intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu phong cách thiết kế Eco trong không gian nhà ở

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày thiết kế nội thất, phong cách Eco được áp dụng rất nhiều trong thiết kế nhà ở với đặc trưng nổi bật là sử dụng dòng vật liệu tái chế, tái sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí, hoặc những dòng vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên mang lại tính bền vững và khả năng tái sử dụng cao. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu phong cách thiết kế Eco trong không gian nhà ở

  1. TÌM HIỂU PHONG CÁCH THIẾT KẾ ECO TRONG KHÔNG GIAN NHÀ Ở Nguyễn Thị Huế Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hòa TÓM TẮT Phong cách nội thất Eco hay còn gọi là xu hướng thiết kế sinh thái, là một phong cách kêu gọi lối sống thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao với môi trường, bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Trong thiết kế nội thất, phong cách Eco được áp dụng rất nhiều trong thiết kế nhà ở với đặc trưng nổi bật là sử dụng dòng vật liệu tái chế, tái sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí, hoặc những dòng vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên mang lại tính bền vững và khả năng tái sử dụng cao. Nội thất xu hướng Eco luôn tạo ra được nét đẹp tự nhiên nhờ bàn tay khéo léo của người thợ thủ công để không gian sống luôn trở nên gần gũi, tiện nghi và thân thiện với môi trường. Từ khóa: Công trình nhà ở, cải thiện tâm trạng, phong cách thiết kế Eco, thân thiện với môi trường, tính thẩm mỹ. 1 TỔNG QUAN 1.1 Phong cách Eco là gì? Eco là cái tên bắt nguồn từ thuật ngữ ‚oekologie‛ được nhà sinh học người Đức Ernst Haeckel nghĩ ra năm 1866 dựa trên từ gốc Hy Lạp là ‚oikos‛ (mang nghĩa ‚trong nhà‛) và ‚logos‛ (mang nghĩa ‚môn khoa học‛, hay ‚môn khoa học nghiên cứu ngôi nhà tự nhiên‛. Thuật ngữ này là nguồn gốc của tên gọi cho bộ môn sinh thái học ‚ecology‛ trong nhiều ngôn ngữ phương Tây một môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật sống và tự nhiên. Phong cách Eco xuất hiện vào những năm đầu Thế kỷ 20 trong hội họa với những họa sĩ nổi tiếng như Pablo Picasso, Georges Braque… Tới cuối Thế kỷ 20 phong cách này mới trở nên phổ biến trên các lĩnh vực của đời sống, trong đó có ngành thiết kế nội thất với những đặc trưng thú vị quyết định chủ yếu bởi yếu tố thiên nhiên. Bước sang Thế kỷ 21, Eco vẫn được rất nhiều người ưa chuộng, bởi phong cách Eco có thể hội tụ đủ những yếu tố mà kiến trúc bền vững yêu cầu, nhờ khả năng tái sử dụng của vật liệu thiết kế. Bên cạnh đó cuộc sống hiện đại như ngày nay, khi công nghiệp hóa hiện đại hóa đang ngày càng phát triển, kéo theo vấn đề khói bụi, ô nhiễm không khí,... Vì vậy, có không ít người lại thường tìm về cảm giác bình dị, giản đơn, sống gần gũi với thiên nhiên như một cách cải thiện sức khỏe. Do đó, việc ứng dụng phong cách thiết kế Eco vào không gian nhà ở vừa giúp sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả và hạn chế gây tác động xấu đến môi trường, vừa đưa ra một số giải pháp về chất liệu, màu sắc, không gian, ánh sáng,… và đặc biệt là cây xanh để cải tạo không gian sống. 502
  2. 1.2 Đặc trưng Phong cách thiết kế Eco được hình thành dựa trên: Không gian, màu sắc, vật liệu, ánh sáng, trang trí với cây xanh, đó những yếu tố hình thành lên một phong cách thiết kế, một không gian thiết kế. Không gian: Bản chất của phong cách Eco là khoảng không gian mở. Vì vậy, nên giảm số lượng đồ nội thất, chỉ giữ lại những vật dụng thật sự cần thiết. Việc kết hợp yếu tố ánh sáng với không gian mở không có vách ngăn giữa các không gian có chức năng giúp cho không gian nhà trở nên rộng rãi hơn. Màu sắc: Eco thường sử dụng các tông màu đơn sắc nhẹ để tạo cảm giác thân thiện cho không gian được thiết kế. Tông màu cơ bản của Eco thường là màu trắng, bên cạnh đó cũng có thể sử dụng những tông màu như: be, và màu pastel mềm mại, màu xanh nhạt. Nếu muốn tạo một không gian ấm áp hơn, không nên sử dụng màu: cam, đỏ, vàng bởi vì nó quá nóng, thay vào đó có thể sử dụng những màu pha loãng của chúng, màu vàng mềm hoặc màu be ấm. Và đặc biệt khi nhắc đến Eco không thể không nói đến màu chủ đạo của nó – màu xanh của lá cây, bằng việc thêm một vài chậu cây hoặc một mảng tường màu xanh vào không gian nội thất để tạo điểm nhấn cho căn phòng. Hình 1: Không gian trong phong cách thiết kế Eco Hình 2: Màu sắc trong phong cách thiết kế Eco Vật liệu: Những yêu cầu đối với một không gian theo phong cách Eco là nội thất được tạo nên bởi các vật liệu tự nhiên và sinh thái. 503
  3. Gỗ: Nếu muốn chọn đồ nội thất làm từ gỗ mà không ảnh hưởng đến môi trường, hãy tìm gỗ được chứng nhận FSC. FSC là viết tắt của Hội đồng Quản lý rừng, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy quản lý rừng. Mây, tre, nứa: Tre nứa cũng là một loại vật liệu bền vững, vì nó phát triển nhanh, tái tạo nhanh, cần ít năng lượng để sản xuất hơn gỗ, nó bền và linh hoạt. Đặc biệt vì nó có thể tái chế và phân hủy sinh học. Nhựa tái chế, kim loại, và một số vật liệu khác: Có thể tha hồ sáng tạo đồ nội thất bằng vật liệu tái chế. Để làm được điều đó cần sự kiên trì và một chút khéo tay. Vải tự nhiên cho hàng dệt gia dụng: Vỏ bọc của đồ nội thất cũng nên được làm từ các vật liệu tự nhiên: lanh, bông, satin và len. Vì nó tạo cảm giác thỏa mái cho người sử dụng và rất an toàn cho sức khỏe. Hình 3: Vật liệu trong phong cách Eco Ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong hầu hết phong cách thiết kế nội thất, và Eco cũng không ngoại lệ. Với phong cách này ánh sáng chủ yếu được lựa chọn là ánh sáng tự nhiên, chúng được lấy từ những khung cửa sổ lớn, giếng trời, vì vậy nên sử dụng cửa làm bằng kính. Bên cạnh đó ánh sáng nhân tạo cũng không thể thiếu, nên sử dụng đèn tiết kiệm điện. Và đây cũng là lý do mà chúng ta nên sử dụng màu trắng cho tường và trần để bề mặt phản chiếu cũng giúp tạo ra ánh sáng tốt. Hình 4: Ánh sáng trong phong cách Eco 504
  4. Trang trí với cây xanh: Cây xanh đóng một vai trò quan trọng trong tự nhiên, chúng có khả năng điều hòa không khí, tạo khí ôxy và có rất nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải cứ đưa cây xanh vào không gian nội thất thì sẽ trở thành một thiết kế xanh. Chúng ta phải biết lựa chọn loại cây một cách hợp lý cho từng không gian nội thất. Bởi không gian bên trong nhà đặc biệt là những căn nhà ở đô thị có khoảng không gian khá hẹp, do đó luôn thiếu khối tích và lượng nắng gió cần thiết để cây thực hiện quá trình quang hợp. Dẫn đến thiết dưỡng khí và trở nên ngội ngạt hơn. Một số gợi ý về cây xanh nên trồng trong nhà: Cây lưỡi hổ, tuyết tùng, lan ý, cây trầu bà, dương sỉ,... Hình 5: Cây xanh trong phong cách Eco 2 ỨNG DỤNG PHONG CÁCH ECO TRONG CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU 2.1 Ngôi nhà sinh thái Soleta (Solate zeroEnergy) Là một khái niệm mới về nhà sinh thái được phát triển bởi Quỹ Justin Capra for Unventics and Sustainable Technologies (FITS). Mẫu nhà thử nghiệm này được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc lớn, tọa lạc tại Romania. Solate là một ngôi nhà linh hoạt, thân thiện với môi trường, có giá thành phải chăng và mức tiêu thụ điện năng tối thiểu với thiết kế đẹp mắt, sử dụng vật liệu tự nhiên có sẵn, chủ yếu là gỗ đối với toàn bộ sàn nhà, khung nhà. Bao quanh nhà là kính để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Ngôi nhà sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như năng lượng địa lý, năng lượng mặt trời, gió và nước. Ngoài ra, nó còn có tính năng sử dụng nguồn năng lượng thông thường khi nguồn năng lượng tái tạo không có sẵn. 505
  5. Hình 6: Ngôi nhà Solate Hình 7: Vật liệu gỗ trong không gian 2.2 Công trình Alexandria House Đây là một công trình nhà nhỏ với hệ sinh thái có thể tự cung tự cấp năng lượng sinh hoạt tọa lạc tại Sydney, Úc. Ngôi nhà sở hữu đầy đủ các tính năng bền vững, hệ sinh thái nhà ở như sân trung tâm đầy cây xanh, những khoảng vườn thẳng đứng, hệ thống thủy canh aquaponics, hệ thống lọc mưa và thậm chí là chuồng gà. Alexandria House có diện tích tuy nhỏ nhưng sở hữu đầy đủ không gian giải trí, không gian làm việc tại nhà và có thể mở rộng khoảng sử dụng bất cứ khi nào. Đó là nhờ việc sử dụng các món đồ nội thất thông minh và linh hoạt của KTS. Điều đặc biệt là bên trong Alexandria House có một khoảng sân trung tâm, tạo ra được khoảng thông gió, cung cấp toàn bộ ánh sáng tự nhiên cho khu vực ở trong, giúp nhà mát mẻ hơn vào mùa hè. Sự kết hợp giữa vật liệu kính, gỗ và mảng xanh đã giúp Alexandria House có được một hệ sinh thái trong nhà bất chấp sự hạn chế về diện tích - điều mà rất nhiều công trình trong thành phố đang thiếu. Hình 8: Căn nhà sinh thái Alexandria House Hình 9: Chiếc cổng ‚xanh‛ đặc biệt của Alexandria House 506
  6. Hình 10: Khu vườn rau và chuồng gà Hình 11: Tấm mặt trời cung cấp năng lượng điện sạch cho toàn bộ hoạt động trong nhà 3 KẾT LUẬN Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, khi môi trường sống của con người đang ngày càng bị đe dọa, xu hướng tìm về thiên nhiên hay tìm cách tạo ra môi trường sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên là vấn đề ngày càng cấp thiết. Hơn nữa, trong thời đại của sự cải cách và phát triển công nghiệp như hiện nay, hầu hết những căn hộ, nhà ở đều bị bê tông hóa, người ta ít cảm thấy các nhân tố của tự nhiên. Và phong cách Eco, với phương châm ưu tiên sự tối giản và sử dụng các vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc được tái chế lại sử dụng nhiều lần, ngày càng được xem là xu hướng sinh thái xanh của toàn cầu. Chính sự pha trộn kết hợp giữa các nhân tố tự nhiên và nhân tạo đã đem đến những công trình thiết kế nội thất với những ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo. Nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo các không gian nội thất với phong cách Eco giúp nhà thiết kế ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ không gian sống tự nhiên, có ý thức gắn kết con người và thiên nhiên, góp phần làm cho cuộc sống bình dị hơn, tươi mát hơn mà không kém phần thẩm mỹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Kiều Oanh (2018). Tìm hiểu phong cách Eco trong thiết kế nội thất căn hộ hiện đại. . Truy cập ngày: 11/05/2020. [2] Small Design Ideas (2015). Ecodesign interior design style. . Truy cập ngày: 11/05/2020. [3] V – Home (2018). [Kiến thức] Phong cách Eco trong thiết kế nội thất. . Truy cập ngày: 11/05/2020 [4] Lý Minh Hải (2019). Xanh trong nhà ở - không đơn giản. . Truy cập ngày: 1/05/2020. 507
  7. [5] Hoàng Minh theo Homeworlddesign) 2018). Bên trong ngôi nhà sinh thái đẹp nhất thế giới.< https://kienthuc.net.vn/nha-dat/ben-trong-ngoi-nha-sinh-thai-dep-nhat-the-gioi- 1093111.html#p-4>. Ngày truy cập: 11/05/2020. [6] Eva (2013). Thèm mát, ta tìm đến nhà sinh thái.. Truy cập này: 11/05/2020. 508
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2