Đánh một tiếng cồng: Phần 2
lượt xem 1
download
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Đánh một tiếng cồng" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Các món ăn trong ngày Tết cổ truyền của người Thái ở Quỳ Hợp; Nhớ bến Tà Lin; Nhớ người chạm bạc; Đền 9 gian và con số 9 thiêng; Nghề đan ép khẩu; Văn hóa rượu cần; Hát púc xáo - một nét văn hóa yêu;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh một tiếng cồng: Phần 2
- ĐÁNH MỘT TIÉNG CÒNG CÁC MÓN ẢN TRONG NGÀY TÉT CỎ TRUYỀN CỦA NGƯỜI THÁI Ở QUỲ HỢP gày thường, người Thái ở Quỳ Hợp (Nghệ N An) cũng ăn uống đơn giản như các tộc khác. Đồng bào thường hay nấu canh, nướng hoặc ủ chua các loại thức ăn. Canh thường hay nấu “canh ột” (một thứ canh khi nấu có rắc bột gạo vào như nấu cháo), canh măng, canh riêu, chẻo bon... nhà nào cỏ cá nướng, thịt nướng là đã quá sang trọng trong bừa cơm ngày thường. Phải khi nào nhà có khách quý mới thịt gà; có việc lớn mới mổ lọn... còn lại, mọi thức ăn chế biến cầu kỳ, ngon nhất, lạ miệng nhất, đồng bào chỉ dành cho “ba ngày tết” ! Trước hết là các món ăn được chế biến từ cá: Ngày tết, người Thái nhất thiết phải cỏ cá trong nhà, bởi cá không chỉ được dùng làm các món ăn chính, mà còn dùng để cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ suốt 168
- ĐÁNH MỘT TIÉNG CÒNG những ngày tết. Các món cá (hường được làm công phu, và phải làm trước tết, có uhừng món phải làm trước tết khá lâu. Những món ăn từ cá trong dịp tết cúa ngươi Thái ờ Quỳ Hợp, chu yếu là: * Cá nướng: (Tiếng Thái gọi là: Pá pình) Người Thái thường nướng cá không cạo sạch vảy, tuỳ con to, nhò mà chặt thành khúc cho vừa gắp mrớng, hoặc đê nguyên cả con, dùng cái cặp nướng bằng tre hoặc nửa (gọi là pình pá) to bằng ba ngón tay, được chẻ làm ba que không rời nhau, que ở giữa được nâng lên và kẹp giữ các khúc cá hoặc cả con cá, ngắn dài tuỳ số lượng cá cần kẹp nướng, sau đó cời than nướng cho đến lúc cá chín, mỡ cá chảy tắt than hồng và váy da ngoài hai mặt cua con cá xám hông lại, toả mùi thơm phức là được. Cá nướng dùng đế cúng gia tiên (nhất thiết phải có) trong mâm cúng tết chính thức! * Cá chẻ nướng: (Tiếng Thái gọi là: Pá Phẻ): Là loại cá to vừa phải (chừng khoảng từ 0,3- 0,5kg). Đồng bào thường hay chọn cá chày (pá tết), cá mát (pá khinh)... nghĩa là chọn những loại cá mình tròn, nhiều thịt, ít xương nhỏ, đế làm món cá pá phẻ: Người ta chặt bỏ đầu, đuôi, cạo sạch vảy ngoài, sau đó mổ dọc chính giữa bên trên sống lưng của con cá, 169
- ĐÁNH MỘT T1ÉNG CÓNG bé ra như con mực khô, cho muối vào ướp đên cưng con cá, sau đó rừa sạch nước muối bên ngoài, bỏ cá vào chiếc “Háy” hông lên cho chín. Khi cá được hông chín rồi thì nhặt ra từng con, phơi trong râm mát cho con cá cứng khô se lại, rồi giăng con cá trên một cái liếp, sấy trên lò than cho cá khô dần... sấy đến bao giờ cá thật khô, giữ nguyên trạng thái như con mực khô, có mùi thơm phức là được. Khi ăn, đồng bào cho từng con vào nướng trên than hồng giống như nướng mực khô vậy, chủ yếu là để làm thức nhấm uống rượu. Loại cá này chi dành riêng cho khách “ăn ít, uống nhiều” để vừa lâng lâng trong men rượu vừa quyến rũ trong hương “pá Phẻ” mà say mùa xuân lúc nào không biết! * Cá chua: (Tiếng Thái gọi là: Pá xồm ) Món ăn này thường được chuẩn bị từ 9 đến 10 ngày trước tết. Đồng bào lấy nguyên thịt cá, cắt ra thành từng miếng vừa gắp, cho muối trẳng vào đảo đều lên, rồi cho cơm nguội rắc vào để làm men, rang một ít gạo tẻ làm thính. Tất cả trộn lẫn cho đều nhau rồi cho vào một ống nứa còn hơi non, hoặc ống tre non cũng được, lấy lá chuối khô nút lại thật kín, ú cạnh bếp lửa, hoặc một nơi nào đó tương tự, thường xuyên nóng càng tốt. Sau bảy đến tám ngày, có thể ăn được. Khi ăn, rút lá chuối khô bịt ống nứa ra, dốc 170
- DÁNH MỘT TIÉNG CÒNG ngược ông rồi thổ cá ra trong đĩa. Cá đã ngả màu hông đượm, mùi thơm bôc lên ngào ngạt. Cá chua thường được đặt lên trên các mâm cúng vào ngày 01 tết! Người Thái ăn cá chua kèm với lá chanh, lá sung là chính. Nước chấm có tỏi, ớt chỉ thiên, nước mắm ngon, mì chính và hạt tiêu. Khi có khách đến chơi, chủ nhà dọn mâm ra, nếu là khách đàn ông thì chỉ có cá chua là được, ngày tết không cần dọn ra nhiều món ăn làm gì. Cá chua, hương lá chanh, mùi gia vị của nước chấm, cộng với chén rượu nồng... đã làm say sưa cả chu lẫn khách trong ngày xuân nắng ấm! * C á gói hỏ mọc: (Pá hò mọc) Đây là món cá được làm với yêu cầu bắt buộc phải có để thờ cúng gia tiên. Cá được chặt thành từng miếng vừa phải, ướp qua muối và các gia vị, sau đó người ta dùng gạo nếp ngâm giã thành bột nhưng không quá mịn, lấy cây sả thái thật mỏng, rồi trộn cả ba thứ đó vào với nhau: Cá, bột gạo nếp giã bàng chày tay và cây sả thái mỏng. Xong, hoà vào một ít nước cho kết lại (chú ý là không hoà nhiều nước, bột nếp sẽ lỏng ra không vắt thành từng nắm để gói lại được). Bà con thường gỏi “hò mọc” cá bàng lá dong, hoặc lá chuối tiêu cho dai, gói từng gói, túm đầu buộc lạt chặt lại giống như một quả còn, sau đó dùng dao 171
- ĐÁNH MỘT TIÉNG CÒNG Cắt phần thừa cua lá chuôi cho bàng pháng. rồi bỏ \ ào “Háy” hông trên “Mò Nừng” như hòng xôi. Khi đã chín, “hỏ mọc” tự toả hương ngào ngạt, không cần phải mở gói ra kiêm tra, chi ngứi mùi hương cũng biết được “hò mọc” cá đã chín hay chưa! Mỗi mâm cúng nhất thiết phải có từ 1 - 2 gói “hở mọc” cá. Cúng xong rồi mới được ăn. Không ai dám ăn “ho mọc” trước khi chưa cúng gia tiên (và tất cả các thức dùng đe cúng gia tiên trong những ngày tết cũng vậy, mọi thứ chi được phép ăn sau khi đã cúng xong). Món “hỏ mọc” cá vừa ngon, vừa không ngấy như thịt, cá binh thường, cho nên rất hợp với chị em phụ nữ trong những ngày tết! * Các loại thịt: (Chin ki tệt) Ngoài cá, ngày tết đồng bào dân tộc Thái còn có thịt lợn, thịt gà (là hai thứ thịt chính và nhất thiết phái có). Thịt lợn để ăn tết có khi được nuôi vồ béo từ trước bốn năm tháng. Nhà đông người thì thịt lợn to, nhà ít người thì thịt lợn nhỏ. Nhà nghèo thường đi thịt lợn thuê hoặc vay mượn cả con lợn nhỏ để có thịt cả con lợn mà cúng. Thịt lợn không được làm nhiều món như cá, cơ bản chi là thịt luộc. Con lợn được giết mổ, chặt nguyên cái đầu, mổ banh ra lấy óc gói thành gói riêng, chẻ hàm bên dưới ngoắc lên hàm trên, cắt nguyên cái vòng cổ gọi là “vong háy” để ra riêng. 172
- ĐẢNH MỘT TIÉNG CỒNG Chặt bôn đùi nguycn vẹn xâu chung lại một lạt buộc. Phân còn lại được xe từng miêniỉ to băng một bàn tay người lớn, cứ mồi miêng lại cột một lạt riêng... cuối cùng là toàn bộ phần mông con lợn, gọi là “chộm m ú”, được xâu lạt buộc riêng... tất cả cho vào nồi luộc chín. Phần xương lợn được băm nhỏ thật mịn rồi nam thành từng viên nấu riêng cho chín, gọi là “canh viên”. Toàn bộ lòng lợn đê nguyên, trừ dôi được cuôn vào một cái vỉ nứa đan hai micng ép vào nhau rồi luộc riêng ra, sau khi luộc chín, khoanh dôi lợn trong cái vỉ nứa đỏ được nướng cho chín khô lại một lần nữa trên đống than của lò luộc bánh chưng lúc này đã được vớt ra... tất cả thịt lợn, dù làm kiểu gì cũng đều được cúng trước rồi mới được ăn. Thịt luộc ra, cúng tết xong rồi, đồng bào treo lên một cái đòn tre ở một góc nhà, khi ăn thì cắt lấy. Ăn bao nhiêu, cắt bấy nhiêu, ngày tết đồng bào rất ít ăn thịt lợn, cơ bản là thanh niên trai gái vừa ăn vừa giao duyên với nhau, làm vui là chính! * T h ịt gà: (Chịn Cảy) Với thịt gà, ngày xưa có nhà thịt tới hàng rổ gà, vặt lông xong, bò vào rô hoặc sọt nứa và khiêng ra bến nước để mổ. Đồng bào mổ gà để cứng trong những ngày tết như sau: Đầu tiên là mổ miệng gà, họ cất ra một tí rồi lấy tay rửa cho sạch phần lưỡi và một 173
- ĐANH MỌT TIÊNG CÒNG phần cổ họng con gà, sau đó mổ lấy diêu gà ra vứt đi, rồi cẩm ngửa con gà ra, mo từ dưới lên cho đến hết cá phần ức ngực của con gà, lấy toàn bộ lòng gà ra, nhung phải đổ quả tim của con gà lại, banh con gà ra, lấy dao mô tiếp một phần xương sống cuối cùng trên sống lưng con gà cho banh hẳn ra, rồi dùng dao khứa vào những khớp cẳng chân, đùi và giáp cánh của con gà, sao cho con gà bị banh rộng ra hoàn toàn: Đó là một con gà cúng tết! Khi luộc chín, con gà vẫn y nguyên như thế, được đặt sấp lên trên mâm cúng, giống như con gà trống đang chực vươn cổ gấy, cánh và người xoè rộng ra (nếu cúng cho người đang sống, thì cũng mổ gà theo kiểu này, nhưng khi đặt lên mâm cúng thì phải đặt ngửa con gà, ấy là theo quan niệm của người Thái: Chết ăn sấp, sống ăn ngửa, đã có từ rất lâu đời). Dù có thịt bao nhiêu con gà, cũng chỉ luộc lên cho chín để thờ tết trước đã, không làm các món khác như ngày thường. Nước luộc thịt gà thường được đồng bào cho măng nứa tươi vào hầm cho nhừ, ăn dần trong suốt bảy ngày tết, còn nước luộc thịt lợn thì cho gạo vào nấu cháo. Cháo thịt lợn ăn không hết trong những ngày tết, thường được đô vào trong những ống nứa, bịt kín lại, ủ cho chua lên, ra giêng hai, hái rau má, rau bợ trên đồng về, đổ cháo chua ra, nấu lên, 174
- ĐANH MỘT TIÉNG CÒNG cho thêm gia vị vào, ăn vói các loại rau rât ngon. Có một đặc điểm là đông bào dù làm cá, thịt lợn, thịt g à... nhiều hay ít, thì tất ca phái làm xong trong ngày 30 tết. Sáng mồng một, mọi thứ thức ăn, từ nhỏ đến lớn đều phải có đu để đặt lên trên mâm cúng. Chi có món thịt chua và cá chua là không phai cúng mà thôi, tục là vậy, còn vì sao thì phải tìm hiêu kỳ thêm. * T h ịt chua: (Chịn xôm) Quy trình làm thịt chua cũng na ná như món cá chua, chí khác là thịt chua thì chỉ làm vài ba ngày là có thể ăn được ngay (thịt ba, cá báy). Thịt chua dù là ngày thường hay ngày tết cũng đều được coi là món ãn “đặc sản”, bởi đồng bào thường làm thịt chua từ thịt thú rừng, thịt trâu, bò, phải chăng vì thế mà thịt chua không được dùng đe cúng tết (trong các mâm cúng gia tiên ngày 01 tết đồng bào không cúng thịt chua, nhưng cá chua thì lại được dùng để cúng tết, lẽ nào cá không phải là của khe suôi tự nhiên mà con người bắt về?) * C ác loại b á n h tết: (Gọi là pành tệt) Ngày tết, người Thái cũng gói bánh chưng như người Kinh. Bánh chưng có nhiều loại: Trước hết là bánh chưng vuông. Một gia đình trung bình phải gói đến từ 30 đến 90 chiếc bánh chưng vuông, chỉ bằng 175
- ĐÁNH MỘT TIÊNG CÒNG hoặc to hơn năm lay của người lớn là hết, bên Irong không có nhân. Bay ngày tết, đồng bào chủ yếu là ăn bánh chưng vuông, cho nên phải gói thật nhiều mới đủ. Bánh chưng vuông chủ yếu được gói bằng lá dong xanh và gạo nếp nương. Bánh chưng vuông được gói bằng hai lá dong và buộc chéo bằng một sợi lạt giang. Neu biết gói giỏi, chiếc bánh tuy nhỏ, nhưng cũng vuông vắn rất đẹp! Thứ hai là bánh sừng trâu: Bánh sừng trâu được gói bằng một chiếc lá dong to vừa phải. Người ta cầm lá dong bên tay trái, rồi dùng tay phải xoắn nhẹ một cái sao cho chiếc lá dong mang hình cái phều dài, một đầu nhọn hoắt, bỏ vào một nam gạo nếp vừa đủ theo cỡ bánh, lấy tay phải bóp hai bên đầu bánh rồi gập phần thừa của lá dong lại, dùng dao cắt cho gọn chỗ cuống 14 dong thừa, rồi dùng lạt buộc chặt lại ngay chỗ vừa gấp. Khi bánh được luộc chín, đầy căng ra, một đầu nhọn hoắt, một đầu to ụ, giống hệt cái sừng trâu đực vừa tròn một năm tuổi. Bánh sừng trâu cũng không có nhân, đồng bào dùng loại bánh này để cúng gia tiên, nhưng chủ yếu là dùng để cúng trâu bò dưới sàn. Khi cúng xong, họ lấy dao cắt cái chóp nhọn nhất của bánh đem cắm lên trên hai cái sừng trâu, có ý chúc cho con trâu lớn nhanh, khoẻ mạnh, 176
- ĐẢNH MỘT TIÊNG CÒNG CÓ cái sừng nhọn hoắt như thế để tự vệ khi kiếm ăn trong rừng! Thứ ba là bánh cp (gọi là: Khâu tom phăc đạp, có nghĩa là bánh chưng vỏ kiếm trận). Loại bánh này cũng không có nhân bên trong, được gói làm hai nửa, rồi ép vào nhau, dùng lạt dài buộc chung cho chăc, rồi dùng lạt ngắn buộc từng đoạn bánh, ít nhất là ba đoạn buộc như thẻ, dai thừa cua lạt đê cả vê phía sau. Khi được luộc chín, bánh nơ ra, hai nứa tròn dẹp ép chặt vào nhau, với những đường lạt buộc, trông giống hệt cái vỏ bao kiếm trận. Loại bánh này chủ yêu dùng đê cúng gia tiên là chính, mỗi mâm phải có hai đôi bánh như the! Thứ tư là bánh đôi (gọi là pành ịt): Đồng bào dùng bột gạo nếp được giã bằng chày tay, trộn lần với mật ong hoặc mật mía và đậu đũa đen đã nấu chín, vắt thành hai miếng bằng nhau, đặt vào một tấm lá chuối đã được hơ lửa cho mềm, rồi cuốn chặt bánh lại, xong, cầm hai đầu bánh vặn mạnh một cái ở chính giữa hai phần bánh và gấp đôi lại, lấy lạt giang cột lại trên đầu. Như vậy, cùng trong một miếng lá chuối, nhưng có hai chiếc bánh được cách nhau bởi một chồ xoắn ở giữa, trông như hai quả chuối ngự bám dính vào nhau vậy. Loại bánh này không luộc mà được 177
- ĐẢNH MỘT TIẺNG CỔNG hông trong “Háy” trên "Mỏ Nừng” như hông xôi. Bánh chín, ăn vừa ngọt, vừa bùi, rất ngon và lạ miệng. Loại bánh đôi này thường không được cúng ớ trong mâm cúng gia tiên chính thức, chỉ được bo trong mâm cúng thần bếp mà thôi! Cuôi cùng là bánh rán. Bánh rán làm bằng bột nếp nương ngâm giã bột bằng chày tay. Khi làm bánh, người ta hoà bột nếp với nước lã vừa phải sao cho bột có thế vo thành viên được. Khi chảo mờ trên bếp đã sôi rồi, người ta mới vo từng viên bánh nhỏ chỉ bang đầu ngón chân cái, không bò nhân bên trong, cho vào chào mỡ rán. Bánh chín được gắp ra ở rá cho nguội. Loại bánh rán này chỉ dùng đê cúng trong đêm 30 tết là chính, sáng mồng một không cúng bánh rán nữa bởi trước đó, số lượng bánh rán đã bị trẻ con ăn trước mất rồi, tổ tiên, ông bà không thê ăn sau trẻ con được. Đêm 30 tết, cúng bếp xong, cả nhà cùng nhau ăn bánh rán chấm mật, gọi là “kin cồ cháy” ! Mật là thứ không thể thiếu đối với các gia đình người Thái trong các ngày tết. Mật dùng để chấm các loại bánh chưng và bánh rán. Gần sát ngày 30 têt rôi mà trong nhà chưa có mật là coi như chưa sam được gì cả. Ngày xưa, người Thái chủ yếu là sử dụng mật ong rừng, phải nói là rất lâu rồi mật ong rừng đã gắn 178
- ĐANH MỘT TIÉNG CÒNG với đồng bào ihuy chung, tình nghĩa, đã đi vào tâm hồn Thái như lời hát nhuôn hay nhất: “Nặm mật phang mương nọng dù xúng / Chai tâng nang cài đáy a ma kèm pành/ Xái lợt lanh cang nọng hóm tò hoi mư/ tộc lam nà tô phâng nọi cuông pà cu ơi”. Tạm dịch: “Mật ong mường em ơ trên núi cao/ Anh và em cùng bắc thang lấy về mời nhau ăn/ Đôi má cùa em dính đầy mật, thơm bời hai bàn tay anh/ Thương lam con ong nhỏ rừng mường ta ơi”, có thế đoạn dịch chưa được hay và đúng lấm với lời nhuôn khá đặc sắc nhu trẽn, nhưng cũng phân nào cho ta thây, mật ong đã gắn với đồng bào Thái trải biết bao đời người và biết bao cái tết rồi, còn mật mía chỉ mới có chừng trăm năm lại đây thôi. Trước đây người Thái cũng trồng mía, nhưng chỉ để mà ăn, không biết làm ra mật, phải từ khi có người Kinh ở miền xuôi lên định cư thì người Kinh mới làm ra mật từ cây mía, người Thái bắt đầu học theo từ đó, bởi trong rừng mật ong ngày càng hiếm dần khi số lượng người trong khu vực ngày càng phát triển đông lên...! Đối với người Thái, tết là ăn, là chơi, tốn kém không bàn tới. Có nhà, hết tết rồi cũng hết tất cả, và mọi người lại vui vé bước vào một cuộc mưu sinh mới để có của ăn và của để dành, đợi tết sang năm! Bởi thế mà ăn uống và vui chơi đã diễn ra trong suốt 179
- ĐẢNH MỘT TIẺNG CÔNG ca bay ngày tết ở các bán mương người Thái ngày xưa. Họ mời nhau đen nhà mình cung ăn tết trước ngày 30, không đi mời được ai trong ngày 29 tết thì cả năm ấy coi như không dám mời ai đến nhà của mình vậy, trừ anh em thân thiết trong họ, trong nhà ra, vì thế mà trong ngày 29 tết, nhà nhà đến mời nhau cứ tíu tít, rộn cả bản. Sau ngày mồng một, đồng bào kéo nhau đến từng nhà để chúc tết, lên sàn một lúc làm vui, nói vài ba câu chúc tết chung (thường có một người nói hộ, cả bọn cùng xin mời theo), uống một chén rượu xiêu (rượu tự nấu), gẳp một miếng cá chua, tặng nhau chiếc bánh chưng... rồi lại cười vui ầm ĩ kéo nhau xuống sàn đi lên nhà khác... cho hết tất cả mọi nhà trong bản, không kể nhà nào, không kể giầu nghèo, bởi đồng bào quan niệm, ngày tết thì nhà ai cũng giầu có cá! Tính cộng đồng của người Thái đã cố kết bền chặt ngay từ chuyện ăn uống trong ngày tết như vậy, trải hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, cái “tính cộng đồng cố kết bền chặt” ấy, luôn phát trien lên mãi, cho tới ngày nay vẫn thế, mặc dầu hình thức có đổi thay đôi chút cho phù hợp với thời đại mới, nhưng bản chất của sự cổ kết vẫn không hề thay đổi, không chỉ riêng “ngày tết ai cũng giầu có” mà cả những khi mỗi hộ gia đình trong bản có việc lớn, nhỏ, cả bản đều giúp nhau rất chân tình và tự giác! Lấy ăn 180
- ĐÁNH MỘT TIÉNG CÒNG Uống ngày tết làm sợi dây cố kết cả bản, đó phải chăng cũng là một nét văn hoá âm thực độc đáo của người Thái ở Quỳ Hợp trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc! 181
- ĐÁNH MỘT TiÉNG CÒNG NHỚ BÉN TÀ LIN ây là bến nước tự tạo, có từ rất xưa của Đ những bản vùng cao (tuy nhiên, không phải bcm nào ở vùng cao cũng có). Trên cơ sở của một khe nước nhỏ chảy qua gần bản, người ta đắp chắn ngang con khe nước nhò ấy, rồi dùng một thân cây gồ rồng, hoặc một cây tre to, chẻ đôi, đục thành một cái máng dẫn nước từ cái đập nhỏ ấy, đổ xuống một cái vũng nước rộng, tạo nên một bến nước dùng chung cho cả bản, gọi là “Tà Lin” ( Tiếng Thái: Tà = bến nước; lin — cái mảng dân nước từ trên cao cháy xuống), v ề mùa hè, Tà Lin luôn nhộn nhịp người đi lại từ sáng sớm tinh mơ cho đến chiều tối mịt, thậm chí đêm khuya còn có người ra tắm ở Tà L inL . Buổi sáng tinh mơ, các bà, các chị, các cô gái của bản đi lên nương, hoặc xuống đồng làm việc, họ thường mang theo gói cơm, ai cũng qua Tà Lin để rửa mặt rồi mới toả đi làm việc. Trẻ con và người già thì sáng rõ mặt đường rồi mới vác “chờ hoọc” (ổng 182
- DÁNH MỘT TIÉNG CÓNG nửa dài khoảng ba lóng đê đựng nước, được vác đứng trên vai) và “tâu nặm nọi” (ong nước ngắn, được làm báng một lóng tre, có tai đê xâu thành ba bôn ỏng, gánh trên vai) ra Tà Lin múc nước và tam rửa, giặt giũ... Những người đàn ông và thanh niên trai tráng trong bản thì mỗi người một việc, họ đi qua Tà Lin, vừa để rửa mặt, tắm sáng, vừa nói với nhau đủ mọi thứ chuyện xảy ra trong bản, trong mồi gia đình, sau đó họ cùng mài dao, mài rìu chặt gỗ trên một hòn đá mài chung ở đây, rồi tất cá cùng đi làm mồi người một việc... Tầm trưa, ngả sang chiều, bọn trẻ con đua nhau ra tắm mát ở Tà Lin. Chúng cởi trần rồi thay nhau hứng đầu vào máng nước chảy tuôn xối xả, cùng tranh nhau tắm, cười đùa ầm ĩ... cho tận khi đám đàn ông, thanh niên trai tráng đi rừng về, mới chịu lên mặc quần áo về bản, nhường chỗ cho người lớn tắm rửa! Đen chập tối, những người đàn bà, con gái đi nương mới trở về bản. Đây là thời gian giành cho đàn bà, con gái, đàn ông không ai ra Tà Lin lúc chập tối cả. Các bà, các chị, các cô gái, lưng đeo “cờ t ip ” đựng đầy các thứ của rừng, hông mang “ phắc p ạ ” (là 183
- ĐÁNH MỘT TIÉNG CÒNG cái gio tre nhỏ, có cạp tre đẻ đút dao vào), lân iượt từ các hướng nương rãy, ruộng lúa nước, con đường về bản... dù ở ngả nào cũng đều đi qua bến Tà Lin. Họ cùng xõa tóc cho mát một thoáng, vừa nói chuyện công việc râm ran, vừa cởi “Xái Hượt” (dây thắt lưng), cởi áo, xoay váy giũ sạch bụi rừng, rồi từ từ ngồi xuống, nâng dần váy lên và cuốn gọn lên trên đầu, thay nhau hứng bờ vai và toàn thân vào cái máng nước chảy ào mát rượi, rất tự nhiên và thoải mái!... Luật bản không thành văn, nhưng lại rất nghiêm khắc, tất cả mọi người đều tự giác chấp hành theo dư luận chung cúa toàn bản, cho nên rất ít người dám vi phạm: Nếu có ai đó dám cả gan đi rình ngó chị em phụ nữ và con gái tắm khoả thân ở bến nước Tà Lin vào lúc chập tôi (giờ cùa phụ nừ đi làm vê tăm rửa) mà bị phát hiện, thậm chí bị chị em vây bắt được, thường phải chịu phạt rất nặng, có khi phải mất trâu cúng cho cả bản, và chịu mang tiếng xấu suốt đ ờ i...! Ben nước Tà Lin gắn bó với bản mường vùng cao cũng như nương rãy, ruộng bậc thang và nhà sàn vậy! Tuy nhiên, ngày nay ở nhiều bản, nhiều vùng đã không còn thấy bóng dáng của Tà Lin nữa, bởi do ô nhiễm môi trường của quá trình khai thác khoáng sản và đá trắng bừa bãi, cộng với việc khai thác rừng đầu nguồn tự do... đã dẫn đến hậu quả làm cạn kiệt nước. 184
- OẢNH MỘT TIÉNG CÒNG Nhiêu bản vùng cao ngày nay phái nhừ đên chương trình nước sạch Quốc gia và các chương trình tài trợ của các tổ chức Quốc tế khác mới có điều kiện xây bể chứa nước và những ống tlicp dẫn nước từ trên núi cao về, cả bản mới có nước sạch để sinh hoạt, nhưng cùng chỉ đủ nước phục vụ chù yếu cho ăn uông mà thôi, làm sao có được một Tà Lin như trước đây nữa! 185
- ĐÁNH MỌT TIÉNG CÒNG NHÓ NGƯỜI CHẠM BẠC ôi chỉ nhớ được tên của ông là Chắt, làm nghề chạm bạc, nhà ớ ngay đầu thị tứ Đông Nải (thuộc xã Châu Quang, huyện Quy Hợp, tinh Nghệ An) bây giờ. Ông Chắt là một người Kinh khá đặc biệt, đến mức tất cả mọi người trong bản cúa tôi hồi ấy đều coi ông như người nhà vậy. Sản phẩm do ông làm ra là những chiếc vòng cổ, vòng tay, nhẫn Thái, hoa tai, trâm cài tang câu (nám xiểm ), dây xà tích đeo bên hông và những thứ trang điếm làm đẹp dành riêng cho phụ nữ, chủ yếu là bằng bạc, được làm rất công phu, khiến những người phụ nừ khó tính nhất của bản tôi hồi ấy cũng luôn phải xuýt xoa khen đẹp, chứng tỏ ông Chắt là một người thợ chạm bạc có đôi bàn tay và óc thẩm mỹ bàng bạc thực sự. Dụng cụ hành nghề của ông cũng rất đơn giản: Một cái bể thổi lửa, hai cái kìm bang sat để gap khuôn đất đỏ lừ ra từ trong đống than đỏ rực, một chậu nước lã, một cây búa sắt nhỏ xíu, vài ba cái đục nhỏ như đầu tăm xe đạp và hai chiếc đe được làm bàng sáp ong rừng. 186
- ĐÁNH MỘT TIÉNG CÔNG Tôi nhó' mùa xuân năm ấy, đã là ngày 27 têt rồi, mẹ mới thôi việc trên nương để đưa tôi ra ngoài chợ Đồng Nái làm nhẫn. Thế là suốt buổi chiều hôm ấy, tôi được nhìn tận mắt ông Chat làm ra một chiếc nhan Thái, giống hệt một đoạn lò xo xoẳn bây giờ, bàng bạc chính cống: Đầu tiên, ông bỏ tất cả số bạc vụn mà mẹ tôi đưa cho, vào trong một cái chén đất chỉ nhỏ bàng một nửa quả trứng gà và cũng có hình thù đúng như thế, rồi dùng chiếc kìm sắt dài gắp lấy, bỏ lên trên đống than ở đầu ống bể thổi lửa. Thụt bể thổi một lúc, cái chén đất đã đỏ hồng như một hòn than trong lò, bạc chảy nước ra có màu sáng đục. Ông Chắt dùng chiếc kìm sắt dài gắp cái chén đất màu đỏ như hòn than ấy ra, nghiêng đô vào hai cái khuôn làm bằng đất ở ngay bên cạnh. Đợi cho bạc đông cứng lại, ông dùng kìm gắp khuôn rồi thổ ra từng cái trên nền đất cứng, sau đó gắp bỏ vào ngâm ở chậu nước bên cạnh. Chừng năm phút sau, ông lấy tay nhón từng chiếc vớt ra, lấy giẻ lau chùi cho sạch. Khuôn bạc đã mang hình chiếc nhẫn, có đến ba vòng xoáy, nhưng công việc gia công chạm trổ cho thành một chiếc nhẫn Thái thực sự, mới chỉ bắt đầu: Ống bỏ hai cái khuôn nhẫn bằng bạc ấy lên trên hai cái đe bàng sáp ong rừng vàng hươm trước mặt, rồi ngồi kiểu chân co chân duỗi, đeo cặp kính sáng vào mắt, cúi xuống đe 187
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự thật và giai thoại Công tử Bạc Liêu: Phần 2
78 p | 121 | 30
-
1000 nhân vật lịch sử - văn hóa thăng long: phần 2
252 p | 127 | 24
-
Trận Austerlitz
44 p | 149 | 21
-
Tự truyện - Em phải đến Harvard học kinh tế (Tập 2): Phần 2
289 p | 120 | 18
-
Tìm hiểu về Việt lý tố nguyên: Phần 2
224 p | 109 | 15
-
Trần Quang Diệu (1746–1802) - 1
6 p | 116 | 5
-
So sánh một số bộ phân lớp dùng cho nhận dạng phương ngữ tiếng Việt
5 p | 60 | 5
-
Tiếng Việt - Vietnamese: Phần 1
180 p | 30 | 3
-
Thực trạng năng lực từ ngữ tiếng Việt của học viên Hàn Quốc tại một số cơ sở đào tạo của Việt Nam hiện nay
13 p | 11 | 3
-
Ông Ích Khiêm 2
5 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn