intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn căng thẳng

Chia sẻ: Lulu Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Sự thật có đúng chúng ta có nhiều lý do stress (tinh thần căng thẳng) hơn so với thế hệ tiền bối? Liệu stress phụ thuộc vào tình huống, hay phụ thuộc vào thực tế, chúng ta nghĩ về nó? Có nên phấn đấu vì cuộc sống không stress?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn căng thẳng

  1. Ảnh minh hoạ Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn căng thẳng - Sự thật có đúng chúng ta có nhiều lý do stress (tinh thần căng thẳng) hơn so với thế hệ tiền bối? Liệu stress phụ thuộc vào tình huống, hay phụ thuộc vào thực tế,
  2. chúng ta nghĩ về nó? Có nên phấn đấu vì cuộc sống không stress? Trạng thái stress xuất hiện một khi những đòi hỏi đặt ra vượt xa khả năng của chúng ta. Gắn với trạng thái đó là sự kích hoạt thể chất và cả tình cảm: sự bức bối, buồn rầu, cảm giác căng thẳng , đôi lúc cả tình huống - khi chúng ta tiếp nhận thực tế như sự thách đố nhiều hơn mối đe dọa – cảm giác hưng phân dễ chịu. Theo nhãn quan sinh học, trạng thái stress là hàng loạt những thay đổi trong sự hoạt động của cơ thể - sự tiết xuất hormone có tên adrenaline, và cả những hormone khác, như cortyzol – trường hợp stress kéo dài. Tim đập nhanh hơn, mao mạch co thắt , đồng tử giãn nở. Tất nhiên không phải trạng thái như thế của cơ thể lúc nào cũng là stress. Khi leo lên nhà cao tầng chúng ta cũng có thể rơi vào trạng thái thể chất tương tự, song không thể có những suy nghĩ và cảm giác điển hình của stress. Trong suy nghĩ về stress, thể chất và tâm lý là thể thống nhất, giữa trạng thái thể chất của cơ thể và tâm lý là mối quan hệ hai chiều. Stress của tổ tiên Có phải bản chất cuộc sống là stress? Đối vơi nhiều người chắc chắn là như vậy. Cũng có thể bắt gặp quan điểm cho rằng, cuộc sống hiện đại đặc biệt như vậy? Hãy hình dung cuộc sống con người trôi qua chủ yếu dưới dấu ấn bệnh tật và cả cái chết của người thân. Cuộc đời trung bình nhân loại ngắn hơn so với hiện nay, ai cũng có thể từng là nhân chứng cái chết của bộ phận đáng kể thành viên trong gia đình – ngay từ tuổi ấu thơ. Lao động chân tay nặng nhọc là phổ biến, suy dinh dưỡng, cuộc đời không hề biết đến nghỉ ngơi, cuộc sống đầy mạo hiểm – có thể trở thành nạn nhân của hành vi phạm pháp bất cứ lúc nào.
  3. Một khi nghĩ về tất cả hiện thực đã kể, cuộc sống hiện đại của đa số công dân bình thường tại quốc gia công nghiệp đã phát triển hoặc đang phát triển có thể coi như thiên đàng. Nền y học hiện đại và lối sống lành mạnh hơn làm cho bộ phận khổng lồ trẻ sinh ra có cơ may sống khỏe mạnh, thậm chí đến tuổi già. Thay vì nạn đói,chúng ta đối mặt với vấn đề ngày càng lớn với những hậu quả của tệ béo phì. Liệu chúng ta có hạnh phúc hơn thế hệ tiền bối? Vậy tại sao vẫn gặp quan điểm trái lại cho rằng, thế giới hiện đại làm cho con người bất hạnh và là nguồn gốc đủ dạng thất vọng? Stress phụ thuộc vào tình huống, hay phụ thuộc vào thực tế, chúng ta nghĩ về nó? (Ảnh minh hoạ) Vài điểm yếu… Một trong những giả thiết lý giải con người hiện đại cảm thấy bất hạnh là lý do yếu đuối về tâm lý và vì thế không thể xoay xở với những khó khăn cuộc sống thương nhật. Sự thật, đến mức độ nhất định những thách thức gây căng thẳng có thể dạy chúng ta điều gì đó va nhờ thế chúng ta có thể tự xoay
  4. xở tốt hơn với những vấn đề của tương lai. Bám vào dòng tư duy này có thể cho rằng, trong tương lai những người đã nếm trải những vấp váp ngay khởi đầu cuộc đời, những người cứng rắn hơn đồng loại và nhờ thế bất chấp những khó khăn khách quan lơn hơn so với chúng ta - tối thiểu sự hạnh phúc như chúng ta hiện nay. Tiêc rằng, quy luật , “cái gì hành hạ bạn, đồng thời giúp bạn mạnh hơn” cũng có mặt hạn chế. Những nghiên cứu về chân thương tâm lý stress chỉ ra rằng, trong những thời điểm, khi sự sống và sức khỏe bị đe dọa, hoặc khi tình cờ trở thành chứng nhân những trải nghiệm như thế của người khác, thực tế tất cả đều phản ứng bằng stress mạnh, còn dấu vết những trải nhiệm đó sẽ cả trở nỗ lực tự xoay xở trong tình huống những trải nhiệm cẳng thẳng cực đoan tiếp theo. Sự trợ lý cảm xúc Chúng ta đến nay có thể mạo hiểm tạo cảm giác, stress đương nhiên đồng nhĩa với đau khổ và sẽ là lý tưởng – một khi loại bỏ hoàn toàn stress ra khỏi cuộc sống. Không có nhầm lẫn nào lớn hơn. Thứ nhất, con người thường tham gia một cách có ý thức vào những hình huống mạo hiểm khác nhau, có nghĩa, họ chấp nhận trả giá trải nghiệm stress trong những tình huống như vậy. Thứ hai, trong trường hợp đa số khó khăn hoặc rủi ro chúng ta tự xoay xở tuyệt với và cái giá duy nhất phải trả là chốc lát bực bội hoặc mệt mỏi, để rồi sau đó dễ dàng trở lại trạng thái cân bằng. Không phải lúc nào stress cũng bắt buộc dẫn đến hậu quả trả giá tâm lý. Đối mặt thậm chí những sự kiện rất bi kịch, con người vẫn có thể đề kháng tốt. Khả năng miễn dịch này khác nhau ở mỗi người cụ thể và tùy thuộc cả về cấu trúc tâm lý của chúng ta, cũng như những bối cảnh bên ngoài. Thí dụ trong nghiên cứu về hậu quả của của stress đối với
  5. hoạt động của con người – cả stress mạnh trải nghiệm do hậu quả mất mùa, chúng tôi đã khẳng định, đặc điểm quan nằm ở nguồn gốc khả năng đề kháng lớn hơn, hoặc sự mẫn cảm lớn hơn trong những tình huống như vậy, là sự trơ lỳ cảm xúc. Đặc điểm phụ thuộc vào tính khí và sự dễ dàng con người phản ứng bằng những cảm xúc tiêu cực. Những đặc điểm tính khí khác và rộng hơn, những ca tính, cũng đóng vai trò quan trọng. Stress kéo dài, quá mạnh, mà con người không thể tự xoay xở bất chấp mọi nỗ lực, có thể kéo theo hàng loạt tổn thất tâm lý. Trong số những thiệt hại đó, có tình trạng suy giảm phong độ tâm lý, trầm cảm, những triệu chứng rối loạn gắn với sự gia tăng cảm giác lo sợ và hộ chứng hậu chấn thương tâm lý – trong trường hợp stress cực đoan. Gắn với stress nghiêm trọng kinh niên là tình trạng suy giảm chất lượng hoạt động của hệ miễn dịch –yếu tố đe dọa sự gia tăng của nguy cơ mắc nhiều thứ bệnh. Vậy nên không chỉ tinh thần, mà thể chất con người cũng có thể khổ sở vì stress. Thêm một lần nói về dự trữ Cuối cùng cần trích dẫn câu nói của một lý thuyết gia nổi tiếng về lĩnh vực này: “Cuộc sống vốn bất công”- càng thừa thãi dự trữ vật chất và tinh thần, con người càng hạnh phúc. Những người sở hữu nhiều dạng dự trữ khác nhau (thí dụ, sức khỏe, bạn bè, trình độ học vấn và tiền bạc) ít bị những hậu quả tiêu cực của stress đe dọa, bởi họ có nhiều hơn khả năng xoay xở - một khi xuất hiện rắc rối. Mọi chuyện xảy ra ngược lại với những người nghèo – cả về phương diện của cải vật chất cũng như tinh thần. Trong trường hợp này, câu châm ngôn phương tây “những bất hạnh thường song hành” đã được xác định mức độ chính
  6. xác tuyệt đối bằng kiểm nghiệm khoa học. Một khi sở hữu càng ít dự trữ, con người càng bị đe dọa mất sạch và càng càng khó tự xoay xở với số phận. Vị lý thuyết gia nổi tiếng, GS Stevan Hobfoll đặt tên cho hiện tượng đó là vòng xoáy những mất mát. Hiện tượng đó xuất hiện theo cơ chế: thất bại là khởi thủy hoặc bất hạnh ban đầu sẽ khởi đầu hàng loạt rắc rối tiếp theo. Thí dụ do hậu quả tai nạn có thể bị thất nghiệp, tiêu hết tiền tiết kiệm dẫn đến stress và sau đó căng thẳng vợ chồng, cãi vã và nguy cơ gia đình tan vỡ…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2