intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh một tiếng cồng: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh một tiếng cồng của tác giả Lương Viết Thoại là công trình khảo cứu văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Quỳ Hợp, phía tây tỉnh Nghệ An. Phần 1 gồm một số bài viết tiêu biểu như: Hình tượng con rồng, Pù Chiên Yến, Nghề mo trong đời sống tâm linh của người thái ở miền Tây Nghệ An; Lăm Thái; Dân tộc Thổ: Nguồn gốc và quá trình tộc người; Phát tích và tên gọi Mường Ham; Lễ thức trong đám tang truyền thống của dân tộc Thổ;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh một tiếng cồng: Phần 1

  1. LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THlểu s ố VIỆT NAM L Ư Ơ N G VIẾT TH O Ạ I ĐÁNH MỘT TIÉNG CỒNG NHÀ XUẢT BAN SẢN KHẢU
  2. ĐÁNH MỘT TIẾNG CỐNG
  3. L Ê.N HIỆP C Á C HỘI V ÁN HỌC NGIIẸ T H U Ậ T VIỆT NAM h ụ VĂN HỤC NGHỆ THUẶT CÁC DÂN Tộc THIKU SÓ VIỆT NAM LƯ Ơ NG VIÉT THOẠI ĐÁNH MỘT TIẾNG CỔNG ■ Tập khảo cứu văn hóa dân gian , (huyện Quỳ Họp tinh Nghệ An) NHÀ XUẤT BẢN SÂN KHẤU
  4. ĐẺ ÁN BẢO TÒN, P H Á T H U Y GIÁ TRỊ TÁC PHÀM VĂN HỌC, NGHỆ T H U Ậ T CÁC DÂN TỘC THIÉU SÓ VIỆT NAM CỐ vấn Ban Chỉ đạo: Nhà thơ Hữu Thinh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam BAN CHỈ ĐẠO 1. Nhà văn Tùng Điến (Trần Quang Điển) Trưởng ban 2. Nhà nghiên cứu, TS. Đoàn Thanh Nô Phó Trường ban 3. TS. Trịnh Thị Thủy Phó Trưởng ban 4. Nhạc sĩ Nông Quốc Bình ủy viên kiêm Giám đốc 5. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính Uv viên 6. PGS.TS. Lâm Bá Nam Uy viên 7. ThS. Vũ Công Hội • ủy viên 8. ThS. Phạm Vãn Trường Uv viên 9. ThS. Nguyễn Nguyên Uy viên 10. ThS. Nguyền Ngọc Bích ủy viên Giám đốc Nhạc sĩ Nông Quốc Bình
  5. LỜI GỈÓÌ THIỆU 9 y ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mái nhà chung cúa các Hội Văn học nghệ thuật cả nước. Liên hiệp gồm 74 tổ chức thành viên với trên 45.000 hội viên là văn nghệ sĩ thuộc các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Hội Vân học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam đã có hơn một nghìn hội viên, trong đó gần 600 hội viên là người dân tộc thiểu số hoạt động tại 34 tổ chức cơ sở và các chi hội, tỉnh thành hội trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có hàng nghìn công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch, sáng tạo. 7
  6. Bộ sách này là một phần của Đồ án “Bao tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dàn tộc thiếu số Việt Nam”, với mục tiêu là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; quáng bá di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với bạn bè thế giới; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dụng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đây tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bô sung nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi, giao lưu và phát triển văn hóa giữa các tộc người, nhân dân trong và ngoài nước, với cộng đồng quốc tế. Bộ sách là kết quả từ kho tài liệu hàng nghìn công trình, tác phẩm đã được nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch, sáng tạo qua nhiều thế hệ tác giả, nghệ nhân, hội viên của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong quá trình thực hiện bộ sách, Ban Chỉ đạo mong nhận được góp ý của quý bạn đọc gần xa. TM. BAN CHÌ ĐẠO TRƯỜNG BAN Nhà văn Tùng Điển Phó Chù tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam 8
  7. ĐÁNH MỘT TIẾNG CÒNG LỜI TÁC GIẢ ôi xin gửi cuốn sách này cho tất cả những ai yêu thích văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số ò huyện miền núi Quỳ Hợp (miền Tây Nghệ An). Tôi la một người con cua m ương bản, thuộc dân tộc Thái (nhóm Tày M ường), bởi quá yêu mến văn hóa cổ truyền của dân tộc mình mà tự m ày mò, tìm hiêu, sưu tầm những gì mình biết được, hiểu được và cảm được, rồi giới thiệu trên báo và tạp chí, hòng m ong có những tri âm, sự cộng cảm và những chia sẻ! v ề nội dung, đa số nhừng bài viết trong cuốn sách này đã được sử dụng trên các báo, tạp chí từ Trung ương tới địa phương. Mục đích của tôi khi tập hợp những bài viết này thành m ột cuốn sách là để góp m ột tiếng nói riêng, giống như tự tay mình “đánh m ột tiếng c ồ n g ’’ ngân lên trong m uôn âm thanh của cuộc hành hương trên con đường tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc dưới ánh sáng đường lối, chủ trương, chính sách của Đ ảng và N hà nước ta đã chiếu rọi! 9
  8. ĐÁNH MỘT TIÉNG CÒNG Nhà ngôn ngữ học lừng danh người Ytalya - E. Hcriod - từng nói: Văn hóa là cái gì còn lại khi tât cả những cái khác đã bị quên đi! Thật đúng vậy! Không thể tìm hiểu văn hóa, nhất lại là văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số nói chung, ở trong chiều sâu của quá khứ, giống như một kẻ đào bới đê tìm vàng mà chỉ dựa vào “gân cốt và cái thuổng” mà được! Vì vậy mà tôi chỉ mong cuốn sách đang ở dạng bản thảo này đến được với những con người tâm huyết, chủ yếu là bạn bè và những người mà tôi cảm thấy tin tưởng, yêu mến và quý trọng nhất, với hy vọng: May chăng ở với bạn bè nó còn sống thêm được một thời gian nào đó sau khi tôi không còn có mặt ở trên cõi đời này nữa! Bạn là ai người sẽ đọc những bài viết của tôi trong cuốn sách này? Tôi xin được chắp hai tay trước ngực, cúi đầu về phía bạn để chân thành cảm ơn bạn trước, và kính mong bạn hãy coi đây như những “phác thảo đầu tiên” của một bức tranh vừa đẹp đẽ lại vừa hoành tráng về một nền văn hóa dân gian cổ truyền của một tộc người mà tôi đã đề cập tới trong cuốn sách này! Tôi rất hy vọng cuốn sách này sẽ ở mãi với bạn, giống như một kẻ đồng hành chưa bao giờ hoàn chỉnh, bởi tôi đã không thể nào có đủ tiền để 10
  9. ĐÁNH MỘT TIÉNG CÒNG in no ra thành một cuốn sách cho hoàn chỉnh. Nhưng tôi luôn ước mong điều đó! Bạn hãy tiếp tục “nuôi” nó lớn lên đê nó trở thành một “con người” có ích thực sự cho cuộc đời này bạn nhé? Mặc dầu tôi là kẻ đã sinh ra nó, nhưng cũng giống như một người cha nghèo khó, bất đắc chí và bất lực nữa, cho nên tôi buộc phải gứi nó với bạn bò để cho nó được sống hết kiếp đời mà nó đã được “ông trời” cho phép sống ở trên thế gian này!.. Cũng giống như một tín đồ của Cơ Đốc Giáo, tôi xin được đưa tay làm dâu thánh trước mặt bạn và nói câu này:! “A-M en” - câu đó dịch ra tiếng Việt Nam ta có nghTa là: “Ước được như vậy!” . Quỳ Hợp, tháng 1 0 -2 0 1 2 Thái Tâm 11
  10. ĐÁNH MỌT TIÉNG CÓNG HÌNH TƯỢNG CON RỒNG rên gấu váy của người nữ tộc Thái ở miền T Tây Nghệ An (nhỏm Tàv Mường), có rất nhiều hình tượng, như: Mặt trời, hoa lá, cỏ cây, loài vật... được thêu dệt rất công phu, mang tính thẩm mỹ sâu sắc, trong đó nổi bật là hình tượng con rồng! Hình tượng con rồng được thêu dệt lên trên gấu váy của nữ tộc Thái thật đa dạng. Có đủ loại rồng theo trí tướng tượng khá tinh tế của người Thái ở miền Tây Nghệ An: Rồng xanh; rồng đỏ; rồng vàng; rồng đất; rồng khe suối, vực sâu; rồng biển; rồng mây; rồng có mào, có móng; rồng có vảy và không có vảy; rồng có mắt trước, mắt sau; rồng dài suốt gấu váy; rồng ngắn gầy, ngắn mập; rồng nối đuôi nhau; rồng đi riêng lẻ ... v.v... và... v.v! số lượng váy của phụ nữ Thái ở miền Tây Nghệ An có thêu hình con rồng chiếm đến 30% (váy thêu hình mặt trời chiếm 50%; váy thêu hình chim chóc và các loài thú nhỏ chiếm 10%; váy thêu hình thú lớn như voi, hươu, nai... chiếm 10%)! 12
  11. DANH MỘT TIẼNG CỎNCi Vấn đề đặt ra là: Vi sao người nữ tộc Thái (chù yếu ỉà nhóm Tày Mường) ớ miền Tây Nghệ An nói chung, lại rất thích mặc váy có thêu hình con rồng? Con rồng có vai trò gì trong đời sống của người Thái ớ miền Tây Nghệ An từ xa xưa? Trả lời những câu hoi này thật không dễ. Bới con rồng là con vật không có thật ờ trên trái đất này, hoặc là có thì cũng đã bị tiệt diệt tù rất xa xưa, tù thuở còn chưa xuât hiện con người hiện đại (H om osapien), và cũng không còn đế lại dấu vết như loài khủng long?... Tìm hiểu rộng ra ở nước ta và trên toàn thể giới, thấy rằng, hình tượng con rồng được rất nhiều quốc gia, dân tộc hiểu một cách khác nhau và sử dụng hình tượng con rồng theo từng quan niệm và mục đích cũng rất khác nhau. Quốc gia gần gùi nhất với nước ta ờ phía Bắc là Trung Quốc, từ lâu, trong lịch sử mấy ngàn năm phong kiến, đã lấy biêu tượng con rồng tượng trưng cho quyền lực tối cao nhất. Con rồng Trung Quốc thời phong kiến chính là biểu tượng của sự kết hợp giữa vương quyên và thần quyển. Triều Thanh đã thêu han cả một con rồng năm móng lèn lá quốc kỳ của mình, và lá cờ có thêu hình con rồng năm móng ấy đã tồn tại mãi cho đến cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) mới chấm dứt. Nước ta, người 13
  12. ĐÁNH MỌT TIÉNG CONG Việt (người Kinh) luôn coi con rồng như một thế lực siêu nhiên, một sức mạnh thần bí. Vua quan các triều đại phong kiến Việt Nam ngày xưa đều lấy con rồng làm biểu tượng cho quyền lực, dòng dõi. “Họ nhà rồng” (,gia long) luôn vượt lên trên bách tính. Tuy nhiên, vua chúa có rồng thì nhân dân trăm họ cũng có rồng. Con rồng của “trăm họ” thường ơ các đền thờ, miếu mạo, trên bàn thờ tô tiên, trên nóc công làng, nóc đình làng... nghĩa là ở những nơi trang nghiêm và tôn kính nhất. Đê phân biệt rồng của dân và rồng của vua chúa, các triều đại phong kiến Trung Quốc và Việt Nam ngày xưa, còn đặt ra rồng nhiều móng hơn, như rồng của vua chúa bao giờ cũng có năm móng (thơ Chế Lan Viên: Rồng năm móng vua quan thành bụi đắt), còn rồng của “trăm họ” chỉ có bốn móng là hết, không được có năm móng, nghĩa là không được lẫn lộn giữa quyền lực tối cao với tầm thường dân dã trong việc sử dụng hình tượng con rồng. Nhưng dù là rồng năm móng hay bốn móng, thì con rồng đối với người Việt (người K inh) vẫn là con vật thiêng liêng nhất, là vật tổ, là tổ tiên sinh ra không chỉ riêng người Kinh mà tất cả 54 dân tộc anh em trên mảnh đất này! ( Truyền thuyết con rồng, cháu tiên; Truyện đẻ trăm trứng... v.v ). Bởi thể mà hình tượng con rồng đối với 14
  13. ĐẢNH MỘT TIÉNG CÒNG người Việi (người Kinh), dù ở I1 Ơ1 đâu, cũng luỏn được đặt ở vị trí cao sang, trang trọng nhất. Những địa danh được mang tên “Rồng” đều là những địa danh nổi tiếng nhất, kỳ vĩ, xinh đẹp và linh thiêng nhất, như: Thăng Long; vịnh Hạ Long; cầu Hàm Rồng; sông Cửu Long; Bạch Long VĨ...V.V... và... v.v. Khác với quan niệm về hình tượng con rồng của người Kinh, ngưừi Thái ở miền Tây Nghệ An thì quan niệm hoàn toàn ngược lại: Đồng bào coi con rồng là con vật binh thường, giống như muôn vàn con vật khác ớ trên rừng hoặc dưới khe suối, có linh thiêng, có sức mạnh ghê gớm hơn nhiều con vật nhìn thấy bàng mắt, nhưng cũng rất bình dị. Con rồng trong trí tướng tượng cùa người Thái ở miền Tây Nghệ An vừa gần gũi lại vừa xa xôi, vừa hiền lành nhưng cũng vừa dữ dội; bí ân mà hiện thực; tưởng như siêu phàm nhưng cũng rất dễ khuất phục. Rồng ở đây cùng giống như con người, có yêu, có ghét, có lao động, có ăn chơi... Từ xa xưa, đồng bào đã chia con rồng ra làm hai loại khác nhau: Rồng lành và rồng ác: R ồ ng làn h luôn là bạn thân của con người, thậm chí còn kết duyên với con người nữa (truyện: Khùn tướng- Khủrì Tinh - N ang Ni; H uyền thoại tạo Khùn Tinh). Mối tình giữa chàng Khủn Tướng (người 15
  14. ĐẢNH MỘT TIÉNG CÒNG mường đắt) với nàng Ẹt Khay (con gái yêu của thân rong mường nước) đã cho ra đời nhân vật tạo ỈChun Tinh huyền thoại nổi tiếng, được lưu truyền khăp các vùng người Thái ờ miền Tây Nghệ An rộng lớn. Rồng mường Chăm Pa được con gái tạo Chăm Pa yêu thương, cưu mang, đùm bọc trong lúc bị săn đuối bời không làm đủ công việc cho nhà rông chúa ở Nặm Pê {biến). Rồng cũng bị áp bức, bóc lột, phai tìm “óc đá - tim nước" cho Pò Phạ (ông trời), không kiếm đủ, suýt nữa bị pỏ Phạ đánh chết (chuyên óc đá - tim nước). Rồng cũng vất vả, khó nhọc, lam lũ trong cuộc mưu sinh, giống hệt những con người nghèo khô, như trong chuyện “rồng con” ở Mường Phe (thuộc vùng Chùng Lảng cũ). Rồng giúp đỡ con người đap phai, đào mương đê lấy nước từ dưới khe sâu lên làm ruộng cấy lúa (như trong chuyện “Phai N h ạ ’’ và “Sự tích phai bàn V i” ở vùng Quỳ Hợp ngày nay). Rồng mang lại cho con người những đặc sán tôm, cá, làm cho cuộc định cư, và đời sống vật chất cùa con người ngày càng ổn định và phát triển lên mãi (như huyền thoại "khe mò lôm - suối tiên ” ở xã Đỏng Hợp ngày nay). Con rồng gần gũi với con người tới mức, ở các khúc khe suối, nơi có nước xoáy tạo ra vực sâu, nơi có những ao hồ, đầm nước có nhiều cây sậy (mạy ò) và bùn lầy, hang đá rộng và sâ u ... đồng bào đều coi ờ 16
  15. ĐẢNH MỘT TIÉNG CỒNG đo là chỗ ở của loài rồng và luôn có một con lồng ngự trị. R ồng ác (rồng dữ), là loại rồng luôn gây tai hoạ cho con người, cũng như chính bản thân con người cũng có người hiền lành, người độc ác. Loài rồng cũng vậy. Có biết bao nhiêu là câu chuyện dân gian kê về loài rồng ác chuyên làm hại con người mà chúng tôi không có điều kiện để kể ra hết ở đây đuợc. Tuy nhiên, cũng như lẽ thường của xã hội loài người là có tội ác thì cũng có sự trùng phạt. Những con rồng gây ra nhiều tội ác đã bị con người trừng phạt đích đáng, và kết quả là chúng phái trả giá bằng cả sinh mạng của mình (như chuyện Ẽ ‘Văng Hin N ám " ở xã Liên Họp, thuộc vùng Chủng láng cũ; chuyện “Tô N ghiệc Đ in " ở xã Châu Thải, chuyện ẻ‘Chạng Bà L ầ u ” ở xã Bắc Sơn... v.v). Với đồng bào dân tộc Thái, con rồng không phải là con vật siêu nhiên, nó cũng giống như muôn vàn con vật khác ở trên trái đất này mà thôi, nghĩa là nó cũng có sinh và có tử: Đó thực sự là một điều khác lạ trong quan niệm về con rồng mà có lẽ chỉ người Thái ở miền Tây Nghệ An mới quan niệm như thế? Hình ảnh con voi ưong chuyện “ Chạng Bà Lầu ’ đã dùng vòi cuốn chặt lấy con rồng độc ác chuyên rình bắt con người để ăn thịt (trong: S ự tích p h a i bản Vi), vứt lên một bãi cỏ rộng, 17
  16. ĐÁNH MỌT TIẺNG CÓNG rồi dùng bôn chân to như bổn cột nhà sàn đạp cho đên chết, là một hình ảnh minh hoạ rất đẹp cho quan niệm “có sinh - có tử" của người Thái về con rồng. Ngoài “rồng th iệ n ” và “rồng ác”, trong quan niệm dân gian của người Thái ở miền Tây Nghệ An, con rồng còn là biêu tượng cho sắc đẹp diệu kỳ: Đó là hình ảnh cầu vồng - con rồng duy nhất mà con người trông thay được bằng mắt (nghiệc hung), còn lại chi nhìn thấy ở trong trí tưởng tượng mà thôi. Chính vì thế mà ở hai đầu gấu váy của nữ tộc Thái (nhóm Tày Mường là chỉnh), luôn được dệt báy hàng chi với báy màu sắc giống hệt cầu vồng, gọi là “ / 7 0 nghiệc hung". Nhưng cho dù là con rồng trông thấy được bằng mắt (nghiệc hung), hoặc là con rồng chi nhìn thấy được trong trí tưởng tượng, thì sự khao khát khuất phục loài vật vừa có vẻ đẹp diệu kỳ, vừa có sức mạnh ghê gớm này, đê phục vụ cho cuộc sống, lao động và sinh hoạt của chính bản thân người Thái, là sự khao khát mang tính quyền lực cũng như sức mạnh vô địch của trí tuệ con người nói chung! Xuất phát từ nhu cầu làm ruộng lúa nước, và hiện thực cuộc sống còn gẳn bó mật thiết, gần gũi với tự nhiên, cho nên từ rất xa xưa, người Thái ờ miền Tây Nghệ An luôn mơ ước chinh phục được con rồng, bắt con rồng phải làm ra “mưa thuận, gió h o a \ 18
  17. ĐẢNH MỘT TIÉNC. CÒNG phai đào niuơng, đíìp phai, đáp đập đê lảy nước cho con người làm ruộng cấy lúa một cách tự chủ mà không quá phụ thuộc vào mưa nắng ỏ trên trời. Trong sâu Ihăm của tâm thức dân gian, người Thái ở miền Tây Nghệ An tự coi con rông chính là nước, là mây, là gió, là mưa. Con rông phai cùng với những con vật khác như: Trâu, bò, chó, lợn, khỉ, gấu, hươu, nai... giúp đỡ, phụng sự con người, phai coi con người là chúa tê cua chúng, không được chống lại con người và lại càng không được ăn thịt con người. Những con vật nào làm trái với những điêu ấy, sẽ bị con người trừng trị đích đáng! Loài rồng cũng chỉ là một trong muôn vàn loài vật mà thôi, cho nên những con rồng ác, những con rồng ngang ngược cũng bị trừng trị không thương tiếc, bị bắt và bị giam cầm ở những nơi thấp nhất của trang phục con người: Đó chính là chiếc gấu váy cua người nữ tộcThái! Thật vậy, dù nhận định trên chí mang tính tưởng lượng và suy luận theo trực giác mà thôi, chưa hẳn đã đúng với ý nghĩa thật của vấn đề đang bàn luận, nhưng không phải vô tình, hoặc chỉ đơn thuần là hình tượng đẹp mà người phụ nữ dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An lại tự thêu dệt lên trên những tấm gấu váy của họ đủ loại hình ảnh về con rồng? Những con rồng ấy vừa như mang lại vẻ đẹp, vừa như m ang lại quyền 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2