dễ thấy hơn, là các từu khách đến đây chẳng kể gì sang hèn, chỉ vì giống nhau một điều là chẳng thiết tha gì thế sự. Họ kết giao với nhau qua sự im lặng và những chén rượu tiêu sầu. Dân dã có tên gọi “Trung Môn quán” hay là “Nhàn tửu quán” là để chỉ sự nhàn hạ hiếm thấy của người đời. Khách đến quán rượu Trung Môn thường đi một mình, ngồi một mình. Bởi chưng quán rất rộng, lầu rất cao nên đến đây chỉ nghe thấy tiếng gió miên trường trên sóng Tây Hồ. Song cũng có lúc thoáng nghe thấy một khúc đàn từ hành cung chùa Trấn Quốc mang đến, tiếng đàn nhẹ như là không có, tai người phàm khó nghe thấy được. Biết bao năm trời, cung đàn âm thầm hoà với sự im lặng nơi đây mà tỏa đi khấp chốn, chăng ai hay ai biết. Thường những ngày trăng tròn, trời đẹp, chúa đến ngự ở hành cung, tiếng đàn câm nín. Còn những ngày trời sầu đât tham, thì tiêng đàn lại vang lẻn giữa âm âm u u. 17
- ĐÀN ĐÁY Cái ngày hôm ấy đã diễn ra bao nhiêu là sự lạ kỳ theo lời đồn đại và chắc chắn là người ta giở lịch ra chiêm đoán xem vì sao mà lắm thứ thế không biết. Người nói ngày đại hung, người nói ngày đại cát đại tường. Lại lấy chuyện trong cung vua phủ chúa ra đoán; người nói nhà chúa đến hồi cực thịnh; người nói tất cả mọi sự là do hồn oan của thái tử Duy Vĩ hiện lên báo thù. Hồi tháng ba, thái tử bị nhà chúa vu vạ, tống ngục rồi giết đi lúc nào không biết, nên thái từ hóa giao long cuốn động mặt hồ Tây, lại làm cho thiên hạ nháo nhào kinh sợ4. Chuyện thái tử hoá rồng ẩn dưới hồ Tây đâu phải lạ, mà đã có từ đầu đời Lý. Có linh có thiêng, có oan có oán... Nhưng có một chi tiết nhỏ mà vài người cũng bàn tới, đó là ngày cuối tháng. Ngày này địa cầu trơ trọi, không trăng không sao, ma đưa lối quỷ đưa đường. Ở trong quán Trung Môn thì chàng Bạch Vĩ lại càng trơ trọi hơn. Chàng ngồi đây suốt cả ngày, chi đế chờ nghe khúc đàn từ hành cung vang ra. Đã bao năm chàng đến đây chỉ đê uống rượu và nghe tiêng đàn thầm. Chàng tự gọi mình là khách đa tinh, song từ lâu chàng chỉ si tình tiếng đàn kia mà thôi. Mồi khắc chờ là một giây phút tan nát của cân não. Đêm muộn rồi mà không gian vẫn lặng câm, lặng câm thật sự. Chàng hiên (4). Sự kiện này xảy ra năm 1769. 18
- ĐÀN ĐÁY cung đàn kia đã chết, cũng đã báo trước một sự chết rồi. Chạnh nghĩ một khúc đàn bị huỷ diệt trong quên lãng, Bạch Vĩ thấy đau nhói trái tim. Chàng là một kép đàn tài danh, nhưng đánh cho được một điệu khúc cung đình tuyệt diệu như thế thì chàng chưa đủ sức. Chàng thiếp ngủ trong lặng lẽ âu sầu. Đó là cái thiếp ngủ của thể xác mệt mỏi còn thần hồn vẫn tỉnh thức, thao thức đợi chờ. Đêm đã buông từ lâu. Trong giây phút ngắn ngủi của giấc ngủ ấy, Bạch Vĩ chợt nghe thấy tiếng đàn bật lên trong chính đầu chàng. Dường như tiếng đàn ẩn mình trong thinh không chờ chàng ngủ thiếp đi. Bao nhiêu âm thanh lắng lại rót vào tai chàng, không một phân nào loãng ra ngoài. Tinh thần chàng sáng loé lên, tất cả dồn vào việc thưởng thức cung đàn muộn, chậm rãi dạo lên. Rồi một tiếng hát cất lên: Tình ngan sầu dài... A i ân tình ngắn sầu dài Chập chờn đáy nước khói bơv ỉimg trời... ” Nhừng lời ngâm nga kéo dài mãi ra, tiếng phách điêm lạc lõng, mơ màng. Het câu “khói bay lưng trời... ”, tiếng phách ntĩìmg, tiếng đàn im và một màn tôi rũ xuống che phu hôn chàng Bạch VT. Chàng bàng hoàng mớ mat. Be rượu trong tay 19
- ĐÀN ĐÁY chàng vẫn còn nghiêng xuống, nhỏ giọt rơi xuống đất. Nhẩm đi nhẩm lại câu hát cuối cùng, chàng chợt hiểu có lẽ đó là giấc mơ thôi. Tiếng đàn thì lâng lâng mà tiếng hát thì xa vời, người hát giờ đây đã khuất ở chốn “đáy nước lưng trời” rồi, chỉ còn chút lun luyến gửi lại trong mối sầu dài vô tận mà thôi. Cuộc đời thực đã thành mơ rồi. Bạch Vĩ cố nhìn vào đêm tối sâu hun hút để ngăn lại giọt nước mắt. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Văn học Anh (dành cho sinh viên năm thứ ba chuyên ngành Ngữ văn Anh): Phần 2 - Nguyễn Thị Kiều Thu, Nguyễn Thị Ngọc Dung
172 p | 848 | 142
-
Toán cao cấp và phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học - Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục Tiểu học: Phần 1
92 p | 556 | 66
-
Dùng phạm trù bản chất hiện tượng phân tích lối sống của sinh viên việt nam - 1
6 p | 129 | 27
-
SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ - BIÊN SOẠN CN. NGUYỄN QUANG HẠNH
0 p | 115 | 12
-
Kho tàng truyện Nôm khuyết danh (Tập 2): Phần 1
506 p | 41 | 7
-
Huyền Trân (Tiểu thuyết lịch sử): Phần 1
194 p | 37 | 6
-
totem sói: phần 1 - nxb công an nhân dân
243 p | 38 | 5
-
Tự học là một nhu cầu của thời đại: Phần 1
115 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn