intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu mỹ phẩm

Chia sẻ: Dalat Trangmat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc có kiến thức để lựa chọn mỹ phẩm cho mình không hề đơn giản, bởi chọn lựa cho mình một phương pháp giữ gìn làn da không bao giờ là thừa và càng cẩn trọng càng tốt. Các loại hoạt chất thường được sử dụng trong mỹ phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu mỹ phẩm

  1. Tìm hiểu mỹ phẩm
  2. Việc có kiến thức để lựa chọn mỹ phẩm cho mình không hề đơn giản, bởi chọn lựa cho mình một phương pháp giữ gìn làn da không bao giờ là thừa và càng cẩn trọng càng tốt. Các loại hoạt chất thường được sử dụng trong mỹ phẩm - Vitamin A (chống sừng hóa, hoạt hóa tế bào da), vitamin E (chống ion oxygen tự do, nám). - Vitamin C (xúc tác phản ứng tạo colagen, chống ion tự do, chống nhăn), AHA (alpha hydroxy acid) giúp tẩy tế bào sừng, làm sạch da. - Hoạt chất sinh học: Acid hyaluronique và các loại acid amin khác làm dưỡng chất cho da, trong dầu cám (g- orizanol), dầu cá (squallène). - Chất trích ly từ thảo mộc: tinh dầu cam thảo, lô hội, tía tô, mướp đắng, vỏ bưởi, bồ kết, gừng... là những hoạt chất thiên nhiên, không gây dị ứng, viêm da, được sử dụng làm các loại kem cao cấp. Ngoài ra, người ta còn sử dụng vàng,
  3. bột trân châu trong các loại kem dưỡng da, đặc biệt là sản phẩm của Nhật Bản và Trung Quốc. Có nhiều ý kiến cho rằng không nên thoa kem vào ban đêm, trước khi đi ngủ để cho da thịt “được thở”. Điều này chỉ đúng khi bạn dùng các loại kem mỡ “cho ban ngày”. Có những hóa chất đi từ hóa dầu, khó tương hợp, không thẩm thấu vào da. Các loại kem đêm thường được pha chế loãng hơn, có hoạt chất sinh học, có độ thẩm thấu cao. Mặt khác, vào ban đêm, tế bào da hoạt động mạnh hơn nên càng cần có dưỡng chất để hấp thụ, bồi dưỡng cho phần đã mất trong ngày, vì vậy dùng kem dưỡng da ban đêm càng dễ thấy hiệu quả hơn. Yếu tố di truyền cũng rất quan trọng. Không ít người bẩm sinh đã có một làn da khá đẹp (trắng, mịn) nhưng cũng có những người mới chớm tuổi thành niên đã bị mụn bọc, làn da sần sùi, dễ bị dị ứng. Đây là một nhân tố ngoài ý muốn, vì vậy bạn không được chán nản, tuyệt vọng mà nên tìm hiểu kỹ làn da của mình để có phương cách chữa trị hay
  4. phòng ngừa. Tuyệt đối tránh dùng các loại thuốc da liễu hay mỹ phẩm một cách tùy tiện, nghe theo lời đồn đại, khuyên bảo của bạn bè không có trình độ chuyên môn. Rất nhiều bạn gái tự ý chữa bệnh nám da bằng các loại kem lột chứa corticoid độc hại hay chữa mụn bằng các pommade trụ sinh từ loại này sang loại khác để rồi làm làn da tan nát hay thâm cháy. Trong khi ấy, một động tác “rửa mặt” cơ bản hay việc gìn giữ vệ sinh lại không hề được để ý đến. Trước khi dùng mỹ phẩm bạn nên biết da thuộc loại da gì, cần những dưỡng chất nào. Mỗi người chỉ có một làn da để gìn giữ và làm đẹp, không thể thay thế được, vì vậy có rất nhiều người e ngại không dùng bất cứ loại kem dưỡng da nào, vì lo ngại tác hại lâu dài là điều dễ hiểu. Mặt khác cũng có khuynh hướng lạm dụng mỹ phẩm, xem là “thần dược”, rằng sẽ được đẹp ngay sau vài lần sử dụng.
  5. Hai xu hướng này đều không đúng. Ngành mỹ phẩm hiện đại ngày càng đi vào lĩnh vực dược y học, sử dụng các loại hoạt chất sinh học có cấu tạo tương tự với các acid amin trong tế bào da nhằm tạo sức dưỡng và bù đắp cho phần thiếu hụt của cơ thể. Vào những năm 60, nếu người ta chỉ biết có một loại kem gọi là “dưỡng da” đơn thuần thì nay đã được chia làm nhiều loại (sáng, tối) cho từng làn da (khô, nhờn, bình thường, vừa khô vừa nhờn...) và cho từng lứa tuổi với những cấu chất khác nhau, đồng thời cũng đã chế tạo được những loại “kem” bằng nguyên liệu thiên nhiên (acid trái cây, Vit.E, A, rong tảo hay công nghệ sinh học). Ngay cả trong những loại mỹ phẩm màu (son, phấn, mascara), nhiều nhà sản xuất ngày nay đã sử dụng các hoạt chất chống thâm, dùng chất chống sự xâm nhập của tia tử ngoại từ các loại thực vật như dầu cám gạo, dầu lô hội... một cách hữu hiệu.
  6. Các loại dầu thoa chống nắng hay kem trang điểm chống tia tử ngoại thường có ghi chỉ số chống nắng SPF (Sun Protecting Factor). Đây là một chỉ số nói lên hiệu quả chống sự thâm nhập của tia tử ngoại (UV-B) đối với da. Chỉ số SPF càng lớn thì hiệu quả chống nắng càng cao, tuy nhiên đây không phải là một chỉ số có giá trị tuyệt đối và còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể, hoặc thể chất như độ đổ mồ hôi hay lượng nước tiếp xúc trong khi tắm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2