Tôtem sói<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khương Nhung<br />
Trần Đình Hiến dịch<br />
<br />
<br />
<br />
Mục lục:<br />
<br />
<br />
<br />
LỜI TỰA:<br />
LỜI NGƯỜI BIÊN TẬP<br />
Chúng ta là truyền nhân của Rồng hay của Sói?<br />
Chương 1<br />
Chương 2<br />
Chương 3<br />
Chương 4<br />
Chương 5<br />
Chương 6<br />
Chương 7<br />
Chương 8<br />
Chương 9<br />
Chương 10<br />
Chương 11<br />
Chương 12<br />
Chương 13<br />
Chương 14<br />
Chương 15<br />
Chương 16<br />
Chương 17<br />
Chương 18<br />
Chương 19<br />
Chương 20<br />
Chương 21<br />
Chương 22<br />
Chương 23<br />
Chương 24<br />
Chương 25<br />
Chương 26<br />
Chương 27<br />
Chương 28<br />
Chương 29<br />
<br />
Chương 30<br />
Chương 31<br />
Chương 32<br />
Chương 33<br />
Chương 34<br />
Chương 35<br />
Vĩ thanh<br />
Khai quật bằng lý tính<br />
<br />
LỜI TỰA:<br />
Mấy năm gần đây, các nhà xuất bản Việt Nam đã cho ra mắt bản dịch nhiều tác<br />
phẩm gây tiếng vang lớn trong đời sống tinh thần quốc tế: Sự va chạm giữa các nền<br />
văn minh của Samuel Huntington; Chiếc Lexus và cây ôliu, Thế giới phẳng của<br />
Thomas Friedman, Súng, vì trùng và thép - định mệnh của các xã hội loài người,<br />
Loài tinh tinh thứ ba, Sụp đổ của Jared Diamond, Mỏ chim sẻ đảo của Jonathan<br />
Weiner, Trí tuệ đám đông của James Surowiecki… [1] Những cuốn sách này không<br />
phải những sản phẩm hàn lâm thuần tuý, vốn chỉ dành cho một giới chuyên môn<br />
hẹp. Tác giả của chúng đều là những nhà nghiên cứu hoặc những nhà báo hàng đầu.<br />
Và hầu như tất cả những cuốn sách này đều được viết bằng tiếng Anh. Có vẻ như<br />
toàn cầu hoá, ít nhất là trong lĩnh vực tư tưởng-học thuật, đã và đang ngày càng<br />
đồng nghĩa với với Anh-Mỹ hoá. Anh-Mỹ là trung tâm phát ra các ý tưởng, các<br />
khuynh hướng, các quan niệm và toàn cầu chỉ còn có một việc là sao chép, diễn<br />
dịch hoặc, nếu có khả năng - và thường là trong phạm vi quốc gia - "phản biện<br />
hoặc bàn luận trong nhà". Trái với kì vọng của các nhà hậu hiện đại về một thế giới<br />
đa cực, nơi các ngôn ngữ có cùng cơ hội đóng góp vào tư tưởng-học thuật thế giới,<br />
ngày nay một học giả không phải Anh-Mỹ hoặc không viết bằng tiếng Anh có rất ít<br />
khả năng và cơ hội để gây được ảnh hưởng rộng, và nếu ta xem ngôn ngữ là phần<br />
cốt tuỷ của văn hoá thì cái thế giới toàn cầu hoá hôm nay tuy có thể không còn “dĩ<br />
Âu vi trung”, nhưng lại “dĩ Mỹ vi trung” hơn bao giờ hết.<br />
Trong bối cảnh đó, một cuốn sách như Tôtem sói của Khương Nhung (Jiang<br />
Rong) cần được xem là một ngoại lệ hiếm hoi và là "câu trả lời của Trung Quốc"<br />
đặt trong tương quan nói trên. Tôtem sói được thai nghén trong vòng 30 năm, với<br />
tham vọng lật ngược toàn bộ lịch sử Trung Hoa. Đây là một cuộc đại phẫu thuật<br />
nguồn gốc và tính cách dân tộc Hoa Hạ ở phần cốt tuỷ nhất của nó: Hoa Hạ là<br />
truyền nhân của Sói hay Rồng? Đối với độc giả Việt Nam, cuốn sách chắc chắn sẽ<br />
đặc biệt hấp dẫn bởi nó cho một cái nhìn mới mẻ và đầy tính phát hiện về tính cách<br />
của người hàng xóm gần gũi nhất, thân thuộc nhất nhưng cũng nhiều duyên nợ nhất<br />
của chúng ta: Trung Hoa.<br />
Tôtem sói là tiểu thuyết, nhưng nó có thể được đọc như một tác phẩm nghiên<br />
cứu. Tác phẩm có 35 chương, một chương "Vĩ thanh" và một chương kết có tên là<br />
"Khai quật bằng lý tính", có thể coi như một tiểu luận tổng kết toàn bộ triết lý của<br />
tác phẩm.<br />
<br />
<br />
LỜI NGƯỜI BIÊN TẬP<br />
<br />
<br />