Tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh của chùa Long Phúc, Bắc Binh - Trung Quốc
lượt xem 1
download
Đề tài “Tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh của chùa Long Phúc, Bắc Kinh - Trung Quốc” tác giả mong muốn gợi lại những di sản xưa mà người dân Trung Quốc đã tạo nên và muốn thể hiện nét đẹp văn hóa cổ xưa đến đông đảo độc giả. Cuối cùng đề tài còn giúp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có thể hiểu biết thêm về những giá trị văn hóa của Trung Quốc, góp phần nâng cao kiến thức về ngành nghề mà mình đang theo học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh của chùa Long Phúc, Bắc Binh - Trung Quốc
- TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC TẢO TỈNH CỦA CHÙA LONG PHÚC BẮC KINH – TRUNG QUỐC Võ Đức Minh1 Lớp: D19TQ02. Khoa: Ngoại Ngữ. Email: 1922202040621@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Ngày nay xã hội phát triển rất nhanh, mọi thứ đều hiện đại hóa và những nét đẹp cổ xưa đang dần bị lãng quên, trong bài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu tìm hiểu, tóm tắt nguồn gốc lịch sử ra đời của kiến trúc này và khơi gợi lại giá trị cổ xưa của nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh – loại hình kiến trúc nghệ thuật trang trí mái hiên bên trong các công trình kiến trúc cổ, là một công trình kiến trúc dạng mái vòm, trần nhà nhỏ bên trên, có giá trị nghệ thuật trang trí cao, song bên cạnh đó nghệ thuật Tảo tỉnh còn thể hiện lên nét đẹp về tinh thần của người dân Trung Quốc, đó cũng là bước ngoặc đánh giá, thể hiện tư duy đi trước thời đại về những triết lý tư tưởng trong cuộc sống, kết nối con người với những giá trị tâm linh. Đề tài là tư liệu có giá trị nhất định, là nền tảng cho những nghiên cứu sau này Từ khóa: Giá trị, nghệ thuật, Tảo tỉnh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tốc độ phát triển của xã hội kéo theo sự phát triển của nền nghệ thuật kiến trúc ngày nay, làm cho con người bị cuốn theo, ảnh hưởng bởi sự du nhập văn hóa trong thời đại hội nhập làm cho những giá trị nghệ thuật xưa bị lu mờ và có thể bị lãng quên. Nhằm khơi gợi lại những giá trị văn hóa cổ xưa, đã có nững bài nghiên cứu khoa học lấy hình ảnh nền kiến trúc nghệ thuật Tảo tỉnh làm đề tài nghiên cứu. Tảo tỉnh là một trong những kiến trúc tiêu biểu được tìm thấy rộng rãi. Tảo tỉnh là loại kiến trúc nghệ thuật trang trí mái hiên bên trong các công trình kiến trúc cổ, là một công trình kiến trúc dạng mái vòm, trần nhà nhô lên trên, có giá trị trang trí cao. Bài nghiên cứu khoa học này chủ yếu tóm tắt nguồn gốc lịch sử, tìm hiểu cấu trúc, hoa văn, cấu trúc, ứng dụng và giá trị của Tảo tỉnh… Đồng thời đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh của chùa Long Phúc, Bắc Kinh - Trung Quốc, nhằm khơi gợi lại những giá trị văn hóa cổ xưa, có ý nghĩa tham khảo nhất định và có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu và ứng dụng nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh trong tương lai. Từ những vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh của chùa Long Phúc, Bắc Kinh – Trung Quốc” là chủ đề nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh của chùa Long Phúc, Bắc Kinh – Trung Quốc. Nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin, đề tài này đã thực hiện 391
- phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, nghiêm cứu tài liệu thông qua sách, báo, các văn bản, tạp chí chính thống của Trung Quốc và một số phương tiện truyền thông khác như Baidu, Google, Youtube và các trên truyền hình Trung Quốc (CTV: China Televisison), truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV: China Central Television), đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI: China Radio International), đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CRN: China National Radio), mọi thông tin đều được chọn lọc và xác định nguồn rõ ràng sau đó mới đưa vào bài viết để tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Những nghiên cứu đã có về đề tài Nghiên cứu sinh Hoàng Huệ Du của trường Đại học Khoa học Trung Quốc (2011) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu về Tảo tỉnh ở điện Đại Thành của Đền Khổng Tử ở Đài Bắc”. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung so sánh với các trường hợp khác của Tảo tỉnh ở Đài Loan và thảo luận về mối quan hệ giữa Tảo tỉnh tại Đại Thành điện đền thờ Khổng Tử ở Đài Bắc và mối quan hệ lẫn nhau với Tảo tỉnh ở khu vực Đài Loan. Kết quả nghiên cứu phân tích chuyên sâu về các quy tắc xây dựng, và thấy được kiến trúc truyền thống ở Đài Loan chịu ảnh hưởng sâu sắc của kiến trúc truyền thống ở Mân Nam Trung Quốc. Tác giả Tiểu Phi Đao với bài viết “Tảo tỉnh” đã giới thiệu về những công trình kiến trúc Tảo tỉnh nổi tiếng ở Trung Quốc, với hững hình ảnh đa dạng cho chúng ta nhìn thấy được sự chân thực của những di sản văn hóa kiến trúc còn xót lại. Nghiên cứu sinh Duẫn Thiến với đề tài “Nghiên cứu về ứng dụng thẩm mỹ của Tảo tỉnh” năm 2012 đã lấy tính thực tiễn hiện đại của Tảo tỉnh và sự kế thừa và đổi mới của nó làm mục đích nghiên cứu, đồng thời tiến hành nghiên cứu về các giai đoạn lịch sử khác nhau của Tảo tỉnh và tiến hành so sánh phân tích hình thức, màu sắc, hoa văn trang trí của Tảo tỉnh trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Thông qua thảo luận, phân tích, so sánh và quy nạp bài báo, đã rút ra kết quả công việc như Tảo tỉnh đã trải qua một quá trình chuyển đổi từ trang trí kết cấu đơn giản đến phức tạp, đồng thời trải nghiệm các thành phần kiến trúc từ thời Tiền Tần. Trải qua bốn giai đoạn phát triển và tiến hóa chính trong lịch sử và trong quá trình phát triển của xã hội phong kiến, Tảo tỉnh đạt đến đỉnh cao phát triển hai lần, đỉnh cao phát triển thứ nhất vào triều đại nhà Tùy và nhà Đường và đỉnh cao phát triển thứ hai là vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Hai đỉnh cao phát triển này đã khiến Tảo tỉnh phát triển cả về hình thức cấu trúc lẫn kỹ thuật trang trí. Bài viết “Nguồn gốc và đặc trưng của Tảo tỉnh” của nhóm tác giả Hàn Dục và Quách Hồng Vũ đã cho thấy Tảo tỉnh là một hạng mục quan trọng trong trang trí mái hiên nội thất của các công trình kiến trúc cổ, có giá trị trang trí cao. Tác giả Tiêu Thiên Di với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng mô hình Tảo tỉnh trong Động Đôn Hoàng vào thời nhà Đường và trong thiết kế các sản phẩm văn hóa sáng tạo”, cho thấy Tảo tỉnh thời Đường là sản phẩm tinh xảo của nghệ thuật trang trí trong các hang động. Hoa văn Tảo tỉnh trong hang Đôn Hoàng thời Đường có quy mô lớn, hoàn chỉnh về kết cấu, phong phú về hoa văn, màu sắc tươi sáng và biểu cảm tinh tế. Phản ánh đầy đủ sức hấp dẫn của nghệ thuật trang trí. Tác giả Lý Lâm Lâm với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng của Tảo tỉnh Thiên Hoa khi thiết kế nội thất hiện đại trong kiến trúc truyền thống Trung Quốc” năm 2011. 392
- Tác giả Phùng Quốc Uy với đề tài Nghiên cứu giá trị ứng dụng của hoa văn Tảo tỉnh Đôn Hoàng trong thiết kế hiện đại năm 2019. 3.2. Các khái niệm trong đề tài 3.2.1. Khái niệm về Tảo tỉnh Tảo tỉnh là biểu tượng của hệ thống phân cấp phong kiến của Trung Quốc, tức chạm trổ hoặc vẽ các hoa văn trên phần mái vòm bên trong nóc của cung điện, hoặc phần mái vòm phía trên tòa Phật và ở Trung Quốc, Tảo tỉnh chủ yếu phân bố trong cung điện, Tử Cấm Thành các đền thờ được xây dựng bởi các sắc phong của triều đình, các lăng tẩm và các gian nhà bia, tượng trưng cho thứ bậc xã hội phong kiến. Tảo tỉnh thường nằm phía trên tượng Phật và chỗ ngồi của vua. Nó có hình dạng như một chiếc ô, được nâng đỡ bởi đấu củng tỉ mỉ, tượng trưng cho sự huyền ảo của bầu trời. Tảo tỉnh thường được trang trí bằng màu xanh đỏ, văn tự trông giống như tảo, gỗ hình vuông giao nhau như hàng rào giếng nên được gọi là “giếng tảo”. Nói một cách đơn giản thì nó giống như trang trí trần ngày nay của chúng ta, nhưng trang trí trần của người xưa phức tạp hơn, đó là làm mặt lõm hình vuông, hình tròn hoặc hình đa giác, vì trông giống như một cái giếng. 3.2.2. Khái niệm về Đấu củng Đấu củng (tiếng Trung: 斗拱; phiên âm: (dǒu gǒng) là một yếu tố cấu trúc độc đáo được cấu tạo từ một bộ các khối gỗ (đấu) và các tay xà ngắn (củng) được cắt gọt sao cho khi chồng lên chúng sẽ đan cài vào nhau để tạo thành một khối thống nhất. Kết cấu này được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc truyền thống Á Đông. 3.3. Tìm hiểu ý nghĩa nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh 3.3.1. Lịch sử hình thành Tảo tỉnh Tảo tỉnh (giếng trời, giếng tảo) mang một vẻ đẹp bí ẩn, nguồn gốc của nó ban đầu chỉ là một cấu trúc xây dựng với chức năng bình thường. Người ta thường tin rằng Tảo tỉnh được phát triển bằng cách mô phỏng lại cấu trúc của các ngôi nhà trong hang động cổ xưa. Khi hang nằm dưới lòng đất, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và lấy ánh sang vào trong nhà, một lỗ nhỏ đã được mở trên đỉnh hang, cùng với sự phát triển của xã hội, nhà cửa đã được xây dựng trên mặt đất, nhưng có một số công trình kiến trúc vẫn giữ nguyên dạng “giếng trời” trên mái nhà. Theo “Hồ sơ xây dựng” ghi chép: “Người xưa dùng vách, dùng phòng để làm cửa sổ”, các lỗ thông thường giống như một hình vuông đảo ngược, vẽ hoa, rễ ở trên, lá ở dưới, có đèn chiếu sáng trông như ngọc nên gọi là giếng trời (Tảo tỉnh) và thuật ngữ "Tảo tỉnh" được xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn "Tây Kinh Phú" do Trương Hành viết vào thời nhà Hán. Sau trận động đất năm 1976, toàn bộ ngôi chùa Long Phúc bị hư hại ở nhiều mức độ khác nhau, và chỉ còn một số tảo tỉnh còn tồn tại cho đến ngày nay. 3.3.2. Ý nghĩa vật chất Tảo tỉnh được dùng trong những kiến trúc có tính chất trang nghiêm tôn quý như cung điện của vua chúa, chùa miếu và phủ đệ của tầng lớp thượng lưu. Tảo tỉnh ở chùa Long Phúc, Bắc Kinh – Trung Quốc đã trở thành di tích văn hóa cấp quốc gia. Có thể xem đây là nguồn tư liệu quý giá về văn hóa kiến trúc cổ xưa đối với ngành xây dựng kiến trúc ngày nay. 393
- 3.3.3. Ý nghĩa về tinh thần Nghệ thuật Tảo tỉnh mang ý nghĩa thiêng liêng, thể hiện lên cách suy nghĩ của người Trung Hoa cổ đại trong việc giao lưu giữa con người với thần linh. Hình dạng của Tảo tỉnh là trên tròn dưới vuông, trùng hợp với thế giới quan “Trời tròn đất vuông”, ngoài ra nghệ thuật Tảo tỉnh còn chứa đựng tư duy về triết học của Trung Quốc, đặc biệt là về phong thủy. 3.4. Tảo tỉnh chùa Long Phúc, Bắc Kinh – Trung Quốc Chùa Long Phúc là một ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Kinh, là một trong những hành hương của triều đình triều đại nhà Minh và nhà Thanh, tuy trải qua và Tảo tỉnh ở chùa Long Phúc là một nét văn hóa kiến trúc độc đáo, nó còn được gọi là "Cô phẩm", có thể hiểu là một món đồ độc nhất vô nhị, sở dĩ Tảo tỉnh ở chùa Long Phúc được coi là đứng đầu trong số rất nhiều kiệt tác mỹ nghệ trong nước và Đông Nam Á là vì nó có số lượng lớn, chủng loại khác nhau và chạm khắc tinh xảo. 3.3.1. Thiết kế Kiến trúc Tảo tỉnh có dạng hình vuông, hình lục giác, hình bát giác hoặc hình tròn. Lúc bấy giờ Tảo tỉnh ở chùa Long Phúc cao bốn mét và đường kính hơn ba mét, có 6 tầng, nhưng sau cùng do thiếu quá nhiều bộ phận, cho nên các bộ phận cũ đã được tận dụng bố trí ở tầng 5. Có thể là khi những người thợ thủ công trong quá trình xây dựng Tảo tỉnh, do thứ bậc của kiến trúc đã ăn sâu vào suy nghĩ của họ cho nên mỗi tầng của Tảo tỉnh đã ảnh hưởng, có sự thay đổi, to ở phía dưới và nhỏ dần về phía trên, điều này phản ánh một hiện tượng đặc biệt thú vị. Để giữ được hương vị nguyên bản nhất có thể, bây giờ chúng ta chỉ nhìn thấy năm tầng của Tảo tỉnh ở chùa Long Phúc. Đỉnh của Tảo tỉnh được khảm một bức vẽ bí mật, trên bức vẽ đó chính là 1427 ngôi sao trên bầu trời, tất cả chúng đều rất nổi tiếng và bên cạnh mỗi ngôi sao đều có viết tên của nó. Bốn góc của Tảo tỉnh có tượng của Tứ đại Thiên Vương, trên mỗi tầng của Tảo tỉnh đều lát bằng gạch men và gạch chạm khắc tượng của các vị Phật. 3.4.2. Công dụng Tảo tỉnh là kiến trúc nghệ thuật trang trí mái hiên bên trong các công trình kiến trúc cổ, là một công trình kiến trúc dạng mái vòm, trần nhà nhô lên trên, có giá trị trang trí cao. Tảo Tỉnh cũng chứa đựng tư duy về triết học của Trung Quốc, hàm ý và biểu tượng của nó cũng liên quan đến phong thủy nhất là trong việc phòng cháy, hầu hết các nơi ở của người Trung Quốc cổ đại đều được làm bằng gỗ, thủy khắc mộc, mà “tỉnh trung hữu thủy, thủy hỏa tương khắc” (tức trong giếng có nước, nước sẽ dập được lửa, chữ “tỉnh” này đồng nghĩa với kiến trúc Tảo Tỉnh). Vì thế mà những trần nhà được thiết kế khum lên và chạm khắc Tảo Tỉnh xung quanh để cầu nguyện không có sự cố gì trong ngôi nhà, ngăn chặn các ngôi nhà bằng gỗ bị phá hoại bởi lửa và bảo vệ cho sự an toàn của gia đình. Ngoài ra Tảo tỉnh còn dùng để trang trí trần nhà, những đỉnh của căn phòng cổ đại thường có những thanh xà ngang, mà người cổ đại cho rằng trong cung điện để những thanh xà trơ chọi như vậy là một sự mất mỹ quan, vì thế mà trong tòa nhà có kiến trúc tinh tế, ta không thể nhìn thấy xà ngang hay những viên gạch, nếu không phải là dùng những miếng gỗ phủ lên thì cũng là dùng giấy dán lên. 394
- Dù sao tất cả những phương thức có thể làm để trang trí che đi những chỗ xấu trên trần nhà đã được cổ nhân khai thác. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tính mới Đề tài chủ yếu mang tính chất giới thiệu về lịch sử ra đời, chi tiết cấu trúc, hoa văn, màu sắc, ý nghĩa và công dụng của Tảo tỉnh, nhưng bên cạnh đó đề tài còn có thể làm công cụ nghiên cứu cho những đề tài có liên quan về kiến trúc, giúp sinh viên có nguồn tham khảo tài liệu, từ đó có thể phát triển ý tưởng cho bài nghiên cứu của mình đối với đề tài có liên quan, khái quát được hệ thống tri thức, bằng việc thông qua đề tài này, sinh viên có thể hiểu thêm được một nét văn hóa có từ lâu đời của Trung Quốc, và đề tài mang tính khả thi đối với những sinh viên có niềm đam mê với thiết kế, xây dựng, đam mê sáng tạo bởi từ những ý phân tích, giới thiệu trong đề tài. 4.2. Tính Khoa học Nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh được xem như là một sản phẩm đỉnh cao của việc sáng tạo thời bấy giờ và còn được bảo tồn đến hôm nay, luôn có sự kế thừa phát triển tư duy sáng tạo và kỹ thuật, sẽ là tiền đề tốt cho những đề tài có liên quan đến phân tích nguyên lý hoạt động, cơ cấu vật lý, cũng như những hình khối ghép nối lại với nhau tạo thành sản phẩm Tảo tỉnh tuyệt đỉnh như bây giờ. 4.3. Giá trị lý luận – Giá trị vật chất: Dùng trong kiến trúc mang tính trang nghiêm, bên cạnh đói tích văn hóa cấp quốc gia, Nguồn tư liệu quý giá – Giá trị tinh thần: Thể hiện ý nghĩa thiêng liêng, hình dạng kiến trúc Tảo tỉnh trùng hợp với thế giới quan, chứa đựng tư duy về triết học và thể hiện lên cách suy nghĩ đi trước thời đại của người dân Trung Quốc. 4.4. Thực tiễn Đề tài có tính tham khảo, có thể phát triển loại hình kiến trúc này ở nước ta với những thiết kế được biến điệu và sáng tạo, áp dụng vào các chùa chiền, lăng miếu tại Việt Nam. Hoặc từ những phần thiết kế độc đáo của Tảo tỉnh, những cấu trúc tuy đơn giản mà rất chắc chắn, chúng ta có thể áp dụng vào thực tiễn hiện nay như dùng những cấu trúc đó áp dụng vào việc xây nhà, hạn chế được nhiều nguồn chi cho nguyên vật liệu. 5. KẾT LUẬN Đề tài này chủ yếu tóm tắt nguồn gốc lịch sử, tìm hiểu cấu trúc, hoa văn, ứng dụng và giá trị của Tảo tỉnh, thông qua đó, đọc giả có thể hiểu được tường tận nghệ thuật kiến trúc cổ xưa, là nguồn tài liệu tham khảo, cung cấp phục vụ trong những nghiên cứu học tập, giảng dạy về văn hóa kiến trúc Tảo tỉnh trong tương lai, nhất là đối với những sinh viên có niềm đam mê với nghệ thuật kiến trúc, xây dựng, là đối tượng nghiên cứu rất tốt để tìm hiểu và phát triển khả năng phân tích sáng tạo của mỗi cá nhân. Người dân Trung Quốc đã thực hiện rất tốt trong việc giữ gìn những di sản mà người dân Trung Quốc xưa đã sáng tạo, thể hiện một tinh thần yêu nước rất nồng nàn, đó cũng chính là 395
- tinh thần mà đề tài muốn hướng đến, dù trong mọi hoàn cảnh như thế nào thì những di sản mà ngày nay chúng ta còn đang bảo tồn sẽ là những giá trị nhất định về tinh thần cũng như giá trị về vật chất. Sẽ là tiền đề rất tốt cho những phát minh hoặc những sáng tạo trong lĩnh vực kiến trúc sau này. Trong quá trình học tập, có thể chúng ta chỉ biết đến những nét đẹp hiện đại, và dần quên lãng những giá trị cổ xưa, với đề tài “Tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh của chùa Long Phúc, Bắc Kinh - Trung Quốc” tác giả mong muốn gợi lại những di sản xưa mà người dân Trung Quốc đã tạo nên và muốn thể hiện nét đẹp văn hóa cổ xưa đến đông đảo độc giả. Cuối cùng đề tài còn giúp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có thể hiểu biết thêm về những giá trị văn hóa của Trung Quốc, góp phần nâng cao kiến thức về ngành nghề mà mình đang theo học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 黃惠愉 (2011) 台北孔廟大成殿藻井之研究。 2. 小飞刀 (2017) 藻井。 3. 尹倩 (2012) 藻井的审美应用研究。 4. 韩昱和郭洪武。 藻井源流及特征 5. 焦天怡。唐代敦煌石窟藻井图案在文创产品设计中的应用研究 6. 李琳琳 (2011) 中国传统建筑中天化藻井在现代室内设计中的应用研究。 山东建筑大学。 7. 冯国威 (2019) 敦煌藻井图案在现代设计中的应用价值研究。 西部皮革。 396
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu công nghệ 3G
24 p | 1869 | 1327
-
Đồ án thiết kế môn học điện tử công suất ' Tìm hiểu về công nghệ và yêu cầu kỹ thuật của lò tôi thép '
31 p | 720 | 246
-
máy xậy dựng và kỹ thuật thi công phần 3
11 p | 409 | 197
-
Tìm hiểu phần đo lường điều khiển của nhà máy phát điện Phả Lại 2
25 p | 377 | 178
-
Phong thủy
27 p | 271 | 166
-
Tiểu luận đề tài: Tìm hiểu kiến trúc vi xử lý Pentium M
32 p | 430 | 134
-
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
49 p | 1014 | 93
-
Nghệ thuật kiến trúc: Hướng gió, mạch nước, thế đất - Phần 1
299 p | 38 | 11
-
Bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam: Phần 2
82 p | 18 | 6
-
Nhận diện sự giao thoa văn hóa, kiến trúc Pháp - Việt, trường hợp các công trình thuộc địa tại Huế
5 p | 8 | 5
-
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cầu cổ khu vực châu thổ Bắc Bộ (thế kỷ XVI - XX)
9 p | 20 | 4
-
Vẻ đẹp kỹ thuật, kết cấu trong kiến trúc công trình thủy lợi - thủy điện
5 p | 92 | 4
-
Tiến trình lịch sử kiến trúc Việt Nam: Phần 2
180 p | 10 | 4
-
Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
146 p | 6 | 3
-
Tính biểu tượng trong kiến trúc tịnh xá tại Vĩnh Long
5 p | 31 | 3
-
Tìm hiểu về “sự hài hòa” trong tự nhiên và công trình kiến trúc, ứng dụng trong kiến trúc Việt Nam
9 p | 9 | 1
-
Giáo trình Đồ án công cộng quy mô lớn KT2 (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
43 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn