intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biểu tượng “rồng” và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến trên thế giới và đồng thời Rồng cũng là biểu tượng cao đẹp trong đời sống văn hóa người Việt. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về biểu tượng Rồng Việt sẽ góp phần tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, cũng như quá trình giao lưu, hội nhập, hội tụ của các lớp văn hóa. Bài viết "Biểu tượng “rồng” và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay" đưa ra được bức tranh cụ thể và đầy đủ về sự phát triển ý nghĩa của biểu tượng Rồng trong tư duy văn hóa của con người Việt Nam, từ ý nghĩa văn hóa ban đầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biểu tượng “rồng” và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 BIỂU TƢỢNG “RỒNG” VÀ MỘT SỐ BIẾN ĐỔI TRONG NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY Lâm Thị Thanh Xuân, Đặng Thu Thảo, Lớp K60B, Khoa Việt Nam học GVHD: ThS. Đỗ Phương Thảo Tóm tắt: Song song tồn tại và phát triển cùng tiếng nói và chữ viết, con người còn có một loại ngôn ngữ đặc biệt, đó là ngôn ngữ biểu tượng. Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến trên thế giới và đồng thời Rồng cũng là biểu tượng cao đẹp trong đời sống văn hóa người Việt. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về biểu tượng Rồng Việt sẽ góp phần tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, cũng như quá trình giao lưu, hội nhập, hội tụ của các lớp văn hóa. Khác với nghiên cứu biểu tượng trong trạng thái tĩnh tại, nghiên cứu và giải mã biểu tượng Rồng trong trạng thái vận động biến đổi cùng thời gian sẽ cho ta thấy sự phát triển ý nghĩa của biểu tượng qua từng thời kì, đồng thời thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa xã hội đã chi phối thế nào đến ý nghĩa của biểu tượng, tạo ra các mối tương quan so sánh thú vị. Từ khóa: Rồng, biểu tượng, văn hóa, ngôn từ, uy quyền, may mắn. I. MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển của mình, con ngƣời đã sáng tạo ra văn hóa. Văn hoá thể hiện qua nhiều cách thức, nhiều phƣơng tiện, trong số đó, ngôn ngữ là phƣơng tiện quan trọng thể hiện văn hoá. Nhờ có ngôn ngữ, con ngƣời có thể truyền tải những ý tƣởng, suy nghĩ của mình để tạo nên thế giới vật chất và tinh thần đầy sống động. Qua đó ta có thể thấy mối liên hệ khăng khít của bộ ba tư duy – ngôn ngữ – văn hóa, đây là một hƣớng nghiên cứu văn hóa có tính toàn diện với mức độ khái quát lớn, vì vậy khi chọn nghiên cứu về văn hóa chúng tôi đã chọn hƣớng đi này cho bài nghiên cứu của mình. Song song tồn tại và phát triển cùng tiếng nói và chữ viết, con ngƣời còn có một loại ngôn ngữ đặc biệt, đó là ngôn ngữ biểu tƣợng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, biểu tƣợng nhƣ là đơn vị cơ bản trong cấu trúc của văn hóa, là hạt nhân di truyền xã hội và quan trọng hơn đó là nó sinh ra nhờ năng lực biểu tƣợng hóa của con ngƣời, vì vậy mà ngƣời ta ngày càng tìm cách "giải mã" ngôn ngữ biểu tƣợng, vừa để mở rộng trƣờng nhận thức, khám phá ra những giá trị văn hoá truyền thống còn chìm khuất trong lòng đời sống cộng đồng - xã hội, vừa nhằm làm chủ một loại hình ngôn ngữ đặc biệt mà ta mới bắt đầu khẳng định sức mạnh của nó. Rồng là một biểu tƣợng văn hóa có độ phổ biến trên thế giới và đồng thời Rồng cũng là biểu tƣợng cao đẹp trong đời sống văn hóa ngƣời Việt. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về biểu tƣợng Rồng Việt sẽ góp phần tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, cũng nhƣ quá trình giao lƣu, hội nhập, hội tụ của các lớp văn hóa. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm về đề tài “Rồng Việt”. Song phần lớn các công trình đi trƣớc mới nghiên cứu biểu tƣợng Rồng trong trạng thái tĩnh, chƣa có nhiều công trình đi theo hƣớng so sánh liên ngành hoặc nhìn biểu tƣợng Rồng trong cái nhìn lịch đại. Đây là lí do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Biểu tƣợng ngôn từ Rồng và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay” với mong 417
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 muốn đƣa ra đƣợc bức tranh cụ thể và đầy đủ về sự phát triển ý nghĩa của biểu tƣợng Rồng trong tƣ duy văn hóa của con ngƣời Việt Nam, từ ý nghĩa văn hóa ban đầu. Chúng tôi hi vọng sẽ mang lại những kết quả thú vị góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu và nghiên cứu những hàm ẩn sâu xa trong thế giới biểu tƣợng, đồng thời đem lại hƣớng đi mới trong nghiên cứu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc nói chung, của dân tộc Việt nói riêng. II. NỘI DUNG CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1. Biểu tƣợng và sự chuyển hóa của biểu tƣợng Biểu tƣợng là ngôn ngữ của cảm xúc, của niềm tin đƣợc hình thành nên từ quá trình sống, lao động của con ngƣời. Có nhiều nguồn tƣ liệu cho ta những khái niệm về biểu tƣợng khác nhau, nhìn chung chúng gợi cho ta hình ảnh cầu nối giữa thế giới thực tại và thế giới ý niệm của con ngƣời. Nhƣ vậy, trình bày một biểu tƣợng là trình bày những kích thích, cảm nhận hơn là những kiến thức chúng ta có đƣợc về sự vật, hiện tƣợng đó. Tựu trung lại, biểu tƣợng là một sự vật cụ thể, một gợi mở giúp chúng ta vƣợt qua dáng vẻ bên ngoài để tìm ý nghĩa ẩn kín, thiêng liêng bên trong. Tìm hiểu về biểu tƣợng cũng là sự nỗ lực của con ngƣời muốn vƣơn tới việc “giải mã” các lớp ý nghĩa trong nhận thức. Cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng và biểu tƣợng nhƣ là đại diện của các khía cạnh xã hội cũng không thể nằm ngoài quy luật đó. Trong sứ mệnh đại diện cho vô vàn ý niệm của con ngƣời, biểu tƣợng đã chọn cho mình một cách riêng để tồn tại và phát triển, đó là tồn tại dƣới dạng các biến thể. Các biến thể là kết quả của quá trình chuyển hóa không ngừng giữa các cấp độ của biểu tƣợng, là sự biến đổi ý nghĩa của biểu tƣợng trong các phạm vi khác nhau của đời sống xã hội. Từ ngôn ngữ đến văn hóa hay từ danh xƣng đến biểu tƣợng, các từ ngữ phải trở thành các word - symbols (từ - biểu tƣợng). Những từ - biểu tƣợng này không phải mang trong nó tất cả ý nghĩa của “mẫu gốc” của một nền văn hóa mà tùy theo sự tri nhận của mỗi dân tộc mà chỉ một số ý nghĩa biểu tƣợng của “mẫu gốc” đƣợc hiện thực hóa ở các từ - biểu tượng. Chính điều này tạo nên một sự khác biệt về cấp độ trong sự chuyển hóa của các “mẫu gốc” thành các biểu tƣợng ngôn ngữ - văn hóa ở các dân tộc khác nhau. 2. Tính khả biến của biểu tƣợng Trong phần mở đầu của cuốn “Từ điển biểu tƣợng văn hóa thế giới” (J.Chevalier, A.Gheerbrant), tác giả đã chỉ ra đƣợc một trong những đặc tính quan trọng nhất của biểu tƣợng là: “bản chất khó xác định và sống động”, tính “đầy gợi cảm và năng động”. Nghiên cứu biểu tƣợng, cần nhìn nó trong sự vận động, trong môi trƣờng văn hóa mà nó tồn tại. Cùng một biểu tƣợng có thể đồng thời có những ý nghĩa khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau tùy theo quan niệm của dân tộc và thời đại. Nghiên cứu biểu tƣợng là một cách để có thể hiểu sâu hơn về một nền văn hóa, một thời đại nào đó. 3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tƣ duy và văn hóa Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trƣng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc đƣợc lƣu giữ lại rõ ràng 418
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 nhất. Tất cả những lí thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã tạo điều kiện cho các nhà Việt ngữ học khám phá ra những đặc sắc của văn hóa Việt thông qua tiếng nói hằng ngày của dân tộc. Trong phạm vi nội bộ của một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ lại đóng vai trò là phƣơng tiện liên kết, kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh thần của họ. Trong ngôn ngữ và bằng ngôn ngữ, con ngƣời đã ghi lại đƣợc những sự kiện thể hiện tính chủ quan trong quá trình nhận thức của mình. Để cụ thể hóa điều đó, con ngƣời đã tạo ra hệ thống biểu tƣợng và cất giấu ngôn ngữ của mình vào đó. Qua ngôn ngữ biểu tƣợng, chúng ta có thể nhận ra những bình diện khác nhau của trục không gian và trục thời gian đan xen với trục tâm linh. Cho đến nay, trong giới Việt ngữ học đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này và bƣớc đầu đã chỉ ra rằng ngôn ngữ Việt và văn hóa Việt luôn có mối quan hệ nhất định, đó chính là “cách nghĩ”, “cách tƣ duy” của riêng ngƣời Việt mà các dân tộc khác không có. CHƢƠNG II. BIỂU TƢỢNG “RỒNG” TRONG TƢ DUY, VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 1. Biểu tƣợng văn hóa Rồng Căn cứ vào gốc văn hóa của các tộc ngƣời trên thế giới, có thể chia biểu tƣợng văn hóa Rồng vào hai nhóm chính: là biểu tƣợng Rồng phƣơng Đông và biểu tƣợng Rồng phƣơng Tây. Khái niệm phƣơng Đông và phƣơng Tây đƣợc hiểu ở đây không hoàn toàn theo con mắt của các nhà địa lí học mà thiên về cách nhìn của các nhà văn hóa học, cụ thể là: phƣơng Đông trung tâm là Trung Quốc và các nƣớc lân bang nhƣ Việt Nam, Lào, Campuchia, Nhật Bản…, bên cạnh trung tâm khác là Ấn Độ; còn phƣơng Tây đƣợc hun đúc và xây dựng từ nguồn cội Hy Lạp và La Mã cổ đại mà tâm điểm văn hóa là “triết học Hy Lạp và tư tưởng Kinh thánh” [11;53]. Trong Kinh thánh, rồng được coi là quỷ dữ đồng nhất với rắn, đó là con rắn nham hiểm đã dụ dỗ loài ngƣời rơi vào vòng tội lỗi, khiến Adam và Eva bị đuổi khỏi vƣờn địa đàng Eden, bƣớc chân vào con đƣờng sa đọa không lối về. Do đặc điểm gốc văn hóa du mục, ngƣời phƣơng Tây có lối sống chiếm đoạt tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Bởi vậy mà trong quan niệm của họ, rồng được xem là đại diện của cái xấu xa độc ác cần phải được tiêu diệt để giành lấy những tốt đẹp cho cuộc sống. Đối với ngƣời phƣơng Tây, sự chuyển hóa thành rồng giống như một sự trừng phạt dành cho người làm điều xấu xa. Ảnh hƣởng từ văn hóa nên trong nghệ thuật tạo hình, con rồng thời trung cổ đƣợc thể hiện có cánh hoặc không có cánh, thân phủ đầy vẩy, trên lƣng có gai nhọn. Những con rồng đƣợc sáng tạo trên tinh thần tạo ra một hình tƣợng mang dáng vẻ hung dữ, ác độc, là mối đe dọa với con ngƣời. Nếu phƣơng Tây coi rồng là biểu hiện cho sự xấu xa độc ác, cho nhƣng thứ đem đến tai họa cho con ngƣời thì ngƣợc lại, phƣơng Đông lại xem rồng là biểu tượng cho sự tốt đẹp, may mắn, mang lại sự thịnh vượng. Xét theo hình thức cấu tạo, rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loài vật khác nhau, song luôn có hình dáng gần nhất với một loài vật chính. Dân gian phƣơng Đông dùng thuyết “tam đình cửu tự” (thân 3 khúc: đầu, thân, đuôi, kết hợp từ 9 nét khác nhau của 9 loài vật có thật, “cửu tự” là chín nét giống, gồm: sừng giống nai, đầu 419
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 giống đà, mắt giống thỏ, thân giống rắn, bụng giống trai, vảy giống cá, ngón chân giống gót chim ƣng, chân giống hổ, tai giống bò) để nói lên đặc trƣng tổng hợp ấy, và để lí giải vị trí bá chủ vạn vật của rồng. Ở phƣơng Đông, “rồng là biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sự sống” [6;781], biểu trưng cho nước – sự phong đăng, mùa màng bội thu. Theo thời gian, cùng với sự hình thành và phát triển của các dân tộc phƣơng Đông, rồng dần có thêm các nét nghĩa mới phù hợp với tính chất của thời đại nhƣ biểu tượng cho nguồn gốc dân tộc, cho vương quyền cao sang hay sự may mắn thịnh vượng… Thần thoại và cổ tích về rồng, cũng nhƣ sự phong phú của biểu tƣợng rồng trong nghệ thuật phƣơng Đông và phƣơng Tây đã gợi ra cho nhiều ngƣời mối băn khoăn về nguồn gốc của rồng. Có nhiều giả thuyết đƣợc đƣa ra song tất cả các quan niệm rồng xuất xứ từ Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á, hay Ai cập – Lƣỡng Hà, hoặc Việt Nam đều thiên nhiều về những giả thuyết mang tinh thần tự tôn về văn hoá dân tộc, hay khu vực mà không có những cứ liệu khoa học xác đáng. Trên thực tế các văn bản đề cập đến rồng của các dân tộc đều rất phong phú, chứng tỏ nó là một sản phẩm văn hoá lâu dài đồng thời cũng cho thấy sự lan truyền ảnh hƣởng của biểu tƣợng. Với mỗi nền văn hóa, biểu tƣợng rồng lại đƣợc thể hiện và mang những ý nghĩa khác nhau, thể hiện quan điểm riêng của từng dân tộc. Đối với văn hóa Việt Nam, biểu tƣợng rồng thấm đƣợm chất dân gian và tinh thần nhân văn bên cạnh những ý nghĩa vốn có, phạm vi sử dụng đa dạng và có phần tự do, không bị gò bó. Nó là sản phẩm của sự giao lƣu tiếp biến văn hóa và sự sáng tạo đầy nghệ thuật của cƣ dân ngƣời Việt. Đây chính là cơ sở cho việc thể hiện một cách sống động biểu tƣợng rồng trong nghệ thuật ngôn từ. Đồng thời cũng là yếu tố giúp cho sự phát triển ý nghĩa của biểu tƣợng Rồng trong dòng chảy văn hóa Việt đƣợc diễn ra mạnh mẽ và phong phú. 2. Biểu tƣợng Rồng Việt truyền thống qua một bộ phận Văn học Dân gian và thơ văn Lý – Trần Maud Bodkin cho rằng: Các biểu tƣợng văn hóa là “các mẫu gốc của thơ ca”[8;30]. Với nghệ thuật ngôn từ, ngôn ngữ chính là một hệ thống trung gian chuyển hoá các biểu tƣợng văn hóa văn học (dƣới hình thức âm thanh ngôn ngữ), tức là sự chuyển hoá các biểu tƣợng vào hệ thống từ ngữ, cú pháp của văn bản nghệ thuật. Sau khi tiến hành khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi phân các biến thể của Rồng vào 7 dạng chính: + Các tên gọi của Rồng + Các loại Rồng + Tên các bộ phận trên cơ thể Rồng + Các hoạt động của Rồng + Tên sự vật liên quan đến Rồng + Những hành động tác động đến con Rồng, tạo ra Rồng + Hệ thống các tên riêng có chữ Long với nghĩa là Rồng Việc khác nhau về mặt biến thể của biểu tƣợng Rồng trong văn học dân gian và văn học trung đại đã cho ta thấy một sự phát triển ý nghĩa của biểu tƣợng ngôn từ Rồng. Trong văn học dân gian, cái nhìn của quần chúng với rồng là cái nhìn gần gũi, thân thiện, dân dã. Rồng gắn bó với đời sống của họ một cách tự nhiên và phổ biến, mang nhiều ý nghĩa khác 420
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 nhau. Còn dƣới con mắt của tầng lớp quan lại, văn thân nho sĩ, rồng là biểu tƣợng của ngƣời có quyền lực tối thƣợng trong xã hội. Rồng đƣợc gọi là Long, đƣợc quy phạm về phạm vi sử dụng trang trọng, nghi thức, đƣợc đo ni đóng giầy trong ý nghĩa về sự cao quý, tài giỏi, linh thiêng, uy quyền. Trong văn học trung đại, rồng dƣờng nhƣ không còn là con vật của quần chúng. Từ đó ta có đƣợc hai hệ thống từ ngữ về biểu tƣợng Rồng dành cho hai đối tƣợng sử dụng khác nhau. Thông qua khảo sát văn bản ngữ nghĩa, chúng tôi đã khái quát đƣợc ý nghĩa của biểu tƣợng ngôn từ rồng thành 6 cấp độ, là: biểu tượng về nguồn gốc dân tộc, giống nòi và nguồn gốc cao sang của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng; sự phù trợ của truyền thống tổ tiên, biểu tượng của sự giàu sang, cao quý, sự thịnh đạt và uy quyền; biểu tượng của tình yêu đôi lứa; sự khó khăn nguy hiểm; một số nét nghĩa khác. Có thể nói, sự phát triển ý nghĩa của biểu tƣợng Rồng trong văn hóa Việt Nam từ các ý nghĩa văn hóa chung ban đầu rất mạnh mẽ và có sự biến đổi. Sự phát triển ý nghĩa có hai xu hƣớng chính: một là kế thừa ý nghĩa đã có, phát huy cao độ và có sự biến đổi mang dấu ấn văn hóa Việt Nam; hai là ý nghĩa đƣợc phát sinh mới hoàn toàn tạo nên bản sắc riêng của văn hóa dân tộc, thể hiện rõ nét những quan niệm trong tâm thức con ngƣời Việt về biểu tƣợng Rồng. Cùng với đó là sự phát triển ý nghĩa của biểu tƣợng Rồng từ văn học dân gian đến văn học trung đại. Nếu ở văn học dân gian, điểm nhìn về biểu tƣợng Rồng xuất phát từ những ngƣời nông dân chất phác tạo nên tính dân gian, gần gũi, bình dĩ, nhiều khi là bình dân thì ở văn học trung đại, cụ thể là văn học Lý – Trần, biểu tƣợng Rồng đƣợc nhìn dƣới con mắt của tầng lớp vua quan quý tộc – những ngƣời thuộc tầng lớp cao trong xã hội, thấm nhuần tƣ tƣởng Nho gia. Điều nay mang lại cho Rồng hình ảnh cao quý, uy quyền, sự tối thƣợng, linh thiêng. Phạm vi sử dụng biểu tƣợng Rồng bị thu hẹp lại, hệ thống từ ngữ biến thế hoàn toàn là từ Hán Việt mang tính khuôn mẫu, chuẩn mực và trang trọng. Đây có thể xem là sự co hẹp về ý nghĩa. Song chúng tôi cho rằng, trong tâm thức ngƣời Việt, biểu tƣợng Rồng luôn hiện lên với cả hai tính chất, luôn tồn tại song song, đan lồng vào nhau. Rõ ràng nếu không có văn học trung đại, biểu tƣợng Rồng Việt sẽ không có đƣợc ý nghĩa tƣợng trƣng cho nhà vua, cho vƣơng quyền và sự thịnh đạt sắc nét nhƣ thế. Các truyền thuyết thời xa xƣa nói về nguồn gốc dân tộc chƣa đủ khả năng để mang lại cho Rồng ý nghĩa giai cấp đậm đặc nhƣ văn học trung đại. CHƢƠNG III. MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CỦA BIỂU TƢỢNG RỒNG TRONG NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Khảo sát một số biến đổi trong nhận thức về biểu tƣợng Rồng của giới trẻ Việt Nam hiện nay Trƣớc một xã hội đang phát triển nhƣ Việt Nam, chúng tôi đánh giá rằng thế hệ trẻ là những con ngƣời có khả năng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn văn hóa mạnh mẽ nhất và cũng có khả năng sáng tạo, biến đổi các nguồn thông tin trở nên đa dạng nhất. Và trong quá trình khoanh vùng đối tƣợng, chúng tôi cũng nhận thấy rằng lứa tuổi từ 15 đến 23 hội tụ đủ các tiêu chí để có thể phản ánh chính xác nhất sự biến đổi của biểu tƣợng Rồng trong thời kì hiện đại theo đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu. 421
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát sự lựa chọn mức độ quen thuộc về ý nghĩa của con rồng theo các cấp độ và nhận thấy một số đặc điểm: - Những ý nghĩa đƣợc cho là có mức độ quen thuộc cao với các bạn trẻ đều là những ý nghĩa rất điển hình của biểu tƣợng Rồng trong văn hóa Việt. - Các bạn trẻ chƣa có sự quan tâm đến văn hóa nhân loại, chƣa hiểu rõ bản chất của ý nghĩa. Việc biết đến hình ảnh con rồng trong văn hóa phƣơng Tây có thể có nhƣng đó chỉ là sự ghi nhận đơn thuần về hình ảnh. - Họ chỉ ghi nhận những gì đƣợc giới thiệu nhiều nhất, rộng rãi nhất, ghi nhận một cách thụ động và mặc nhiên, không có sự tìm hiểu sâu xa hơn về biểu tƣợng. Ngày nay, với sự hội nhập mạnh mẽ của các nƣớc vào quá trình toàn cầu hóa, giới trẻ Việt Nam tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa ngoại quốc nên đang có một bộ phận các bạn trẻ có sự liên tƣởng đến rồng nhƣ một con vật ghê sợ hung dữ, mang tính chất của một loài quái vật kinh dị, không biểu trưng cho một ý nghĩa văn hóa nào. Một bộ phận khác lại đồng nhất biểu tƣợng Rồng với Ma Cà Rồng – loài vật hút máu ngƣời khá phổ biển trong văn hóa phƣơng Tây. Có thể thấy ý nghĩa này của con Rồng Việt mang đậm màu sắc du nhập, không hề có chút bóng dáng nào của truyền thống. Rồng còn là biểu trƣng cho sự đảm bảo về danh tiếng, uy tín và chất lượng của các sản phẩm có giá trị. 2. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam về biểu tƣợng Rồng 2.1. Yếu tố văn hóa dân tộc Dù nhiều dân tộc khác cũng sử dụng biểu tƣợng rồng nhƣng do tâm lí và yếu tố văn hóa dân tộc mà biểu tƣợng rồng Việt có những nét riêng. Dƣới sự hội nhập văn hóa mạnh mẽ, con rồng Việt với cái bản gốc văn hóa đặc trƣng của mình vẫn vƣơn mình đứng vững và dƣờng nhƣ cách thể hiện phong phú, đa dạng hơn nhờ sự tiếp biến văn hóa linh hoạt, phản ánh thành công sự chuyển mình của xã hội đƣơng đại. 2.2. Yếu tố xã hội Nƣớc ta đang trong thời kì hội nhập với sự phát triển nhƣ vũ bão của các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, công nghệ thông tin… theo đà đó, đời sống của con ngƣời cũng đƣợc đầy đủ và đa dạng hơn. Sự tiếp nhận các luồng thông tin tích cực và tiêu cực đã tạo nên những hƣớng khác nhau trong cảm nhận về hình ảnh con rồng của giới trẻ. Bên cạnh đó thì nên kinh tế cạnh tranh cũng khiến nhiều nhà kinh doanh trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống, đƣa con rồng làm đặc trƣng thƣơng hiệu, sự bảo đảm cho chất lƣợng sản phẩm. 2.3. Yếu tố cá nhân Nhìn chung giới trẻ hiện nay khá thụ động trong việc tìm hiểu về con rồng truyền thống, chỉ khi nào bắt buộc trong quá trình học tập có yêu cầu tìm hiểu thì mới bắt đầu đi tham khảo các nguồn tài liệu sẵn có. Và dù bị bắt buộc nhƣ vậy thì họ cũng chỉ tìm hiểu khoanh vùng trong những gì cần thiết chứ không có sự tò mò kích thích đi tìm hiểu cốt lõi, ngọn ngành vấn đề. 422
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 3. Đánh giá về sự biến đổi của biểu tƣợng Rồng trong thời kì hiện đại 3.1. Tác động tích cực Sự phát triển ý nghĩa của con rồng Việt đã mang tới những nét nghĩa mới về một con rồng hiện đại, làm phong phú thêm cho hình tƣợng con rồng Việt. Những nét ý nghĩa mới của con rồng cũng đã cho thấy lớp ngƣời trẻ của Việt Nam có khả năng thích ứng nhanh với các yếu tố văn hóa mới, năng động trong việc tiếp cận và đầy sáng tạo trong cách phản ánh. Từ những cách phản ánh đầy sáng tạo đó, hình tƣợng một con rồng mới mẻ cũng mang lại những tƣ duy tích cực, mở rộng cho văn hóa những trƣờng nghĩa mới, kích thích khả năng sáng tạo của con ngƣời trong các vấn đề khác của xã hội. 3.2 Tác động tiêu cực Sự ảnh hƣởng quá nhiều của các yếu tố ngoại lai kết hợp với việc giới trẻ không có nhiều hứng thú trong việc tìm hiểu những giá trị truyền thống khiến cho nguy cơ hình tƣợng con rồng mất đi các giá trị văn hóa đặc trƣng quan trọng của con rồng Việt. Sự thiếu hiểu biết về con rồng – biểu tƣợng văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ Việt khiến cho sự nhìn nhận của thế giới về Việt Nam trở nên méo mó mà mất đi những cái nhìn thiện cảm. Sự phát triển của con rồng một cách quá đà dễ khiến cho biểu tƣợng rồng bị đánh giá theo hƣớng tiêu cực làm cho biểu tƣợng mất giá trị, bị tẩy chay và không còn đƣợc phổ biến trong cộng đồng. Việc lạm dụng biểu tƣợng rồng truyền thống vào nền kinh tế một cách tràn lan, mất kiểm soát khiến cho con rồng dần mất đi giá trị độc tôn của mình. III. KẾT LUẬN Xuất phát từ vai trò quan trọng của hệ thống biểu tƣợng trong đời sống xã hội và trong công cuộc khám phá chiều sâu văn hóa của mỗi dân tộc, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu tìm hiểu về sự phát triển ý nghĩa của biểu tƣợng Rồng – biểu tƣợng tiêu biểu trong văn hóa Việt – và những biến đổi trong tƣ duy văn hóa ngƣời Việt để qua đó hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, quan điểm, tƣ duy của con ngƣời Việt Nam về biểu tƣợng này từ truyền thống đến hiện đại. Đi từ những vấn đề lí thuyết chung nhất về biểu tƣợng, cùng với sự phân tích, khảo sát các nguồn dữ liệu, chúng tôi đã khái quát đƣợc những ý nghĩa cơ bản nhất về biểu tƣợng văn hóa Rồng trong văn hóa nhân loại. Trên cơ sở nghiên cứu về biểu tƣợng Rồng trong văn hóa Việt có thể khẳng định sự phát triển ý nghĩa của biểu tƣợng Rồng trong văn hóa Việt Nam từ các ý nghĩa văn hóa chung ban đầu rất mạnh mẽ và có sự biến đổi với hai xu hƣớng chính: một là kế thừa ý nghĩa đã có, phát huy cao độ và có sự biến đổi mang dấu ấn văn hóa Việt Nam; hai là ý nghĩa đƣợc phát sinh mới hoàn toàn tạo nên bản sắc riêng của văn hóa dân tộc, thể hiện rõ nét những quan niệm trong tâm thức con ngƣời Việt về biểu tƣợng Rồng. 423
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Trên cơ sở những ý nghĩa truyền thống, chúng tôi tiến hành điều tra xã hội học để tìm hiểu sự phát triển về ý nghĩa của biểu tƣợng Rồng Việt trong tƣ duy của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Những ý nghĩa mới của biểu tƣợng Rồng Việt trong tƣ duy của giới trẻ hiện nay đƣợc hình thành trên cơ sở của nhiều yếu tố tác động: yếu tố văn hóa dân tộc, yếu tố xã hội và yếu tố cá nhân. Chúng tôi hi vọng, những đánh giá sự phát triển ý nghĩa của biểu tƣợng Rồng trong tƣ duy của giới trẻ sẽ là những gợi mở cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo về các biện pháp nhằm phục vụ mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị đẹp của biểu tƣợng Rồng trong đời sống xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Duy Anh, Cổ sử Việt Nam, NXB Xây dựng, 1956. [2] Đào Duy Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, NXB Thế giới, 1957. [3] Trần Lâm Biền, Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của người Việt, NXB Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2001. [4] Nguyễn Huy Cẩn, Tiếng Việt hiện nay và những vấn đề ngôn ngữ học liên ngành, NXB Khoa học Xã hội, 2005. [5] Lê Nguyên Cẩn, Văn minh Rồng và năm 2000, NXB Văn hóa Thông tin, 2000. [6] Jean Chevalier, Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, NXB Đà Nẵng, 1997. [7] Đinh Hồng Hải, Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam, Tập 1: Các bộ trang trí điển hình, NXB Tri thức, 2012. [8] Nguyễn Thị Ngân Hoa, Sự phát triển của ý nghĩa hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, 2005. [9] Lê Thị Thanh Huyền, Đặc điểm tri nhận của người Việt qua trường từ vựng chim chóc, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2009. [10] Ernest Ingersoll (Đỗ Trọng Quang dịch), Rồng và những hiểu biết về rồng, Viện Bảo tàng Mĩ thuật, 1982. [11] Francois Jullien (Hoàng Ngọc Hiến dịch), Nghiên cứu so sánh văn hóa Đông – Tây, NXB Lao động, 2009. [12] Lê Đức Luận, Biểu tượng Long – Rồng trong văn học dân gian người Việt, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 331, 2012. [13] Bùi Thị Thanh Mai, Rồng trong quan niệm phương Đông và phương Tây, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 1, 2006. [14] Bùi Thị Thanh Mai, Biểu tượng rồng trong mĩ thuật truyền thống của người Việt, Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật, 2006. [15] Tòa tổng giám mục Tp. Hồ Chí Minh, Kinh Thánh (Tân ước), NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1988. [16] Võ Quang Nhơn, Thần thoại Rồng trong cộng đồng Đông Nam Á, Tạp chí Văn hóa Dân gian, Số 1, 1982. [17] Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2009. [18] S. S. Averintsev (Trần Thị Phƣơng Phƣơng dịch), Văn học cổ đại Do Thái, Nguồn: http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=artic 424
  9. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 le&id=1747%3Avn-hc-c-i-dothai&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so- sanh&Itemid=108&lang=vi. [19] Đỗ Phƣơng Thảo, Tìm hiểu mối quan hệ của biểu tượng trong ngôn ngữ văn học và điện ảnh (Qua biểu tượng “nước” trong hai truyện ngắn “Mùa len trâu”,“Một cuộc biển dâu” và bộ phim “Mùa len trâu”, Báo cáo khoa học chuyên ngành ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2003. [20] Trần Ngọc Thêm, Nguồn gốc con rồng nhìn từ văn hóa học, Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2011. [21] Tƣ Mã Thiên (Phan Ngọc dịch), Sử ký, NXB Thời đại, 2010. [22] Nguyễn Ngọc Thơ, Về vấn đề nguyên mẫu của Rồng Trung Hoa, Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2007. [23] Nguyễn Ngọc Thơ, Rồng trong văn hóa Việt Nam, Đặc san Khoa học Xã hội, Số 42, 2012. [24] Phạm Huy Thông, Về gốc tích con Rồng, Tạp chí Khảo cổ học, 1998. [25] Nguyễn Đức Tồn, Thử đề xuất phương pháp xác định mức độ gần gũi về tư duy ngôn ngữ giữa các dân tộc, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 5, 2002. [26] Trần Quang Trân, Con rồng Việt Nam và người Giao Chỉ, NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nội, 1996. [27] Chu Quang Trứ, Con Rồng trong nghệ thuật Việt Nam qua các triều đại, Tƣ liệu của Viện Mĩ thuật. [28] Chu Quang Trứ, Rồng Lý - Biểu tượng của văn hoá Đại Việt, Tạp chí Mĩ thuật, Số 25, 2000. [29] Nguyễn Thị Tuyết, Năm Nhâm Thìn nói về Rồng từ hai nền văn hóa ĐôngTây, Nguồn: http://nguvandhag.wordpress.com/2012/01/10/nam-nhamthin-noi-v% E1% BB%81-r%E1%BB%93ng-nhin-t%E1%BB%AB-hai-n%E1%BB%81n-van-hoa- dong-tay/. [30] Viện Mĩ thuật, Mĩ thuật thời Lý, NXB Văn hóa, 1973. [31] Ferdinand de Saussure, Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học Xã hội, 1973. [32] http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=127. [33] http://filc.huc.edu.vn/ngon-ngu-van-hoa/item/148-bien-the-y-nghia-cua-cac-bieu- tuong-ngon-tu-nghe-thuat. [34] http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/845/1348/KHO-LUU-TRU/Bieu-tuong-- Luoi--trong-tieng-Viet--tieu-luan----Hoang-Kim-Ngoc.aspx. [35] http://www.chuadonghung.com/viet/van-hoa-giao-duc/giao-duc-phat-giao/507-ngon- ngu-viet-the-hien-van-hoa-viet. [36] http://text.123doc.vn/document/15484-ngon-ngu-va-van-hoa-doc.htm. [37] http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/phe-binh/5773-ngon-ngu-va-tu-duy- trong-no-luc-huong-den-tho-hien-dai.htmL. [38] http://giaoxuvangia.net/Home/vi/news/Phut-suy-tu/BIEU-TUONG-RAN-TU- NGON-NGU-DEN-VAN-HOA-1446/. [39] http://vanhoahoc.hcmussh.edu.vn/3cms/upload/khoavanhoahoc/File/Congbo/Khai_lu an_van_hoa_Tran_Ngoc_Them.pdf. 425
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0