Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 3)
lượt xem 69
download
Vì sao không thể dùng nước nóng để tẩy, giặt vết máu? Vết máu dính trên quần áo cần phải lập tức giặt sạch, nếu không thì một thời gian sau, vết máu sẽ rất khó khử đi hết. Không được dùng nước nóng để giặt tẩy vết máu mà chỉ có thể dùng nước lạnh. Về điều này có thể dùng thực nghiệm để giải thích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 3)
- Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 3) 19. Vì sao không thể dùng nước nóng để tẩy, giặt vết máu? Vết máu dính trên quần áo cần phải lập tức giặt sạch, nếu không thì một thời gian sau, vết máu sẽ rất khó khử đi hết. Không được dùng nước nóng để giặt tẩy vết máu mà chỉ có thể dùng nước lạnh. Về điều này có thể dùng thực nghiệm để giải thích. Lấy hai miếng vải trắng, lần lượt nhỏ lên từng tấm vài giọt máu gà vừa cắt tiết. Đem một miếng vải ngâm trong nước nóng, và đêm miếng vải kia ngâm vào nước lạnh. Sau khoảng 15 phút, vớt hai miếng vải đó ra, sẽ thấy vết máu tr ên miếng vải ngâm trong nước nóng có màu đỏ đen, còn trên miếng vải ngâm trong nước lạnh thì vết máu vẫn đỏ tười và nhạt đi. Lấy xà phòng xát và giặt hai miếng vải thì thấy: Vết máu trên miếng vải đã từng ngâm trong nước lạnh thì giặt sạch hết, còn ở miếng vải đã từng ngâm trong nước nóng thì không còn cách nào giặt sạch được! Protein trong dịch máu khi gặp nhiệt độ cao thì phát sinh chuyển biến hoá học. Vết máu khi chưa phát sinh những biến đổi hoá học thì có thể tan trong nước, còn sau khi đã có những biến đổi do tác dụng của nhiệt thì trở nên không tan trong nước. Có thể quan sát thực tế điều trên ở máu gà: Sau khi đun nóng thì máu gà trở thành "miếng tiết" không thể tan được nữa, và do vậy vết máu không đễ giặt tẩy sạch.
- Cũng với lý do trên, vết máu khi để ra ngoài không khí một thời gian dài thì cũng phát sinh những biến đổi hoá học. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc không dễ giặt tẩy vết máu đã cũ. 20. ại sao không nên uống nước đun đi đun lại nhiều lần? Đó là do trong nước thông thường có chứa các hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Nước đun sôi có chứa nhiều nitrat khi uống vào trong cơ thể sẽ bị khử trở lại là muối nitric. Mà muối nitric sẽ làm hỏng công năng vận chuyển dưỡng khí trong máu, làm cho tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, nặng hơn có thể ảnh hưởng, nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, các kim loại có trong nước đó cũng có hại đối với sức khoẻ con người. Không nên uống nước lã, cũng không nên uống nước nước đun lại nhiều lần, vậy uống n ước tinh khiết hoặc nước cất liệu có vệ sinh không? Thực ra, trong nước bình thường có chứa các nguyên tố như canxi, magiê… đều là những nguyên tố mà cơ thể chúng ta cần, canxi chiếm khoảng 1,38% trọng lượng của cơ thể chúng ta, nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, ngoài ra nó còn có tác dụng duy trì sự co bóp của cơ tim và thúc đẩy quá trình đông máu…
- Magiê chiếm khoảng 0,04% trọng l ượng cơ thể, trong đó 70% có trong xương, mỗi người một ngày cần khoảng 0,3 – 0,5 gram magiê. Hai loại nguyên tố này một phần được hấp thụ khi ta uống n ước. Có thể thấy, chỉ uống n ước tinh khiết và nước cất chưa chắc đã tốt nhất. Như vậy, uống nước như thế nào là thích hợp? Khi đun nước, khi nước trong ấm đun bắt đầu sôi, như vậy nhiệt độ nước trong ấm đã đạt tới 100 độ C, các loại vi khuẩn trong nước đã bị tiêu diệt. Nếu như mùi clo trong nước máy hơi nặng có thể đun thêm 1 - 2 phút nữa. Nước được đun theo cách như vậy dùng để pha trà hay nấu cơm có thể coi là thích hợp. 21. Tại sao lại nói rằng vật chất trên thế giới đều do nguyên tố cấu thành? Mọi vật trên thế giới là do cái gì tạo nên? 2000 năm trước đã có người từng nhắc đến vấn đề này, nhưng lúc đó vẫn chưa có được câu trả lời chính xác, mãi cho đến sau khi môn hóa học dần dần phát triển, khi con người phân tích vô số vật chất ở dạng khác nhau thì mới phát hiện ra rằng chúng đều do một số vật chất đơn giản với số lượng không nhiều tạo nên như: cacbon, hydro, oxy, nitơ, sắt…, hơn nữa con người còn có thể lợi dụng các vật chất này để biến chúng thành nhiều vật chất phức tạp hơn bằng phương pháp tổng hợp nhân tạo. Con người gọi những vật chất cơ bản nhất này là nguyên tố. Ví dụ như: oxy và sắt đều là nguyên tố, còn sắt oxyt thì không phải là nguyên tố bởi vì sắt oxyt là do hai nguyên t ố là sắt và oxy tạo nên.
- Tính cho đến nay, số nguyên tố mà con người phát hiện được tổng cộng có 109 loại, từ nguyên tố thứ 93 đến nguyên tố thứ 109 đều là những nguyên tố nhân tạo, trong đó, nguyên tố thứ 109 là nguyên tố mà mãi đến năm 1982 mới phát hiện ra được. Có lẽ bạn có đôi chút nghi ngờ, 109 loại nguy ên tố, con số này không lớn, nó làm sao có thể tạo nên hàng ngàn hàng vạn thứ trên thế giới được chứ? Trước tiên, chúng ta hãy xem chữ in trên cuốn “10 vạn câu hỏi” này. Bạn xem, tất cả các chữ này chẳng phải đều do các nét: ngang, sổ, phẩy, mác, sổ móc, ngang gập móc tạo nên hay sao? Số các nét này còn ít hơn nhiều so với các nguyên tố, nhưng những chữ Hán do chúng tạo nên lại có đến hơn 40.000 chữ. Các nguyên tố cũng như vậy, khi các nguyên tố khác nhau và số lượng các nguyên tố khác nhau “kết hợp” lại với nhau, thì chúng sẽ tạo nên các vật chất tương đối phức tạp với số lượng không kể xiết, các nhà hóa học gọi những vật này này là hợp chất hóa học. Ngày nay, tổng số các hợp chất hóa học trên thế giới đã vượt quá con số 3 triệu loại. Các hợp chất mà chúng ta thường gặp phần lớn đều không phải là nguyên tố mà là các hợp chất hóa học do nhiều loại nguyên tố kết hợp thành.
- Ví dụ, nước là do hai nguyên tố: oxy, hydro tạo nên; Cacbon oxít và cacboníc là do hai nguyên tố cacbon và oxy kết hợp tạo nên; Khí mêtan, xăng, dầu mazút, vadơlin… đều do hai nguyên tố cacbon và hydro tạo nên; Cồn, đường mía (đường sắccarôzơ), mỡ, tinh bột… lại do 3 nguyên tố cacbon, hydro, oxy tạo nên… Không những các vật chất trên thế giới đều do nguyên tố tạo nên, mà ngay cả các dạng vật chất trên các hành tinh khác cũng đều do các nguyên tố tạo nên. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là, nếu chúng ta đối chiếu danh sách các nguyên tố trên các hành tinh khác với danh sách các nguyên tố trên trái đất của chúng ta thì sẽ phát hiện ra rằng chúng lại “tình cờ giống nhau”. Đúng vậy chứ? Cho dù là phân tích trực tiếp các “vị khách ngoài hành tinh” – thiên thạch, hay là phân tích nhờ vào quang phổ thì chúng ta vẫn chưa thể phát hiện ra được trên các hành tinh khác có nguyên tố nào mà trên trái đất chúng ta chưa có! 22.Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả ta phải dốc ngược bình rồi mới mở vòi? (H2N2)-Trong bình chữa cháy người ta thường để H2SO4 và muối cacbonat của natri. Khi cần dùng thì phải dốc ngược để hai chất tiếp xúc với nhau và phản ứng tạo CO2 NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O.
- Do CO2 là khí không duy trì sự cháy và nặng hơn không khí sẽ làm tắt lửa. Nhưng không phải đám cháy nào cũng dùng CO2 để dập được ví dụ các vụ cháy kim loại có ái lực mạnh với Oxi như Mg , Al , K. Vì các kim loại đó sẽ kết hợp với Oxi trong CO2 và cháy rất mạnh trong CO2. → 2Al2O3 4Al + 3 CO2 + 3C Trong trường hợp này dùng cát thì tốt hơn. 23. Tại sao bột ngọt lại ngọt? Để tăng thêm vị ngột cho thức ăn, trong quá trình chế biến, nguồi ta thêm vào ít bột ngọt. Thức ăn sau khi thêm bột ngọt sẽ có mùi vị ngon ngọt hơn. Vậy tại sao bột ngọt lại có tác dụng làm tăng vị ngọt cho thức ăn? Do trong bột ngọt chứa chủ yếu natri glutamat tạo nên vị ngọt. Axit glutamic là một trong các aminoaxit tạo thành các protein. Nhưng khi các phân tử axit glutamic kết hợp với nhau tạo thành phân tử protein thì không có vị ngọt, do đó người ta phải dùng axit clohidric phân giải các chất để giải phóng ra axit glutamic.
- Khi đã có axit glutamic đem trung hoà thì được natri glutamiat có vị ngon ngọt. Đem bột ngọt pha loãng đi 2000 lần vẫn còn nhận ra được vị ngọt. Nếu đem bột ngọt trộn với muối ăn thì vị ngọt đậm hơn, muối ăn là chất có tác dụng trợ ngọt. Bột ngọt là muối natri của axit glutaic. Axit glutamic không phải là một aminoaxit cần thiết cho cơ thể nên không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng vì có vị ngọt nên làm cho món ăn ngon hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 1)
6 p | 399 | 119
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 2)
6 p | 250 | 88
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 3)
4 p | 289 | 87
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 1)
5 p | 231 | 84
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 4)
4 p | 248 | 82
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 5)
5 p | 265 | 80
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 1)
5 p | 263 | 71
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 2)
5 p | 238 | 71
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 2)
6 p | 199 | 70
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 4)
5 p | 228 | 69
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 3)
8 p | 212 | 68
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học phổ thông
4 p | 169 | 53
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Khoa học thường thức
3 p | 194 | 44
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và thiên nhiên
6 p | 142 | 27
-
Những điều chưa biết về tuổi thọ của các nhà hóa học
4 p | 149 | 27
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta
3 p | 119 | 20
-
Alexander Fleming: người tìm ra Penixilin
3 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn