Tìm hiểu hóa học quanh ta: Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng
lượt xem 154
download
Thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng con người như thế nào ? Ngày nay, người ta khẳng định thực phẩm không chỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tâm trạng con người. - Thức ăn giàu protein (chất đạm) làm cho bạn vui tươi hẳn lên. Chúng giúp cơ thể sản sinh ra đopamin và norpinephrin làm tăng nhiệt lượng cơ thể khiến cho bạn được tập trung hơn và còn có tác dụng giảm được stress. Nếu như trong bữa ăn sang và trưa bạn dùng một lượng protein thích hợp sẽ giúp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu hóa học quanh ta: Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 1) Thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng con người như thế nào ? Ngày nay, người ta khẳng định thực phẩm không chỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tâm trạng con người. - Thức ăn giàu protein (chất đạm) làm cho bạn vui tươi hẳn lên. Chúng giúp cơ thể sản sinh ra đopamin và norpinephrin làm tăng nhiệt lượng cơ thể khiến cho bạn được tập trung hơn và còn có tác dụng giảm được stress. Nếu như trong bữa ăn sang và trưa bạn dùng một lượng protein thích hợp sẽ giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn hơn. - Thức ăn giàu chất gluxit (chất bột) có tác dụng làm cho bạn đỡ căng thẳng, ít bị stress và thời gian để cho cơ thể phục hồi sau mệt mỏi ngắn hơn. Khi ăn thức ăn có hàm lượng gluxit cao thì đồng thời cũng tăng lượng amino axit tryptophan đưa đến não, ở đó chúng được biến đổi thành serotonin có tác dụng làm dịu hệ thần kinh. - Thức ăn ngọt có tác dụng làm dịu cơ thể. Khi cơ thể tiếp nhận những thức ăn ngọt thì lượng đường trong máu tăng lên, đồng thời phản ứng hóa học của cơ thể cũng được tăng cường, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt kẹo chocolate có chứa chất phenyletylamin và một số chất khác có tác dụng kích thích hệ thần kinh, gây cảm giác khoan khoái. - Trái cây như chuối có chứa nhiều chất dopamine và norpinephrin là những sản phẩm của não có tác dụng tác động mạnh đến cảm giác. Trái táo cung cấp cho cơ
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thể chất xơ, pectin, nguyên tố bo giúp duy trì độ bên của xương, giữ được phong độ tỉnh táo, linh hoạt. - Cơ thể chúng ta rất cần nhiều nguyên tố vi lượng. Chẳng hạn, thiếu magie có thể dễ bị lâm vào tình trạng trầm uất, bơ phờ, thậm chí còn có thể dẫn đến hôn mê. Ngoài nước khoáng, thức ăn giàu nguyên tố magie là cám, gạo tấm, ngũ cốc. - Đồ uống chứa chất cafein có tác dụng làm cho cơ thể hoạt bát, nhanh nhẹn hơn. Song không nên dùng lượng cao vì có thể gây nôn nao, cáu kỉnh và đau đầu. Uống sữa giúp bạn ngủ ngon và tỉnh táo hơn khi thức dậy. Vì sao cá biển chứa nhiều thủy ngân? Thuỷ ngân là sản phẩm phụ thoát ra từ hoạt động đốt than, chất thải công nghiệp và các hoạt động khác của con người. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, gây bệnh tim và một số căn bệnh khác ở người trưởng thành. Hơn 90% methyl thủy ngân trong cơ thể người dân Mỹ có nguồn gốc từ các sinh vật biển hai mảnh vỏ và cá biển, đặc biệt là cá ngừ. Những giả thuyết trước đây thường cho rằng thuỷ ngân trong nước biển thoát ra từ các núi lửa dưới đáy đại dương hoặc từ các dòng chảy của sông. Nay, các chuyên gia đã lý giải được cách thức thuỷ ngân xâm nhập vào cơ thể cá. Ban đầu, loài tảo ở mặt nước hấp thụ thuỷ ngân từ không khí. Hiện tượng này xảy ra mạnh ở vùng ngoài khơi châu Á, nơi có nhiều thủy ngân thoát ra từ các nhà máy nhiệt điện. Các dòng hải lưu đưa chúng theo chiều ngược kim đồng hồ vượt qua Thái Bình Dương đến Bắc Mỹ và trở lại. Khi tảo chết, chìm xuống và phân huỷ trên đường đi, chúng thải ra methyl thủy ngân (thủy ngân ở dạng h òa tan trong chất béo). Chất độc này theo chuỗi thức ăn vào cơ thể cá và người ăn chúng.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Có sự khác biệt nào giữa calcium từ thực phẩm và calcium chức năng trong cơ thể hay không? Calcium có trong các loại thức ăn tự nhiên, được bổ sung thêm vào thực phẩm chế biến như nước cam ép và bày bán dưới nhiều hình thức như chất bổ sung dinh dưỡng. Tiến sĩ Sheldon S. Hendler, đồng trưởng nhóm y bác sĩ về Thực phẩm bổ sung, nói rằng: “Calcium được hấp thụ bằng nhiều cách tương tự trong cơ thể, chủ yếu như là khoáng chất calcium (Ca5(PO4)3OH) trong xương và răng”. Các sản phẩm chế biến từ sữa là nguồn thực phẩm cung cấp calcium thiết yếu trong thực phẩm. Calcium citrate và calcium carbonate là 2 dạng calcium bổ sung phổ biến nhất, calcium citrate malate cũng được sử dụng bổ sung vào thực phẩm. Quá trình hấp thu canxi từ những thực phẩm bổ sung tương tự như nhau. Hiệu quả sự hấp thu calcium từ tất cả những hợp chất calcium đều như nhau, tức là khoảng 30%”. Hiệu quả hấp thu của calcium citrate lớn hơn calcium carbonate. Trong quá trình tiêu hóa, calcium được giải phóng từ hợp chất calcium và thoát ra dưới dạng hòa tan để được ruột non hấp thụ lại.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chất gì có trong dứa làm nhừ thịt? Dứa chứa các loại enzym (men) khác nhau, trong đó có loại enzym bromelain phân hủy protein rất mạnh Theo ThS Nguyễn Văn Dương, Trung tâm công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm: Dứa là loài quả có chứa nhiều axit hữu cơ cao như axit malic và axit xitric. Ngoài ra, dứa cũng chứa các loại enzym (men) khác nhau, trong đó có loại enzym bromelain phân hủy protein rất mạnh, giúp cho cơ thể tiêu hóa chất đạm, nhiều hơn là tiêu mỡ. Vì thế, khi nấu dứa với thịt rất nhanh mềm, ăn dễ tiêu, giúp giảm cân. Cũng có thể vì enzym này mà khi ăn dứa tươi, nhất là trước bữa ăn thường bị rát lưỡi. Để hạn chế men này ảnh hưởng, trước khi ăn dứa tươi nên rửa qua nước muối loãng để loại bỏ các chất bẩn cũng như trung hòa enzym. Kẹo cao su được làm như thế nào? Về nguồn gốc chính xác , kẹo cao su là nhựa cây thêm các chất tạo mùi vị cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Một số chất tạo mùi vị thường dùng bao gồm mùi trái cây, đinh hương, bạc hà lục và bạc hà cay. Ban đầu kẹo cao su chọn làm từ cây sapôchê, chất cao su lấy từ nhựa cây thiên nhiên nên gọi tên là “Chiclets” và cao su được lấy quanh thân cây, việc này giúp
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thu gom chiết xuất hầu hết cao su thiên nhiên. Các loại cao su thiên nhiên khác thường dùng gọi là “sorva” và “jelutong”. Các nhà sản xuất thương mại thêm vào chất làm ngọt thiên nhiên như đường mía hay đường từ cây củ cải đường, hoặc aspartame là 1 chất ngọt tổng hợp. Các sản phẩm glycerin và dầu béo thực vật cũng được sử dụng như các chất làm mềm kẹo. Công ty Wrigley đã cho biết nhiều loại cao su và nhựa thiên nhiên có nguồn gốc từ những khu vực có điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi khiến cho chúng c àng ngày càng khan hiếm. Trong khi vẫn dùng cao su hay nhựa thiên nhiên, các chất tổng hợp thay thế cũng được sử dụng và luôn được nghiên cứu cải thiện tính năng. Bạc hà được chưng cất thu tinh dầu tinh khiết dùng làm nguyên liệu tạo mùi vị. Tất cả những loại kẹo cao su được bán ở Mỹ có thể nuốt mà không gây hại cho sức khỏe. Quá trình tiêu hóa sẽ không phân hủy được cao su, chỉ cho cao su qua luôn. Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở? Trả lời: NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn vào bột mì, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân huỷ thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở. (NH4)2CO3 —-> 2 NH3 + CO2 + H2O
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 2) Cách phân biệt nhanh gạo nếp và gạo lốc Lấy mấy hạt gạo nếp và gạo lốc đã nấu chín, lần lượt đặt lên hai tấm thủy tinh khác nhau. Nhìn hình chắc bên ngoài thì chúng rất khó phân biệt được đâu là hạt gạp nếp và đâu là hạt gạo lốc. Có cách gì để phân biệt nhanh hai loại hạt đó không? Có. Và xin giới thiệu một cách hay, mời bạn thử xem. Tìm một lọ cồn Iốt vẫn thường dùng để sát trùng, tiêu độc trong ngành y. Lần lượt nhỏ 1 giọt cồn Iốt lên hạt gạo lốc và hạt gạo nếp ở trên hai tấm thủy tinh. Sẽ thấy hạt gạo lốc khi tiếp xúc với Iốt thì hiện ra màu xanh lam, và hạt gạo nếp khi tiếp xúc với Iốt thì hiện ra màu đỏ nâu. Như vậy, thật đơn giản mà thật nhanh phân biệt hạt gạo nếp và hạt gạo lốc. Hàm lượng tinh bột của gạo lốc, gạo nếp đều phong phú. Thế th ì vì sao khi chúng gặp iốt lại đổi màu khác nhau?
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Giải thích. Những hạt tinh bột trong gạo lốc có mạch phân tử thẳng (khối lượng phân tử khoảng 200.000 đơn vị cacbon), tựa như những que gỗ được xếp thành đống rất thứ tự, liên tiếp nhau; còn tinh bột trong gạo nếp là tinh bột có mạch phân tử phân nhánh (khối lượng phân tử khoảng 1.000.000 đơn vị cacbon), giống như những khúc gỗ được chặt xong xếp đồng ngẫu nhiên với nhau. Ăn thực phẩm làm bằng gạo nếp thì no lâu hơn do tinh bột của gạo nếp có mạch phân tử phân nhánh, không dễ được cơ thể tiêu hóa. Cho nên không nên ăn quá nhiều thực phẩm bằng gạo nếp một lúc. Cách tìm Vitamin C Muốn biết trong rau nào có vitamin C hay không có thể kiểm tra nhanh bằng cách sau đây: ho vào bình thuỷ tinh một ít tinh bột, rồi một ít nước, khuấy trộn bằnh que nhỏ C đều tinh bột và nước, nhỏ 2 - 3 giọt rượu lốt vào hỗn hợp nước - tinh bột màu trắng sữa thì hỗn hợp đó đổi thành màu tím xanh. Lấy 2 - 3 tàu rau xanh, tước lá rau chỉ để lại cuống lá, rồi đem ép lấy dịch từ cuống lá, sau đó từ từ nhỏ vào hỗn hợp tinh bột - iốt màu tím xanh, vừa nhỏ vào, vừa lắc. Khi đó, bạn sẽ phát hiện: Dung dịch màu xanh tím lại biến màu, trở thành màu trắng sữa. Do tinh bột gặp Iốt thì biến thành màu tím xanh - đó là đặc tính của tinh bột. Nhưng, vitamin C làm cho iốt bột biến thành dung dịch không màu.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Khi nhỏ dịch rau vào hỗn hợp tinh bột có chứa Iốt thì do có tác dụng của vitamin C trong dịch rau mà Iốt biến thành chất lỏng không màu. Cho nên hỗn hợp vốn có màu xanh biến thành hỗn hợp tinh bột màu trắng sữa. Tại sao sữa bò lại có màu trắng? Thì hiển nhiên là nó có màu trắng mà? Hỏi thế thì hỏi làm gì. Tuy vậy, mọi việc đều có lý do của nó. Tất cả mọi loại sữa đều chứa protein, chất béo, đường lactose, khoáng và vitamin. Sữa của mỗi con vật thì khác nhau, nhưng sữa bò thì có 87% là nước và gần 4% là chất béo nếu tính theo trọng l ượng. Vậy tại sao sữa bò lại có màu trắng? Do calcium, đường hay chất béo trong sữa có màu trắng? Các nhà khoa học có một câu trả lời hay hơn thế nhiều. Khi soi dưới kính hiển vi, sữa bò có rất nhiều protein và chất béo lơ lửng trong sữa. Hầu hết các protein trong sữa đều ở dạng Casein. Các phân tử Casein kết hợp với nhau tạo thành một hình dạng tựa như quả dâu rừng với đường kính khoảng 90-150 nm (một nanomet bằng một phần tỷ của mét). “Quả dâu” n ày cũng chưa trong nó calcium, phốt phát, khoáng để giúp cho xương các chú bê (và cả người) phát triển. Các nhà khoa học gọi những quả dâu này là Micelle. Đường kính của mỗi micelle nhỏ hơn bước sóng của bất cứ ánh sáng nào trong dải ánh sáng nhìn
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thấy được bằng mắt thường (400 tới 700 nm), quá bé để phản chiếu ánh sáng. Thay vì đó, ánh sáng chiếu qua cốc sữa sẽ bị tán xạ đi khắp nơi trong cốc sữa. Một vài các phân tử chất béo cũng giúp cho việc tán xạ này tốt hơn. Do vậy chúng ta nhìn thấy màu trắng. Cũng cần biết rằng không phải sữa nào cũng có màu trắng đẹp như sữa bò (ngay cả sữa người). Nhân tiện mỗi khi bạn uống sữa bò xịn (chứ không phải bò đóng hộp rồi quảng cáo bậy), hãy nhớ rằng để sản sinh ra đ ược một cốc sữa thì con bò cần phải uống ít nhất là hai cốc nước và sữa bò xịn có rất nhiều Calci và Vitamin D tốt cho xương. Tại sao acid trong dạ dày không làm tiêu hủy dạ dày? Khi bạn ăn thức ăn, quá trình phân hủy thức ăn bắt đầu ngay từ lúc bạn nhai thức ăn và trộn lẫn nó với nước bọt. Thức ăn được nghiền và trộn lẫn với nước bọt sẽ tiếp tục đi xuống dạ dày. Ở đây, acid trong dạ dày sẽ có tác dụng làm phân hủy thức ăn để cơ thể có thể hấp thụ được các chất cần thiết trong thức ăn. Câu hỏi là tại sao acid trong dạ dày không làm phân hủy dạ dày? Câu trả lời khá ngạc nhiên : acid trong dạ dày có làm phân hủy dạ dày. Bên trong dạ dày được phủ một lớp tế bào bảo vệ được gọi là epithelial cells (tế bào biểu mô). Các tế bào bảo vệ này sẽ sản sinh ra dịch nhày – một lớp protein dày bao phủ bên ngoài. Tuy vậy, lớp dịch nhày này không phải là cản trở quá khó khăn cho các
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com acid nằm trong dạ dày. Trung bình với một người khỏe mạnh thì cứ một phút lại có khoảng 500.000 tế bào biểu mô trong dạ dày bị phá hủy bởi acid. Khoảng xấp xỉ 3 ngày thì toàn bộ lớp tế bào bên ngoài dạ dày sẽ được thay bằng các tế bào mới vì acid đã ăn hết các tế bào cũ. Đương nhiên dạ dày còn có một lớp thứ hai đằng sau lớp tế bào biểu mô để bảo vệ mình khỏi acid và chính lớp này là nơi sinh ra các tế bào biểu mô mới thay thế cho các tế bào biểu mô đã chết. Tuy vậy, nếu bạn ăn uống không khoa học thì rất có thể lớp tế bào thứ hai này cũng không bảo vệ nổi dạ dày của bạn khỏi acid và sẽ dẫn tới các bệnh về dạ dày. Nhẹ nhất là viêm loét dạ dày và nặng nhất là có thể dẫn tới ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu những năm 1990 của các nhà khoa học, bệnh loét dạ dày còn có thể gây ra bởi bạn ăn quá nhiều thức ăn có chứa gia vị cay nóng và/hoặc bạn bị stress nặng. Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl? (H2N2)-Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100oC. Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin. Áp dụng: Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học sinh sẽ không biết. Học sinh dễ dàng làm thí nghiệm ngay khi nấu ăn. Từ đó góp phần tạo
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nên kinh nghiệm nấu ăn cho học sinh, rất thiết thực trong cuộc sống. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi kết thúc bài học
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 3) Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào có màu đỏ? Trả lời: Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau muống khác) có chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa 7% axit citric, vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit và tạo phức với axit citric, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm canxi. Vì sao ăn sắn (củ mì) hay măng có khi bị ngộ độc? Trả lời: Ăn sắn hay măng bị ngộ độc khi chúng chứa nhiều axit xianhyđric (HCN). Ở dạng tinh khiết axit xianhyđric là chất khí mùi hanh nhân, có vị đắng và rất độc. Nhiệt độ nóng chảy là -13,3oc, tan trong nước, rượu, ete và là axit rất yếu. Trong
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thiên nhiên gặp ở dạng liên kết trong một số thực vật ( hạt mận, đào, củ sắn, măng tươi). Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều axit xianhyđric, có nguy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để axit xianhyđric bay h ơi, sắn đã phơi khô, giã thành bột để làm bánh thì khi ăn không bao giờ bị ngộ độc vì khi phơi khô axit xianhyđric sẽ bay hết hơi. Trong công nghiệp axit xianhyđric được điều chế bằng cách oxi hoá hỗn hợp khí metan (CH4) và amoniac (NH3), có xúc tác platin. Axit xianhyđric là nguyên liệu điều chế tổng hợp các chất cao phân tử. Axit xianhyđric ở dạng tự do d ùng làm chất xông hơi chống côn trùng gây bệnh. Muối của axit xianhyđric như kali xianua (KCN) dùng trong tổng hợp chất hữu cơ, trong nhiếp ảnh và để tách kim loại vàng ra khỏi quặng. Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa? Trả lời: Trong sữa có thành phần Protein gọi là cazein, khi vắt chanh vào sữa sẽ làm tăng độ chua tức làm giảm độ pH của dung dịch sữa. Tới pH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi cho lên men tiếp. Việc làm đậu phụ cũng theo nguyên tắc tương tự như vậy.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Cách thử bột mì Bột mì để lâu, do tác dụng của oxy, nước, vi sinh vật trong không khí, có thể sinh ra hiện tượng bị chua, hư hỏng. Muốn biết bột mì có còn tươi mới hay không, có thể dùng chất thử hoá học để kiển định đơn giản, như sau: 1. Lấy một bình thuỷ tinh hình nón, dung tích 150ml. Cho vào bình 40ml n ước cất, rồi cho 5 gam bột mì biết chắc là tươi, mới vào bình, khuấy trộn đều, cho tới khi không còn cục bột nào ở trong nước. Tiếp đó nhỏ vào 5 giọt dung dịch chất thử phenolphatalêin, lắc đều. Lúc này dung dịch trong bình thủy tinh hình nón là không màu. Pha loãng dung dịch natri hydroxyt (NaOH) 0,02%. dùng ống nhỏ giọt pipet (có khắc vạch trên ống) để hút dung dịch natri hydroxyt 0, 02%, nhỏ giọt vào bình hình nón. Vừa nhỏ, vừa lắc đều bình hình nón cho tới khi dung dịch trong bình chuyển sang màu đỏ nhạt, trong 1 - 2 phút cũng không bị mất màu đó thì dừng lại, ghi số lượng dung dịch natri hydroxyt đã dùng chuẩn độ. 2. Sau đó lấy 5g bột mì cần thử độ tươi, mới. Cho bột đó vào bình hình nón cùng với 40ml nước cất, 5 giọt phenolphtalêin, khuấy đều, và cũng dùng dung dịch natri hydroxyt 0,02% để chuẩn độ như với bột mì tươi, mới. Ghi lại số lượng dung dịch natrihydroxyt khi dung dịch bột trở nên có màu đỏ nhạt, không mất màu trong vòng 1 - 2 phút.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nếu lượng dùng dung dịch natri hydroxyt khi chuẩn độ bột mì cần thử mà tương tự như lần chuẩn độ bột mì tươi, mới (lần chuẩn độ trên) thì tin chắc bột mì cần thử là tươi, mới; còn nếu dung dịch NaOH nhiều hơn 2,5 lần so với lần chuẩn độ bột mì tươi, mới thì bột mì đã tồn trữ quá lâu, không thể dùng ăn được nữa. Thành phần chủ yếu của bột mì là tinh bột (C6H10O5)n. Tinh bột giữ lâu thì dần dần phân giải thành glucose; glucose trong điều kiện thích hợp, lại phân giải thành các loại axit hữu cơ. Phenolphtalêin không có màu trong dung dịch axit có màu đỏ trong dung dịch kiềm. Do hàm lượng axit hữu cơ cao trong bột mì biến chất nên không thể dùng nó để ăn.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 1) 1.Làm tuyết nhân tạo Bạn có thể làm tuyết nhân tạo dùng một loại polymer phổ biến. Tuyết nhân tạo thì không độc, cảm giác lạnh khi sờ vào và trông giống như tuyết thật. Độ khó: dễ làm Thời gian: chỉ vài phút Nguyên vật liệu: Natri polyacrylate
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nước Cách làm: 1. Có vài phương pháp cho việc điều chế thành phần cần thiết để sản xuất tuyết polymer nhân tạo. Bạn có thể mua tuyết nhân tạo hoặc có thể tổng hợp natri polyacrylate từ những nguồn nguyên liệu trong gia đình thường ngày. Bạn có thể tìm thấy natri polyacrylate bên trong tã lót đã qua sử dụng hoặc là vật dụng bằng pha lê trong vườn dùng giữ ẩm đất. 2. Những gì cần thiết để làm tuyết nhân tạo này là bạn phải thêm nước vào natri polyarylate. Thêm 1 ít nước vào để tạo hỗn hợp gel. Thêm nhiều nước vào cho đến khi bạn có 1 lượng lớn chất ướt. Gel sẽ ko tan ra. Đó là tuyết tan. 3. "Tuyết" natri polyacrylate cho ta cảm giác sờ vào thấy lạnh bởi vì nó phần lớn là nước. Nếu bạn muốn tuyết nhân tạo cảm giác lạnh giống thật hơn, bạn có thể đông lạnh tuyết. Hướng dẫn: 1. Tuyết nhân tạo thì không độc, nhất là nguồn nguyên liệu từ tã lót. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên thử ăn tuyết nhân tạo. Không độc thì không có nghĩa là tốt cho sức khỏe đâu nhé. 2. Khi chơi đùa, tuyết nhân tạo cũng an toàn để ném. 3. Nếu bạn muốn tuyết màu vàng (hay màu khác), bạn có thể pha màu thực phẩm vào. 4. Nếu muốn tuyết khô hơn, có thể giảm lượng nước polymer hấp thụ bằng cách thêm một ít muối vào.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2.Làm phấn màu Thí nghiệm này cho một loại phấn màu sắc rất đẹp, có thể dùng nước rửa sạch. Mức độ khó: trung bình Thời gian: 15 phút cộng với thời gian sấy khô sản phẩm Thành phần nguyên liệu: 1 tách thạch cao 1/2 tách nước lạnh bột màu keo khuôn Cách làm: 1. Trộn tất cả nguyên liệu trên lại với nhau, hãy nhớ rằng hàm lượng bột màu sử dụng có liên quan đến việc tạo ra màu sắc đậm hay nhạt cho phấn.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2. Cho hỗn hợp vào khuôn định hình. 3. Để hỗn hợp khô lại. Hướng dẫn: 1. Lót khuôn bằng giấy phủ sáp giúp dễ lấy phấn ra khỏi khuôn hơn. 2. Phấn chỉ được sử dụng tốt nhất sau khi khô ráo và tách khỏi khuôn. 3. Có thể dùng phẩm nhuộm màu acrylic thay cho bột màu keo nhưng có thể độc đối với sức khỏe. 3.Châm nến không cần lửa - Hoá chất: KMnO4, H2SO4 đặc - Dụng cụ: đèn cồn, đũa thuỷ tinh - Cách làm: Lấy đũa thuỷ tinh nhúng vào axit H2SO4 đặc và chất rắn KMnO, rồi châm vào bấc đèn cồn, nó sẽ tự bùng cháy. - Giải thích: H2SO4 + 2KMnO4 -> K2SO4 +2 HMnO4 dưới tác dụng của H2SO4 đậc, HMnO4 mất nước tạo Mn2O7. Mn2O7 có tính oxi hoá cực mạnh, rượu etylic ( cồn) bốc cháy khi tiếp xúc với Mn2O7.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 4.Phát hiện dấu vân tay Để điều tra các vụ án mạng hay trộm cắp, công an thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm. Ta cũng có thể biểu diễn thí nghiệm vui này. - Hoá chất: cồn iot - Cách làm: Bạn đưa một tờ giấy trắng và sạch cho khán giả và yêu cầu họ bí mật in dấu ngón tay và và ngón tay trỏ ở hai bàn tay của một người nào đó lên tờ giấy. Bạn thu lại tờ giấy và mang đậy úp tờ giấy lên miệng lọ đựng cồn iot. Sau một thời gian,lấy ra bạn sẽ thấy rõ các dấu vân tay xuất hiện trên giấy. Bạn chỉ cần thu giấy chứng minh thư của khán giả để đối chiếu dấu tay và tìm ngay được “thủ phạm” - Giải thích: khi ta in tay lên giấy, tay ta sẽ để lại trên giấy vết mỡ của da. cồn iot sẽ hoà tan vết mỡ này làm xuất hiện dấu tay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 1)
6 p | 399 | 119
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 2)
6 p | 251 | 88
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 3)
4 p | 292 | 87
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 1)
5 p | 232 | 84
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 4)
4 p | 250 | 82
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 5)
5 p | 268 | 80
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 1)
5 p | 263 | 71
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 2)
5 p | 238 | 71
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 2)
6 p | 201 | 70
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 3)
7 p | 193 | 69
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 4)
5 p | 231 | 69
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 3)
8 p | 215 | 68
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học phổ thông
4 p | 170 | 53
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Khoa học thường thức
3 p | 196 | 44
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và thiên nhiên
6 p | 143 | 27
-
Những điều chưa biết về tuổi thọ của các nhà hóa học
4 p | 153 | 27
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta
3 p | 120 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn