intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu khái niệm về luật thơ: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Khái niệm về luật thơ" tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về luật thơ giúp đông đảo người đọc, nhất là giáo viên, học sinh đón nhận và tìm thấy được nhiều điều bổ ích về các thể thơ, luật thơ của nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu khái niệm về luật thơ: Phần 2

  1. THƠ T Á M TĐÉMQ Thơ tám tiếng là thể loại thơ mới, chịu ảnh hưởng văn học phương Tây về cả hình thức lẫn nội dung. Sở dĩ gọi là thơ tám tiếng vì mỗi câu thơ có tám chữ. Theo các nhà nghiên cứu văn học xác định, thể thơ tám tiếng thịnh hành vào khoảng năm 1930 - 1941. Lúc mới ra đời, thể loại thơ này cảm thấy xa lạ đối với giới cầm bút. LUẬT BẰNG TRẮC TRONG THƠ TÁM TIẾNG ĩ . Trước hết, ta phân biệt tiế t điệu trong bài thơ mỗi câu tám tiếng. a) Câu thơ tám tiếng có thể chia ra làm hai phần, tức là hai tiết điệu: - Phần đầu gồm 3 tiếng, phần sau 5. - Hoặc phần đầu 5, phần sau 3. - Iiay phần đầu 6, phần sau 2 tiếng. Ta có thể viết: 8 = 3 + 5 = 5 + 3 = 6 + 2 - 61 -
  2. b) Câu thơ tám tiếng còn có th ể chia ra ba phần, tức ba tiết điệu: - Phần đầu 3 tiếng, phần thứ nhì 2 tiếng v à phần thứ ba 3 tiếng. - Iioặc phần đầu 3, phần thứ nhì 3 v à phần thứ ba 2 tiếng. Ta có thể viết: 8 = 3+2+3 = 3+3+2 2. L u ậ t b ằn g trắc: Luật bằng trắc của thơ tám tiếng Ccín cứ v à o s ự cắt mạch, tức căn cứ v à o tiết điệu. Cụ thể như sau: a) Cách thứ nhất: - Tiếng thứ ba trắc Câu 1 - Tiếng thứ năm bình - Tiếng thứ tám trắc - Ti ông thứ ba bình Câu 2 - Tiêng thứ năm trắc - Tiếng thứ tám bình Ta có thể 3 5 8 T B T B T B - G2 -
  3. Ví dụ: Cờ kêu g ọ i những con dân nước V iệt Dâng máu xương chẳng tiếc với sơn h à Xuân Diệu b) Cách thứ hai: - Tiếng thứ ba trắc Câu 1 - Tiếng thứ sáu bình - Tiếng thứ tám trắc - Tiếng thứ ba bình Câu 2 - Tiếng thứ sáu trắc - Tiếng thứ tám bình Ta có th ể viết: 3 6 8 T B T B T B Ví dụ: Ta sông m ã i trong tình thư ơng nỗi n h ớ Thuở tung hoành hống hách những ngày xiCa T h ể Lữ c) Cách thứ ba: - Tiếng thứ ba trắc Câu 1 - Tiếng thứ năm và sáu bình - Tiếng thứ tám trắc - 63 -
  4. - Tiếng thứ ba bình Câu 2 - Tiếng thứ năm và sáu trắc - Tiếng thứ tám bình Ta có th ể viết: 3 5 6 8 T B B T B T T B Ví dụ: Ta sông m ãi với tră n g sao gấm vóc Trong nắng th ơ m , trong tiế n g n h ạc th ần b a y . N g o ạ i lệ: 1. Trong câu thơ trắc, có khi tiếng th ứ ba lại vần bình: 3 5 8 3 5 8 T B T B B T Ví dụ: Mã Chiếm Sơn buông cương và ngẫm nghĩ Ngựa rung đầu hí lạnh-giữa tàn quân. T ố Hữu (Tiếng “ n” đáng ra lả vần trác) Sơ 2. Trong câu thơ trắc, củng có khi tiếng th ứ năm lại vần trác. - 64 -
  5. 3 5 8 3 5 8 T B T T T T Ví dụ: Mẹ bịn rịn con yếu lòng tin tưởng T hành ra m ình có tội với giang san. Thanh Pliong (Tiếng “yếu” đáng ra là vần bình) CHÚ Ý: Câu thơ tám tiếng vần bình, tiếng thứ ba và thứ tám đều bình, nhưng trong hai tiếng bình đó phải có một thượng bình thanh, và một hạ bình th anh. Ví dụ: Gặm một môi căm hờn trong cùi sắt Ta nằm d à i trông ngày tháng dần qu a T h ế Lữ (Dài: có dấu huyền - Hạ bình th anh Qua: không có dấu - Thượng bình thanh) CÁCH GIEO VẦN TRONG TIIƠ TẤM TIÊNG Thơ tám tiếng có các cách gieo vần sau: 1. V ần tiếp : Vần tiếp là cách gieo vần kế tiếp nhau, tiếng thứ tám câu trên, vần với tiếng thứ tám câu dưới. - 65 -
  6. Thường thường, bài thơ vần tiếp, câu đầu tiên phải là vần trắc, câu thứ hai và ba vần với nhau, vần bằng, câu thứ tư và năm vần với nhau - vần trắc. Và cứ như thế, mội cặp vần bằng đến m ột cặp vần trắc, rồi một cặp vần bằng... Ví dụ: “Ly rượu th ọ ” của Tố Hữu là một bài thơ gieo vần tiếp. Mã Chiếm Sơn buông cương và ngẫm nghĩ Ngựa rung đầu hí lạnh giữa tàn quân Đồi phong xa bôc khói, đỉnh non gần Đã khuất phục dưới lá cờ quân N hật T rán kiêu hãnh lần đầu trông xuống đất Mã nghẹn ngào: “Thôi hết, Mãn châu ơi!” Và quân binh cúi lặng chẳng nên lời... Bài “N h ớ r ừ n g ” của Thể Lữ cũng vần tiếp: Gặm một khôi căm hờn trong cũi sắ t Ta nằm dài, trông ngày th áng dần qua K hinh lũ người kia ngạo m ạn, ngẩn ngơ Giương m ắt bé giễu oai linh rừng thẳm Nay sa cơ bị nhục nhằn, tù hãm Để làm trò lạ m ắt, thứ đồ chơi. - 66 -
  7. Hai bài thơ trên đều gieo vần tiếp như nhau, nhưng bài thư “Ly rượu thọ” là vần giàu, còn bài thơ “Nhớ rừng” là vần nghòo. 1. Bài 1: Có các vần: - Quân : ân - Gẳn : ân Cách gieo vần này ta gọi - N hật : ât là vần giàu hay vần chính - Đ ất : ât 2. Bài 2: Có các vần: - Qua :a Đây là vần nghèo hay vần thông - Ngơ :ơ - Thẳm : ăm Đây cung là vần nghòo - Hăm : am 2. Vần tréo: v ầ n tréo trong thơ tám tiếng cùng được vận dụng nhiều. Cụ thể cách gieo vần như sau: - Tiếng thứ tám câu đầu vần với tiếng thứ tám của câu ba. - Tiếng thứ tám câu hai vần với tiếng Ihứ tám câu tư. - 67 -
  8. Vi dụ:... Người đã cho những bàn tay hoa 11Ở Những cây chân, chồi m ạnh búp tơ m ăng Người thu góp gió mây, trong m iệng thở Nơi m ắt ngời, người gởi ánh sao trăng, “Thản th ế ” của Huy Cận 3. Vần ôm: v ần này rấ t ít được dùng. Đa số người làm thơ chỉ vận dụng hai vần trê n m à thôi. Cụ thể cách gieo vần như sau: - Tiêng thứ tám câu một vần với tiếng thứ tám của câu tư. - Tiếng thứ tám của câu hai vần với tiếng thứ tám câu ba. Ví dụ: Hai đứa bé cùng chung nhà m ột tuổi Cùng ngây thơ khờ dại như chim non Bụi đời dơ chưa vẩn đục lòng son Cùng trin h trắ n g như hai tờ giấy mới - 68 -
  9. P H Ầ N GHI CHÚ: 1. Một bài thơ tám tiếng, thường thường người ta gieo một loại vần mà thôi (vần tiếp, hoặc vần tréo. It khi có vần ôm). 2. Trong một bài thơ tám tiếng người ta có thể hợp dụng cả ba thể cách âm điệu. Đó là: a) Thể cách thứ nhất: Âm điệu căn cứ tiêng thứ ba, thứ năm và tiếng thứ tám. b) Thể cách thứ nhì: Âm điệu căn cứ tiếng thứ ba, tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám. c) Cách th ể hỗn hợp: Âm điệu căn cứ tiếng thứ ba, tiếng thứ năm, sáu và tiếng thứ tám. 3. Trong bài thơ tám tiếng, ta cũng thường gặp một vài câu chín tiếng hoặc mười tiếng. Nếu câu thơ có 9 tiếng hoặc 10 tiếng ta cũng xem như 8 tiếng. Lúc bấy giờ âm điệu của câu thơ sẽ căn cứ tiếng thứ ba, thứ năm hoặc sáu và tiếng thứ chín hoặc thứ mười. Ví dụ: 1. Câu thơ có 9 tiếng. Đâu những buổi bình m inh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
  10. 2. Câu thơ có 10 tiếng Nhớ cánh sơn lâm bóng cả, cây già Với tiếng gió gào ngần, với giọng nguồn hót núi. The Lữ Ta có th ể Ỉìỉìớ: Câu thơ 9 tiếng 3 5 8 = 3 5 9 3 6 8 = 3 6 9 Câu thơ 10 tiếng 3 5 8 = 3 5 1 0 3 6 8 = 3 6 10 4. Trường hợp đặc biệt, có người áp dụng cách gieo vần như thể song th ấ t lục bát. Cụ th ể là: tiếng thứ tám câu đầu vần với tiếng thứ năm hay tiếng thứ sáu của câu kế. Ví dụ: Những đứa con chỉ biết một gia đ ìn h Tổ qucíc Việt, một thứ tìn h yêu nước Ôi! Bình Định, anh thương em lẻ c h iếc Em nằm trong xanh biếc của trời buồn. Yến Lan - 70 -
  11. Đọc thêm : THƠ TÁM TIẾNG 2. N h ư nhữ ng con tà u Khi ta đã say mùi hưong chân lý Đời đắng cay không một chút ngọt bùi Đời đau buồn không một tiếng cười vui Đời đen tổi phải đi tìm ánh sáng Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách m ạng Vững lòng tin sẽ nắm chắc thành công Như những con tàu giữa biển m ênh mông Còn xa đất, vẫn tin ngày cập bến Cũng có lẽ, hỡi bạn đời yêu mến Bờ đương xa, hải cảng hãy còn xa, Có lẽ nhiều mỏm đá với phong ba Sẽ đánh đắm một đôi tàu mỏng mảnh! Đời tra n h đấu có bao giờ yên tĩnh Bạn đường ơi! Nhưng nếu chỉ bình sinh Ta đem phơi tị'ải với dạ chung tình Với huyết khí của tinh th ần m ãnh liệt, Sự sông đã phát sinh từ cái chết Thì gian nguy hiểm nạn có hề chi? Ta hãy là đoàn chiến hạm ra đi Hùng dũng tiến, đạp đầu muôn ngọn sóng - 71 -
  12. Tương lai đó, trước m ặt ta, biển rộng Trên đầu ta, lồng lộng gió trời cao! Rồi mai đây, giữa một buổi xuân đào Ta sõ tới ru mình trong vịnh bạc. T ố Hữu 2. Áo lụ a H à Đ ông Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt m át Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng. Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung Bày vội vã vào trong hồn mở cửa. Gặp một bữa anh mừng một bữa Gặp hai hôm thành nhị kỷ của tâm hồn Thơ học trò anh chất lại th àn h non Và đôi m ắt ngất ngây th àn h chất rượu - 72 -
  13. Em chợt đên, chợt đi, anh vẫn biết Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại. Em ở đâu, hời mùa thu tóc ngắn Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đồng Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng. Nguyên Sa 3. T hơ cho nhỏ Thân ngựa chạy một đêm sầu gió núi Đứng chìm theo ngọn suôi đứng riêng trời Hơi thở ngọt em một thời phong kín Nhớ nhung gì em buộc tóc chia đôi ? Con sóc nhỏ m ang hồn lên núi lạ Ta chim rừng cánh đã mỏi thương đau Hương cỏ dại m át chân người ngà ngọc Em bảng đen vôi trắng giết đời nhau T răm con bướm bay về chung một ngõ Suôi 'ì suối phải tự xuống nguồn - 73 -
  14. Em áo lụa dáng gầy hơn bóng núi Rừng ơi rừng cây đợi đã bao năm Em tinh khiết giữa đời ta bụi bặm Gọi ta về trong bóng nắng thơ ngây Em mới lớn nên tình như thác gọi Thương giùm ta thân ngựa đã xa bầy. Du Tử Lê - 74 -
  15. T H Ơ T ự DG Theo nghiên cứu của các nhà văn học, đã xác định rằng: - Thơ tám tiếng thịnh hành trong những năm 1930 - 1940 đã làm cho các nhà nho bất bình, chông đôì, đứng ra bênh vực thơ Đường, lên án thơ tám ti ông... - Vào khoảng thời gian 1941 - 1945, th ể thơ tự do lại ra đời và được các thi nhân vận dụng. Lúc bấy giờ những bài thơ có giá trị lần lượt “trìn h làng”, như: Bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ Bài “Như những con tàu” của T(í Hừu Bài “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa Bài “P há đường” của Tô" Hữu Bài “Dâng tìn h ” của Vũ Hoàng Chương v.v... Là những bài thơ tám tiếng và thơ tự do đủ k hả năng đứng vững trê n thi đàn Việt Nam. Thơ tự do là gì? Thơ tự do là bài thơ có nhiều th ể loại thơ hợp lại, mà tối thiểu phải từ ba loại. Có bài gồm có các thể thơ: lục bát, song th ấ t lục bát, k ết hợp với thơ bốn tiếng, v.v... - 75 -
  16. Có bài gồm có các thể thơ: sáu tiếng, bôn tiếng, tám ti ông, năm tiếng v.v... Ví dụ ĩ:... Con ơi con ngủ cho ngoan Sang canh trăng lặn, buổi tan mọ về Trên đồi quê trăng non mới hé Đường thì dài, hc> xẻ chưa sâu Chưa sâu thì cuốc cho sâu Có anh có chị cùng nhau ta đào ! Hì hà hì hục Lục cục lao cào Anh cuốc em cuốc Đá lở đất nhào! Nào anh bên trai Nào em bên nừ Ta thi nhau thử Ai nào hơn ai ! Anh tài thì em cũng tài Đường dài ta xẻ, sức dai ngại gì. “P h á d ư ờ n g ” của T ố Hữu Ta thấy: - Hai câu đầu theo thể lục bát. - 76 -
  17. - Bốn câu k ế theo thể song th ất lục bát. - Tám câu tiếp theo là thể thơ bôn tiếng. - Hai câu cuối cùng là thể thơ lục bát. Như vậy, bài thơ “Phá đường” này theo thể thơ tự do, trong đó gồm ba thể hợp dung, đó là: Lục bát - Song th ấ t lục bát - Bôn tiếng. Ví dụ 2:... Rồi mai đây chàng dong ruỗi Thuyền buộc sông mưa Ngựa dừng trăn g khuyô^t Tình nhân th ế chua cay người lịch duyệt ! Niềm giang hồ tan tác lệ Giang Châu Xin bẻ thuyền quay hướng Xin giục ngựa quay đầu Về cùng chúng em Buồng xuân chờ cửa ngõ “D ân g tìn h ” của Vũ Iioàng Chương Ta thấy: - Câu đầu theo th ể thơ sáu tiếng. - Hai câu kế, th ể thơ bôn tiếng. - Hai câu thứ tư và thứ năm theo th ể thơ tám tiếng. - 77 -
  18. - Hai câu thứ sáu và thứ bảy theo thể thơ năm tiếng. v.v... Như vậy, bài thơ “Dâng tìn h ” này là thơ tự do, trong đó có bôn thể hợp dung. Đó là: Thơ sáu tiếng - Thơ bôn tiếng - Thơ tám tiếng - Thơ năm tiếng. LUẬT J3ẰN'G TRẮC CỦA THƠ T ự DO Thơ tự do gồm nhiều thể thơ hợp lại, như thế, luật bằng trắc sẽ vận dụng theo từng thể loại thơ. CÁCH GIEO VẦN TRONG THƠ T ự DO Như phần trôn đã đề cập đến, thơ tự do gồm nhiều th ể loại hợp lại, cho nên, cách gieo vần ta cũng vận dụng tùy thuộc mỗi loại thơ. Nói chung, luật bằng trắc và cách gieo vần của thơ tự do không có quy luật riêng, m à chỉ dựa vào luật bằng trắc và cách gieo vần của các th ể thơ đã hợp lại. 0 - 78 -
  19. THƠ mÁ H Ể T P há thể: Phá, có nghĩa là phá bỏ Thể’ tức là các thể thơ. Thơ phá th ể là bài thơ không còn làm theo một th ể loại nào n h ất định. Người làm thơ tự do hoàn toàn. Muôn kết hợp, cấu tạo hình thành một bài thơ như th ế nào cũng được. Có khi một câu thơ sáu tiếng, trê n một câu thơ bảy tiếng, một câu thơ tám tiếng, trên một câu thơ bôn tiếng, v.v... Nhưng, muôn làm một bài thơ phá thể, đòi hỏi người cầm bút phải kinh qua nhiều điêu luyện trong làng thơ! Chẳng th ế mà một bậc đàn anh đã nói: “Chưa vội làm thơ phá thề khi m ình không làm được. Vì nó có thể phá m ình m ất cảm tình với người đọc!” Thơ phá thể còn chia ra làm hai thể loại: 1. Thơ p h ả th ể kh ổn g vần: Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì th ể loại này chưa có thi nhân ở Việt Nam, họa hoằng chỉ thoáng hiện một đôi bài trê n thi đàn. Ngược lại, các nhà thơ trên th ế giới lại ưa chuộng. Cụ thể như: Đại văn hào Lỗ Tấn ở Trung Quốc, thi sĩ Aragon và Eluard ở Pháp... - 79 -
  20. 2. Thơ p h ả th ể có vần: T hật ra, th ể loại này xuất hiện trên thi đàn Việt Nam vẫn còn h ạn chế. Thỉnh thoảng, trong thơ tự do có tác giả đưa vào vài câu thơ phá thể. LUẬT BẰNG TRẮC VÀ CÁCH GIEO VẦN TRONG THƠ PHÁ THỂ: Về luật bằng trắc và cách gieo vần trong thơ phá th ể không có một quy định nào cụ thể. Các nhà nghiên cứu văn học có đề cập đến các điểm sau đây: 1) Không đặt nặng luật bằng trắc mà phải chú trọng: Nhạc thơ phù hợp với ý thơ. 2) Không quan trọng về chọn vần, m à muôn vận dụng vần nào cũng được, m iễn sao: Ý thơ phải ăn khớp với âm th an h và h ìn h ảnh câu thơ. 3) Câu thơ không ấn định sô" tiếng. Muôn bao nhiêu tiếng cũng được. Có thể hai .tiếng, ba tiếng... đến mười tiếng. Thỉnh thoảng có câu trê n mười tiếng, hoặc chỉ có một tiếng (rất hiếm). w - 80 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2