intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở VN

Chia sẻ: Tien Dat Dat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

277
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở vn', văn hoá - nghệ thuật, báo chí - truyền thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở VN

  1. Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở VN Ở Việt Nam, các điều kiện khách quan và chủ quan gần như đã chín muồi cho việc triển khai mô hình tập đoàn báo chí. Sau 20 năm đổi mới, báo chí Việt Nam đã lớn mạnh về mọi mặt và đang có nhu cầu vươn cao, vươn xa hơn nữa. Trên thế giới, từ hơn 100 năm nay, đã có việc các cơ quan báo chí sáp nhập thành tập đoàn, hướng đến mục tiêu lợi nhuận kinh tế, mở ra một huớng làm kinh tế cho ngành công nghiệp báo chí – truyền thông, biến ngành này trở thành một ngành kinh doanh nhiều lợi nhuận. Xu hướng của các tập đoàn truyền thông hiện nay là vươn ra ngoài lãnh thổ, bởi sự phát triển của các tập đoàn trong nước đã đến hồi tới hạn. Trong khi đó, châu Á, trong đó có Việt Nam ta, lại là một thị trường giàu tiềm năng và mới bước đầu được khai phá. Cùng với đợt sóng này là đợt sóng toàn cầu hoá, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập vào WTO, như vậy, việc có một tập đoàn làm đối tác của các tập đoàn truyền thông khác, nắm giữ thế chủ động được xem như là một việc làm cần kíp. Trên cơ sở nhận định tình hình trong và ngoài nước, nhà nước đã đưa ra chủ trương cho phép hình thành các tập đoàn báo chí, và trước mắt, tạo một số điều kiện nền tảng để báo chí gia tăng tiềm lực kinh tế. Đề tài NCKH SV “Tìm hiểu một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam” muốn dự phần vào công việc mà Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Đỗ Quý Doãn đã chỉ ra: “Trên thế giới có nhiều tập đoàn báo chí. Mỗi mô hình có những ưu điểm, đặc trưng riêng của từng nước. Chúng ta nên lựa chọn, học tập để xây dựng một mô hình cho phù hợp. Đây là một vấn đề rất mới. Chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”[27]. 2. Tình hình nghiên cứu: Tập đoàn báo chí là một mô hình kinh tế báo chí đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, và chủ yếu được các nhà nghiên cứu báo chí – truyền thông trên thế giới tiếp cận dưới hai góc độ: lịch sử báo chí và xã hội học truyền thông. Do việc hình thành các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản phương Tây tuân theo quy luật phát triển kinh tế, các nghiên cứu phương Tây không nghiên cứu mô hình kinh tế, mà chủ yếu nghiên cứu về vai trò của các tập đoàn truyền thông trong đời sống xã hội và đặc biệt là về tác động của chúng đối với chất lượng báo chí. Riêng đối với các quốc gia đang phát triển có đặc điểm tương đồng với Việt Nam, công tác nghiên cứu lại chú trọng đến mô hình kinh tế, bởi thị trường truyền thông ở các quốc gia này hoặc là chưa hình thành hoặc là đang cần tìm một hướng phát triển. Chính do động cơ “đi tắt đón đầu”, các quốc gia này đã thực hiện các nghiên cứu về lý thuyết và triển khai ứng dụng mô hình tập đoàn báo chí từ hơn chục năm trước đây. Ở Trung Quốc, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhất, công tác nghiên cứu cũng đã được triển khai từ trước năm 1996 – năm mà tập đoàn báo chí đầu tiên (tập đoàn báo chí Quảng Châu) tuyên bố thành lập. Tuy nhiên, do đặc thù về mặt chính trị, nhu cầu nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của các tập đoàn báo chí mới chỉ trở nên bức thiết ở xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây. Có thể nói, Quyết định 219 của Chính phủ tháng 9/2005 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 đã chính thức khởi động cho các công trình nghiên cứu về mảng đề tài này. Kể từ sau khi có chủ trương thành lập tập đoàn, giới làm báo đã công khai bàn luận về vấn đề “tập đoàn báo chí”: làm thế nào? Như thế nào? Triển vọng ra sao? Một số báo cũng bày tỏ tham vọng vươn mình thành tập đoàn, như Tiền Phong, Viet Nam Net, Tuổi
  2. Trẻ, SGGP, … Họ cũng tự mình tìm hiểu các mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới để áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc làm này chủ yếu mang tính nội bộ. Do vậy, công trình NCKH SV này là một đề tài hoàn toàn mới mẻ và mang tính thời sự ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: Tuy đây mới chỉ là một nghiên cứu mang tính chất khởi đầu, mục đích của đề tài là hiểu rõ và gợi ý ứng dụng mô hình tập đoàn báo chí của các nước trên thế giới vào thực tế truyền thông Việt Nam. Do vậy, đề tài có hai nhiệm vụ chính. Một là đem lại cái nhìn rộng rãi về các tập đoàn báo chí tiêu biểu trên thế giới, thông qua việc nghiên cứu mô hình kinh tế, vai trò xã hội, và tác động đối với đời sống truyền thông. Hai là nhìn nhận lại thực trạng truyền thông Việt Nam trong bối cảnh chuyển hướng sang hoạt động kinh tế báo chí, để từ đó đưa ra những gợi ý ứng dụng phù hợp. Nhiệm vụ nghiên cứu mô hình quản lý, do giới hạn về tầm nhìn, bản lĩnh chính trị và trình độ nghiên cứu khoa học, xin được tạm gác lại. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài: Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, mô tả, phỏng vấn lấy ý kiến … 5. Giới hạn của đề tài: Đề tài “Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam” là một đề tài có trọng tâm nghiên cứu rõ ràng. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo và năng lực xử lý thông tin cũng như do giới hạn về các mối quan hệ giao tiếp trong giới báo chí, đề tài buộc phải giới hạn ở một phạm vi phù hợp. Trong quá trình tiếp cận với rất nhiều tập đoàn báo chí trên thế giới, người viết chỉ chọn tìm hiểu và giới thiệu 2 tập đoàn báo chí tiêu biểu của Mĩ (News Corp và Gannett), 6 tập đoàn báo chí của Trung Quốc, và tập đoàn Singapore Press Holdings của Singapore. Trong quá trình khảo sát bước chuẩn bị thành lập tập đoàn của các cơ quan báo chí, người viết chỉ chọn tìm hiểu và tiếp cận với 6 cơ quan báo chí (chủ yếu trong lĩnh vực báo in) là: Tiền Phong, VietNamNet, Thanh Niên, Sài gòn Giải Phóng, Saigon Times Group, và Tuổi Trẻ. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: Trong thời gian qua, khái niệm “tập đoàn báo chí” trở thành môt đề tài bàn tán trong giới báo chí – truyền thông. Nói cách khác, chưa có định nghĩa chính thức về khái niệm này ở Việt Nam. Ở mức độ nghiên cứu còn hạn chế, đề tài NCKH SV “Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam” tạm thời đưa ra một định nghĩa. Ngoài ra, thông qua quá trình nghiên cứu các tập đoàn báo chí trên thế giới, người thực hiện cũng tạm thời đưa ra một số yếu tố đem lại cái nhìn toàn diện về một tập đoàn báo chí. Đây chính là ý nghĩa lý luận của đề tài. Về ý nghĩa thực tiễn, có thể thấy đề tài NCKH SV này là một tài liệu tham khảo có tính ứng dụng cho các các cơ quan báo chí trong quá trình chuẩn bị tiến tới thành tập đoàn báo chí theo đúng chiến lược của Bộ Văn hoá – Thông tin. Ngoài ra, đề tài cũng có giá trị tham khảo đối với SV chuyên ngành báo chí, đặc biệt là các SV muốn có một cái nhìn phổ quát về thực trạng truyền thông ở Việt Nam và thực trạng truyền thông thế giới. 7. Kết cấu: Đề tài gồm có 3 chương. Chương 1: Tổng quan về báo chí Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005: tập trung khái quát thực trạng báo chí – truyền thông ở Việt Nam trong những năm gần đây, phân chia thành các mảng: báo in, báo nói – báo hình, báo trực tuyến, và những hiện tượng truyền thông khác. Dựa trên cơ sở thực tế, người viết cho thấy nhu cầu phát triển năng động hơn nữa của đời sống báo chí – truyền thông Việt Nam chính là tiền đề bảo đảm sự 2
  3. hình thành của các tập đoàn báo chí trong tương lai, theo đúng định hướng của Nhà nước. Chương 2: Giới thiệu một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới: tìm hiểu sơ lược quá trình hình thành các tập đoàn báo chí trên thế giới, thử tiếp cận với khái niệm “tập đoàn báo chí” trên thế giới, giới thiệu đôi nét về một số tập đoàn báo chí của Mĩ, Trung Quốc, và Singapore. Chương 3: Chủ trương hình thành các tập đoàn báo chí ở Việt Nam: tập trung tìm hiểu quá trình tư duy và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam của nhà nước, đồng thời khảo sát bước chuẩn bị của các cơ quan báo chí được đánh giá là có triển vọng thành lập tập đoàn. 3
  4. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 Trong 5 năm đầu của thế kỉ 21, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều năm liền, tỉ lệ tăng trưởng GDP ở mức cao trung bình 7%, đến năm 2005, đạt mức 8,4% [42]. Không khí sôi động là đặc điểm chung trên cả nước, đặc biệt là ở những đô thị trung tâm, phát triển năng động, dẫn đầu là TPHCM. Đây chính là điều kiện vô cùng thích hợp cho những trào lưu đổi mới, cải cách để hội nhập. Với mong muốn vươn lên sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam đang trong giai đoạn học hiểu về mọi mặt trong thế giới, nắm vững các quy tắc, luật lệ của thế giới. Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, trình độ dân trí phát triển (hiện nay, tỉ lệ mù chữ ở Việt Nam chưa đầy 7%, “rất thấp so với thế giới” [42]). Người dân sẵn sàng đầu tư tiền của, thời gian cho việc tiếp nhận thông tin, học tập, vui chơi giải trí (những chức năng của báo chí), đó là cơ hội dẫn đến sự phát triển tất yếu của báo chí – truyền thông, theo đúng tinh thần: báo chí đồng hành với sự phát triển kinh tế đất nước. Theo tổng kết của Bộ Văn hoá – Thông tin, trong thời kì đổi mới, “hệ thống báo chí nước ta có bước phát triển quan trọng cả về loại hình, số lượng và chất lượng” [26], với đủ các phương tiện truyền thông tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài sự phát triển khởi sắc của 3 loại hình báo chí truyền thống là báo in, báo nói, báo hình, là sự nở rộ của loại hình báo điện tử (hay còn gọi là báo trực tuyến, báo online), và sự “diệu kì” của các loại hình báo chí qua điện thoại di động. Thực sự, chúng tôi chưa dám khẳng định số liệu chính thức và mới nhất về báo chí Việt Nam hiện nay, cũng như chưa có được số liệu tăng trưởng báo chí trong vòng 5 năm trở lại đây. Số liệu được xem là chính thức đối với báo chí trong và ngoài nước dừng lại ở mốc năm 2004, chủ yếu lấy từ hai nguồn: Bộ Văn hoá – Thông tin (các phát biểu trước báo giới của Bộ trưởng Phạm Quang Nghị và Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn) và Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung Ương (phát biểu của Trưởng Ban Nguyễn Khoa Điềm). Các số liệu cập nhật về mảng báo nói, báo hình, báo trực tuyến và các thông tin khác chủ yếu trích dẫn từ các bài báo và các câu chuyện hậu trường nghề báo[1]. 1. Về mảng báo in: Theo thống kê của Bộ Văn hoá – Thông tin, nước ta hiện có 553 cơ quan báo chí, trong đó có 157 tờ báo và 396 tạp chí với hơn 713 ấn phẩm báo chí và khoảng hơn 1000 bản tin [26]. (Ngoài ra, còn có một số liệu khác là 676 cơ quan báo chí, trong đó có 680 “loại báo in” với hơn 600 triệu bản/năm[2].) Theo nhận định của tác giả Nguyễn Lê Hoàn,“kể từ khi mở cửa kinh tế, số lượng báo viết Việt Nam tăng lên nhanh chóng, đến 2004 có hơn 500 cơ quan báo chí với khoảng trên 650 ấn phẩm thay vì 268 ấn phẩm vào năm 1992.” [15] Như vậy, chỉ trong vòng 12 năm, số lượng ấn phẩm ở nước ta đã tăng gần gấp ba. Về tổng số lượng phát hành, theo giáo trình “Công tác tổ chức và quản lý cơ quan báo chí”, GV Bùi Huy Lan cho biết con số phát hành bình quân của gần 700 ấn phẩm báo, tạp chí, bản tin, xuất bản là gần 2 triệu bản/ngày, trong đó tổng số phát hành của khoảng 160 tờ báo là 1,7 triệu bản/ngày và của 400 tờ tạp chí là 300.000 bản/ngày. Cả nước có gần 20 tờ báo xuất bản hàng ngày (được gọi và không được gọi là nhật báo), với con số phát hành khoảng 1,2 triệu bản/ngày; có gần 20 bản tin thời sự, tin chuyên ngành, tin Thông Tấn Xã xuất bản hàng ngày với số lượng phát hành hàng trăm ngàn bản/ngày. Tính bình quân số phát hành các ấn phẩm hàng năm là 600 triệu bản/năm. Có những tờ báo đạt tới con số phát hành 380.000 bản/ngày như tờ Tuổi Trẻ (số liệu mới nhất – 2006), song cũng có những tờ báo chỉ đạt ở mức 1500 – 2000 bản/ngày như hầu hết các tờ báo Đảng ở địa phương. Thị trường báo chí sôi động nhất vẫn là TP.HCM. Đây là một thị trường đầy tiềm năng, nơi diễn ra các cuộc cạnh tranh kinh tế giữa các tờ báo. 4
  5. Trang web của Sở Văn hoá – Thông tin TPHCM, ở đoạn “Giới thiệu chung về báo chí TPHCM”, cho biết cả TP có 38 đơn vị báo chí và 113 văn phòng đại diện của báo chí Trung ương và các tỉnh, cung cấp một lượng thông tin lớn cho nhân dân thành phố thông qua hàng chục đầu báo mỗi ngày. Ngoài ra, các toà soạn còn ra phụ san định kỳ, số đặc biệt nhân các ngày lễ lớn, các dịp kỉ niệm của dân tộc, hoặc nhân ngày thành lập ngành. Tình hình đầu năm 2006 lại càng cho thấy rõ sự phát triển quyết liệt ở mảng báo in: TPHCM từ chỉ có 1 tờ nhật báo đúng nghĩa (tờ Sài Gòn Giải Phóng) nay đã có đến 3 tờ (thêm Tuổi Trẻ và Thanh Niên). Các tờ báo cũng đồng loạt ra những ấn phẩm mới, nhất là ấn phẩm ngày chủ nhật (cuộc chiến của báo Tuổi Trẻ với báo Thanh Niên, báo Pháp Luật), tạo nên sự đa dạng các ấn phẩm báo chí ngay trong cùng một cơ quan. Các báo có sự cải tiến về mặt nội dung và hình thức, thêm nhiều chuyên mục mới, đặc biệt có sự đổi mới ở các trang quảng cáo, (những tờ báo lớn thường tặng kèm trang thông tin tiêu dùng). Từng bước, các báo rèn luyện tư duy kinh tế, bên cạnh sự phát triển của hai hoạt động quảng cáo và PR. Về mảng tạp chí, tác giả Văn Hùng, công tác ở Vụ Báo chí (Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung Ương) qua bài viết “Phát triển và quản lý hệ thống tạp chí”[3] đã cho thấy một nhận định gần như toàn diện về tạp chí ở nước ta. Theo đó, hiện nay, số đầu tạp chí lớn hơn nhiều so với số đầu báo, có gần 400 tạp chí các loại trong khi chỉ có khoảng 200 đầu báo. Nguyên nhân là sự tăng đột biến của nhu cầu xuất bản tạp chí của nhiều cơ quan, bộ ngành, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, liên hiệp các hội. Nguyên nhân này không những chi phối sự phát triển của hệ thống tạp chí theo diện rộng (số lượng) mà còn theo chiều sâu (chất lượng). Các ấn phẩm mang tính xã hội và thương mại cao góp phần dẫn đến sự hình thành và sôi động hoá thị trường báo chí những năm gần đây. Từ các tạp chí xuất bản hàng quý, hai tháng, hàng tháng, đến nay, nổi trội là các tờ tạp chí ra 2 – 4 kỳ/tháng (Tạp chí Thế giới mới, Tạp chí Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, Tạp chí Thương mại, Tạp chí Thời trang trẻ, Tạp chí Tiếp thị Việt Nam, Tạp chí Gia đình Việt Nam …). Xu hướng tăng kỳ phát hành là kết quả của sự ra đời loại tạp chí mang tính giải trí, đánh trúng thị hiếu của độc giả, đẩy số phát hành lên cao. Hiện nay, có thể thấy rõ sự phân chia hai mảng tạp chí: tạp chí chuyên ngành – nội bộ[4] và tạp chí mang tính giải trí. Các tạp chí chuyên ngành – nội bộ thường có con số phát hành không đáng kể. Một số tờ vẫn phải sống nhờ bao cấp, chỉ có khoảng 200 đầu tạp chí trực thuộc liên hiệp hội, các hội khoa học, hội kinh tế, hội nghề nghiệp, đoàn thể chính trị - xã hội, các hội phi Chính phủ, … được xếp vào dạng đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo cơ chế tự trang trải. Chính thực trạng “nghèo nàn” của một số tạp chí bao cấp đã góp phần đưa đến một nhận xét của cơ quan quản lý báo chí: một số tạp chí có cùng tôn chỉ mục đích, dẫn đến sự thừa thãi và lãng phí. Mảng tạp chí mang tính giải trí đang chiếm thị phần lớn trên thị trường báo và tạp chí, với số phát hành xấp xỉ hàng vạn bản mỗi tuần, thậm chí còn lấn lướt cả một số tờ tuần báo yếu về lực. Mặc dù chỉ mới ra đời khoảng vài chục đầu tạp chí, mảng tạp chí này chính là một trong những động lực thúc đẩy cạnh tranh kinh tế, tạo đà phát triển cho làng báo. Đó là các tạp chí Thời Trang Trẻ, Tiếp Thị & Gia Đình, Cẩm nang mua sắm, Sành Điệu, Mốt, Mốt và Cuộc sống, Tiếp Thị Việt Nam, … Sở dĩ nhận định các tạp chí nói trên thúc đẩy cạnh tranh kinh tế, tạo đà phát triển cho làng báo chính là vì có hiện tượng một số tờ báo đã có thương hiệu, và cả các tờ đang gặp “khó khăn” cũng xin ra số phụ cuối tháng ở dạng tạp chí – như một lối ra, lối thoát hiểm. Đó là các tờ như Sành điệu của báo Du lịch Việt Nam, Thị trường Tiêu dùng của báo Quốc tế, Người Đẹp của Tiền Phong, Đẹp của Thông tấn xã, tạp chí truyền hình của các Đài THViệt Nam, Đài THHN, Đài TH TP.Hồ Chí Minh … Góp phần làm toàn diện hơn bức tranh về tình hình báo chí của Việt Nam những năm gần đây, cũng không thể bỏ qua vai trò của hãng thông tấn quốc gia – Thông tấn xã Việt Nam 5
  6. (TTXVN). Ngoài chức năng là ngân hàng tin, TTXVN còn là cơ quan chủ quản của nhiều tờ báo, trong đó có các tờ Tin Tức, Viet Nam News, … TTXVN có bề dày lịch sử hơn 60 năm hoạt động, với mạng lưới phân xã ở 64 tỉnh thành trong cả nước và hơn 20 phân xã thường trú ở nước ngoài, chuyên cung cấp cho Trung ương Đảng, Chính phủ, các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước cùng hàng triệu độc giả những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước [2]. Qua đó, có thể thấy làng báo Việt Nam bắt rất nhạy những xu hướng phát triển mới của làng báo thế giới: kiếm lời bằng việc kinh doanh tạp chí. Báo in đang “thất thế” trên thị trường báo chí thế giới và trong cuộc đua cạnh tranh với các loại hình truyền thông khác, nhưng ở TP.HCM, tình hình chưa đến nỗi như vậy. Vấn đề không chỉ là truyền thống và tâm lí, vấn đề còn là báo chí nước ta mới chỉ đang ở trong giai đoạn phát triển, chưa bão hoà. 2. Về mảng báo nói – báo hình: Do lịch sử gắn liền của đài phát thanh – và đài truyền hình ở nước ta và do kiến thức chuyên sâu còn giới hạn, người viết trình bày gộp hai mảng báo nói (phát thanh) và báo hình (truyền hình). Tổng hợp thông tin từ Bộ Văn hoá – Thông tin, giáo trình “Công tác tổ chức và quản lý báo chí” của GV Bùi Huy Lan, và thông tin trên một số báo, có thể thấy sự phát triển về số lượng của các đài phát thanh gần như ở mức bão hoà, trong khi đó, mảng báo hình lại có sự khởi sắc bởi sự xuất hiện của truyền hình cáp, truyền hình số, truyền hình Internet. Tính đến năm 2004, nước ta có khoảng 70 đài Phát thanh – Truyền hình, trong đó có 2 đài Trung ương (Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam), 4 trung tâm truyền hình khu vực (Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ), và 64 đài ở 64 tỉnh, thành phố. Ngoài TP.HCM tổ chức đài phát thanh, đài truyền hình riêng, tỉnh Phú Yên chỉ có đài phát thanh, các tỉnh, thành khác tổ chức chung thành một đài Phát thanh – Truyền hình [14]. Ngoài ra, mạng lưới cơ sở có trên 600 đài truyền thanh cấp huyện, trong đó có 288 đài đã phát sóng FM, và có gần 9000 đài truyền thanh, trạm phát lại, chuyển tiếp phát thanh – truyền hình ở cơ sở phường, xã, tức gần một nửa số xã trong cả nước có trạm truyền thanh. Căn cứ vào các con số như đã nêu ở trên, có một nhận định phổ biến trong giới báo chí: Việt Nam có một hệ thống Phát thanh – Truyền hình từ Trung ương đến các tỉnh, thành, huyện, xã hết sức hùng mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những nhận định khả quan theo hướng “biểu dương lực lượng”, vào khoảng cuối năm 2005, theo tác giả Đinh Phong, sự xuất hiện của nhiều đài Phát thanh – Truyền hình làm ăn không hiệu quả là một sự “chơi sang”, thừa thãi, lãng phí vì hầu hết vẫn phải bao cấp. Trong bài viết “Có cần thiết xây dựng 64 đài truyền hình, đài phát thanh địa phương hay không?”, Đinh Phong nhận định: “Ít có nước nào trên một diện tích không lớn lại có hệ thống phát thanh, truyền hình quá nhiều như ở nước ta.” Thật vậy, ở Hà Nội, dẫu đã có 2 đài Trung ương, vẫn có thêm đài PT – TH Hà Nội, ở Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, bên cạnh đài khu vực vẫn tồn tại các đài PT – TH địa phương. Trong khi đó, các đài địa phương chỉ có một số chương trình riêng biệt, tự sản xuất như chương trình thời sự, phim chuyên đề, phim tài liệu, còn lại là tiếp sóng đài khu vực và đài quốc tế, chiếu phim giải trí thu quảng cáo. Ngoài một số đài địa phương ăn nên làm ra như Đài PT – TH Bình Dương, Vĩnh Long, các đài ở tỉnh nhỏ thì thiếu máy móc, thiết bị, thiếu tiền trang trải, nhuận bút thấp. Theo đó, sự khởi sắc của hai loại hình báo nói – báo hình tập trung chủ yếu ở các đài Trung ương, và ở các tỉnh, thành lớn. Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã tăng thời lượng, diện phủ sóng và có các kênh riêng phục vụ cho thông tin đối ngoại và đồng bào người Việt định cư, sinh sống ở nước ngoài [38]. Cụ thể, Đài Tiếng nói Việt Nam, cánh chim đầu đàn của ngành phát thanh Việt Nam đã phát 193g/ngày trên 6 hệ chương trình đối nội và đối 6
  7. ngoại, phát bằng 11 thứ tiếng nước ngoài và 9 thứ tiếng dân tộc, với tổng công suất trên 8000 KW, tín hiệu được truyền dẫn qua vệ tinh; Đài Truyền hình Việt Nam phát trên 5 kênh đối nội và đối ngoại, với thời lượng trên 60 giờ mỗi ngày. Từ đầu năm 2000, Đài THVH đã truyền qua vệ tinh, phủ sóng đến các nước Châu Mỹ, Châu Âu và nhiều khu vực trên thế giới. Ước tính, hệ thống phát thanh đã phủ sóng được khoảng 95% lãnh thổ và hệ thống truyền hình phủ sóng được 85% lãnh thổ[5]. Đó là chỉ nói về mặt kĩ thuật, chuyên môn. Ngoài điều đó, cần đánh giá ngành Phát thanh – Truyền hình của Việt Nam trên phương diện làm kinh tế. Bởi vì, hiện nay, truyền hình đang trong quá trình xã hội hóa, đặc biệt có sự xuất hiện của truyền hình trả tiền (pay – TV). Đây là một miếng “bánh” lớn mà nhiều đơn vị đang muốn đầu tư vào. Truyền hình trả tiền đã có ở Việt Nam từ lâu, bắt đầu từ sự ra đời của Trung tâm Truyền hình cáp Việt Nam vào năm 1995. Sự phát triển về mặt công nghệ đã đưa truyền hình cáp nhanh chóng soán ngôi truyền hình analog (truyền hình truyền thống). Trong vòng vài năm trở lại đây, truyền hình cáp không còn là đặc quyền hưởng thụ của những người giàu có. Hiện tại, phổ biến là truyền hình kĩ thuật số mặt đất (do VTC cung cấp), truyền hình số vệ tinh DTH (ĐTH Việt Nam cung cấp), truyền hình cáp (do SCTV- Công ty Truyền hình cáp Saigontourist, HTVC, VCTV, HaCTV và một số đài địa phương cung cấp), mới nhất là truyền hình Internet (truyền hình băng thông rộng IPTV do FPT cung cấp). Tính đến năm 2006, cả nước có 20 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, phục vụ 460.700 thuê bao; riêng truyền hình kỹ thuật số mặt đất VTC phục vụ khoảng 2 triệu hộ dân. Mỗi mạng truyền hình cáp hiện nay trung bình cung cấp khoảng 25 kênh (trong đó 7-10 kênh là truyền hình quảng bá của trung ương và địa phương), còn lại là các kênh truyền hình phổ biến như: Cartoon Network, Discovery, Star Sport, MTV, HBO, Star Movies...[45] Tuy nhiên, theo nhận định từ Hội nghị “Đánh giá và trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý hệ thống truyền hình trả tiền” do Bộ VH-TT tổ chức, ngoài VTV và HTV, đa số các đài khác chưa đủ năng lực để sản xuất các chương trình riêng cho lĩnh vực truyền hình trả tiền. Các đài này chủ yếu sử dụng các kênh quảng bá miễn phí quốc tế và tiếp tục xài “chùa” một số kênh, dù Công ước quốc tế Brussel về bảo vệ bản quyền tín hiệu truyền hình đã có hiệu lực ở Việt Nam. Lí do là nhà đài không đủ khả năng mua bản quyền, do chiến thuật sở hữu kênh “độc quyền” đẩy giá bản quyền lên cao; lại cũng do nhà đài không thể trao đổi thêm kênh truyền hình của các địa phương bạn vì lí do cạnh tranh quảng cáo, do không đủ khả năng biên, phiên dịch các kênh nước ngoài theo đúng quy định của Bộ Văn hoá – Thông tin; … Nếu tạp chí mang tính giải trí thổi một luồng gió mới vào đời sống của làng báo in thì sự xuất hiện của truyền hình trả tiền, với những bước chuyển đổi ngoạn mục, làm thay đổi diện mạo của ngành truyền hình ở Việt Nam, đẩy nhanh tốc độ sinh lợi của ngành truyền hình, với lợi nhuận chia đều cho cả nhà đài, các dịch vụ ăn theo, và chủ sở hữu các kênh truyền hình quốc tế. Đương nhiên, công chúng cũng hưởng lợi từ sự đa dạng các kênh truyền hình. Sự phát triển của truyền hình trả tiền là bước tập dượt chuẩn bị cho việc hội nhập quốc tế trên lĩnh vực truyền thông, tiến tới nắm giữ một trong những thế mạnh của nền kinh tế báo chí. 3. Về mảng báo trực tuyến: Theo nhà báo Lê Minh Quốc trong “Hỏi đáp báo chí Việt Nam”, tờ báo trực tuyến đầu tiên của Việt Nam là tờ Nhân dân điện tử, ra đời vào 21.6.2000, tức là chỉ 4 năm sau khi tờ báo điện tử đầu tiên của nhân loại – tờ Mainichi Shimbun của Nhật Bản (3. 1996) – ra đời. Rõ ràng, báo trực tuyến là thành tựu phát triển của nền báo chí Việt Nam thế kỉ 21, đã có 6 năm hình thành và phát triển. Bên cạnh dữ liệu này, theo Trung tâm Internet Việt Nam (Việt NamNIC), từ 3 – 12 – 1997, Việt Nam đã có tờ báo điện tử đầu tiên là tạp chí Quê Hương (đến ngày 26/12/2000 tờ này mới chính thức được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp phép – NV), tức là 5 năm sau khi tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới – Chicago Online ra 7
  8. đời (1992). Từ đó, trung tâm này đưa ra nhận định, tốc độ tăng trưởng về số lượng của báo trực tuyến còn thấp, số lượng đầu báo còn khiêm tốn [3]: từ 1997 – 2004, Việt Nam chỉ có 50 website báo điện tử, trong khi đó thế giới tăng từ 154 tờ (1996) lên đến 14.537 tờ (2003). Tuy vậy, “thống trị” mạng Internet trong buổi ban đầu lại là các trang web dịch vụ thông tin dưới hình thức dịch vụ giá trị gia tăng của các công ty khai thác Internet như Công ty phần mềm và truyền thông VASC (tờ Viet Nam Net chính thức là báo vào năm 2003, trước đó là trang web Việt Namn.Việt Nam), Công ty FPT (Tờ Việt NamExpress ra đời vào 26/2/2001), … Xu hướng này tiếp tục phát triển với sự “nâng cấp” các trang web dịch vụ giá trị gia tăng lên thành báo điện tử của các công ty quảng cáo. Sự kiện trang web 24h.com.vn (Công ty Cổ phần Quảng cáo trực tuyến Hà Nội) bị đóng cửa “tạm” vào quãng đầu năm 2006 vì hoạt động như một tờ báo trực tuyến là sự minh chứng cho xu hướng này. Tờ này sẽ chính thức ra mắt sau khi có giấy phép. Cuối năm 2003 đến đầu năm 2004 được đánh giá là giai đoạn “nở rộ” của các tờ báo trực tuyến, đánh dấu nhận thức thời đại của các toà soạn báo truyền thống về tầm quan trọng và vị trí trong lòng độc giả của báo trực tuyến, đặc biệt là hướng tới phục vụ đối tượng bạn đọc nước ngoài. Hàng loạt các tờ báo như Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online, Hà Nội Mới Online, Thể thao Việt Nam Online, … xuất hiện [3], bước đầu chí là bản sao của tờ báo giấy của chính báo mình và lấy lại thông tin từ các báo khác, nhưng càng về sau, “cuộc đua” báo trực tuyến lại càng gay cấn, với việc các toà soạn online chủ động làm tin độc lập với báo giấy, phát huy ưu điểm tương tác – giao lưu của loại hình báo trực tuyến (đặc biệt là từ nửa cuối năm 2005 trở lại đây). Gần đây, các toà soạn online cũng cố gắng cho ra đời các ấn bản tiếng Anh, tiếng Trung để phục vụ cho nhu cầu hội nhập như Nhân Dân, Viet Nam Net, Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng, … Tính đến đầu năm 2006, bộ trưởng Phạm Quang Nghị cho biết cả nước có 82 tờ báo điện tử đang hoạt động. Trong khi đó, con số thống kê chính thức vào năm 2004 của Bộ Văn hoá – Thông tin cho thấy, kể từ khi luật định vào năm 1999, Việt Nam có trên 50 đơn vị báo điện tử và nhà cung cấp thông tin, với khoảng 2.500 trang web đang hoạt động. “Thị trường” báo trực tuyến Việt Nam, mặc dù vẫn chưa “ăn nên làm ra” (chỉ mới bước đầu thu lợi nhuận từ quảng cáo, chủ yếu sống dựa vào báo giấy hoặc các hoạt động kinh doanh khác của đơn vị đầu tư), song hiện đang có xu hướng phát triển rầm rộ vì tính chất thời đại và tiện ích của loại hình báo chí này, đồng thời luồng quảng cáo cũng đang đổ về loại hình báo chí này. Ông Nguyễn Tuấn Anh, tổng biên tập của Viet Nam Net nói đến chỗ khó của một tờ báo điện tử: “Nói gì thì nói, với mình đây là cơ quan kinh doanh vì không được nhà nước bao cấp, bù lỗ. Hiện nay, mỗi năm Công ty VASC vẫn phải bù lỗ cho Viet Nam Net vài t ỷ … Khó khăn nhất với báo điện tử hiện nay là làm thế nào để thu được tiền.[31]” Bên cạnh nỗ lực tìm đầu vào cho báo trực tuyến, là xu hướng thí điểm tích hợp các loại hình truyền thông khác, phát huy thế mạnh của báo trực tuyến, đi đầu là các tờ Việt NamExpress, TTO,... Thứ trưởng Bộ VH – TT Đỗ Quý Doãn trả lời phỏng vấn báo điện tử Viet Nam Net vào ngày 25/2/2004 đã nhận định: “Báo điện tử là một “trận địa” rất được coi trọng” [27]. Theo đó, trong chủ trương phát triển có trọng điểm hệ thống báo chí, Chính phủ ưu tiên phát triển mảng báo trực tuyến, bởi đây là một trong những xu hướng phát triển rất lớn, hội tụ công nghệ thông tin, truyền thông, viễn thông, hay nói cách khác, tích hợp các loại hình báo chí truyền thông trên nền Internet nhiều ưu điểm như thuận lợi, nhanh, không bị hạn chế về thời gian, không gian, biên giới, … Theo nhận định của các nhà chuyên môn, báo trực tuyến trong tương lai sẽ lấn lướt thị phần quảng cáo của báo in. 8
  9. 4. Những hiện tượng khác trong đời sống báo chí – truyền thông: Sự nở rộ của các công ty quảng cáo, các hãng phim tư nhân, … làm cho đời sống báo chí - truyền thông[6] của Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây càng thêm sôi động. Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, cũng như làm phim là một cánh cửa chỉ mới hé mở ở Việt Nam. Đây chính là 2 loại hình truyền thông làm kinh tế hiệu quả nhất. Theo Hiệp hội Quảng cáo TP.HCM, cả nước hiện nay có khoảng 3000 công ty quảng cáo, 70% hoạt động ở TP.HCM, trong đó, đáng kể có 10 công ty quảng cáo đúng nghĩa chuyên nghiệp và trên dưới 30 công ty quảng cáo nước ngoài hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Những con số dự báo về tiềm năng của thị trường quảng cáo rất khả quan. Kết quả khảo sát từ Ad age report 2004 cho thấy giá trị thị trường quảng cáo truyền thông trong nước mỗi năm khoảng 200 triệu USD, và mỗi năm thị trường này tăng trưởng từ 30% - 40%. Năm 2005, ước tính thị trường quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đạt mức xấp xỉ 300 triệu USD [25]. Tuy vậy, hiện nay, 80% doanh thu của thị trường quảng cáo Việt Nam thuộc về các công ty nước ngoài, dẫn đầu về thị phần là J.W.Thompson thuộc tập đoàn WPP gồm 4 công ty “con” là Mindshare, Ogilvy & Mather, J.W.Thompson và Y & R (40%) , kế đó là những “đại gia” như Dentsu, Sattchi & Sattchi, McCann... Công ty quảng cáo trong nước có tầm cỡ nhất Việt Nam hiện nay là Đất Việt, với doanh thu ước tính khoảng 10 – 15 triệu USD/năm. Lí do dẫn đến sự chênh lệch này, một phần là ở đội ngũ các nhà quảng cáo Việt Nam ít người được đào tạo một cách bài bản, phần khác do vốn đầu tư và kinh nghiệm đang là ưu thế của các công ty nước ngoài. Rất ít cơ quan báo chí của Việt Nam khai thác được thị trường tiềm năng này, đa số chỉ dừng lại ở các phòng quảng cáo tiếp nhận quảng cáo từ các đơn vị làm dịch vụ quảng cáo. Tuy nhiên, thời cơ để chiếm lĩnh thị trường quảng cáo đang mở rộng cửa với tất cả mọi người, nhất là khi tính đến năm 2005, ngành quảng cáo ở Việt Nam chỉ mới tròn 10 tuổi. Tất cả hãy đang còn ở phía trước, và hứa hẹn sẽ có sự thay đổi lớn. Ông Alan Couldrey, Giám đốc điều hành Công ty Ogilvy & Mather khu vực Đông Nam Á đưa ra dự báo trong bài “Nhân lực ngành quảng cáo sẽ có thay đổi lớn!” đăng trên Người Lao Động, “thị trường Việt Nam đang thay đổi rất nhanh. Lúc này là thời điểm mà các thương hiệu mạnh trong nước phát triển và bành trướng. Dĩ nhiên các công ty, tập đoàn quốc tế vẫn sẽ tiếp tục nắm giữ thế mạnh và có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã được người Việt Nam chấp nhận. Vì vậy sự phân biệt đang ngày càng trở nên lu mờ giữa đâu là một thương hiệu trong nước và đâu là một thương hiệu quốc tế. Đây là những bước phát triển rất thú vị chứng minh rằng thị trường Việt Nam đang ngày càng phát triển và hoàn thiện”. Đời sống người dân nâng cao, những yếu kém trong thực trạng phim truyện Việt Nam, khi đem so sánh với phim truyện nước ngoài, lại càng lộ rõ . Sau rất nhiều thất bại, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đầu tư nhiều chất xám và tiền của vào việc làm ra các bộ phim đứng được trên thị trường, không sống nhờ vào bao cấp của nhà nước. Tiên phong trong xu hướng này là một số đài truyền hình lớn trong nước (nổi bật ở phía Nam là Hãng phim TFS của Đài Truyền hình TP.HCM và ở phía Bắc là Trung tâm sản xuất Truyền hình Việt Nam VFC). Song cái mới trong thời gian gần đây là sự nở rộ của các hãng phim tư nhân. Ở buổi đầu, họ bắt tay với các đài truyền hình để làm các game show, talk show, … như hãng phim Lasta (hợp tác với tập đoàn Kantana của Thái Lan). Về sau, họ mạnh dạn tiến sang lĩnh vực điện ảnh và phim truyền hình, và gặt hái một số thành tựu nhất định do thị trường này đã bỏ ngỏ quá lâu. Tính đến năm 2006, có khoảng 20 hãng phim tư nhân đang hoạt động theo chủ trương xã hội hoá phim truyền hình, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực điện ảnh. Nổi bật trong số những hãng phim “trẻ” này là Hãng phim Thiên Ngân, Phước Sang, HK Film, Phim Việt, M & T Pictures, …Xu thế Việt kiều về nước hợp tác mở hãng phim cũng không hiếm, như trường hợp ra đời của hãng phim Kỳ Đồng, và mới đây 9
  10. là hãng Chánh Phương phim của Nguyễn Chánh Tín và Phạm Nghiêm, tốt nghiệp ĐH Điện ảnh Nam California. Tình hình ở Việt Nam cho thấy giữa các công ty quảng cáo và hãng phim tư nhân có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, tuân theo quy luật phát triển của thị trường truyền thông. Có các công ty quảng cáo tiến công sang lĩnh vực làm phim và ngược lại, có những hãng phim nhận làm phim quảng cáo. Nguồn nhân lực của hai bộ phận này “chi viện” cho nhau, đôi khi có cùng chủ quản. Cả đôi bên, các hãng phim tư nhân và công ty quảng cáo như Đất Việt, Cát Tiên Sa, Việt Image, HK Film, Fanatic, Á Mỹ, … hiện đang tập trung khai thác thị phần trên dưới 100 kênh truyền hình của 70 đài PT-TH trong cả nước, mỗi kênh phát sóng trung bình 18h/ngày, một số phát sóng 24/24 (chưa kể các kênh tiềm năng của truyền hình cáp). Tính ra, trung bình mỗi ngày, các đài truyền hình trong cả nước cần khoảng trên 400 tập phim truyện mới đủ nhu cầu phát sóng, trong khi đó, số đài truyền hình đủ khả năng sản xuất phim truyền hình chỉ đếm trên đầu ngón tay và cả VFC cộng với TFS cũng chỉ làm được khoảng 300 tập phim/năm [19]. Điều này sẽ mở đường cho tính cạnh tranh và đẩy chất lượng phim truyện Việt Nam lên, thực tế đã và đang chứng minh điều đó. Ngoài lĩnh vực quảng cáo, xuất bản và phim, xu hướng “xã hội hoá” (chưa phải là kinh tế hoá) cũng tạo ra nhiều hiện tượng mới trong đời sống báo chí – truyền thông Việt Nam, tiêu biểu là ở TP.HCM, trong đó có một vài hiện tượng phức tạp mà theo đánh giá của một số nhà quan sát là nhà nước chưa quản lý được. Đặc biệt nhất hiện nay, việc các công ty quảng cáo liên kết với một số cơ quan chủ quản để kinh doanh báo chí dưới hình thức các hợp đồng sản xuất và bán quảng cáo trọn gói (hợp pháp). Việc làm này khiến nhiều người lo ngại quảng cáo sẽ chi phối nội dung truyền thông, song thực chất, đây là một hình thức báo chí “tiền tư nhân”, như đã nói ở trên, một lối ra cho các đơn vị cần “cải thiện” đời sống hoặc cần cải tổ lại phương thức quản lý, điều hành và tổ chức làm báo cho hiệu quả hơn, gia tăng tiềm lực kinh tế của các báo. Hiện tượng tạp chí mang tính thương mại – giải trí cũng từ đây mà ra, như các tờ Tiếp Thị & Gia Đình, Thế Giới Văn Hoá (tờ Văn hoá – Thông tin trước đây), Thể Thao Ngày Nay của công ty quảng cáo Hoa Mặt Trời (Sunflower), tờ Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần, VTM, Nội Thất, … của công ty quảng cáo NVV. Cũng sẽ đến lúc ngoài khu vực báo chí thời sự tổng quát (báo chính trị xã hội), nhà nước nên để cho tư nhân khai thác các mảng báo chí thiên về thông tin tiêu dùng – giải trí – nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay, cũng có xu hướng tổ chức đa loại hình báo chí trong cùng một cơ quan báo chí: báo in kết hợp với báo trực tuyến (phần lớn các toà soạn báo in hiện nay có thiết lập trang online), báo trực tuyến kết hợp với báo hình, báo nói (các trang báo trực tuyến hiện đang thí điểm mô hình tích hợp này), báo hình, báo nói kết hợp với báo in và báo trực tuyến (các đài Phát thanh – Truyền hình từ sớm đã cho ra đời các tạp chí truyền hình và mới đây là đưa vào sử dụng trang báo trực tuyến). Tuy nhiên, phần lớn báo trực tuyến trong dạng thức tích hợp này chưa được công nhận là một ấn phẩm độc lập mà mới chỉ được xem như là một “ấn bản điện tử” của báo in. Đây cũng là việc bình thường, phù hợp với tiến trình phát triển báo mạng trên thế giới. Một hiện tượng khác cũng được xem là mới mẻ trong một năm trở lại đây, đó là sự tham gia bước đầu của các tập đoàn truyền thông nước ngoài vào đời sống truyền thông của Việt Nam nhân đàm phán thương mại WTO. Những diễn tiến được đăng tải trên báo chí trong thời gian gần đây cho thấy rõ điều đó. Trong chuyến “đổ bộ” của 21 tập đoàn kinh tế Mĩ hồi đầu tháng 3/2006, Phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn truyền thông Time Warner Hugh Stephens khẳng định mong muốn “hợp tác với phía Việt Nam để tận dụng truyền thống văn hóa lâu đời và đa dạng của Việt Nam”[10]. Tập đoàn này có kế hoạch đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất phim, xây dựng rạp chiếu bóng và hạ tầng điện ảnh. Ngay sau đó, hãng Warner Bros, sở hữu hơn 170 rạp chiếu phim với hơn 1600 phòng chiếu ở 11 quốc gia trên thế giới, trực thuộc Time Warner, quyết định hợp tác với Hãng phim Thiên Ngân, đơn vị đầu tiên xây dựng cụm rạp Galaxy 3 phòng chiếu ở Việt Nam, để đầu 10
  11. tư xây dựng và vận hành cụm rạp chiếu phim đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Vào khoảng giữa tháng 3/2006, tập đoàn in ấn và truyền thông Ringier AG (Thuỵ Sĩ) nổi tiếng khắp châu Âu, sau 3 năm hoạt động trong các dự án nhân đạo ở Việt Nam đã có bước đi mới. Trong chuyến thăm Việt Nam vào 16 và 17/3, ông Michael Ringier, chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn, không ngần ngại cho biết sẽ tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của tập đoàn trong lĩnh vực báo chí Việt Nam. Ông nói: “Tại Việt Nam, chúng tôi đang có tham vọng đầu tư thêm vào các báo viết và tạp chí” [10]. Cũng vào cuối tháng 3/2006, công ty cung cấp nội dung Internet Yahoo!Inc hàng đầu thế giới đã chọn đối tác cung cấp dịch vụ tin tức Yahoo!News là Tuổi Trẻ Online, trong một nỗ lực bản địa hoá tối đa nội dung của trang web này tại mỗi quốc gia. 5. Một số nhận xét về sự phát triển của báo chí Việt Nam trên phương diện kinh tế: Báo chí nước ta trong 5 năm trở lại đây phát triển năng động về số lượng và chất lượng trên tất cả lĩnh vực báo chí – truyền thông. Mặc dù, theo nhận định của thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Đỗ Quý Doãn, “trong số 500 cơ quan báo chí thì thực chất chỉ có khoảng 50 tờ báo là có thể tự chủ được về mặt tài chính, còn lại là ngân sách cấp, và mỗi năm con số này lên đến hơn 40 tỷ đồng!”[10], nhưng tình hình sẽ chuyển đổi theo hướng sắp xếp lại “những trường hợp chồng chéo về tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ và kiên quyết xử lý những tờ báo sai có nhiều sai phạm và sai phạm liên tục, chất lượng kém, cơ quan chủ quản buông lỏng hoàn toàn cho cơ quan báo chí muốn làm gì thì làm”, “giảm bớt số đầu mối cơ quan báo chí và tăng mô hình một cơ quan báo chí trong đó có một vài ấn phẩm theo kiểu phát triển quy tụ”. Đó là nỗ lực của cơ quan chức năng nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa khả năng quản lý và số lượng cơ quan báo chí. Nhu cầu của công chúng ngày một tăng về chiều rộng cũng như về chiều sâu vừa là nhân tố đưa đến sự phát triển đó, lại vừa cho thấy đối tượng khách hàng tiềm năng của thị trường truyền thông còn chưa được/bị khai thác hết. Với mức xuất bản hiện nay, bình quân 40 người dân chỉ có một tờ báo các loại để đọc trong ngày, 8 bản báo/người/năm. Đặc biệt, “nhu cầu đọc của dân cư ở tuyệt đại đa số các tỉnh cách biệt rất xa với hai TP lớn, Hà Nội và TP.HCM. Một nghiên cứu cách đây 10 năm đã cho thấy tỉ lệ mua báo ở TP.HCM cao gấp 6 lần Cần Thơ và gấp 2,4 lần Hà Nội” [10]. Điều đó dẫn đến tình trạng “đói thông tin” ở một số nơi – một mâu thuẫn khó khắc phục ngày một ngày hai. Nhu cầu trong khu vực báo trực tuyến càng tăng lên rõ rệt trong 5 năm qua. Tính đến thời điểm tháng 5/2004 đã có gần 4 triệu lượt người truy cập các tờ báo điện tử như VietNamNet, Việt NamExpress, Tuoi Tre Online, Lao động điện tử, chiếm 5,42% dân số cả nước [10]. Sự gia tăng nhu cầu đọc báo trực tuyến tương ứng với sự gia tăng nhu cầu truy cập Internet. Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thống kê được: trong 6 tháng cuối năm 2004, Việt Nam có 6.139.424 người truy cập Internet, chiếm tỉ lệ 7,44% dân số; trong 4 tháng đầu năm 2005 có 7.174.028 người, chiếm t ỷ lệ 8,7% dân số (mức bình quân trong ASEAN, châu Á và thế giới là 7,54%; 8,36%; 14,11%.) [10] TP.HCM có 6 triệu dân, tương đương với 1 triệu hộ gia đình. Trong khi truyền hình miễn phí đã phát triển ở mức nhất định, thị trường của truyền hình trả tiền tìm thấy nhu cầu cao ở công chúng. Hoạt động từ năm 2003, song ngay cả SCTV chỉ có khả năng đáp ứng 10.000 thuê bao. Nếu có đến 20 SCTV thì cũng mới chỉ cung ứng được nhu cầu của 1/5 hộ gia đình ở Việt Nam. Do đó, đây là một lĩnh vực đầy hứa hẹn. Bên cạnh đó là sự trưởng thành của đội ngũ làm truyền thông, sự tiến bộ của máy móc, công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật. Đến nay, cả nước có 12.000 (số liệu mới nhất là 13.000 – NV) nhà báo chuyên nghiệp, 78% có trình độ đại học báo chí, đại học các chuyên ngành khác và trình độ trên đại học, 4.118 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp, 1.699 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp[10]. 1/10 đội ngũ truyền thông của cả nước sống và làm việc tại TP.HCM. Hội Nhà báo Việt Nam hiện là thành viên Hiệp hội báo chí các nước ASEAN (CAJ) và Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ). Hội nhà báo vừa tổ chức Đại hội VIII Hội nhà báo TP.HCM (13/8/2005) … Điểm yếu kém cần sớm được khắc 11
  12. phục là ở khâu đào tạo đội ngũ truyền thông. Nếu nói theo kinh tế vi mô, Việt Nam chưa tiến tới đường giới hạn khả năng sản xuất PPF trong lĩnh vực báo chí – truyền thông, chưa khai thác tất cả các “tài nguyên” sẵn có trong điều kiện kĩ thuật tốt nhất hiện tại, thị trường vẫn còn rộng thênh thang và đang loay hoay tìm một chiến lược phát triển dài lâu. Chính thực tiễn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của đời sống báo chí – truyền thông ở Việt Nam đã dẫn đến những đổi mới trong tư duy quản lý báo chí của nhà nước. Chủ trương hình thành các tập đoàn báo chí ra đời trong bối cảnh đó. Cũng chính vì chưa từng có tiền lệ trong đời sống báo chí Việt Nam, sự ra đời của chủ trương này dẫn đến hàng loạt vấn đề mới cần đặt ra và hướng trả lời cho các vấn đề này là các tập đoàn báo chí trên thế giới. Tiểu kết Mục đích của chương 1 là chứng minh sự phát triển trên phương diện kinh tế của đời sống báo chí – truyền thông Việt Nam trong 5 năm trở lại đây, trình bày những nhân tố kinh tế tiềm ẩn trong mỗi loại hình báo chí – truyền thông. Trên cơ sở đó, người thực hiện đề tài đưa ra lập luận về “sự thay đổi hợp lý” trong tư duy quản lý báo chí của Việt Nam, về sự ra đời của chủ trương hình thành tập đoàn báo chí (sẽ nói cụ thể hơn ở chương 3). Ngoài ra, sự phát triển bước đầu này cũng đưa đến một yêu cầu khách quan: tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm làm kinh tế truyền thông, cụ thể là làm tập đoàn báo chí, của một số nền báo chí trên thế giới. 12
  13. Chương 2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ TẬP ĐOÀN BÁO CHÍ TRÊN THẾ GIỚI 1. Sơ lược về lịch sử hình thành các tập đoàn truyền thông trên thế giới: Đối với báo chí thế giới, các thuật ngữ như ngành báo chí newspaper industry, ngành truyền thông media industry và kinh tế báo chí media economics[7] từ lâu đã trở thành quen thuộc. Có hẳn những cuốn sách, tạp chí, trang web viết về các vấn đề này. Đó là vì tiến trình lịch sử của báo chí thế giới đến khoảng giữa thế kỉ 19 đã có một bước ngoặt lớn, những người làm báo bắt đầu chú ý đến mục tiêu kinh tế trong hoạt động báo chí và biết cách tổ chức điều hành hoạt động báo chí[8]. (Mặc dù vậy, ở thời buổi quảng cáo chưa phát triển, phương cách hữu hiệu để đạt được mục tiêu kinh tế mới chỉ là cải tiến nội dung để tăng doanh số phát hành.) Có thể thấy rõ bước ngoặt nêu trên khi nghiên cứu nền báo chí Mĩ – một trong những nền báo chí mạnh nhất thế giới, đặc biệt là ở giai đoạn sau cuộc nội chiến 1865 – 1867. Thật vậy, đứng trên quan điểm lịch sử, chúng tôi nhận thấy thực trạng báo chí ngày nay ở một số quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có nhiều điểm tương đồng với thực trạng báo chí nước Mĩ hơn 100 năm về trước, nổi bật là khuynh hướng báo chí làm kinh tế. Bối cảnh đó cho phép chúng tôi nhận diện cái nôi hình thành các tập đoàn báo chí – truyền thông ở Mĩ (nơi xuất phát của các tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới hiện nay) thông qua ba hiện tượng: sự ra đời của nghề làm báo mới new journalism (phân biệt với thuật ngữ new media trong thời đại Internet), sự giàu có của nghề làm báo vàng yellow journalism, và sự hình thành các hệ thống báo dây chuyền newspapers chains. Nghề làm báo mới ở Mĩ ra đời đưa đến sự phát triển rầm rộ của báo chí Mĩ. Vào thời kì đó, báo chí trở thành “những công ty hùng mạnh, giàu có, tự đảm bảo được về phương diện kinh tế và nhờ đó, phát huy tốt hoạt động làm báo”[9] Đến cuối thế kỉ 19, báo chí Mĩ đã trở thành một nền kinh doanh lớn, có tính độc lập tương đối trong đời sống xã hội. Những nhận định trên cho thấy xuất phát điểm của các tập đoàn báo chí truyền thông phải là những công ty hùng mạnh, tự chủ được về tài chính. Nghề làm báo vàng đánh dấu sự xuất hiện của những “Citizen Kane”[10] trong làng báo thế giới, những con người biết cách đem lại sự hùng mạnh cho các tờ báo trên phương diện làm kinh tế. Báo chí Mĩ thời kì này đã “mấp mé”, “manh nha” hoạt động theo mô hình tập đoàn. Bằng những tờ báo mạnh, W.Randolph Hearst – ông vua của nghề làm báo vàng, đã “thật sự thành công, đem lại gia tài đồ sộ”[11]. Hearst không “dừng lại ở lĩnh vực làm báo, ông ta còn chuyển sang lĩnh vực xuất bản, lĩnh vực tạp chí và ở bất kì lĩnh vực nào cũng thành công”[12], đặc biệt là với các tờ hướng đến nhóm đối tượng riêng biệt như House Beautiful (Nhà Đẹp), Good House Keeping (Nội Trợ Giỏi), … Những nhận định trên cho thấy hướng phát triển của các “công ty hùng mạnh” chính là từ việc gia tăng số lượng các ấn phẩm làm ăn hiệu quả, đồng thời mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực có liên quan đến báo chí. Bước sang thế kỉ 20, một bước tiến gần hơn với mô hình tập đoàn báo chí, đó chính là hiện tượng báo dây chuyền, nổi bật với tên tuổi của hai nhân vật E.W.Scripps và Hearst. Hiện tượng báo dây chuyền ra đời nhằm “khai thác mối liên kết, mối quan hệ giữa nhiều tờ báo để hỗ trợ nhau về phương diện nghề nghiệp”[13]. Điều đó có thể coi là một nhu cầu tất yếu. Sự liên kết này diễn ra trên cơ sở các tờ báo có chung một chủ sở hữu (ông trùm), hoặc thuộc về một liên minh báo chí nào đó (vương triều báo chí). Scripps cũng chính là người đưa ra công thức để thành lập hệ thống báo chí: - Người điều hành những tờ báo của dây chuyền phải là những người trẻ tuổi và đứng tên đồng sở hữu (có chân trong liên minh báo chí), ở vai trò làm chủ bút, hoặc chủ báo. - Phối hợp hài hoà giữa hai hành vi sáp nhập (mua lại các tờ báo) và sáng lập. Chỉ nên sáng lập và mua báo ở những thành phố hạng trung, để tránh tình trạng cạnh tranh thua lỗ. - Bán báo giá rẻ, phải trả tiền cho hệ thống phát hành. (Vào thời của Scripps, báo có giá 13
  14. đồng loạt 1 xu.) - Vận động cho những mục đích, những lợi ích chung của xã hội, đặc biệt là tầng lớp người nghèo. Đây chính là những điều căn bản mà các tập đoàn báo chí lớn trên thế giới hiện nay vẫn thường ứng dụng trong chiến lược kinh doanh của mình. Giả thuyết “ba hiện tượng” được kiểm nghiệm qua lịch sử (tự soạn thảo và đăng tải trên Internet) của một số tập đoàn báo chí lớn trên thế giới. Cho đến nay, theo quy luật phát triển của nền kinh tế báo chí, hai hệ thống báo dây chuyền của E.W.Scripps và Hearst đã phát triển lên thành các tập đoàn The E.W.Scripps Company và Hearst Corporation tiếng tăm trên đất Mĩ[14]. Như vậy, con đường phát triển tất yếu của ngành công nghiệp báo chí – truyền thông là từng bước chuẩn bị những yếu tố cần thiết để trở nên lớn mạnh: đầu tiên là đổi mới tư duy theo hướng chú trọng mục tiêu kinh tế (nghề làm báo mới), mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực truyền thông khác (nghề làm báo vàng), mở rộng năng lực quản lý, điều hành đối nội và đối ngoại ở hàng loạt tờ báo (hiện tượng báo dây chuyền), tham gia năng động vào nên kinh tế như những doanh nghiệp thực thụ (các tập đoàn báo chí hùng mạnh). Nền báo chí Mĩ đã tuân theo quy luật phát triển đó, được đánh giá là một trong những nền báo chí mạnh nhất thế giới, sở hữu nhiều tập đoàn báo chí – truyền thông hàng đầu nhất thế giới. Đối với Mĩ, ngay từ buổi đầu rẽ vào bước ngoặt kinh tế, người ta đã coi báo chí – truyền thông là một trong những ngành công nghiệp nặng và cho phép nó phát triển đến mức tối đa. 2. Khái niệm “tập đoàn báo chí”: Vì các khái niệm “kinh tế báo chí”, “tập đoàn báo chí” ở Việt Nam tương đối mới và chưa được làm rõ, việc tìm hiểu nội hàm của các khái niệm này ở các nước trên thế giới là một việc làm hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, người thực hiện chủ định tìm hiểu thông qua các thuật ngữ tiếng Anh. Hiện nay, báo chí xuất bản bằng tiếng Anh của Việt Nam dịch cụm từ “tập đoàn báo chí” là “press group”[15]. Người thực hiện không tìm thấy định nghĩa của “press group” khi sử dụng công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, thông qua một số trang web khác, đặc biệt là trang web của Hiệp hội báo chí thế giới (World Association of Newspapers - WAN), có thể thấy “press groups” được sử dụng để chỉ “các nhóm báo in”, không tính đến các loại hình báo khác. Trong phần giới thiệu các thành viên của mình, WAN đã đề cập đến “nine regional and world-wide press groups”[16], nghĩa là “chín nhóm báo in có quy mô toàn cầu và quy mô khu vực”. Trang web nghiên cứu thị trường MarketResearch.com có phạm vi nghiên cứu trải rộng trên toàn cầu, đặc biệt là ở Mĩ, Anh, châu Âu và châu Á cho thấy rõ hơn ý nghĩa của thuật ngữ này. Trong báo cáo về “Báo chí Trung Quốc” (China Newspaper Industry) xuất bản vào 08/04/2005, MarketResearch.com dùng thuật ngữ “press group” để chỉ Guangzchou Daily Press Group, mà Việt Nam vẫn quen gọi là tập đoàn báo chí Quảng Châu. Như vậy, “press group” thông thường được sử dụng để gọi các tổ chức có hạt nhân là một cơ quan báo in nổi tiếng lâu đời, và cơ quan này có tham gia các hoạt động kinh doanh bổ trợ khác. Tuy nhiên, về mức độ phổ biến trong việc chỉ các tập đoàn báo chí – truyền thông, “press group” phải nhường bước cho một số thuật ngữ khác. Trong buổi đến thăm và làm việc ở Khoa Ngữ văn & Báo chí (ĐH KHXH & NV TP.HCM) vào ngày 22/02/2006, Giáo sư Richard Shafer (ĐH North Dakota, Mĩ) có lời khuyên nên sử dụng các thuật ngữ “media conglomerate”, “media convergence” để có thể tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu. Theo wikipedia, “media conglomerate” dùng để chỉ các tổng công ty sở hữu một con số lớn các công ty con hoạt động trong những loại hình truyền thông khác nhau như truyền hình, phát thanh, xuất bản, điện ảnh, và Internet. Xét trên khía cạnh thuật ngữ kinh tế, “conglomerate” chỉ một công ty lớn (tổng công ty) bao gồm nhiều công ty con có vẻ ngoài là các doanh nghiệp không liên quan gì đến nó[17]. Cuốn từ điển bách khoa trên mạng này cũng cho biết: “Một vấn đề được đặt ra, kể từ năm 2006, là liệu các công ty 14
  15. truyền thông (media companies) có thật không liên quan nhau hay không.”[18]. Và theo wikipedia, người ta còn sử dụng thêm thuật ngữ “media group” (theo lối hiểu như press group nhưng bao trùm trên tất cả các loại hình truyền thông, không riêng gì loại hình báo in) Trang web wikipedia đưa ra một số “media conglomerate” lớn trên thế giới như: AT&T, Berlusconi Group, Bertelsmann, Canwest Global, General Electric, Hearst Corporation, Lagardère Media, Liberty Media, News Corporation, Sony, Time Warner, The Times Group (phân biệt với Nhóm báo Times của tập đoàn News Corporation), Viacom, Vivendi Universal, Walt Disney Company, … Tác giả Robert W McChesney trong bài viết “The New Global Media: It’s a Small World of Big Conglomerate” (1999) cũng cho biết thị trường truyền thông toàn cầu nằm dưới quyền thống trị của 8 tập đoàn xuyên quốc gia cai trị thị trường truyền thông Mĩ: General Electric (GE), AT & T/Liberty Media, Disney, Time Warner, Sony, News Corporation, Viacom và Seagram, cộng với Bertelsmann, một tập đoàn của Đức. Tuy lĩnh vực kinh doanh chính của GE và AT&T không phải là lĩnh vực truyền thông nhưng GE sở hữu tập đoàn truyền thông nổi tiếng NBC, AT & T có công ty con Liberty Media, và cả hai tập đoàn này đang có dự định thu nạp các tài sản truyền thông nếu thấy cần thiết. Thuật ngữ “media convergence” (hội tụ truyền thông) có những thuật ngữ tương đồng như “media consolidation” (tập hợp truyền thông) và “concentration of media ownership” (sự tập trung trong lĩnh vực sở hữu truyền thông). Đây là một thuật ngữ phổ biến trong giới phê bình truyền thông cũng như các nhà làm luật khi đề cập đến phương thức sở hữu các phương tiện truyền thông của các doanh nghiệp. Thuật ngữ “media convergence” có sự liên hệ mật thiết với thuật ngữ “media conglomerate” ở chỗ sự tập trung sở hữu trong lĩnh vực truyền thông thường kéo theo sự hình thành các “media conglomerate”. Khi một doanh nghiệp sở hữu nhiều loại hình truyền thông khác nhau, nó được xem như là một “media conglomerate”. Sáu “media conglomerate” hiện thời là Disney, Viacom, Time Warner, News Corp, Bertelsmann, và General Electric sở hữu hơn 90% thị trường truyền thông toàn cầu. Như vậy, hiện tượng “media convergence” hay “concentration of media ownership” chính là khởi điểm để hình thành các “media conglomerate” (các tập đoàn truyền thông) ở các nước phương Tây. Một lần nữa, giả thuyết về con đường hình thành các tập đoàn truyền thông trên thế giới đã nêu ở phần C2.1 được khẳng định thông qua chính bản thân các thuật ngữ. Ngoài ra, trên thế giới còn sử dụng một số thuật ngữ khác dùng để chỉ “tập đoàn báo chí” như: media organization, media group, media mega-group, media empires, media giants, media corporations … Nhưng đó là thuật ngữ dành cho các nhà nghiên cứu. Đối với bản thân các “tập đoàn báo chí”, tên gọi của tập đoàn phụ thuộc vào hình thức đăng ký kinh doanh. Có nơi gọi mình là company, có nơi lại gọi là group, có nơi gọi là corporation, có nơi gọi là holdings, … Do đó, việc có hay không có để danh xưng “tập đoàn báo chí” không quan trọng bằng nội lực thực sự của mỗi doanh nghiệp truyền thông. Ở nước ta vẫn sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ “báo chí” và “truyền thông”, đôi khi đánh đồng chúng với nhau. Do đó, để hiểu cho đúng, phải xem “tập đoàn báo chí” là một thuật ngữ kinh tế, thuộc về kinh tế truyền thông, có nghĩa hẹp tương đương với thuật ngữ “press group” và nghĩa rộng tương đương với thuật ngữ “media conglomerate”. Theo đó, “tập đoàn báo chí” là một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh vực truyền thông, có thể có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình, hoặc bất cứ loại hình báo chí nào khác, và cũng có thể tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh ngoài truyền thông.” Theo tác giả Robert W McChesney, có hai dạng thức tập đoàn báo chí truyền thông[19]. Thứ nhất là dạng thức tập hợp theo chiều ngang (horizontally integrated); tức là, tập đoàn thâu tóm gần như trọn vẹn một lĩnh vực truyền thông nào đó, chẳng hạn như lĩnh vực xuất bản sách. 15
  16. Nhưng ấn tượng hơn phải kể đến tốc độ tập đoàn hoá theo dạng thức thứ hai – dạng thức tập hợp theo chiều dọc (vertically integrated); tức là, một tập đoàn nắm quyền sở hữu trong rất nhiều lĩnh vực truyền thông khác nhau, tạo thành một mạng lưới sản xuất và tiêu thụ liên hoàn, làm ra nội dung truyền thông và có kênh phân phối các nội dung truyền thông đó. Dấu hiệu để phân biệt một tập đoàn thống trị theo dạng thức này là khả năng khai thác “sức mạnh tổng hợp” giữa các công ty mà nó sở hữu. Về phương diện này, hai tác giả Johannes von Dohnanyi và Christian Moller của nghiên cứu “The Impact of Media Concentration on Professional Journalism” (Tác động của sự tập trung truyền thông đối với nghề báo) cũng khái quát: “Sự tập trung có thể diễn ra theo chiều dọc, tức là tập trung các thể chế kinh tế độc lập với các công đoạn sản xuất khác nhau lại làm một tập đoàn, hoặc diễn ra theo chiều ngang, tức là sáp nhập các công ty giống nhau về công đoạn sản xuất.”[20] 3. Giới thiệu một số tập đoàn báo chí trên thế giới: Nói đến một tập đoàn (ở đây là nói đến tập đoàn truyền thông), trước hết là nói đến sản nghiệp của tập đoàn, phương châm của tập đoàn, cơ cấu tổ chức, các hoạt động của tập đoàn, mà những điều này thường được các tập đoàn trên thế giới công khai giới thiệu trên trang web của mình. Sau nữa, mới đi sâu vào tìm tòi cơ chế quản lý, cơ chế sở hữu, những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh xung quanh tập đoàn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một đề tài NCKH cấp trường, lại bị giới hạn bởi kiến thức trong lĩnh vực kinh tế và pháp luật, dù người viết cố để tâm tìm hiểu các vấn đề nội bộ này, kết quả đạt được mới chỉ ở bước đầu. Các tài liệu sử dụng trong phần này chủ yếu được lấy từ trang web của các tập đoàn, trang web của các báo trong và ngoài nước, cũng như từ các báo cáo khoa học được công bố trên mạng Internet. 3.1. Một số tập đoàn báo chí Mỹ: Về quy mô của các tập đoàn báo chí Mĩ, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi chúng là “các đế chế truyền thông”, “những gã khổng lồ” (media empires, media giants), bởi cả về quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tầm ảnh hưởng của các tập đoàn này đều vươn ra khắp toàn cầu. Trong một tập đoàn truyền thông Mĩ, có thể có những tập đoàn truyền thông “con” khác. 3.1.1. Tập đoàn News Corporation: 3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Sự hình thành và phát triển hùng mạnh của tập đoàn truyền thông News Corporation (viết tắt là News Corp) ghi dấu ấn đậm nét của “nhà tài phiệt truyền thông” (media tycoon) người Mĩ gốc Úc Rupert Murdoch. Lịch sử của tập đoàn có thể viết gọn trong các vụ thừa kế, sáng lập, sáp nhập, và mua bán. Từ tờ báo tỉnh lẻ hạng hai Adelaide News của người cha (1952), Rupert Murdoch thành lập tập đoàn báo chí News Limited có tầm ảnh hưởng rộng rãi bậc nhất ở Úc (hiện nay, News Limited vẫn là công ty con ở Úc của News Corp). News Limited chuyên mua lại các tờ báo làm ăn lỗ lã ở Úc và vực chúng dậy bằng cách ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến và cải tổ nội dung. Trong vòng 10 năm, News Limited đem lại cho Murdoch khoản lợi nhuận “kếch sù”. Năm 1979, Murdoch thành lập News Corporation trên đất Úc và bắt đầu thu mua những tờ báo và tạp chí hàng đầu London (Anh) và New York (Mĩ), cũng như thu mua nhiều tập đoàn truyền thông khác. Ở Anh, thông qua công ty con News International, News Corp của Murdoch có ảnh hưởng mạnh mẽ trong làng báo Anh, đặc biệt là từ khi sở hữu hai hệ thống báo Times Newspapers và News Group Newspapers (khoảng thời gian cuối thập niên 80 của thế kỉ 20) và một phần hệ thống truyền hình trả tiền BskyB (năm 1990). Từ thời News Limited, Murdoch đã vào thị trường truyền thông Mĩ bằng cách mua tờ San Antonio News (1973), ngay sau đó sáng lập tờ National Star và mua tờ New York Post (1976). Khi đã thành lập News Corp, Murdoch bắt đầu “tiến công” sang lĩnh vực 16
  17. phim ảnh (xưởng phim nổi tiếng nhất của News Corp là 20th Century Fox) và phát thanh truyền hình (năm 1985, Murdoch lấy quốc tịch Mĩ để thuận lợi trong việc sở hữu các đài truyền hình của Mĩ). Hiện nay, mạng lưới truyền hình Fox (do công ty con Fox Broadcasting Company điều hành) đã lan toả đến 96% hộ gia đình Mĩ. Vào năm 1993, News Corp mua đài truyền hình STAR có trụ sở chính ở Hong Kong, với tham vọng tiến vào thị trường truyền thông Trung Quốc, bởi đây là kênh truyền hình vệ tinh phát khắp khu vực châu Á. Trong suốt thập niên 90 của thế kỉ 20, News Corp chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở cả 3 châu lục. Năm đầu thế kỉ 21, News Corp thành công trong lĩnh vực kinh doanh Internet với AOL. Đến giữa năm 2005, News Corp chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh truyền thông mới, nhằm tiếp tục làm “bá chủ” thị trường truyền thông trong tương lai. Thành công đầu tiên của News Corp là hiệu ứng xã hội và lợi nhuận truyền thông của website MySpace.com. Tính đến 30/6/2005, News Corporation có tổng giá trị tài sản xấp xỉ 55 tỉ đôla, tổng doanh thu hàng năm xấp xỉ 24 tỉ đôla. Tổng số nhân viên của News Corp xấp xỉ 40.000 người (Thông tấn xã Xinhua của Trung Quốc cũng chỉ có 10.000 nhân viên). 3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức: News Corp có cơ cấu tổ chức như một tập đoàn kinh tế, bên dưới là vô số những công ty con (có quy mô cũng như một tập đoàn, có ban điều hành riệng). Rupert là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO (Tổng giám đốc điều hành) của tập đoàn (Gia đình Murdoch tiếp tục nắm giữ 29% cổ phần của tập đoàn). Ban Giám đốc tập đoàn News Corp gồm có 14 người (Board of Directors). Nhiệm vụ của Ban Giám Đốc là quan sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của News Corporation (bao gồm Công ty mẹ và các công ty con) và chịu trách nhiệm việc điều hành Công ty mẹ (tức News Corp). Ban Giám Đốc thiết lập các chính sách chung, đề ra hướng chiến lược cho toàn bộ tập đoàn, và chú trọng vào việc gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Ngoài ra còn có 3 Uỷ Ban (Board Committees) là Uỷ ban Kiểm toán (Audit Committee), Uỷ ban Đề cử và Quản trị tập đoàn (Nominating and Corporate Governance Committee), và Uỷ ban Bồi thường (Compensation Committee) với những người đứng đầu là các thành viên Ban Giám Đốc không tham gia hoạt động kinh doanh của tập đoàn (non- executive Directors). Vào tháng 04/2004, Viet Dinh (Đinh Phụng Việt), giáo sư luật trường ĐH Georgetown trúng cử làm thành viên Ban Giám đốc của News Corp, giữ chức chủ tịch Uỷ ban Đề cử và Quản trị tập đoàn (Nominating and Corporate Governance Committee).. Các tiêu chuẩn đạo đức (Ethical Standards) mà tập đoàn đề ra được tóm gọn trong văn bản “Các tiêu chuẩn Hoạt động Kinh doanh” (Standards of Business Conduct). Theo đó, tập đoàn điều hành hoạt động kinh doanh theo đúng các luật lệ và quy định, đồng thời luôn chú trọng đến các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh cao nhất. Tất cả mọi người từ giám đốc cho đến các nhân viên của tập đoàn (kể cả ở các công ty con) đều phải theo đúng tinh thần này. 3.1.1.3. Các hoạt động truyền thông: News Corporation là một công ty hoạt động đa dạng trong lĩnh vực giải trí và truyền thông. 8 lĩnh vực chủ yếu là: (1) Phim giải trí (Filmed Entertainment): Các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của News Corp là Star Wars, Star Wars Episode I: The Phantom Menace, và Titanic. Các phim truyền hình được sản xuất ở các studio (phim trường) của News Corp cũng được đánh giá cao và tập đoàn là nhà cung cấp hàng đầu các phim giờ vàng trên truyền hình Mĩ. News Corp có khoảng 11 studio, trong đó nổi tiếng nhất là hãng 20th Century Fox . 17
  18. (2) Truyền hình (Television): Các hoạt động truyền hình của News Corp trải rộng khắp năm châu, sử dụng các công nghệ tiên tiến truyền hình số, truyền hình tương tác, truyền hình vệ tinh. Các đài truyền hình của tập đoàn đã trải qua 10 năm liên tục thu lợi nhuận, và FOX Broadcasting Company (Tập đoàn truyền hình FOX) là mạng lưới truyền hình được những người trẻ xem nhiều nhất. Lợi nhuận quan trọng nhất của News Corp đến từ các chương trình truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp. Các chương trình tin tức, thể thao, giải trí, … thu hút gần 300 triệu người đăng ký. Các kênh truyền hình cáp nổi tiếng nhất (với các chương trình địa phương và quốc tế) của News Corp là: Fox College Sports (kênh thể thao), Fox Movie Channel (chuyên chiếu các phim của hãng 20th Century Fox), Fox News Channel (kênh tin tức), Fox Reality, … Các thương hiệu truyền hình vệ tinh phát sóng trực tiếp (direct broadcast satellite television) nổi tiếng nhất của News Corp là BskyB (Anh), DirecTV (Mĩ), Foxtel (Úc), Sky Italia (Ý), Star TV (châu Á), … (3) Tạp chí và phụ trương (Magazines & Inserts): News Corp là cổ đông lớn nhất của Gemstar-TV Guide International, tạp chí chuyên cung cấp thông tin về các chương trình truyền hình tương tác hàng đầu thế giới và là tạp chí truyền hình cao cấp. News Corp cũng sở hữu News America Marketing, chuyên đăng tải các thông tin khuyến mãi tiêu dùng, phục vụ hàng triệu người mua sắm mỗi tuần. Ngoài ra còn có Big League, InsideOut, donna hay, ALPHA, SmartSource, The Weekly Standard. (4) Báo chí (Newspapers): Thế mạnh của News Corp là xuất bản các tờ báo tiếng Anh. Các tờ báo của tập đoàn có mặt ở hầu khắp mọi nơi: Anh, Úc, Fiji, Papua New Guinea, và ở Mĩ. News Corp có hơn 175 tờ báo khác nhau, in khoảng 40 triệu ấn bản/tuần. Đội ngũ phóng viên 15.000 người có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Các tờ báo ở Úc (khoảng 21 tờ) là: The Australian (phát hành toàn quốc), The Weekend Australian (phát hành toàn quốc), The Courier-Mail (Queensland), The Sunday Mail (Queensland), The Cairns Post (Cairns, Queensland), The Gold Coast Bulletin (Gold Coast, Queensland), The Townsville Bulletin (Townsville, Queensland), The Daily Telegraph (New South Wales), The Sunday Telegraph (New South Wales), The Herald Sun (Victoria), The Sunday Herald Sun (Victoria), The Weekly Times (Victoria), MX (Melbourne and Sydney CBD), The Geelong Advertiser (Geelong, Victoria), The Advertiser (South Australia), The Sunday Mail (South Australia), The Sunday Times (Western Australia), The Mercury (Tasmania), The Sunday Tasmanian (Tasmania), Northern Territory News (Northern Territory), The Sunday Territorian (Northern Territory), … Ở Fiji có tờ Fiji Times. Ở Papua New Guinea có tờ Papua New Guinea Post-Courier. Các tờ báo ở Anh được xuất bản bởi News International Ltd.: các tờ khổ nhỏ (tabloid) The Sun và News of the World (thuộc nhóm báo News Group Newspapers Ltd.), các tờ khổ lớn như The Sunday Times, The Times (hiện nay là khổ bỏ túi), The Times Educational Supplement, The Times Literary Supplement. 18
  19. Ở Mĩ có tờ New York Post. (5) Xuất bản sách (Book Publishing): HarperCollins Publishers là một trong những đơn vị xuất bản sách lớn nhất và năng động nhất trên thế giới, gần đây đã mua lại những tên tuổi nổi tiếng trong giới kinh doanh sách như William Morrow & Company, Avon Books, Amistad Press, and Fourth Estate. Ngoài ra, HarperCollins Publishers còn là công ty mẹ của 2 đơn vị kinh doanh sách khác là ReaganBooks và Zondervan. (6) Các lĩnh vực khác (Internet, các trang web giải trí, game, quảng cáo ngoài trời, công nghệ viễn thông, âm nhạc, thể thao, …). Hoạt động kinh doanh của News Corp diễn ra chủ yếu ở Mĩ, châu Âu, Úc, châu Á, và khu vực Thái Bình Dương (70% lợi nhuận đến từ thị trường truyền thông Mĩ). 3.1.2. Tập đoàn Gannett: 3.1.2.1. Quá trình hình thành: Tập đoàn Gannett là tập đoàn báo in lớn nhất nước Mĩ (chuyên phát hành báo in, chú trọng thông tin và tin tức), xét về tổng số lượng phát hành hằng ngày. Gannett được sáng lập bởi Frank E. Gannett vào năm 1906, niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 1967. Vào năm 1972, Gannett tuyên bố thành lập lại tập đoàn ở bang Delaware, nơi luật lệ truyền thông tương đối thông thoáng. Tập đoàn có xấp xỉ 10,500 cổ đông ở khắp 50 tiểu bang và cả ở một số nước khác. Tập đoàn có khoảng 52.600 nhân viên. Tổng doanh thu của tập đoàn khoảng 7.6. tỉ đôla (2005), tức là chỉ bằng khoảng 1/3 tổng doanh thu của tập đoàn News Corp. Về cơ cấu tổ chức, Gannett có Hội đồng quản trị và một Ban Giám Đốc gồm 10 người. Hai nhân vật quan trọng nhất của tập đoàn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Douglas H. McCorkindale và CEO Craig A. Dubow. Gannett cũng có 3 Uỷ ban (Board Committees): Gannett Management Committee (Uỷ ban Quản trị) sắp xếp toàn bộ chính sách cho tập đoàn. Gannett Newspaper Operating Committee (Uỷ ban điều hành hoạt động báo chí) theo dõi hoạt động của các tờ báo của tập đoàn. Gannett Broadcasting Operating Committee (Uỷ ban điều hành hoạt động truyền hình) quản lý thông qua các chính sách đối với các đài truyền hình thuộc sở hữu của tập đoàn. Quan điểm của Gannett là: người tiêu dùng sẽ đến với Gannett để được thoả mãn mọi nhu cầu về thông tin (information) và tin tức (news), vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu, dưới mọi hình thức. Nhiệm vụ của Gannett là: Đưa tập đoàn hội nhập với môi trường (truyền thông) mới một cách thành công, cung cấp các thông tin và tin tức phải có (must-have), theo yêu cầu, trên mọi lĩnh vực truyền thông, với tất cả tinh thần trách nhiệm của người làm báo. 3.1.2.2. Các hoạt động trong lĩnh vực truyền thông: Số lượng ấn phẩm của tập đoàn báo chí Gannett: Ở Mĩ, tập đoàn có 90 nhật báo, bao gồm tờ nhật báo nổi tiếng trong lịch sử báo chí thế giới USA Today, và có gần 1000 ấn phẩm khác không phải là nhật báo. Mỗi nhật báo của tập đoàn lại có một website giới thiệu các tin tức và quảng cáo. Ở Anh, mọi hoạt động của Gannett đều thông qua “tập đoàn con” là Newsquest Media Group, với 17 nhật báo và hơn 300 ấn phẩm khác. Newsquest là nhà phát hành báo chí lớn thứ 2 ở Anh. Riêng về báo trực tuyến, vào tháng 12/2005, công chúng Internet của Gannet lên đến gần 21 triệu người, chiếm khoảng 13,5% công chúng Internet, theo khảo sát của Nielsen/NetRatings. 19
  20. Về lĩnh vực truyền hình, Gannett điều hành đến 21 đài truyền hình ở nước Mĩ (nằm trong các mạng lưới truyền hình lớn nhất nước Mĩ như CBS, NBC, ABC, UPN) với thị phần 19,8 triệu hộ gia đình. Mỗi đài truyền hình này lại có một website mang tính địa phương giới thiệu tin tức, các nội dung quảng cáo và giải trí, dưới dạng văn bản và cả dưới dạng video. Thông qua công ty con Captivate, hệ thống phát hình này còn chuyển tải tin tức và quảng cáo tới công chúng qua các màn hình video đặt ở các cao ốc văn phòng và thang máy của một số khách sạn. Các lĩnh vực hoạt động khác: Bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyền hình và báo chí – xuất bản, tập đoàn còn có chiến lược đầu tư vào mảng quảng cáo online thông qua công ty con PointRoll – cung cấp cho các nhà quảng cáo trực tuyến những dịch vụ tiếp thị truyền thông chất lượng, và có một số đầu tư quan trọng khác, như đầu tư vào CareerBuilder cho quảng cáo tìm người; đầu tư vào Classified Ventures cho các mẩu quảng cáo về bất động sản và xe hơi; đầu tư vào Topix.net, chuyên thu thập thông tin về sản phẩm và dịch vụ của các công ty khác; ShermansTravel, một dịch vụ du lịch online; ShopLocal, một nhà cung cấp các phương cách tiếp thị online cho các nhà quảng cáo ở địa phương, khu vực, trong nước; và vào 4INFO, chuyên cung cấp các dịch vụ tìm kiếm qua điện thoại di động. Ngoài ra, Gannett còn có một tổ chức phi lợi nhuận là Gannett Foundation (Quỹ tài trợ Gannett), chuyên tài trợ các tổ chức cộng đồng ở những nơi mà Gannett sở hữu nhật báo hoặc đài truyền hình. Quỹ này hướng đến các dự án đưa ra những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề nền tảng, chẳng hạn như giáo dục và phát triển, phát triển kinh tế, phát triển sức trẻ, giải quyết các vấn đề của cộng đồng, hỗ trợ những người cơ nhỡ, bảo vệ môi trường, làm giàu bản sắc văn hoá, …, đặc biệt là các dự án đào tạo nghề báo. 3.1.3. Một số vấn đề xung quanh các tập đoàn truyền thông Mĩ: Bài viết “The New Global Media: It’s a Small World of Big Conglomerates” của tác giả Robert McChesney, một nhà nghiên cứu truyền thông nổi tiếng trên thế giới, cho thấy có 2 cấp độ tập đoàn truyền thông trên thế giới. Cấp 1 bao gồm khoảng 9 tập đoàn truyền thông đa quốc gia (hầu hết đến từ Mĩ). Cấp 2 bao gồm các tập đoàn truyền thông khu vực hoặc quốc gia (hầu hết đến từ Bắc Mĩ, Nhật, châu Âu). Xu hướng của cả 2 cấp là vươn ra khỏi bờ cõi quốc gia, tìm đến với các thị trường truyền thông chưa được khai phá (chẳng hạn như châu Á). Tác giả nêu bật mâu thuẫn giữa sự bành trướng và tham vọng lợi nhuận của các tập đoàn truyền thông với sự kháng cự lại của truyền thống và văn hoá của các nước có thị trường truyền thông chưa phát triển, để rồi cuối cùng, chiến thuật không đối đầu được xem là một chiến thuật hữu hiệu. Ngoài ra, tác giả Robert cũng đặt ra một vấn đề đáng quan ngại khác: sự bất bình đẳng trong hưởng thụ truyền thông. Hiện tại, thứ báo chí tốt nhất thuộc về tầng lớp doanh nhân, phục vụ các nhu cầu và định kiến của giới này. Báo chí phục vụ cho công chúng có khuynh hướng là một thứ báo chí “vớ vẩn” do các tập đoàn truyền thông cung cấp, qua các đài truyền hình của Mĩ. Sự xuống cấp về chất lượng báo chí không dễ nhận ra. Robert McChesney cho rằng: “Thật vậy, cái tài của hệ thống truyền thông – thương mại là không có quy trình kiểm duyệt công khai. Như George Orwell lưu ý trong lời giới thiệu của cuốn sách chưa được xuất bản Animal Farm, sự kiểm duyệt trong các xã hội “tự do” thông thái hơn và hoàn hảo hơn rất nhiều trong các xã hội chuyên chế, bởi vì “những ý tưởng bất thường có thể im lặng, những sự thật bất lợi có thể nằm lại trong bóng tối, mà không cần phải có một lệnh cấm chính thức nào.””[21] Đó chính là một nguy cơ đe doạ nền dân chủ và các tập đoàn báo chí luôn tìm cách khắc phục điều này bằng cách nâng cao trách nhiệm xã hội của mình. Một vấn đề khác cũng không kém quan trọng trong thời đại “truyền thông mới” ngày nay, một số tập đoàn không thức thời đang gặp nhiều khốn đốn trong kinh doanh, nhất là về khoản cạnh tranh quảng cáo. Điển hình là hồi đầu tháng 03/2006, Knight Ridder, tập đoàn báo in số 2 ở Mĩ, đã phải bán hàng loạt các tờ báo vì làm ăn thua lỗ. Thị trường truyền thông Mĩ là nơi thường diễn ra các thương vụ mua bán, sáp nhập, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2