YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu
27
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cây thập giá sống trên đỉnh Yên Ngựa đã kết thúc vai trò của mình, nhưng cuộc sống thì vẫn tiếp tục dòng chảy sôi động mà hỗn tạp của nó, nên trước lúc hạ màn vở diễn, các diễn viên cũng phải có đôi lời chào và hẹn ngày tái ngộ, nếu như ít nhiều nó để lại được dư âm trong lòng độc giả.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu
- HẮC PHÊ E.S NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
- NGUYỄN KHẮC PHÊ Sinh ngày 26-4-1939 tại Huế Quê quán: Sơn Hòa, Hương Sơn, Hà Tĩnh Hội viên Hội nhà văn Việt Nam Hội viên Hội nhà báo Việt Nam Nguyên Tổng biên tập tạp chí Sông Hương Phó chủ tịch Hội văn nghệ Thừa Thiên Huế.
- MAY INTERNATIONALCENTER ”M THẬP GIÁ GIỮA RỪNG SÂU Tiểu thuyết
- NHÀ XUẤT BẢN TRẺ & CÔNG TY VĂN HÓA PHƯƠNG NAM PHÔI HỢP THỰC HIỆN
- NGUYÊN KHẮC PHÊ THẬP GIÁ GIỮA RỪNG SÂU Tiểu thuyết NHÀ XUẤT BẢN TRẺ - 2002
- VIETNAMES E' NGUYEN K Nguyễn, Khắc Phê. Thập giá giữa rừng sâu tiểu thuyết TP. HỒ Chi Minh : NXB Trẻ Công ty Văn hóa Phương Nam, [2002] 3 1223 07190 9262
- Chương I : gày xưa, trên thế gian này, dù ở giữa rừng sâu hay bên bờ các đại dương, cả những nơi tự xưng là đất Thánh, vốn không có cây thập giá nào. Con người, muông thú và cây cỏ sống bên nhau như những người bạn. Mùa trái cây chín, rừng xanh khác chỉ được tô điểm bởi những chùm đèn lồng, những chiếc bóng mâu. Hương thơm lan tỏa không trung mời gọi chim muông tới, tiếng đập cánh: xao xác, tiếng gọi đàn chút chít hòa với tiếng suối reo thành bản hợp xướng của rừng. Ngược theo chiều gió đưa hương, con người cũng í ới rủ nhau tìm đến. Hồi đó, con người không săn đuối chim muông, cũng chưa sáng chế ra vũ khí bắn hạ được chim muông. Từ trên các cành cao lúc lu quả, thấy người đứng dưới đất ngước nhìn trái chín thơm nức ngon lành với vẻ thèm thuồng, chim đập cánh, gẩy mỏ cho trái rụng xuống... Không ai biết cây thập giá đầu tiên được dựng trên mặt đất này từ bao giờ. Chỉ biết khi Giêsu Nazarét bị Tổng trấn Philatô xét xử thì đã có hình phạt “đóng định vào thập tự giá” và sau 5
- Tháp giá giữa rừng sáu ngày người làm việc Thiện nổi tiếng trần gian bị kẻ Ác lôi lên Đôi Sọ giang tay chân đóng đỉnh lên thanh gỗ chữ thập thì những thập giá to hoặc nhỏ. cao hoặc thấp mọc lan khắp nơi nơi. Giữa xóm làng bình yên sau lũy tre xanh cũng như trên phố phường tấp nập buôn bán, những cây thập giá cao vót lên như muốn chọc trời xanh và nhắc nhở con người là cái Ác vẫn lây lan, vẫn không thôi mọc mầm ra rễ như ung thư di căn. Hơn nửa thế kỷ trước. làng Sim cũng có một tòa nhà mang cây thập giá. Nhưng bom đạn của hai phía cuộc chiến khốc liệt đã san bằng nó cùng với tất cả đền thờ. miếu mạo và nhà cửa trong vùng. Con người nhờ biết chui xuống lòng đất, nên không chỉ tổn tại mà còn sinh sôi. Im tiếng bom. nhà cửa lại được dựng lên, cây cỏ lại đâm chổi nẩy lộc, mùa màng lại được gieo vãi. Năm tháng dần qua. cuộc mưu sinh khó khăn sau chiến tranh , rồi không biết bao nhiêu *'phong trào” phông lên xẹp xuống - từ các phong trào nghiêm chỉnh như làm thủy lợi, xóa mù chữ. đặt vòng tránh thai cho phụ nữ... đến các “phong trào” tự phát như đi trầm, kiếm phế liệu chiến tranh...: tất cả đã làm người ta như quên hẳn hình ảnh cây thập giá. kể cả người có đạo. Người ta dần quen với khung cảnh xóm làng bình lặng với những mái nhà khiêm tốn ẩn giữa những tầng lá xanh, cảm thấy cuộc sống không có những cây thập giá cũng chẳng hề hấn gì! Thế rồi không biết từ lúc nào, một nhóm các ông các bà đứng tuổi rủ nhau đến nhà ông Do cạnh nền ngôi nhà thờ làm lễ cầu kinh. Ngôi nhà thờ nay chỉ còn là đống gạch vụn dưới cỏ dại, nhưng với các ông các bà ngồi cầu kinh trong nhà ông Do bên cạnh thì đó vẫn là vùng đất thiêng: nói đúng hơn thì từ nhà ông Do, bà con dễ tưởng thấy khung cảnh thiêng liêng những. buổi lễ ngày xưa. Hình như đó là lúc trong làng không còn lo 6
- Nguyễn Khắc Phê chuyện thiếu đói nữa và bắt đầu có ngôi nhà lầu xây vượt lên những hàng cây. Đó cũng là lúc nhiều vụ xô xát xẩy ra; ầm ï hơn cả là vụ hai anh em ruột đâm chém nhau vì tranh giành đất đai; rồi một cô giáo sinh ra quái thai; rồi một trận hạn hán chưa từng có, đồng ruộng nứt toác, chuối cũng cháy khô!... Thế là người ta kêu trời và chợt nghĩ đến Chúa! Cũng đã có người trù tính xây dựng lại ngôi nhà mang cây thập giá, nhưng không xoay ra tiền. Những cây thập giá mọc lại trên vùng đất này là ở nghĩa trang của làng, khi “phong trào” xây đắp mồ mả tổ tiên lan từ làng này sang làng khác. Chiều muộn. trên con đường làng đi lên vùng đổi gần nghĩa trang, một neười đàn bà khắc khổ, đi chân đất. áo xanh quần thâm đều đã bạc thếch, chiếc nón dày đã cũ ngật ra đằng sau, bước đi gấp gáp, thỉnh thoảng lại vung tay về phía trước. Không phải vì con bò cái mà bà sắp dẫn về đang phá lúa. Bà chợt thấy thằng Vũ con nhà Mậu đang ngôi vắt vẻo nhai mía trên cây thập giá dựng trước mộ ông bác họ của bà. Thằng bé đã nghe rõ tiếng bà Hợi thét “Này nà y...xuống!?, nhưng nó cứ bình thản tung bã mía ra xa rồi nhe răng cắn tiếp miếng khác. Nó nghĩ là bà thét gọi ai đó, chứ cái thập giá hay những cột trụ bia mộ tô đắp cầu kỳ thì đều đúc bằng bê tông như lan can bên cống thủy lợi, có cưỡi lên chơi, thậm chí vẽ bậy hay dùng gạch đá “ghè thử xem cứng đến đâu” cũng chẳng có tội tình gì. Tối, bà Hợi và bà Biên vừa đến ngõ bà Lài, bất chợt gặp Mậu. Anh chàng chếnh choáng như say, lại hối hả như chạy trốn hay gấp gáp việc gì đó, hùi hụi bước gần sát mặt bà Hợi mới tránh ra. Mậu là phó Chủ tịch thị trấn, nhưng trong họ thuộc hàng con cháu, nên bà Hợi lên giọng: - Này, anh liệu mà bảo thằng Vũ...
- Thập giá giữa rừng sâu - À, các bà đi đâu tối tăm thế... Lại đến nhà ông Do à? Tôi cũng đang định bảo mấy bà, đừng có rủ rê lôi kéo dì tôi. Tự do tín ngưỡng, nhưng tụ tập mà nói xấu lãnh đạo thì đừng trách tôi vô tình. Thì ra ông phó Chú tịch không say. Chi bộ làng Sim đang bị “mất điểm” về vụ bà Lài “bỗng dưng” bỏ sinh hoạt rồi theo chân mấy mụ “vô công rồi nghề” đi cầu kinh. Nghe đâu có ông lão nhắc cho bà biết là hồi nhỏ bà đã được đặt tên Thánh là Ana thì phải! Đã đành bà Lai đã bị “xóa tên”, nhưng ông phó Chủ tịch có bà dì “đố đốn” như thế thì thật khó ăn nói với thiên hạ. Vậy nên bà Hợi chưa kịp “cảnh cáo” việc thằng Vũ ngồi vắt vẻo trên thập giá ngoài mộ, Mậu đã cắt lời và lấy giọng người có quyền lấn át đi. Bà Hợi cũng chỉ mới theo chân bà Biên đến nhà ông Do đôi lần, nhưng biết bà Biên là người nhút nhát trước các nhà chức trách, nên liền hắng giọng đáp: - Thì các ông được họp chỗ này, chỗ nọ; chúng tôi cũng phải kiếm nơi bàn luận chuyện đạo chuyện đời chứ! Mà bà ấy thích thì đi chứ ai lôi kéo. Chỉ có anh hòng rủ rê lôi kéo con Hòa thì có! Như thế là có tội anh ơi! - Lời răn thứ ba của Chúa... Bà Biên vừa nhỏ nhẹ góp lời thì Mậu đã cao giọng: - Chúa của mấy bà chứ đâu phải của tôi. Bà đừng có vu vạ... Mà bà thì đứng đắn lắm đó! Bà đừng tưởng ... Mậu lên giọng đe nẹt và định nhắc chuyện “ngày xưa” của bà Hợi, nhưng lúc này thì Mậu như ngại đối đầu với bà, nền chưa nói dứt câu đã bước vội. Thực ra thì Mậu như anh chàng sắp ăn vụng bị bắt quả tang. miệng chối đây đẩy, tim đập loạn nhịp, chân đang nhắm phía “con mổi” ngon mà §
- Nguyễn Khắc Phê phải vội loay hoay đổi hướng. Bà Hợi như không để ý là Mậu đã đi cách một quãng, vẫn tiếp tục: - Thôi thôi, anh đừng có đánh trống lắng, đừng có đem ma dọa người! Tôi đẻ con tôi nuôi, chứ đâu như bọn đàn ông các anh, rửng mỡ quet xong là phủi tay. Anh không biết lời răn của Chúa, nhưng chi bộ, Ủy ban ai người ta dung túng tội lỗi của anh ... Quả là không chỉ có Chúa răn bảo rằng gian dâm với vợ người là có tội. Nhưng trên thế gian này, tội lỗi ấy chưa ăn nhằm gì so với nhiều tội ác khác. Ở quanh làng Sim này cũng vậy thôi. : Buổi tối ấy, một cây thập-giá-sống vừa “mọc” lên giữa rừng sâu trong rặng núi Yên Ngựa.
- v1) 44 x//00VX ` LÌ $ 38 „?u4 uốu 8t gan0Wil5fS Vá6r| sgbl202 (Mô * l& | lụ£ 43000 m1. 1... ụ tqab 9+ u21) TẾ 1!(i01 lì Inếh b3 4b Wne ,1Ö‹Ít!7Ø84T° nrấb nóod ++da uêU ftrj: ,Jôun ¡ôi nóố 5b (ðT !ifuu! œ9 em Iầid giiổiÐf (lazv ,VuYì U61 syio*k 3shp fWmynnf: ,Hdg)3eg ýđđn ~. dilfM kg i0u2it t4 Nhị 994đ #@ 38M‹fn ¡hú nùaz đà: 44.— | | tiểu t 4 Sl TÔI liafd
- Chương 2 òa đạp xe ra cổng trường khi mặt trời chói chang đã khuất sau rặng núi Yên Ngựa. Rừng cây xanh thầm uốn cong tựa con chiến mã,đang phi nổi bật trên nên trời chiều luôn đổi màu. Ánh hồng xòe nan quạt dần nhạt màu, nền trời xanh ửng sáng chốc lát rồi chuyển sang mầu tím... Chiều nào ra khỏi cổng trường, Hòa cũng đưa mắt nhìn về chân trời phía Tây, nhưng cô hầu như chẳng để ý gì đến mây núi mà chỉ tưởng đến chàng ky sĩ đang ẩn hiện trên lưng ngựa xa mờ. Đã bao năm rồi, cô mỏi mắt đợi chờ anh, nay vợ chồng vừa cất được căn nhà nhỏ bên nìa làng, cô vẫn luôn sống trong nỗi thấp thỏm trông chờ... Chiều nay, dù trời chưa tối, cô vẫn cố sức đạp nhanh, mặc cho Lan gọi rối ở phía sau: “Chị Hòa, em bảo... Chị Hòa ơi, trời _còn sáng mà... Anh Đức đã về đâu mà vội..." Hòa không đáp, chỉ ngoái lại, giơ nắm tay ra ý dọa sẽ “trừng trị” cô bạn trẻ ăn nói táo tợn. Mà chẳng riêng gì Lan, có lẽ cái không khí sư H
- Thập giá giữa rừng sâu phạm nghiêm túc suốt những giờ lên lớp đã khiến các cô giáo chuyện trò tếu táo, nghịch ngợm thả cửa trong lúc nghỉ ngơi để lập lại “cân bằng”. Hòa biết, cô mà dừng chân. chúng bạn sẽ vây quanh căn vặn những điều rất “nhằm nhí”. Nào là: '“Từ hôm ra ở riêng, đêm khuya không lo bị mẹ chồng và em út dòm ngỏ, vợ chồng hoạt động có dám thắp đèn không?”: có đứa còn táo tợn nói: “Đèn đuốc gì! Trắng trẻo như chị, cứ ban ngày mà diễn là sướng nhất!”... Đi lại cũng quanh cái “chuyện ấy”, chẳng đứa nào còn lạ lùng sì, vậy mà lần nào gợi ra cũng sôi nối, tranh nhau cười nói râm ran. Bây giờ thì Hòa chẳng tơ tưởng gì những chuyện đó. Không hiểu sao, cô bỗng cảm thấy mình nóng ruột. Có thể chỉ vì hết giờ dạy, mấy chị em trong tổ còn nán lại “hội ý” mà cô thì luôn muốn về nhà trước chồng, để anh không phải trở về tổ ấm chỉ thấy hai cánh cửa khóa kín; hơn thế, để anh luôn được hưởng những bất ngờ thú vị do cô mang lại. Hôm thì tin vui cô được bầu là “giáo viên dạy giỏi”; có hôm chỉ là bát canh cá nấu với chua me đất mà anh thích; còn thứ bảy tuần trước, có thể gọi là “một tiết mục đặc sắc”: Đức trở về nhà: thấy hai cánh cửa mở toang, nhưng chẳng thấy vợ đâu: anh cất tiếng gọi Hòa mấy lần cũng không ai thưa; không ngờ, khi anh vừa bước chân xuống bếp thì bất thần, đôi bàn tay mát rượi bỗng bịt kín đôi mắt anh. Đức không vội gỡ, để còn thưởng thức hương lá chanh. bô kết cùng đôi cánh tay để trần tới bờ vai đang choàng qua đầu anh. Hòa như cũng chưa muốn buông tay: một sức hút vô hình như đã gắn hai người làm một; hơn nữa, cô cứ thấy ngài ngại phải xuất hiện trước chồng trong chiếc áo ngủ mong manh, dù mấy ngày qua cô chỉ muốn “khoe” nó với anh. Chiếc áo ngủ con Lan xúi cô mua từ mấy tháng trước trong một chuyến đi chơi thị xã, nhưng trước đôi mắt xét nét của mẹ chồng, làm sao cô dám l2
- Nguyễn Khắc Phê “diễn "cái thứ “đôi trụy” ấy! Nay thì... Ôi chao! Thật là “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”! Chẳng phải là cô dám tỏ ra bất kính với lãnh tụ, mà chính là anh Đức - người chiến sĩ đã hy sinh những năm tháng đẹp nhất ở Trường Sơn theo tiếng gọi thiêng liêng ấy của Tổ quốc - đã thốt kêu lên thế, ngay khi quay lại ôm xiết lấy thân hình mềm mại ẩn hiện những đường cong đầy nữ tính của cô. Chao! Nụ hôn xuýt làm cô ngạt thở trong buổi chiều ấy tưởng như còn khiến môi lưỡi cô bỏng rát đến mấy ngày sau!... Còn hôm nay thì cô vừa tìm mua được cho anh một chiếc áo “may-ô”, kiểu dệt thưa như lưới mà anh ao ước sau khi thấy thằng bạn đi Liên Xô về mang tặng bà con... Những hồi tưởng hạnh phúc chỉ thoáng qua vì lòng cô cứ thắc thỏổm không yên. Vả lại, cuộc đời cô đã trải qua quá nhiều những đắng cay đau đớn; con Lan cùng chúng bạn luôn bảo cô hãy quên đi mà vui sống, chứ đời người được “mấy nả”; nhưng cõi lòng cô như đám đất sét ngày nắng hạn, mầm hạnh phúc gieo vào chưa kịp trổ hoa kết quả đã lay lắt chực héo khô. Thì như buổi chiều cô “diễn” chiếc áo ngủ mong manh, khắp thân hình cô tưởng như đang có trăm ngàn-bông hoa bừng nở đón đợi ong bướm, nhưng rồi bất chợt chạm vào vùng da nhăn nhúm do vết thương hồi chiến tranh để lại trên bắp vế Đức, những “bông hoa” vừa xòe nở đã biến thành gai ốc khiến cô run lên. Vết thương của anh gợi nhắc vết thương lòng tê tái khi lần đầu cô được làm mẹ... Chiểu nay thì nỗi sốt ruột không đâu khiến cô chỉ mong sớm gặp lại chồng. Những vòng xe quay vội vã, nón trật ra phía sau và tóc xòa trước mặt, những lời chào hỏi của bà con bên đường theo chiều gió cuốn nhanh. Con đường làng rợp bóng cây đã ở phía sau. Chỉ vượt một quãng đường ngắn trống 13
- Thập giá giữa rừng sáu trải men dãy ao rau muống là đến ngõ vào nhà cô. Khung cổng tre, tấm cửa cũng bằng tre chỉ khép hờ. Con chó nhỏ khoang trắng đang nằm lim dim bên thêm bỗng khịt mũi và luýnh quýnh chạy ra đón chủ. Cặp gà vàng vừa đến độ phân biệt được trống mái, bà Hợi mang cho tuần trước. lích chính quấn quanh bên cửa bếp như nhắc cô chủ cho ăn nắm thóc cuối ngày. Loay hoay với một mớ công việc khó mà kể đủ, trời sập tối lúc nào cô như cũng không biết nữa. Nói đúng hơn là cô mong bóng đêm hãy chậm bước lại. Anh Đức của cô chưa về tới nhà kia mà! Cô nhìn ra ngõ chốc lát rồi đánh diêm châm ngọn đèn dầu hỏa để lên bàn. Căn nhà nhỏ sáng lên nhưng cô thì chỉ nghĩ tới những quãng đường cây cối um tùm trên lối xóm. Tối tăm thế này, không sa xuống vệt bánh xe cải tiến cũng dẫm phải cứt trâu... Rõ khổ! Công việc øì mà suốt ngày phải chui lủi trong rừng, tối thâm tối mịt vẫn chưa về tới nhà ! Như hờn dỗi, cô xuống bếp bê xoong cơm lên, dự tính sẽ xới bát cơm, rồi gác đũa bỏ giữa bàn, buông màn nằm rên dọa “cho lão một phen biết tay”! Nhưng lại nghĩ, làm thế “tội lão”, ngoài sân thì đã thấy đom đóm lập lòe bên hàng dâm bụt mới trồng, vậy là trời tối lắm; cô vào lấy chiếc đèn pin đầu giường rồi ra ngõ. Con chó nhỏ cứ quấn quanh chân cô và như đoán được ý chú lon ton chạy trước, khiến cô phải níu gọi, rồi dẫm chân dọa nạt nó mới chịu quay lui. Nhìn con chó nhỏ với hai khoang trắng xinh xẻo trên lưng quặp đuôi lủi thủi đi lui, chốc chốc ngoái nhìn chủ bằng đôi mắt hờn giận và ngơ ngác, Hòa bỗng thấy nao lòng và như ân hận, vội bước trở lại ôm lấy nó, vừa vuốt ve vừa dỗ dành: - “Din” về trông nhà cho cô, ngoan nào... Rồi cô thưởng ... 14
- Nguyễn Khắc Phê Con chó được đặt tên là “Din”, do Đức buột nhắc kỷ niệm về một con vật anh nuôi trong rừng Trường Sơn gần hai mươi năm trước. Hòa bế đặt con “Din” trong cổng rôi lại đi ra ngõ. Cô bước chậm rãi, thầm mong là sẽ không phải đi quá xa là có thể gặp được chồng. Vượt qua quãng đường ngắn ven dãy ao rau muống, cô dừng chốc lát nơi ngã ba của lối xóm. Rẽ trái là lối đi qua nhà mẹ chồng: rẽ phải qua nhà dì Hợi, rồi nhà anh Mậu... Không! Anh Đức có về nhà mẹ thì cũng ăn uống, tắm táp xong, rồi hai vợ chồng cùng đi; còn anh Mậu, tuy là bạn học phổ thông, lại từng đi bộ đội với nhau, nhưng hai người như mặt trăng-mặt trời, có việc gì cần mà phải ghé nhà anh ta?...Hòa khẽ nháy đèn pin về phía trước rồi khẽ khàng cất bước... Ờ, có khi anh ở lại họp chi bộ nên về muộn; mà biết đâu bị hỏng xe... Hình như có ai phía trước. Trong màn đêm đen thẫm dưới bóng những lùm cây phủ kín lối xóm, đã nghe tiếng bước chân lệt sệt và hình như cả mùi men rượu thoảng tới. Trời! Không lẽ anh nhậu say xỉn, phải quăng xe đạp cuốc bộ về? Ánh đèn pin vừa nháy, cô đã nghe tiếng chào hỏi vồn vã lẫn vẻ như thẳng thốt: - Ơ... Cô Hòa à... Cô giáo đi đâu tối tăm thế? Tôi cứ tưởng aI... - À... anh... Tôi đến nhà con bạn mượn cuốn sách... Hòa bịa chuyện, giọng như lúng túng. Với lão Hoạt trùm buôn gỗ lậu này thì cớ gì cô phải bối rối tìm lý do “lý trấu”; chẳng qua chính vì cô chợt nghĩ đến con Lan, nó mà bắt gặp cô nóng lòng xách đèn pin đi đón chồng thế này thì rồi cô tha hồ bị chúng bạn trêu chọc. Nhà con Lan ở ngay cạnh lối xóm này. Lão Hoạt với dáng thấp, thân hình to bè như con trâu mộng chỉ trong chớp mắt là biến mất tăm trong bóng 1Š
- Thập giá giữa rừng sâu đêm. Hòa đã tính quay về, nhưng lỡ miệng với Hoạt, đành đi tới một quãng nữa. Mà biết đâu sẽ gặp Đức, sẽ đỡ đân được cho anh... Ờ, mà sao cô cứ nghĩ như Đức lại gặp nạn?... Nghĩ vấn nghĩ vơ, Hòa đi ngang nhà Lan lúc nào không hay. Cô dừng bước, khi phía sau bụi tre bên đường, chợt vắng ra tiếng cười rúc rích, rồi tiếng con Lan trách yêu: “Người ta nhờ kỳ lưng, chứ ai bảo...” Tiếng té nước, tiếng cười đàn ông khục khục át mấy từ cuối câu. Hòa đã nhớ ra, sau bụi tre là cái nhà tắm thưng giấy dầu của Lan. Vợ chồng nó đang thích thú tắm táp cho nhau! Bàn tay nắm đèn pin của cô bỗng cựa quậy. “Tao bấm đèn chiếu vào cho chúng mày hết hôn, chừa...” Ý nghĩ nghịch ngợm vừa khiến cô phải cắn môi nén tiếng cười bỗng tắt lịm. Từ trong nhà Lan chợt vẫng ra tiếng gọi mẹ của bé Thủy. Nào phải cô lo thay cho sự lúng túng của Lan. Chỉ vì tiếng trẻ thơ chạm đến chỗ nhạy cảm nhất làm cô run người. Chao! Con bé bụ bẫm hồng hào, mỗi lúc bế nó lên cứ muốn cắn một miếng bên má cho “bõ ghét”! Biết bao giờ cô mới có một đứa con như thế?... Hòa buột thở dài, chậm rãi quay lui, khắp người như bị ai rút hết gân cốt, bước chân lê trên lối xóm nặng chịch. Lại hình như có bóng người phía trước. Hắn cúi đầu đi thì phải, nếu Hòa không tránh vội bên đường, không chừng đã bổ ngửa ra sau. - Ở... Lại cô giáo à!... Thôi, tôi về... Đồng chí Mậu đi họp huyện chưa về... Mùi men rượu lại tổa nồng quanh người cô. Thì ra lão Hoạt vừa từ nhà anh Mậu về. Việc gì mà lão phải lủi đi như bị ma đuổi, lại bối rối cung khai việc anh Mậu họp huyện với họp tỉnh nhỉ?... Hòa ngoái nhìn giây lát và cây lá bên đường bỗng như đan bện thành tấm lưới bao bọc cô. Một nỗi hoảng l6
- Nguyễn Khắc Phê hốt vô cớ khiến cô đi như chạy về nhà. Mùi men rượu... cái mùi đàn ông say sưa, nửa điên nửa dại đuổi theo cô. Căn nhà nhỏ ven triền đồi vẫn yên tnh, chỉ trái tim từng chịu bao đau đớn của cô gõ loạn nhịp. Nỗi cô đơn chờ đợi bên vùng đồi hoang vắng, hay cái mùi men rượu quyện với chuyện anh Mậu đi họp huyện đã gợi cô nhớ lại, cô cũng không biết nữa. Đã chục năm qua rồi! Cũng một đêm trăng muộn như thế này; cũng một mình cô trên con đường vắng với nỗi mong chờ đỏ con mắt. Từ hồ chứa nước Khe Lau dưới chân rặng núi Yên Ngựa - công trường thủy lợi trọng điểm của huyện, cuối giờ làm việc buổi chiều, cô chạy ríu cả chân về nhà. Có tin hồi chiều, hai anh bộ đội vừa từ miền Nam trở về làng. Trời! Nhất định có anh Đức của cô. Miền Nam giải phóng đã mấy tháng rồi! Tốp giáo viên biệt phái hồ hởi lên hồ Khe Lau góp sức cùng bà con trong huyện lập thành tích chào mừng đại thắng của dân tộc với số mét khối đất ngày một tăng thêm; chỉ riêng cô, lòng nặng tu thầm đếm ngày giờ trôi qua không có một mẩu tin nào của chồng nhắn về. Đã thế, tối tối trong căn lán công trường chật hẹp, bọn bạn cùng nhóm thỉnh thoảng lại ôm chầm lấy cô, sờ nắn ve vuốt khắp người cô, vừa an ủi, vừa diễn cảnh âu yếm vợ chồng. “Chỉ ít ngày nữa thôi chị ơi! Cũng phải để cho người ta bồi bổ lấy sức chứ!...Em yêu của anh!..” Nay thì trò đóng kịch sắp thành sự thật rồi! Mặc cho bữa cơm chiều đã dọn, Hòa vơ chiếc khăn mặt nhúng nước vừa lau qua khuôn mặt ửng đỏ vì nắng, vừa vội vã bước đi trong tiếng cười nói râm ran của chúng bạn. - “Gửi lời thăm anh Đức nhá!... Là) - “Này Hòa ơi, tao bảo. Khát thì khát nhưng từ từ thôi nghel... Là2 17
- Thập giá giữa rừng sáu Thoạt đầu, Hòa không dám chạy, sợ chúng bạn càng có cớ trêu chọc, nhưng những lời đùa tếu táo như đã buộc cô phải trốn chạy. Qua đò ngang, vừa đặt chân lên đường làng, thấy Mậu đang ngồi trong chiếc quán nhỏ, Hòa thốt kêu lên, vẻ mừng rỡ: - A! Anh Mậu! Có phải... Cô như ngượng, vội dừng lời. Mậu thì chỉ chằm chằm nhìn cô, chẳng để ý cô đã nói gì, nhồm nhoàm nhai nốt quả trứng vịt lộn, chiêu một hớp rượu, rồi nói: - Cô vào uống nước đã! Có chuyện gì gấp mà cô phải về thế? - À... Em nghe nói có hai anh bộ đội vừa từ miền Nam ra... - Ờ...Họ về từ trưa. Cậu Hoành và cậu Khang ở xóm Tây... Cô uống nước đi. Mậu rót cốc nước chè xanh rồi cúi châm thuốc hút, không để ý Hòa gần như xỉu đi, phải dựa lưng vào cây phi lao trước quán mới khỏi ngã. * Ôi! Vậy là anh Đức vẫn chưa về!..”' Nỗi thất vọng trong giây lát rút hết gân cốt trong người cô. “Trời ơi! Không lẽ anh Đức đã hy sinh thật rồi sao?..” Cô ngồi xuống ghế, bưng cốc nước chè xanh uống một ngụm - cốc nước pha đường đậm đặc mà miệng lưỡi cô cứ đắng nghét. Lát sau, dù ngại ngần, cô đã phải né người ngồi lên phía sau chiếc xe “Phượng Hoàng” của Mậu, khi anh ta mềm giọng bảo: -Thôi, ngồi lên, tôi chở về nhà. Có mệt thì mai nghỉ một hôm. 18
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn