intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN .

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời kỳ Lý - Trần, chế độ phong kiến trung ương tập quyền ngày càng được củng cố, quốc gia thống nhất ngày càng được tăng cường về mọi mặt. Tuy nhiên thế lực cát cứ vẫn tồn tại và nhân lúc chính quyền trung ương suy yếu hoặc lợi dụng địa thế hiểm trở của vùng núi xa xôi nổi dậy mưu đồ lập giang sơn riêng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN .

  1. TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN
  2. Trong thời kỳ Lý - Trần, chế độ phong kiến trung ương tập quyền ngày càng được củng cố, quốc gia thống nhất ngày càng được tăng cường về mọi mặt. Tuy nhiên thế lực cát cứ vẫn tồn tại và nhân lúc chính quyền trung ương suy yếu hoặc lợi dụng địa thế hiểm trở của vùng núi xa xôi nổi dậy mưu đồ lập giang sơn riêng. Các triều Lý Trần cũng như triều Lê sau này đã kiên quyết trấn áp, đánh bại các mưu đồ đó, giữ vững giang sơn một mối. Trong việc trấn áp các mưu đồ đó, tuy có lúc phải thực hiện bằng bạo lực, nhưng mặt chủ yếu trong kế sách của các triều đại Lý Trần là thắt chặt sự cố kết dân tộc và củng cố quốc gia thống nhất. Bộ máy Nhà nước được xây dựng với thiết chế ngày càng chính quy và hoàn chỉnh. Đó là bộ máy thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng khi giai cấp phong kiến còn đại diện cho dân tộc thì đó cũng là bộ máy quản lý quốc gia, lãnh đạo công cuộc dựng nước và giữ nước. Bằng một hệ thống tổ chức chặt chẽ, bộ máy đó tập trung quyền lực về triều đình trung ương và khống chế, kiểm soát cả nước. Miền rừng núi rộng lớn của Tổ quốc là một địa bàn chiến lược quan trọng trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Đó là khu vực cư trú của nhiều thành phần dân tộc thiểu số. Các triều Lý Trần rất chú ý địa bàn chiến lược này và áp dụng nhiều chính sách vừa kiên quyết, vừa mềm mỏng nhằm thu phục các tù trưởng thiểu số và tăng thêm sự cố kết dân tộc. Nhà Lý phong chức tước và gả công chúa cho nhiều tù trưởng, biến họ thành quan chức của triều đình và phò mã của nhà vua. Triều đình tôn trọng tục lệ của các dân tộc, giành cho các tù tưởng nhiều quyền hạn, nhưng đòi hỏi phải thống thuộc trong quốc
  3. gia thống nhất và chịu sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Nước Đại Việt lúc bấy giờ đất còn hẹp, dân còn ít, nhưng tồn tại với sức mạnh của một quốc gia thống nhất, một quốc gia tập quyền. Trước họa xâm lăng, sức mạnh đó được phát huy cao độ và chứng minh vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp giữ nước. Để chuẩn bị xâm lược nước ta, nhà Tống (Trung Quốc) đã dùng nhiều thủ đoạn uy hiếp, mua chuộc, dụ dỗ các tù trưởng miền núi phía Bắc, âm mưu phá hủy sự đoàn kết chiến đấu của các dân tộc ta. Nhưng kết quả là các dân tộc thiểu số và hầu hết các tù trưởng của họ đều đứng vững trong hàng ngũ chiến đấu của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của triều Lý. Các đạo quân người dân tộc thiểu số do các tù tưởng Tông Đản, Thân Cảnh Phúc, Hoàng Kim Hãn, Vi Thủ An, Lưu Kỷ đã chỉ huy lập được nhiều chiến công xuất sắc, góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống. Tổng kết thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã thấy rõ sức mạnh của sự đoàn kết từ trên xuống dưới, tạo nên thời cơ thuận lợi để thắng địch, rằng “đời Đinh Lê, trên dưới đồng tâm, lòng dân không ly tán, đắp thành Bình Lỗ mà đánh được quân Tống”, rằng “vua Lý dựng nghiệp, quân Tống xâm chiếm địa giới, lúc ấy dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Liêm đến tận Mai Lĩnh, đấy là có thế lực mạnh”, cho đến “mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vua tôi đồng tâm, anh em hoà thuận, cả nước nhà góp sức nên bị giặc phải chịu bị bắt…” . Trong lúc Tổ quốc lâm nguy, đứng trên cương vị của giai cấp thống trị đương thời, Trần Quốc Tuấn kêu gọi mọi người cứu nước. Trong bài
  4. Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các chính sách thu phục các tướng sĩ: “các ngươi lâu ở dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có áo thì ta cho mặc, không có cơm thì ta cho ăn, quan nhỏ thì ta thăng chức, lộc ít thì ta cấp lương, đi thủy cấp thuyền, đi bộ cấp ngựa; giao cho cầm quân thì cùng nhau sống chết, gọi đến nhà ở thì cùng nhau nói cười” . Ông chỉ ra sự gắn bó quyền lợi của họ với nhà Trần, để họ càng thêm tin tưởng và hăng hái chiến đấu: “…đến lúc bấy giờ thầy trò nhà ta bị trói, đau xót biết chừng nào? Không những thái ấp của ta bị tước, mà bổng lộc các ngươi cũng bị người khác chiếm lấy; không những gia thuộc của ta bị lùa, và vợ con các ngươi cũng bị người khác bắt mất; không những xã tắc, tổ tông của ta bị người khác giày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị người khác bới đào; không những đời nay ta bị sỉ nhục, dù trăm đời sau tiếng nhơ khó rửa, tên xấu mãi còn, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang cái nhơ làm tướng thua trận” . Còn nếu như chiến thắng được kẻ thù thì: “không những thái ấp của ta mãi mãi lưu truyền, mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời được hưởng; không những gia thuộc của ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng được trăm năm cùng già, không những tông miếu của ta được muôn đời tế tự, mà cha ông các ngươi cũng được thờ cúng xuân thu, không những thân ta đời nay đắc chí, mà các ngươi trăm năm sau này tiếng thơm vẫn truyền, không những tên tốt của ta còn mãi, mà họ tên các ngươi cũng được sử sách để thơm” . Như vậy, ông hiểu rất rõ sự thống nhất về quyền lợi là cơ sở thống nhất ý chí, tinh thần giữa vua quan và tướng sĩ, tạo nên thế trận trên dưới một lòng, quyết tâm diệt giặc. Ở đây, chúng ta không phủ nhận trong xã hội có giai cấp, mục đích kháng chiến của vua tôi nhà Trần lúc ấy là muốn bảo toàn lãnh thổ dưới sự thống trị của mình và đặc quyền, đặc lợi đã sẵn có; nhưng
  5. trước nạn ngoại xăm nước mất, nhà tan, quyền lợi của họ với quyền lợi của những người phục vụ họ, cả đến quyền lợi chung của các tầng lớp nhân dân trong nước đều rất quan hệ thân thiết với nhau. Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn đã biết đem quyền lợi đặc biệt của mình hoà hợp chung với quyền lợi của dân tộc, muốn giữ lấy miếu đường xã tắc của tông tộc mình, trước hết phải bảo toàn được lãnh thổ đất nước. Trần Quốc Tuấn vì sự đoàn kết nội bộ lãnh đạo đã chủ động cải thiện quan hệ với Trần Quang Khải. Rõ ràng là mục đích, yêu cầu trong cuộc đánh giặc cứu nước của vua tôi nhà Trần là hợp với nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân nên được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ. Lệnh kháng chiến vừa phát ra, các vương hầu đều sẵn sàng đem những đội quân bản bộ của những thái ấp ra chống giặc. Hội nghị Diên Hồng mà đại biểu của nó là các phụ lão trong nước điều kiên quyết kháng chiến. Quân lính thích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay. Đồng bào dân tộc lập công giết giặc. Đầu thế kỷ XV, Hồ Quý Ly vì không giữ gìn và phát huy được sức mạnh đoàn kết thống nhất của dân tộc nên cuộc kháng chiến chống Minh bị thất bại. Nhưng sau đó Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã nhanh chóng khắc phục những sai sót của nhà Hồ, đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đến thắng lợi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2