Khi muốn hoa mai nở đúng ngày Tết thì các nghệ nhân khuyên rằng: Lặt lá bắt đầu từ mồng 8 tới 23 tháng Chạp tùy theo kích thước nhỏ hay lớn. Và nếu năm nhuận thì phải lặt hai lần lá, một là vào nửa năm, hai là vào tháng Chạp. Như vậy phải có liên hệ nào giữa lá và nở hoa nên phải bỏ lá tùy theo kích thước nụ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Tìm hiểu hiện tượng lặt lá và nở hoa mai
- Tìm hiểu hiện tượng lặt lá và nở hoa mai
Khi muốn hoa mai nở đúng ngày Tết thì các nghệ nhân khuyên
rằng: Lặt lá bắt đầu từ mồng 8 tới 23 tháng Chạp tùy theo kích
thước nhỏ hay lớn. Và nếu năm nhuận thì phải lặt hai lần lá,
một là vào nửa năm, hai là vào tháng Chạp. Như vậy phải có
liên hệ nào giữa lá và nở hoa nên phải bỏ lá tùy theo kích
thước nụ.
Nhân tiện bàn về liên hệ giữa lá và hoa mai, tôi xin phép chia các vấn đề khoa học
làm hai khía cạnh gọi là ứng dụng kỹ thuật của vấn đề và cơ bản khoa học của vấn
đề .
Các nghệ nhân dựa vào kinh nghiệm mà dạy lúc nào phải lặt lá, đó là khoa học ứng
dụng. Chúng ta thử tìm hiểu vấn đề khoa học cơ bản sau đây:
Nụ hoa mai đã bắt đầu đậu và thấy được vào tháng 8, nó lớn dần và sau đó bung lá
lụa rồi nở. Nhưng kích thước lúc nở không đều, tại sao? Ta hãy tìm hiểu ngay khi
có phát hoa. Nụ đã xuất hiện tháng 8, nhưng các phát hoa thành lập liên tục trong
chồi ngọn hoặc chồi nách từ một vùng của bó libe mộc. Khi cắt dọc chồi ngọn thấy
- các phát thể lá đài, lá cánh (lá lụa), nhụy và nhị đã hiện rõ. Thời điểm giải phẫu lá
tháng 11 (tháng 10 âm lịch), tức khoảng 2 tháng trước khi thấy nụ lú ra, từ thời
điể m đó các phát hoa sẽ lớn dần theo hướng thượng tạo một nụ tròn bao bởi những
lá lụa và chờ nơi đó. Như vậy trong giai đoạn từ khi tượng hoa cho đến khi thành
nụ, các thành phần hoa chỉ tăng trưởng tức là phải huy động năng lượng do hô hấp,
huy động các chất biến dưỡng từ nguồn lá nơi có quang hợp và từ rễ nơi có nước
và chất khoáng để tổng hợp các protein cần thiết tạo hình cho các lá cánh, lá đài vv.
và các enzym xúc tác các phản ứng biến dưỡng tạo màu vàng cho hoa, màu xanh
lợt cho lá lụa, v.v.
Sau khi nụ lớn tối đa rồi thì các thành phần của nó sẽ làm bung lá lụa ra bằng
không chúng bị giam cầm trong bọc cứng, sẽ héo và rụng.
Hiện tượng nở hoa là do sự tăng trưởng không đều của 2 bề mặt lá lụa. Biểu bì
ngoài thấ m nước, làm mề m tế bào và nước thấ m vào phụ với áp suất của tế bào,
mặt trong lớn hơn mặt ngoài lá lụa, lá phải bung ra dưới áp lực nội tại. Vì vậy các
nghệ nhân khuyên phải phun nước thật nhiều, nếu cần phun nước ấm 40oC để làm
mề m mặt ngoài mà không giết tế bào. Các lá lụa đã ép dính vào nhau nên cần nước
nóng làm tan chất giữ chúng lại. Vì vậy có nghệ nhân khuyên giữ nụ đến Tết bằng
cách phết lên nụ một lớp mỏng lòng trắng trứng gà và tưới nước lôi trứng gà đi cận
- ngày mồng Một.
Các phát hoa tuần tự xuất hiện cho đến Tết nếu ta bón phân, tưới nước đầy đủ giúp
chúng tăng kích thước cho nên ta có nụ nhỏ hoặc lớn tùy điều kiện nuôi trồng,
giống như ta nuôi một con vật còn trong bụng mẹ đến ngày sanh ra. Đó là một
chương trình tạo nụ và nở hoa không hoàn nghịch. Nó phải tuần tự xảy ra do gen
của giống quyết định. Ta chỉ có thể thúc hoặc hãm lại mà thôi. Chương trình đó,
dựa theo các phẫu thức cắt trong phòng thí nghiệm và thời gian nụ xuất hiện và nở
có thể tóm tắt: tượng (tược) hoa 10 tháng trước khi nụ xuất hiện vào tháng 8 năm
sau và hoa nở.
Trong thiên nhiên, hoa nở mùa xuân khi trời hơi lạnh và ngày ngắn làm lá rụng, vì
vậy người bán hoa đốn từ trên rừng, chọn những cành có nhiều nụ lớn, bó trong lá
- dừa giữ ẩm và đem về thành phố. Vài hôm trước khi Tết, người mua mai về cắm
ngay vào lọ, phun nước thường xuyên lên nụ hối chúng nở đúng ngày. Trên rừng
sự thay đổi thời tiết đã làm cho lá rụng nếu đúng ngày thì nụ nở đúng Tết.
Theo kinh nghiệ m nghệ nhân, phải lặt hết lá sớm hay muộn tùy theo kích thước
của nụ. Nếu nụ nhỏ phải lặt lá mùng 8, nếu nụ to phải lặt lá 23 tháng Chạp. Vậy lá
có liên hệ gì đến sự nở hoa. Như đã nói trên, sau khi phát hoa đã tượng rồi thì cần
được nuôi tới một khối tích nhất định, đến lúc đó cần một yếu tố giúp rụng lá lụa.
Yếu tố đó là sức hút nước làm mềm lá lụa và trương nước. Môi trường ẩm và thực
phẩ m đưa tới nụ, như vậy ta phải hiểu rằng lá già cản yếu tố đó, nên phải lặt bỏ đi
và nếu năm nhuần phải lặt hai lần để không có lá già trước Tết vì lúc đó lá rụng và
nở hoa trước Tết. Thời điểm lặt lá là thời điểm quyết định sự nở hoa. Yếu tố cản sự
trương nước đó, xuất xứ từ lá già 12 tháng tuổi là một chất ức chế, có thể là axít
abscisic, thường được tập trung trong lá già và được chuyển qua hoa và ức chế sự
thấ m nước nên nụ hoa không lớn được.
Mẫu tìm hiểu này đưa ta tới kết luận sau:
1. Dựa vào kinh nghiệm của ông cha ta, nên lặt lá trước Tết
2. Dựa vào hiểu biết khoa học cơ bản mà các nhà khoa học như tôi suy ra vai trò
- ức chế của lá già. Đây là một suy luận chứ không phải là một thực tế khoa học vì
tôi chưa phân tích được bao nhiêu chất ức chế trong lá già khi nụ còn nhỏ và bao
nhiêu khi nụ to hơn để giải thích rõ ràng tại sao phải lặt lá ngày mồng 8 hay ngày
23 tháng Chạp. Tôi cũng không biết nụ nhỏ có kích thước bao nhiêu và tương xứng
với lá già có bao nhiêu chất ức chế, và nó cản phản ứng nào trong sự thấm nước.
Tóm lại trong sự nở hoa mai vào ngày tết ta chỉ nhờ vào một kinh nghiệm mà các
nghệ nhân sẵn lòng cho ta hưởng và nhà khoa học suy luận về cơ bản các hiện
tượng chứ chưa có đo lường, phân tích bằng thí nghiệ m tỉ mỉ trong phòng thí
nghiệm.
Như vậy mẫu tìm hiểu này là một công việc sử dụng kinh nghiệ m mà không
nghiên cứu kỹ lý do. Nếu ta biết rõ liều lượng và tác dụng của axít abscisic thì ta
lặt đúng ngày với kích thước nụ bao nhiêu, để mỗi năm ta đều thành công tạo
những cây mai nở vàng mà không dựa vào may rủi. Muốn thành công trong ứng
dụng thì phải hiểu rõ cơ bản, nêu một giả thuyết rồi mò mẫm thực hiện lại cho đến
khi nào lặp lại sự việc trong thiên nhiên và điều khiển sinh vật ta thích (cây mai)
theo ý muốn.
Các thăm dò trong phòng thí nghiệ m đòi hỏi hàng chục năm trời với sự đam mê
như một nhạc sĩ đứng trước cây đàn hay một người đánh bạc trong sòng bạc. Mỗi
- người đam mê một thứ và sau cùng tìm ra được sự thật khoa học: một công thức
nào đem ra áp dụng, chứng tỏ thành công, đem công bố kết quả thành “gói mì ăn
liền” mà ai cũng muốn hưởng thụ rẻ tiền.Muốn có mì ăn liền thì thời gian tìm tòi
đó đưa đến một bằng phát minh bán được, hoặc được trả bằng một hợp đồng khoa
học. Nếu ta chờ người khác đổ mồ hôi nước mắt để cho ta sử dụng thì quả thực là
bất công.
Ta thích đối tượng cây mai để làm giàu, người khác nghiên cứu trên đối tượng đậu
phộng để kinh doanh. Ta cứ đọc tài liệu của đậu phộng rồi ứng dụng mò mẫ m vào
cây mai hoặc cây nào ta thích là một việc ta phải động não, vô cùng hợp lý cho đối
tượng ta yêu. Bạn đọc nghĩ thế nào?