Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 2)
lượt xem 88
download
Tại sao không dùng các đồ bằng nhôm để đựng những chất, dung dịch có tính kiềm? Trả lời Bởi trong dung kiềm lớp oxit bảo vệ bên ngoài của các đồ bằng Al sẽ bị phá hủy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 2)
- Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 2) 11. Tại sao không dùng các đồ bằng nhôm để đựng những chất, dung dịch có tính kiềm? Trả lời Bởi trong dung kiềm lớp oxit bảo vệ bên ngoài của các đồ bằng Al sẽ bị phá hủy. Do đó Al sẽ phản ứng với nước 2Al +2H2O—> 2Al(OH)3 +3H2 Hơn nữa Al(OH)3 sinh ra được hòa tan trong kiềm vì thế Al tiếp tục bị phá hủy, cho nên ta không dùng các đồ bằng nhôm để đựng dung dịch kiềm. Al(OH)3 + Ca(OH)2 —> Ca(AlO2)2 + H2O 12. Tại sao khi đất chua người ta thường bón vôi? Trả lời Đất chua là đất có chứa nhiều ion H+ dạng tự do và dạng tiềm tàng ( có thể sinh ra do các ion kim loại Al3+, Fe3+, Fe2+,… thủy phân tạo thành). Khi bón vôi sẽ trung hòa H+ và làm kết tủa các ion kim loại đó, vì vậy làm giảm độ chua của đất. Trong thực tế có thể dùng bón vôi cho ruộng bằng CaCO3, CaO, Ca(OH)2, quặng đolomit CaCO3.MgCO3.
- Đất có thể bị chua do nhiều nguyên nhân, có thể là do mưa axit, hay do ta bón lân, đạm. Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng chua hóa của đất là do quá trình dễ cây hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất (dưới dạng dễ tan và khó tan). Đối với các chất khó tan, rễ cây tiết ra dung dịch có tính axit để h òa tan chúng. Qúa trình cây hấp thụ các ion kim loại (như K+, Ca2+, ….) là quá trình trao đổi ion với ion H+. Do đó đất bị chua. 13. Tại sao các đồ vật cổ bằng đồng thường có màu xanh ? Trả lời: Cu(OH)2 có màu xanh ngọc. Phản ứng do H2O và O2 hoặc O3 trong không khí oxi hoá Cu. Thường thì phản ứng này khó xảy ra hơn phản ứng oxi hoá Cu thành CuO (màu đen) hoặc từ CuO sau mới trở thành Cu(OH)2 cho nên ban đầu đồ đồng thường bị đen đi. Chỉ có đồ đồng cổ mới có màu xanh… 14. Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn? Trả lời Đồng kim loại sẽ tạo nên một số ion Cu2+ tan vào trong nước sẽ có tác dụng diệt khuẩn . Làm cho các cuống hoa đỡ bị thối trong nước do đó đỡ làm tắc các mao quản dẫn nước lên cánh hoa nên hoa tươi hơn. Các muối của Cu2+ có tính diệt khuẩn rất tốt người ta thường dùng CuSO4 để sát khuẩn trong bể bơi.
- 15. Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh? Đem hơ con dao ướt lên ngọn lửa ta sẽ thấy xuất hiện lớp ánh màu lam. Vì sao có hiện tượng đó? Đó chính là màn kịch giữa sắt và nước. Ở nhiệt độ cao, sắt và nước tác dụng với nhau tạo nên oxit sắt từ (Fe3O4) lấp lánh màu lam. 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 Không nên coi thường lớp áo màu lam này của sắt, chính nó là tấm màng bảo vệ sắt làm cho sắt không bị gỉ và bị ăn mòn. Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hydroxyt (nhiệt độ từ 40 đến 150 độ C). Sau một thời gian nhất định tr ên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng màu lam, phân bố đều đặn trên bề mặt vật phẩm, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, sau đó lại đem xử lý bằng nước xà phòng, dàu nóng mấy phút. Nhờ đó các chi tiết sẽ được khoác một tấm áo màu lam, người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn, sau khi nhúng dầu, xà phòng, còn có thể cho vào dầu máy (dầu máy số 10) ngâm 5 phút. Các bạn nhìn kỹ các kim chỉ trên đồng hồ đo ở các cỗ máy có màu lam đen óng ánh, giây cót đồng hồ cũng có mày lam đen đều được khoác một tấm áo như nhau.
- 16. Thổi khí làm đổi màu Lấy một ít vôi cho vào trong cốc thuỷ tinh, thêm nước lạnh, khuấy trộn, để lắng rồi gạn lấy phần dung dịch trong, không màu vào một chiếc cốc. Bạn cắm một đầu ống hút vào cốc, một đầu ống hút thì ngậm trong miệng mà thổi hơi vào cốc đựng nước vôi. Chỉ một lát, bạn sẽ thấy nước vôi đang trong, không màu trở nên đục, vẩn. Nhưng tiếp tục thổi, bạn sẽ thấy dung dịch trong cốc biến trở lại th ành trong suốt. Nước vôi chứa trong cốc khi gặp phải khí cacbonic có trong hơi bạn thở ra sẽ phản ứng tạo ra canxi cacbonat. Canxi cacbonat là những hạt rất nhỏ, không dễ lắng, kết tủa nên lơ lửng trong nước, cho nên bạn thấy nước trở nên vẩn đục màu trắng sữa. Khi tiếp tục thổi khí cacbonic vào trong cốc thì do canxi cacbonic phản ứng với nó tạo ra canxihydro cacbonat là chất tan trong nước nên chất lỏng trong cốc lại biến thành trong suốt. 17. Chất khí trong nước uống có gaz Những ngày nóng nực, mọi người thích uống nước uống có gaz. Bạn có thấy trong nước uống có gaz có nhiều bọt không? Đó là khí gì vậy? Nó có ích gì với chúng ta? Hãy làm thí nghiệm sau để tìm các câu giải đáp.
- Tìm một miếng bọt xốp gọt thành một chiếc nút chai, đục một lỗ ở góc nút để lồng khít vào một ống cao su. Ở trong một lọ rộng miệng, đặt vào một cây nến đang cháy. Mở nắp chai nước uống có gaz, dùng chiếc nút chai đã chuẩn bị để nút miệng chai nước uống có gaz, để một đầu ống cao su thò vào trong lọ rộng miệng, rồi nhè nhẹ xóc chai nước uống có gaz thì chất khí bốc lên trong chai nước uống có gaz sẽ theo ống cao su sang lọ rộng miệng, chỉ lát sau đã làm tắt ngọn nến đang cháy. Nếu thử chuyển đầu ống cao su cắm vào trong nước vôi, nước vôi trong sẽ trở nên đục ngầu. Chúng ta có thể phán đoán chất khí trong nước uống có gaz chính là khí cacboníc. Khi uống nước có gaz thì sẽ không ngừng ợ ra thứ khí đó, từ đó mà thải ra theo một phần nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. 18. Nổi chìm những viên long não Trong một cốc đựng giấm thả vào mấy viên long não thì thấy các viên long não đều chìm xuống đáy cốc. Khi đó, thêm vào cốc một lượng nhỏ sôđa (Na2CO3) sẽ thấy các viên long não nổi dần lên, nhưng sau khi nổi lên tới mặt nước trong cốc nó lại chìm xuống đáy cốc, cứ như vậy lặp đi lặp lại, trông rất thú vị. Vì sao viên long não lại nổi lên, chìm xuống trong cốc nước như vậy. Giải thích: Sôđa gặp giấm thì pháp sinh phản ứng hoá học tạo ra bọt khí cacboníc (CO2). Bọt khí cacbonic bám vào bề mặt viên long não, tựa như những "cái phao" buộc vào viên long não, làm cho viên long não được nâng lên. Khi chất khí trong
- bọt khí khuếch tán vào không khí thì viên long não mất "phao" đỡ nên lại chìm xuống. Quá trình cứ lặp lại như vậy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 1)
6 p | 399 | 119
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 3)
4 p | 293 | 87
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 1)
5 p | 233 | 84
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 4)
4 p | 251 | 82
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 5)
5 p | 270 | 80
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 1)
5 p | 264 | 71
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 2)
5 p | 239 | 71
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 2)
6 p | 201 | 70
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 4)
5 p | 232 | 69
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 3)
7 p | 193 | 69
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí nghiệm hóa học vui (phần 3)
8 p | 216 | 68
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học phổ thông
4 p | 171 | 53
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Khoa học thường thức
3 p | 197 | 44
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và thiên nhiên
6 p | 143 | 27
-
Những điều chưa biết về tuổi thọ của các nhà hóa học
4 p | 153 | 27
-
Tìm hiểu hóa học quanh ta
3 p | 120 | 20
-
Antoine Lavoisier
3 p | 152 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn