Tìm hiểu đôi đũa trong văn hóa Trung Hoa
lượt xem 2
download
Bài viết "Tìm hiểu đôi đũa trong văn hóa Trung Hoa" giúp bạn tìm hiểu thêm được những điểm độc đáo và thú vị của đề tài này. Và đây cũng là một trong những lí do thu hút nhóm tác giả nghiên cứu đề tài này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu đôi đũa trong văn hóa Trung Hoa
- TÌM HIỂU ĐÔI ĐŨA TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA Lê Thị Trúc Mai*, Trương Thị Huyền Trúc, Hồ Quế Mi, Ngô Hồng Ngọc và Đặng Thị Mỹ Chi Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Phương Anh TÓM TẮT Trung Hoa là một trong những nước có nền văn hóa lâu đời và vô cùng phong phú. Văn hóa Trung Hoa được xưng là nền văn hóa thần truyền, có rất nhiều di sản đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhưng vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay. Một trong những nét văn hóa đặc sắc không thể không nhắc đến đó chính là văn hóa dùng đũa của người Trung Hoa. Nhóm tác giả nhận thấy rằng, đây là một đề tài rất hay và ý nghĩa. Thông qua quá trình tìm hiểu trên các trang mạng, trang web, sách báo... Nhóm tác giả cũng đã tìm hiểu thêm được những điểm độc đáo và thú vị của đề tài này. Và đây cũng là một trong những lí do thu hút nhóm tác giả nghiên cứu đề tài này. Từ khóa: đôi đũa, văn hóa, truyền thống, Trung Hoa 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔI ĐŨA Ở TRUNG HOA QUA CÁC THỜI KÌ Khái niệm về văn hóa đũa ở Trung Hoa cổ đại đã bắt đầu xuất hiện khi người Trung Hoa còn sống trong các bộ lạc, khi đó họ dùng cành và thân cây làm đũa, dùng để xào, luộc thức ăn. Việc người Trung Hoa phát minh ra đũa là một thành tựu đáng tự hào trong lịch sử phát triển của loài người. Phát triển đến thời nhà Hạ, đũa thô sơ ra đời, họ đã học cách dùng que tre và thân cây nhỏ để gắp thức ăn cho vào miệng, từ đó hình thành nguyên mẫu đũa sớm nhất. Dần dần nó được phát triển để sử dụng hai thanh gỗ đơn giản để giữ thức ăn. Tiếp sau đó là đũa xương răng, đũa ngà voi xuất hiện vào thời nhà Chu, đũa bằng đồng được sử dụng vào thời Xuân Thu, đũa tre được sử dụng vào thời nhà Hán, đũa vàng và bạc được sử dụng vào thời nhà Đường. Đặc biệt là vào cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc. Do nghề làm đồ gốm bằng đồng phát triển nên đũa đồng ra đời và được gọi là đũa đồng. Theo những chiếc đũa đồng Xuân Thu được các nhà khảo cổ học khai quật và tìm thấy có dạng hình trụ, có cùng độ dày ở trên và dưới, với sự khéo léo tinh tế hơn và chất lượng cao, tốt hơn. Vào thời nhà Hán, người ta không còn sử dụng rộng rãi đũa ngà voi và đũa đồng nữa mà thay thế bằng đũa tre và đũa đồng, đặc biệt là đũa tre, sử dụng nhẹ hơn, tự nhiên hơn, không tạo ra gỉ đồng. Hình dáng đũa thời Hán và thời này cũng khác với thời Xuân Thu, nhìn chung là đũa tròn, đầu dày, chân thon. Theo ghi chép của thời Chiến Quốc - “Hàn Phi Tử-Dụ Lão” ghi lại: “昔者纣为象箸而箕子怖” (Trích中 国哲学书电子化计划) chúng ta có thể rút ra hai thông điệp từ câu văn này. Đầu tiên, nguyên mẫu của “ 筷子” là “箸”; thứ hai, theo niên đại của vua Chu nhà Thương: ngay từ 3.100 năm trước, đũa làm bằng ngà voi đã tồn tại trong các triều đại Âm và Thương. Các triều đại khác nhau này có những chiếc đũa làm bằng chất liệu khác nhau phản ánh quá trình phát triển của đôi đũa. Và người ta ước tính rằng văn 2171
- hóa đũa của đất nước Trung Hoa đã phát triển nhiều phong cách khác nhau vào thế kỷ thứ mười một trước công nguyên. Nó bao gồm từ đơn giản đến thiết thực đến đẹp đẽ, và thậm chí còn mở rộng hệ thống nghi thức liên quan trong thời kỳ sau. 2. Ý NGHĨA CỦA CÁCH CẦM ĐŨA VÀ PHẢN ÁNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI - TRỜI ĐẤT Khi cầm đũa, thường sử dụng ngón cái, ngón giữa và ngón trỏ tượng chưng cho “tam tài” là trời – đất – con người. Ngón cái và ngón trên cao đại diện cho tính linh hoạt và ổn định, hay đạo của trời. Ngón tay giữa tượng trưng cho vị trí khó khăn nhưng danh giá của một vị vua, theo truyền thống được gọi là thiên tử, người phải đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dân, uân thủ đạo đức và pháp luật. Đây được coi là người vừa phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân vừa phải làm theo đạo của trời. Ngón tay út và ngón đeo nhẫn hỗ trợ nhau dưới thấp, đại diện cho Đạo của đất, hay sự hợp tác của những người sống trong cõi âm. (Trích chineseRd) Về tự nhiên, đôi đũa Trung Hoa thể hiện yếu tố nhị phân âm dương. Hai chiếc đũa phải được dùng như một cặp, với một chiếc làm trụ còn chiếc kia di chuyển để gắp thức ăn. Điều này phản ánh về âm dương tương ứng các yếu tố thụ động và chủ động hình thành nên một tổng thể vận động không ngừng. Hình dáng chung của đôi đũa Trung Hoa thường là một đầu vuông và một đầu tròn, tượng trưng cho đất và trời trong văn hóa Trung Hoa cổ xưa. Ý nghĩa này có nguồn gốc từ bát quái, một tập hợp các nguyên tắc sử dụng trong bói toán. Tay cầm đũa tượng trưng cho nguyên lý truyền thống xưa về trời, đất và con người. Theo truyền thống Trung Hoa, chiều dài tiêu chuẩn của một chiếc đũa là 7 thốn (1 thốn = 3,33 cm) và 6 phân (1 phân = 3,33 mm). Điều này là đại diện cho thất tình lục dục đề cập trong đạo lý của Phật giáo. Khi cầm đũa đúng cách, những ngón tay tự nhiên đặt vào 3 vị trí: Ngón cái và ngón trỏ trên cao đại diện cho tính linh hoạt và ổn định, hay luật lệ trên thiên thượng. Ngón đeo nhẫn và ngón tay út trợ nhau dưới thấp đại diện cho Đạo của đất, hay sự hợp tác của những người sống trong cõi âm. Ngón giữa nằm giữa hai chiếc đũa tượng trưng cho con người, được nuôi dưỡng bởi trời và đất. Vì thế, đôi đũa được coi là vật mang điềm lành, thường được gói kèm vào của hồi môn để chúc phúc cho các cặp vợ chồng mới cưới. Người Trung Hoa xưa tin rằng có tồn tại mối liên hệ giữa thiên thượng và con người. Niềm tin đó như thấm nhuần vào văn hóa và cuộc sống, từ những nghi lễ tín ngưỡng được tổ chức trong triều đình đến các phong tục dân gian truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác trong người dân. Người Trung Hoa ai cũng tin rằng đôi đũa là tượng trưng cho mối liên kết giữa con người và trời đất, và điều đó đã ăn sâu vào trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân từ các nghi lễ đến các phong tục tập quán được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đây là nét văn hóa độc đáo, mang bản sắc riêng của văn hóa Á Đông. 3. NGHI THỨC DÙNG ĐŨA CỦA NGƯỜI TRUNG HOA VÀ Ý NGHĨA ĐÔI ĐŨA TRONG BỮA CƠM GIA ĐÌNH Một số lưu ý khi cầm đũa: - Trước khi cầm đũa trên tay, bạn phải căn chỉnh đều hai đầu đũa trước. 2172
- - Chỉ di chuyển mặt trên của đũa khi sử dụng. - Dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng cầm đũa. - Ngón tay cái nên đặt cạnh móng tay của ngón trỏ. - Móng tay của ngón áp út nằm dưới đũa. - Kẹp đũa vào giữa ngón cái và ngón trỏ để cố định. - Để lại khoảng cách 1 cm phía sau đũa. - Đầu đũa phải luôn hướng xuống dưới. - Đũa phải được giữ sao cho lòng bàn tay hướng xuống dưới. - Sau khi ăn xong, để đũa chung vào bát, đầu úp sang trên. Văn hóa dùng đũa thường được dùng bằng tay phải và việc sử dụng đũa bằng tay trái được coi là nghịch đũa, là một hành vi xấu. Dùng đũa gắp thức ăn cho người già, trẻ em sẽ được coi là lịch sự và chu đáo. Khi ăn cùng người lớn tuổi, người Trung Hoa thường để người lớn cầm đũa trước. Thông thường, một người chủ nhà mến khách sẽ chủ động gắp thức ăn từ đĩa vào bát của khách. Người Trung Hoa thường dùng đũa để gắp thức ăn ngon cho những người thân yêu của mình thể hiện sự yêu thương, quan tâm. Giúp cho tình cảm gia đình ngày càng bền chặt, khăn khít hơn và thể hiện sự kính trọng. Trong bữa cơm, khi ăn với người lớn tuổi thì người Trung Hoa thường sẽ nhường họ dùng đũa trước rồi mới đến lượt mình. Trẻ con cũng được dạy những việc này từ lúc nhỏ. Điều này thể hiện sự kính trọng và xem trọng lễ nghĩa của người Trung Hoa. Đôi đũa còn đóng một vai trò quan trọng trong truyền thống văn hóa của người Trung Hoa. Đôi đũa theo tiếng Trung Hoa viết là 筷子, đọc là “kuàizi” mà từ “nhanh” (快) trong tiếng Hoa cũng có cùng cách phát âm là “kuài” với từ “筷”. Chính vì vậy mà ở nhiều nơi, trong lễ cưới, gia đình chú rể thường tặng hai đôi đũa và hai cái bát cho đôi vợ chồng để cầu chúc cho cô dâu chú rể không chỉ có cuộc sống hạnh phúc mà còn sớm sinh con đẻ cái vì từ “kuài” có nghĩa là “nhanh”. 4. ĐÔI ĐŨA GẮN VỚI ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY CỦA NGƯỜI TRUNG HOA Đôi đũa được sử dụng trong các bữa tiệc, trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra đôi đũa còn là quà tặng hết sức ý nghĩa. Có nhiều ý nghĩa khác nhau của việc tặng quà bằng đũa. Đôi đũa là một món quà tốt, ý nghĩa trực tiếp nhất của việc tặng đũa là từ đồng âm của nó. Trong âm tiếng Hán đôi đũa giống với từ “hạnh phúc, vui vẻ cả đời”. Tặng người bạn nước ngoài đôi đũa, như tượng trưng cho nền văn hóa Thần truyền của Trung Hoa có từ lâu đời như Trời đất. Tặng đũa cho người yêu mang ý nghĩa như lời nguyện ước thành đôi, không bao giờ tách rời. Tặng đũa cho vợ chồng mới cưới nghĩa là thành đôi không bao giờ tách rời, gắn kết như một, sớm sinh quý tử. Gửi tặng con cái thì có ý nghĩa mong con mau ăn, chóng lớn. 2173
- Tặng đũa cho kẻ sĩ nghĩa là ngay thẳng không cúi đầu, cống hiến không cầu đền đáp. Tặng đũa cho người cao niên có ý nghĩa: lời cầu chúc trường thọ vô biên, hạnh phúc và mạnh khỏe. Gửi tặng đũa cho đồng nghiệp bạn bè nghĩa: hai cây kết thành rừng, chia sẻ nhọc nhằn, điều tốt lành đến với nhau, sống chan hòa, thân thiết quan tâm đến đời sống của nhau. Gửi tặng đối tác có nghĩa: đạo đức kinh doanh tốt đẹp của sự hợp tác không cạnh tranh, win-win và tất yếu, thể hiện ý nghĩa của sự hợp tác chân thành và không thể tách rời, biểu tượng của gu thời trang, và là biểu tượng của bản sắc và địa vị. Về số lượng đôi đũa tặng cũng có một vài ý nghĩa rất hay. Khi tặng 1 cặp: cuộc sống yên bình; tặng 2 cặp: hai người yêu nhau, thành đôi; tặng 3 cặp: gia đình hạnh phúc; tặng 4 cặp: bốn mùa bình an, bốn mùa thịnh vượng; tặng 5 cặp: ngũ phúc lâm môn, ngũ cốc thịnh vượng; tặng 8 cặp: chúc may mắn; tặng 10 cặp: hoàn hảo, đoàn tụ. 5. NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ KHI SỬ DỤNG ĐŨA Người xưa dùng đũa khi ăn cũng rất chú ý đến phép xã giao, khi đưa đũa vào đĩa không được tùy tiện lật úp, món ăn thuận chiều nên gắp trước, món ăn thuận chiều không nên gắp đặt trở lại đĩa một lần nữa, nếu không sẽ bị coi là bất lịch sự. Ngoài ra, khi chuẩn bị ăn, đũa cần được đặt ngay ngắn bên phải bát, sau khi ăn xong nên xếp ngay ngắn và đặt ở giữa bát cơm. 5.1. Đũa ngắn dài không đều Người Trung Hoa có câu “Tam trường lưỡng đoạn” để ám chỉ cách xếp đũa ngắn dài trên bàn ăn không đều. Đây là điềm xấu, biểu hiện cửa sự xui xẻo, chết chóc. Điều này ảnh hưởng từ quan niệm dân gian của Trung Hoa. Xếp đũa không đều có sự tương đồng với hình ảnh quan tài. Quan tài tạo thành bởi hai tấm ván gỗ ngắn, hai bên cộng với đáy là thêm ba tấm ván gỗ dài, năm tấm ván gỗ dài ngắn hợp lại tạo thành một cỗ quan tài, là đại diện cho chuyện không may xảy ra. 5.2. Gõ đũa vào bát, dùng đũa cắm vào bát cơm “击盏敲盅” Dân gian quan niệm gõ đũa vào bát tạo ra âm thanh giống kẻ ăn xin. Bởi vì người xưa quan niệm, chỉ có những kẻ ăn mày mới tạo ra những âm thanh như vậy để thu hút sự chú ý, xin người qua đường bố thí. Việc làm này cũng được coi là thất lễ, xui xẻo. Trong văn hóa của người Á Đông, “当众上香” dùng đũa cắm thẳng vào bát cơm là hành vi tối kỵ. Bởi hình ảnh này tương tự với việc cắm nhang vào bát hương để cúng người đã khuất. 5.3. Nối đũa và đặt chéo đũa Hành động nối đũa khiến người ta liên tưởng đến việc gắp tro cốt của người chết sau khi hỏa táng. Do đó, đây cũng là việc làm nên tránh khi ăn cơm. Tương tự đặt chéo đũa trên bàn ăn được coi là hành động mang hàm ý phản đối, chống đối người đối diện. Thời phong kiến, chỉ có kẻ phạm tội khi ký tên vào bản cung khai mới bị quan trên đánh dấu chéo. 5.4. Rơi đũa xuống đất, cầm đũa ngược 2174
- “Lạc địa kinh Thần” - 落地惊神là cụm từ dùng để chỉ việc đánh rơi đũa xuống đất. Trong nhân gian, nếu như gặp phải những tình huống như vậy, thường sẽ báo hiệu trước điềm rủi hoặc lại chuẩn bị bị ăn mắng. Trong xã hội xưa, đây là một loại biểu hiện thất lễ nghiêm trọng. Cổ nhân cho rằng tổ tiên đều đang an nghỉ ở dưới đất, không nên quấy rầy. Đũa rơi xuống đất chẳng khác nào làm kinh động đến tổ tiên dưới đất, đây là đại bất hiếu. Ngoài ra nếu để đũa rơi xuống đất rất dễ làm kinh động đến thổ địa công. Cầm đũa ngược là hành động không thuận mắt, làm “Đảo lộn càn khôn” - 颠倒乾坤. Việc này còn thể hiện rằng người cầm đũa không chu đáo, thiếu lễ nghĩa. 5.5. Ngón trỏ chỉ ra ngoài khi cầm đũa Khi cầm đũa hành động gọi là “Tiên nhân chỉ lộ” - 仙人指路hành động này giống như đang chỉ chỉ trỏ trỏ vào một ai đó, nó mang ý tứ chỉ trích, mắng chửi người khác, và cực kỳ không có phép tắc rất dễ gây ra sự phản cảm với người cùng bàn. 5.6. Dùng đũa xiên vào thức ăn và ngậm đũa Nếu trong bữa cơm dùng đũa cắm xiên vào đồ ăn, việc này đối với người ngồi cùng bàn là một hành vi khiếm nhã, rất mất lịch sự và đại kỵ. Khi ăn mà đem đũa ngậm trong miệng, dùng miệng cắn gặm qua lại, thi thoảng còn phát ra tiếng động thì được coi là hình vi vô lễ, thiếu phép tắc. Ngoài ra, hành vi này và âm thanh mà nó phát ra cũng khiến người khác cảm thấy khó chịu và phản cảm, hơn nữa còn rất mất vệ sinh. 5.7. Dùng đũa xáo trộn đồ ăn trong mâm cơm “迷著刨坟” Trong khi ăn, cầm đũa xáo trộn đồ ăn được coi là hành vi của người không có tu dưỡng. Hơn nữa, hành vi ấy thể hiện việc không coi ai ra gì, cho nên khiến người khác cảm thấy vô cùng phản cảm. 6. TỔNG KẾT Như vậy có thể thấy rằng văn hóa dùng đũa của người Trung Hoa rất phong phú. Mỗi một phương diện đều có những ý nghĩa riêng và làm cho nền văn hóa của nước này ngày càng đa dạng và đầy màu sắc hơn. Không chỉ trong văn hóa về đôi đũa mà còn có những điểm hay, độc đáo về đôi đũa ví dụ như ý nghĩa của việc tặng đũa... Qua việc tìm hiểu về nên văn hóa đôi đũa của người Trung Hoa có thể thấy rằng có rất coi trọng nền văn hóa này và họ đều cố gắng giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp. Sau quá trình tìm hiểu về những điều hay và ý nghĩa có liên quan đến văn hóa đôi đũa của người Trung Hoa. Nhóm tác giả đã tổng hợp thông tin một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp ích cho người đọc trong quá trình tìm hiểu và có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho những người yêu thích về nền văn hóa Trung Hoa. 2175
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thân Trung Dũng, Chuyện đôi đũa và văn hoá dùng đũa, 28/07/2014 , https://tadri.org/vi/news/Phong-tuc-xua-va-nay/Chuyen-doi-dua-va-van-hoa-dung-dua-52/ 2. 聊奇论史, 中国筷子文化:原始时代萌生,从树枝到金筷子,有哪些历程?,2020-11-09, https://mbdlite.baidu.com/newspage/data/landingsuper?_refluxos=a2&isBdboxFrom=1&sid_for_share &context=%7B%22nid%22%3A%22news_9933845294948557435%22%7D&rs=2815571166&ruk=L 1BHHYOi_9dVPeIipE58Ew&pageType=1&urlext=%7B%22cuid%22%3A%220uvJuguQSu_fuvucl8 2etja8Sug6P2iF08Hyiluq-uKQ0qqSB%22%7D 3. Nguyễn Ngân, Đôi đũa Trung Quốc và những nét văn hóa thú vị của người dân nơi đây, https://vn.alongwalker.co/doi-dua-trung-quoc-va-nhung-net-van-hoa-thu-vi-cua-nguoi-dan-noi-day- s173533.html 4. 扒拉文史, “中国碗筷文化”发展史:不仅是食具,更是中国文化的传,2020-07-01, https://mbdlite.baidu.com/newspage/data/landingsuper?_refluxos=a2&fbclid=IwAR1eKGcIxjvZygbizp GYW1wxPQdtYChlr7EVla3Bb_HaoTbm4_vZcwNf1j0&isBdboxFrom=1&sid_for_share=&context= %7B%22nid%22%3A%22news_9919263421344814966%22%7D&rs=3595827925&ruk=L1BHHYOi _9dVPeIipE58Ew&pageType=1&urlext=%7B%22cuid%22%3A%220uvJuguQSu_fuvucl82etja8Sug6 P2iF08Hyiluq-uKQ0qqSB%22%7D 5. 9 sự khác biệt giữa thói quen ăn uống phương Đông và phương Tây, 29/09/2021, https://2dep.vn/9-su-khac-biet-giua-thoi-quen-an-uong-phuong-dong-va-phuong-tay-01125195.html 6. Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của đôi đũa trong văn hóa truyền thống, https://tinhhoa.in/nguon- goc-va-y-nghia-sau-sac-cua-doi-duatrong-van-hoa-co-xua.html 7. An Nhiên, Sự tích đôi đũa và ý nghĩa việc dùng đũa làm quà tặng, 15/4/2022, https://vandieuhay.net/su-tich-doi-dua.html 8. Dùng đũa hàng ngày nhưng bạn đã biết những điều kiêng kỵ này chưa?, https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/dung-dua-hang-ngay-nhung-ban-da-biet-nhung-dieu- kieng-ky-nay-chua-1210794 9. Hà Nguyên, Kiêng kỵ khi dùng đũa của người xưa bạn có vô tình phạm phải, 28/9/2017, https://amp-ngoisao.vnexpress.net/kieng-ky-khi-dung-dua-cua-nguoi-xua-ban-co-vo-tinh-pham-phai- 3643797.html 10. Văn hóa dùng đũa của người Việt, 21/6/2021https://ngotoc.vn/Van-hoa-Doi-song/van-hoa-dung- dua-cua-nguoi-viet-677.html 11. Cách sử dụng đũa đúng cách, https://vn.foodland.sk/blog/cach-su-dung-dua-dung-cach/ 12. Nguyễn Quảng Đạt, Chín điều cấm kỵ khi sử dụng đũa của người Trung Quốc, 10/9/2021, https://nguyenquangdat.org/quy-tac-dung-dua-cua-nguoi-trung-quoc/ 13. Những kiêng kỵ trong văn hóa dùng đũa của người Trung Quốc, https://chineserd.vn/nhung- kieng-ky-trong-van-hoa-dung-dua-cua-nguoi-trung-quoc/ 2176
- 14. Đôi đũa trong văn hóa của người Trung Hoa, https://www.tourtrungquoc.net.vn/van-hoa-am- thuc/doi-dua-trong-van-hoa-cua-nguoi-trung-hoa.html 15. https://baike.baidu.com/item/中国筷子/61465938 16. Lịch sử văn hóa Trung Hoa , tác giả chính: Đàm Gia Kiện – NXB: Khoa học xã hội – Nơi xuất bản: Hà Nội – Năm xuất bản: 1993 17. Góc nhìn Bát Quái – Tác giả: Xuân Cang – Năm xuất bản: 2017 18. 筷子套收藏与鉴赏 - 姜兴周 - 中国经工业版社 - 2012年4月 19. 当筷子遇上刀叉 - 杜莉- 孫俊秀、高海薇、李云云 賽尚圖文- 出版社 2008年08月04日 20. 漫爵筷子 - 王晴佳 三聯 2022年11月3日 21. 筷子三千年 蓝翔 山东教育出版社 1999年12月01日 22. 筷子:饮食与文化 王晴佳 生活 读书 新知三联书店 2019年02月01日 2177
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuật xem tướng - Tìm hiểu Nhân tướng học theo kinh dịch
362 p | 1214 | 666
-
Đôi đũa và mâm cơm
5 p | 192 | 69
-
Bước đầu tìm hiểu khái niệm “Đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh
9 p | 284 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lí với nhóm khách hàng của trung tâm tư vấn Linh Tâm - Csaga - Nguyễn Thị Lan
26 p | 141 | 23
-
Giá trị văn hóa: Một số hàm ý cho nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở giá trị văn hóa và giao tiếp liên văn hóa
15 p | 142 | 14
-
Tập huấn chuyên đề: Đưa nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào môn học công nghệ bậc THCS
31 p | 136 | 12
-
Tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về tâm linh
12 p | 166 | 10
-
Tìm hiểu hiện tượng nói dối từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa
10 p | 16 | 6
-
Tìm hiểu phong tục tập quán khi đứa trẻ dân tộc Thái chào đời: Phần 1
257 p | 26 | 6
-
Cách sử dụng đại từ nhân xưng qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai
6 p | 132 | 6
-
Bản chất của hoạt động đọc văn và việc dạy đọc văn bản văn học trong nhà trường
9 p | 80 | 6
-
Cải thiện văn hóa ứng xử xuống cấp của sinh viên bằng những đánh giá tâm lý chung từ cộng đồng
7 p | 60 | 5
-
Lễ hội đua thuyền - nét văn hóa đặc sắc ở Lệ Thủy, Quảng Bình
6 p | 53 | 3
-
Những rào cản chính khi ứng dụng Metaverse trong đào tạo bậc đại học: nghiên cứu trường hợp tại một số trường đại học ở Việt Nam
6 p | 7 | 3
-
Dạy học chuyên đề Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại cho học sinh trung học phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới (2018)
6 p | 32 | 2
-
Khung pháp lý về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay
10 p | 2 | 2
-
Biểu tượng “rồng” và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay
9 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn