Bệnh trầm cảm không có miễn trừ với bất cứ ai, có thể gặp ở trẻ em, vị thành niên, người trưởng thành, phụ nữ sau đẻ và cả người có tuổi.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Tìm hiểu bệnh trầm cảm
- Tìm hiểu bệnh trầm cảm
- Bệnh trầm cảm không có miễn trừ với bất cứ ai, có thể gặp ở trẻ em, vị
thành niên, người trưởng thành, phụ nữ sau đẻ và cả người có tuổi.
Trầm cảm là cảm giác buồn sâu sắc, có thể xảy ra sau một chuyện buồn hay
do các sự cố không vui nhưng mức độ buồn và kéo dài quá mức thông
thường, không tương ứng với sự cố. Thời gian gần đây, Tổ chức Y tế Thế
giới đã cảnh báo về sự phổ biến bệnh lý trầm cảm ở con người. Tỷ lệ này
vào khoảng 4%, tức có khoảng 250 triệu người trên trái đất mắc phải. Ở Việt
Nam, tỷ lệ này cũng lên đến 2 – 5%.
Đối với những bệnh nhân trầm cảm, nếu phải sống trong những yếu tố môi
trường không thuận lợi, nhất là lại gặp sự cố về kinh tế, xã hội thì tỷ lệ dẫn
đến tự sát rất cao: lên đến 20 – 30%.
Trầm cảm ở nam: Thường bị bỏ qua, không được chẩn đoán. Thông thường,
dễ bị trầm cảm sau khi bị stress (căng thẳng trong công việc, hôn nhân tan
vỡ, người thân chết, thay đổi chỗ ở hay có vấn đề về kinh tế…). Nam cũng
nhạy cảm hơn nữ với những biến đổi về kinh tế, xã hội, chính trị có ảnh
hưởng vai trò truyền thống của nam ở gia đình và nơi làm việc và từ đó tăng
nguy cơ bị trầm cảm và các bệnh tâm trí khác. Người ta nhận thấy vào thập
kỷ 30 thế kỷ trước, thời kỳ suy thoái toàn cầu, tỷ lệ nam giới tự tử đã tăng
lên vì nhiều người thất nghiệp.
Trầm cảm làm cho người ta tối tăm trong tư duy, xói mòn cuộc sống và nghề
nghiệp của cá thể và tăng nguy cơ bị nhiều bệnh khác. Nguy hại nhất là nguy
cơ tự sát khi nam giới bị trầm cảm, nhiều hơn nữ gấp 4 lần.
Mỗi khi đi khám bệnh, nam giới cũng có xu hướng chối cãi mình có vấn đề
về tâm trí, một phần là do không muốn mang tiếng bị bệnh tinh thần, sợ ảnh
hưởng đến nghề nghiệp, mất uy tín trước bạn bè và gia đình… Nam giới vẫn
thường phải chịu áp lực về sự thành đạt trong đời; nếu không làm được điều
- này (bị lép vế trong gia đình hay ở cơ quan) thì nhiều người đã ôm nỗi buồn
đó một cách lặng lẽ và không muốn ngỏ cùng ai. Điều này trái với nữ, họ
dám bộc lộ, chia sẻ với thầy thuốc những phiền não của mình cho nên người
ta mới thường cho là trầm cảm chủ yếu thấy ở nữ. Với cả hai giới, các dấu
hiệu và triệu chứng thường thấy là cảm giác mình là người vô tích sự (đồ
bỏ), ít ngủ, buồn, mặc cảm phạm tội.
Những nhà nghiên cứu Thụy Điển đã mô tả “hội chứng trầm cảm ở nam”
bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng như: Dễ bị stress, có những cơn giận
dữ đột ngột, giảm khả năng kiểm soát bản thân, hành vi chống xã hội, không
thể quyết định được việc gì, cảm giác luôn sốt ruột và trống rỗng.
Trầm cảm ở phụ nữ: Có những triệu chứng như: Buồn, âu sầu hoặc hay
khóc; thờ ơ, không thấy thích thú gì với những công việc vẫn làm (kể cả
chuyện tình dục); có cảm giác phạm tội, tuyệt vọng hoặc thấy mình chẳng có
giá trị gì, có ý nghĩ tự tử, ngủ quá nhiều hoặc không ngủ được hoặc ngủ li bì
đánh thức cũng không tỉnh; không có cảm giác thèm ăn và gầy đi hoặc ăn
quá nhiều và béo lên; cảm giác mỏi mệt rã rời hoặc uể oải – không tập trung
chú ý được và không quyết định được việc gì; cảm thấy trên thân thể đau
đớn mà điều trị cũng không đỡ.
Hậu quả của trầm cảm nếu không được điều trị
Có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống. Stress kéo dài gây tổn thương
cho nhiều cơ quan, kể cả tim. Tuổi thọ có thể giảm, trong một thời gian nhất
định, số tử vong ở người trầm cảm gấp đôi so với người không bị trầm cảm.
Tỷ lệ ly hôn, tự tử và có hành vi liều lĩnh cũng tăng… Trong công việc, trầm
cảm làm cho nam giới làm việc kém năng suất, hạn chế khả năng và có nguy
cơ mất việc.