intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu phong tục cưới hỏi của người Si La ở Lai Châu: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Lễ cưới của người Si La ở Lai Châu" bao gồm các nội dung chính sau đây: người Si La ờ Lai Châu và quan niệm vê cưới hỏi; diễn trình của nghi lễ cưới hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung cuốn sách tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu phong tục cưới hỏi của người Si La ở Lai Châu: Phần 1

  1. LIẼN HIỆP CAC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THlỂl) s ố VIỆT NAM ĐOẢN TRÚC QUỲNH LẼ CƯỚI CỦA NGƯỜI SI LA Ở LAI CHÂU NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
  2. LIÊN H ẸP CÁC HỤI VẤN HỌC NGHẸ THUẬT VIỆT NAM I H Ộ I VÃN H Ọ C N C I I K T H U Ậ T C Á C DÂN T Ụ C T l i l k l í S Ỏ V I Ệ T NAM ĐOÀN TRÚC QUỲNH LỄ cưứl CỦA NGƯỜI SI LA ở LAI CHÂU Giói thiệu văn hóa dân gian NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
  3. ĐÈ ÁN BẢO TÒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÁC PHÀM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIÉU SÓ VIỆT NAM Cố vấn Ban Chỉ đạo: Nhà thơ Hữu Thỉnh Chu tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam BAN CHỈ ĐẠO 1. Nhà văn Tùng Diến (Trần Quang Điến) Trướng ban 2. Nhà nghiên cứu, TS. Đoàn Thanh Nô Phó Trướng ban 3. TS. Trịnh Thị Thủy Phó Trướng ban 4. N hạc sĩ N ô n g Q uốc B ình Uy viên kiêm Giám đốc 5. G S.T S. N g u y ễn Xuân Kính Uy viên 6. P G S.T S. Lâm Bá N am Uy viên 7. ThS. Vũ C ôn g Hội Uy viên 8. T hS. Phạm Văn Trường Uy viên 9. ThS. N g u y ễn N g u y ên Uy viên 10. ThS. N g u y ễn N g ọ c B ích ủ y viên Giám đốc Nhạc sĩ Nông Quốc Bình
  4. LỜI GIỚI THIỆU 7 r y ban toàn quôc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mái nhà chung của các Hội Văn học nghệ thuật cả nước. Liên hiệp gồm 74 tổ chức thành viên với trên 45.000 hội viên là văn nghệ sĩ thuộc các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam đã có hơn một nghìn hội viên, trong đó gần 600 hội viên là người dân tộc thiểu số hoạt động tại 34 tổ chức cơ sở và các chi hội, tỉnh thành hội trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có hàng nghìn công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được sưu tàm, nghiên cứu, biên dịch, sáng tạo. 7
  5. Bộ sách này là một phần của Đe án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phâm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam”, với mục tiêu là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhăm bảo tôn, phát huy giá trị tác phâm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiêu sô Việt Nam; quảng bá di sản văn hóa các dân tộc thiêu sô Việt Nam với bạn bè thế giới; góp phân xây dựng nên văn hóa Việt Nam ticn tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đây tiến trình đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước và hội nhập quốc tế; bổ sung nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi, giao lưu và phát triển văn hóa giữa các tộc người, nhân dân trong và ngoài nước, với cộng đồng quôc tê. Bộ sách là kểt quả từ kho tài liệu hàng nghìn công trình, tác phẩm đã được nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch, sáng tạo qua nhiêu thế hệ tác giả, nghệ nhân, hội viên của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong quá trình thực hiện bộ sách, Ban Chi đạo mong nhận được góp ý của quý bạn đọc gần xa. TM. BAN CHỈ ĐẠO TRƯỜNG BAN Nhà vãn Tùng Điên Phó Chù tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Vãn học nghệ thuật Việt Nam 8
  6. LẺ CƯỚI CÙA NGƯỜI SI LA Ồ LAI CHÂU MỎ ĐẦU Ị V | gười Si La ở Mường Tè có hơn 600 người, hiện nay là một trong những dân tộc có số người ít nhất nước ta; cư trứ tập trung chủ yếu tại xã Can Hồ và rải rác hơn chục khẩu tại thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Mặc dù, cư trú trên địa bàn đồi núi hiểm trở, đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhicn cùng với quá trình lao động, sản xuất cúa dân tộc mình, người Si La đã góp phần to lớn vào quá trình phát triên cũng như làm phong phú thêm bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam. Do việc tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của người Si La, đặc biệt là phong tục cưới xin truyền thống là một việc vô cùng quan trọng, bởi nó không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ về văn hóa tộc người mà còn góp phần báo lưu một phần giá trị văn hóa đặc sắc của tộc người Si La. Hiện nay, nhiều tập tục của người Si La đang bị mai một nghiêm trọng do xu hướng hòa tan giữa các 9
  7. LẺ CƯỚI CỦA NGƯỜI SI LA Ớ LAI CHÂU nhóm dân tộc quá ít người với nhóm tương đối đông xung quanh. Thực trạng trong cộng đông người Si La chỉ còn một số ít nghệ nhân còn nam gần như đầy đii tập quán và các nghi lễ cưới cùa đồng bào, các nghệ nhân đã lớn tuổi và không có thế hệ trẻ kế cận khiến cho vấn đề bảo lưu giá trị văn hóa càng trở lên cấp bách. Vì vậy, công trình nghiên cứu “Le cưới của người S i La ở Lai C hâu” sẽ cung cấp thông tin tư liệu về các bước tiến hành tổ chức lễ nghi truyền thống, quan niệm cùa người Si La về cưới hỏi, những vấn đề liên quan và đánh giá một phần những biến đổi trong nghi lễ cưới hỏi hiện nay cũng như nguyên nhân của thực trạng. Ngoài phần mở đầu và kết luận, công trình nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Người Si La ờ Lai Châu và quan niệm vê cưới hỏi. Chưưng 2: Diễn trình của nghi lễ cưới hỏi. Chương 3: Trang phục và ẩm thực trong đám cưới. 10
  8. LẺ CƯỚI CỦA NGƯỜI SI LA Ớ LAI CHÂU Chương 1 NGƯỜI SI LA Ở LAI CHÂU VÀ QUAN NIỆM VÈ CƯỚI HỞI 1.1. Giói thiệu về ngưòi Si La ở Lai Châu /. /. /. Tên gọi, nguồn gốc tộc người, dân sổ Người Si La là một trong những dân tộc ít người nhất ở Việt Nam, là dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, với nhiều tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam, người Thái gọi người Si La là Txạ, X á; đây là tên gọi mà người Thái chỉ các dân tộc làm nương đốt; hoặc là Khò pẻ, tức là người mặc váy quẩn ra phía sau, đê phân biệt với phụ nữ Thái mặc váy quấn ở phía trước. Ớ Lào, người Si La được gọi là Si La, Si Đa, Khư hay Lào Xủng. Người Si La tự gọi là Cú De Tsừ. Ngoài ra họ cũng có tên tự gọi là Khờ Pưứ (khờ có nghĩa là người, pướ có nghĩa là cho, tức là "người khác cho gì thì đút
  9. LẺ CƯỚI CỦA NGƯỜI SI LA Ớ LAI CHÂU vào tú i"). Cũng có khi họ tự gọi là Khò’ Pưứ Pờ Mạ - Mạ có nghĩa là người nhưng thiên về tính nừ. ớ Lào họ tự gọi là Cù Gò' Mạ. Si La là tên gọi phổ biển, tương đối thống nhất ở Lào và Việt Nam. Sau quá trình xác định thành phần dân tộc được tiến hành trong những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã đề nghị coi đây là tộc danh chính thức. Từ đó tên gọi Si La được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp lý1. 1.1.2. Nguồn gốc tộc người Si La Nguồn gốc lịch sử tộc người Si La có quan hệ với những bộ lạc thuộc khối Côn Minh thời Tần Hán, Man thoán thời Tam quốc - Tấn, một thành viên của tộc người cấu thành nước Nam Chiểu và Đại Lý, vốn tụ cư ở lưu vực sông “Ly Shè” (thượng nguồn sông Hồng) vê sau đã thiên di dần về phía Nam đến các vùng Tây Nam bộ Vân Nam ngày nay, rồi từ đây đi cư sang Bắc Lào và có thể khoảng giữa thế kỷ XVIII một bộ phận sang Tây Bắc nước ta. Điểm đầu tiên họ đặt chân đên là Mường Tùng, Mường Phọ thuộc Lai Châu, bao gồm thành viên của các họ: Họ Hù, họ Pờ, họ Lỳ, họ Lý. họ Giàng. Trong đó có họ Pờ và họ Hủ 1. Viện Dân tộc học, Dân tộc Si La ớ Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, 2 00]; tr 17. 12
  10. LẺ CƯỚI CÚA NGƯỜI SI LA Ớ LAI CHÂU là đông hơn cả. Từ Mường Tùng, Mường Phọ về sau đã thiên di sâu vào nội địa Lai Châu đến đầu suối Nậm Lay (Mường Lay) rồi sau đó mới di cư đến Mường Mô, Nậm Hạ, Nậm Lọ thuộc Mường Tè (Lai Châu) hiện nay. Khi đến Mường Tè người Si La còn sống ớ lưng chừng núi cao sau đó do quá trình du canh du cư, họ đã dịch chuyển về vùng thấp. Nơi di chuyên cuối cùng là ba bản Seo Hai, Sì Thau Chải (Mường Tè - Lai Châu) và bản Nậm Xin (Mường Nhé - Điện Biên)2. Theo lời kể cùa ông Pờ Chà Nga3: “Dân tộc Si La có nguồn gốc từ Tây Tạng - Trung Quốc - thủ phú Lạt Lay Lạt Ma, nơi họ sinh sổng có tên là La Xa, tới nay người Si La vần còn lưu truyền câu ca “Ao tự La Xa quạ, cỏm Mồ ly quạ” có nghĩa là “con người sinh ra và thành người Si La là ớ La Xa, lập thành làng bản xóm thôn là ở Mồ Ly”. Từ La Xa do điều kiện cuộc sống khó khăn nên người Si La di cư sang sinh sổng tại Mồ Ly - đất 2. Ma Ngọc Dung, Văn hóa Si La, Nxb Văn hóa dàn tộc, 2000, tr 33, 34. 3. Ong Pờ Chà Nga: Người dân tộc Si La, sinh năm 1952, nguyên cán bộ xã Can Hô huyện Mường Tè tinh Lai Châu, hiện nay đang sinh sông tại bán Seo Hai xã Can Hồ - là người am hiếu nhiều phong tục tặp quán và rãt tàm huyêt giữ gìn và phát huy bàn săc vãn hóa người Si La. 13
  11. LẺ CƯỚI CUA NGƯỜI SI LA Ớ LAI CHÀU nước Lào; Tại Mồ Ly, người Si La chọn nơi đất có một “cái mộ” - là mối đất rất cao, to, sừng sừng, người Si La thấy như mình được bảo vệ an toàn nên mới tụ cư tại đây (hiện nay tại Viêng Chăn thu đô nước Lào vẫn còn rât nhiều người Si La sinh sông). Tại Mồ Ly cũng thường xuyên xảy ra chiến tranh, người với người bóc lột nhau; người con trai bắt đầu lớn lên, biết cầm con dao, biết cầm cái nó sẽ bị bắt đi phu đi lính, không chịu được áp bức bóc lột của phong kiến, người Si La mới bò bản cũ chạy đi tìm nơi ớ mới. Khi chạy trốn, người Si La không quên mang theo tổ tiên để thờ (gọi là pu kì), tên gọi “ k ì ” pu ngày đó cũng chính là tên gọi cho cổng bản bây giờ, từ trước tới nay người Si La vẫn vừa có bàn thờ tổ tiên, vừa thờ cúng ớ cổng làng (gọi làp ừ lạ cớ). Khi chạy dạt sang địa danh gọi là Phù Hoa (ranh giới giữa hai nước Lào - Việt Nam); nơi đây, một người phụ nữ mang thai đến ngày sinh nở đã sinh hạ một bé trai trên đường chạy trốn khởi bọn phong kiến đuối bắt, đặt tên là Chà Pho (người đàn ông này sau mang họ Lỳ và sống thọ hơn 100 tuổi); trên đường chạy trốn, người Si La mới bàn nhau, trên đường đi không được chặt các cây trên rừng, chỉ được chặt cây chuối, cây chuối sáng đi qua chặt, thì chiều cây chuôi 14
  12. LẺ CƯỚI CUA NGƯỜI SI LA Ớ LAI CHÂU non đã mọc lên có thể sẽ giúp đánh lạc hướng quân lính tìm bắt. Đội lính bắt bớ truy lùng đoàn người trong rừng, họ đuổi gần tới mức chi cần nói to tiếng, đoàn người chạy trốn cũng có thể nghe thấy, họ lo lẳng đã bị đuổi sát, mọi người lẩn trốn và nghe những tên lính nói chuyện “người ta đi xa rồi, những cây chuối bị chặt đã mọc lại dài rồi” nên họ không về đuổi nữa. Đoàn người chạy sang Việt Nam đã trốn thoát. Đoàn người đi tiếp, đi qua một con suối, cổng làng (pu kì) trôi dạt theo người Si La từ đầu nguồn về tới cuối nguồn con suối, người Si La vớt cống và thờ cúng cổng bản bên Việt Nam. Người Si La ở Can Hồ nghĩ ràng có thể bên kia chỗ La Xa không còn cổng làng nữa, bởi người giữ cổng làng của dân tộc Si La cũng đã chạy dạt sang Lào rồi chạy sang Việt Nam, cổng bản đã đi theo ông quản - thầy cúng cổng rồi nên có thể bên đó không còn thờ cúng cổng bản nữa. Người Si La nhặt cổng bản về Việt Nam rồi làm cổng, thờ cúng ở bên này. Tại Việt Nam, người Si La chọn ở Phù Hoa, Mường Tùng, Lai Châu - khu vực này đất rộng mênh mông, rừng nhiều, nhưng người Si La luôn sợ sệt, sợ bóc lột khi cùng sinh sống với người Thái ở nơi đây từ trước, rồi họ lại di chuyển sang bản có người Mông sinh sống, do di cư, cuộc sống bấp bênh, ăn ngủ không đủ, đi lại muỗi rừng đốt 15
  13. LẺ CƯỚI CUA NGƯỜI SI LA Ớ LAI CHÀU nhiều nên tới bản Mông người Si La liên tục ốm đau, họ cho rang nguyên nhân ốm đau là do không hợp đất nên chuyên nơi ờ mới. Họ chọn định cư tại đầu suối Nậm Hạ rồi lại chạy dạt sang Ca Tý Khờ Mớ huyện Mường Tò (núi Ca Tý), khu vực này là đồi không có nước nên cả bán lại chuyên sang bản Lo Le (bán có hòn đá trượt), người Si La ớ đây được một thời gian lâu dài, rồi con người cũng sinh bệnh ốm đau, canh tác không được, không có gì đê ăn - họ chạy sang Nậm Lọ ờ chung với người Hà Nhì nhưng “người Hà Nhì hay đôi lôi cho người dân tộc Si La ” ở với nhau được hơn chục năm, người Si La luôn phải chịu nhiều thiệt thòi khi bị người Hà Nhì đổ lỗi; người Hà Nhì hay làm “ma chải”, “ma chò” chết nhiều người Si La - người dân bản một lần nữa lại phải bỏ bản cũ tìm nơi ở mới, họ chạy sang núi Seo Hải - eo biển nhó - sống, một thời gian có tin đồn tại hồ Seo Hải có ma - người Si La lại chạy lên tít đầu nguồn suối Hò Hò, từ đó cổ định khoảng những năm 1937 - 1938. Họ cũng tưởng rằng nơi đây sẽ là nơi ớ mãi mãi nhưng sau đó một số người Si La dạt sang đầu nguồn suổi Voi - Lú Phú À Dứ (thuộc bản Seo Chải - gọi là bản Sì Thau Chái bây giờ). Cuối cùng một nhóm ơ Sì Thau Chải cũng chia làm nhiều nơi sinh sống lúc thì ớ Lú Phú À Dứ, lúc 16
  14. LẺ C ư ớ i CUA NGƯỜI SI LA Ớ LAI CHÂU thì vào Tá Ngó lúc thì vào Mi Khe Mi Lý,... người Si La vẫn chưa ôn định làng bản; lúc này bên kia sông Đà - bản và ruộng nước của người Thái đã cố định tại Seo Hải và Seo Chải. Năm 1959, sau khi giải phóng đất nước, cải cách ruộng đất, ruộng nước của người Thái được chuyển đổi sang cho người Si La canh tác, từ những năm 70, sử dụng tư liệu sản xuất của người Thái và người Hà Nhì, người dân vào hợp tác xã sản xuất, nhà ông Pờ Chà Nga là người đầu tiên có trâu nộp vào hợp tác xã, nộp tư liệu sản xuất. Các con được đi học, thầy cô giáo miền xuôi lên dạy học, cuộc sống của người Si La ổn định tại bản Seo Hải (eo biển nhỏ), giờ gọi tên bản là Seo Hai - do đọc chệch từ hai tiếng Seo Hải thành tên của bản hiện nay. Có thời gian, một bộ phận người dân ờ bản Seo Hai dạt sang Mường Nhé (Điện Biên) định cư bên đó, nguyên nhân di cư của nhóm người này thì hiện nay chưa rõ. Như vậy, có thể nhận định rằng người Si La di cư sang Việt Nam cách đây hơn 100 năm, sau một quá trình lâu dài họ đã tìm được mảnh đất định cư như bày giờ, người Si La hiện nay đã ổn định cuộc sống, định cư phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa l iêng cua dân tộc mình. 17
  15. LẺ CƯỚI CUA NGƯỜI SI LA ơ LAI CHÁU 1.1.3. Dân số Hiện nay, cộng đồng người dân tộc Si La tinh Lai Châu sinh sống ớ huyện Mường Tè tập trung tại 2 bản Seo Hai và Sì Thau Chải, theo số liệu tong hợp đến 31/12/2017 cua Phòng Dân tộc huyện Mường Tè tinh Lai Châu, người Si La ớ Mường Tè có 139 hộ, với 596 nhân khâu. Ớ Điện Biên, sau khi chia tách tỉnh, Điện Biên chỉ còn duy nhất một bản có đồng bào Si La sinh sống, đó là bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé. Theo tài liệu ghi chép và qua lời kề của một số người cao tuổi sống ở Nậm Sin, vào năm 1973, một nhóm người Si La ở bàn Seo Hai và Si Thau Chải (xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) đã di dời và đến định cư tại bản Nậm Sin, xã Chung Chải như ngày nay. Theo số liệu cua phòng Dân tộc tỉnh Điện Biên, tính đến hết năm 2017, dân tộc Si La tại bản Nậm Sin có 51 hộ, 230 nhân khẩu, gồm có các họ chính như: Lỳ, Hù, Pờ. 1.1.4. Kinh tế truyền thống Kinh tế truyền thống của người Si La là trồng lúa nương và thả rông gia súc. Canh tác du canh, phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên nên thu nhập bâp bênh. Người Si La ơ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, 18
  16. LẺ CƯỚI CÚA NGƯỜI SI LA Ớ LAI CHÂU trong những năm gần đây, được sự đầu tư và quan tâm của nhà nước, cuộc sống định cư xuống vùng thấp ven Sông Đà, từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhà nước chuyển ruộng nước của người Thái sang cho người Si La, cử cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cho bà con cách canh tác lúa nước và trồng trọt, chăn nuôi nên đời sống đã được nâng cao hơn nhiều so với trước kia. Tuy vậy đời sống của họ còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn... Nương rẫy là hoạt động kinh tế quan trọng nhất của người Si La. Nương rẫy thường nhỏ, dốc nên khi canh tác đất đai dễ bạc màu, bị rừa trôi, cứ sau hai, ba vụ đất xấu bà con lại chuyển cư tìm đến nơi ở mới khai phá tạo nên những mảnh nương mới để trồng trọt, vì điều kiện canh tác như vậy, nên hiện tượng du canh, du cư thường xuyên diễn ra. Sau gần chục năm những mảnh nương bị bỏ hoang sẽ được người dân tái sử dụng có thể là nhóm người khác hoặc chính những người đã bỏ đi quay lại canh tác. Với những địa hình bằng phẳng, thuận tiện đi lại bà con cũng sử dụng lâu dài hơn để trồng lúa, ngô, sắn, mỳ rồi các loại rau, đậu, bí. Nương dốc gieo bàng cách chọc lỗ tra hạt, gieo từ chân nương lên đinh nương, đối với nương tương đổi bàng phăng người dân cuốc đất và gieo vãi, có thể vãi giống đều trên mặt đất hoặc tạo 19
  17. LẺ CƯỚI CUA NGƯỜI SI LA Ớ LAI CHÂU luống gieo rồi lấp đất lên. Nương mới dành toàn bộ cho việc trông lúa, nương cũ thì ngoài trồng lúa sẽ xen canh một số cây rau, màu khác. Kinh tế nương rẫy phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, vụ mưa nắng thích hợp cho cây phát triển thì bà con được mùa, vụ nào khô hạn, gió bão thì mất mùa, bà con lại khai thác củ mài, củ nâu,... làm lương thực. Sống với rừng, khai thác các nguồn lợi từ rừng và bảo vệ rừng là một trong nhiều tri thức dân gian vô cùng quan trọng và đầy ý nghĩa của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Người Si La cũng như các tộc người khác sổng với rừng đều thông thạo trong việc khai thác các nguồn lợi thiên nhiên như đào, bới, hái, lượm lặt, săn bắt, đánh cá,... đây là một hình thái kinh tể cổ quan trọng trong đời sống vật chất của người Si La bởi nền kinh tế nương rẫy bấp bênh theo thời tiết, diện tích trồng cấy manh mún, mất ổn định luôn không đảm bảo về nguồn lương thực trong năm. Chăn nuôi gia cầm như gà, lợn, ngan được coi là hình thức chăn nuôi truyền thống và lâu đời nhất, bởi người Si La du cư nên việc chăn nuôi đại gia súc rất ít. Chăn nuôi mang tính chăn thả rông, ít chăm sóc; hàng ngày cho gia cầm ăn thêm sắn, ngô, chuối, bí,... chăn nuôi lấy thịt để cúng bái là chính nhưng sản lượng cũng không ôn định. Sau khi định canh, định 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2