intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu hóa học quanh ta – Khoa học thường thức

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

197
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho đến nay, vẫn có nhiều người cho rằng, khi cần quay những cảnh có máu, người ta thường dùng máu bò, thậm chí tiết lợn để thay thế. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng máu của những loài động vật này không phù hợp bởi nhiều nguyên nhân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu hóa học quanh ta – Khoa học thường thức

  1. Tìm hiểu hóa học quanh ta – Khoa học thường thức Máu giả làm từ gì? Cho đến nay, vẫn có nhiều người cho rằng, khi cần quay những cảnh có máu, người ta thường dùng máu bò, thậm chí tiết lợn để thay thế. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng máu của những loài động vật này không phù hợp bởi nhiều nguyên nhân... Thứ nhất, dù là máu bò hay máu lợn đều rất dễ đông nên không thể sử dụng thuận tiện trong suốt quá trình quay, nhất là với những cảnh đôi khi phải quay đi quay lại nhiều lần mới đạt. Thứ hai, màu của những loại máu này không phải đỏ thẫm như máu người mà có gam đỏ nâu nên những khán giả tinh ý dễ nhận ra. Thứ ba, riêng máu bò rất khó bảo quản được lâu và hay có mùi khó chịu. Do vậy, để có được một nguồn máu dồi dào, các chuyên gia kỹ xảo thường chế ra máu giả.
  2. Loại máu giả đơn giản nhất là một hỗn hợp chất lỏng có thành phần chính là xiro lựu. Về bản chất, loại xiro này chưa đủ độ lỏng và gam màu đỏ chưa được như máu thật. Vì vậy, người ta thường hòa thêm vào một lượng nước màu được tạo thành bằng nhiều cách khác nhau. Nếu trong các cảnh quay diễn vi ên không cần ngậm hoặc phun máu từ trong miệng ra, người ta sẽ dùng loại bột màu thường được các họa sĩ dùng để vẽ tranh; còn nếu diễn viên phải ngậm thì khi đó bột màu sẽ được thay thế bằng những loại màu thực phẩm. Những loại nước màu này sau đó được hòa đều với xiro lựu cho đến khi tạo thành một dung dịch đồng nhất. Thông thường không bao giờ các nhà làm phim sử dụng phẩm màu hóa chất, bởi đó thường là những chất độc hại và rất khó tẩy nếu để lại dấu vết trên da hay quần áo. Còn với những cảnh quay thể hiện vết máu đã đông, các chuyên gia sẽ thêm vào dung dịch một ít cà phê hòa tan để tạo ra những đốm sẫm màu thể hiện máu khi đóng đông bao giờ cũng sẫm lại và có những cục vón nhỏ li ti. Vì sao các khinh khí cầu đốt lửa lại bay được? Các khinh khí cầu đốt lửa là những quả cầu chứa khí nóng. Chúng bay lên vì không khí chứa trong đó nhẹ hơn là không khí ngoài khí quyển. Vì không khí nóng có xu hướng bốc lên, nên khí cầu bay được.
  3. Trong một lưu chất lỏng (lỏng hay khí), mọi chất có tỷ trọng nhẹ hơn đều có xu hướng đi lên trên: đó là điểu xảy ra khi khí cầu nóng lẫn trong khí lạnh. Cũng có hiện tượng như vậy đối với khí hyđro và heli, là những khí nhẹ so với không khí. Tóm lại, tất cả các khí cầu đều phụ thuộc vào nguyên tắc chênh lệch tỷ trọng. Các khinh khí cầu đốt lửa hiện đại có vỏ ngo ài bằng ni lông, dáng gần nh ư hình cầu. Nó mở ra ở phía dưới để hứng không khí nóng được đốt lên bởi một vòi đốt bằng khí. Khi quả cầu chứa đầy, không khí nóng, nó bay lên. Nếu muốn hạ xuống, chỉ cần không khí này nguội đi. Hành khách ở trong một buồng nhẹ bằng mây, phía dưới quả cầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2