Tìm hiểu “tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo điều 260 Bộ luật Hình sự qua các vụ việc mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông
lượt xem 5
download
Bài viết Tìm hiểu “tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo điều 260 Bộ luật Hình sự qua các vụ việc mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông góp phần giúp bạn đọc nhận diện những dấu hiệu cơ bản cấu thành “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo điều 260, Bộ luật Hình sự năm 2015 qua các vụ việc mở cửa xe ô tô gây tai nạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu “tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo điều 260 Bộ luật Hình sự qua các vụ việc mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông
- TÌM HIỂU “TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ” THEO ĐIỀU 260 BỘ LUẬT HÌNH SỰ QUA CÁC VỤ VIỆC MỞ CỬA XE Ô TÔ GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG ThS. Đoàn Công Thức Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT: Bài viết này góp phần giúp bạn đọc nhận diện những dấu hiệu cơ bản cấu thành “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo điều 260, Bộ luật Hình sự năm 2015 qua các vụ việc mở cửa xe ô tô gây tai nạn. Dựa trên các vụ việc thực tế, Tác giả phân tích các quy định của pháp luật có liên quan đến các tình huống mở cửa xe không đảm bảo an toàn gây tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông cùng chiều phía sau. Bài viết cũng đề cập đến các hình phạt đối với các chủ thể vi phạm như là một lời nhắc nhở về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Từ khóa: Giao thông, đường bộ, mở cửa xe, tai nạn, điều 260 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau một đoạn đường di chuyển hay một chuyến hành trình, cả lái xe và người ngồi trên xe phải di chuyển ra khỏi xe. Mở cửa xe và bước xuống, một chuyện rất nhỏ, rất hiển nhiên đơn giản đối với người đi trên ô tô nhưng nếu không cẩn thận sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Theo tác giả tìm hiểu các vụ việc chủ yếu xảy ra khi xe ô tô dừng bên phải lề đường, tài xế hoặc người ngồi trên xe có không quan sát cẩn thận nên xảy ra tai nạn đối với người đi xe máy cùng chiều phía sau. Có thể nêu các các vụ việc sau đây: Vụ việc thứ nhất: Ngày 21/11/2017, lái xe P. T. H (27 tuổi) dừng ôtô trên đường Bà Hạt, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, Nghi ngồi phía sau, bất ngờ mở cửa xe bên trái bước xuống. Cùng lúc, chị X chạy xe máy đến, va phải cửa xe. Nạn nhân ngã sang phần đường ngược chiều, bị ôtô khác chèn ngang người. Được đưa đi cấp cứu nhưng cô gái đã tử vong. Công an quận 10 (TP HCM) cho biết, kết quả khám nghiệm hiện trường, lời khai nhân chứng và chủ ôtô... có thể xác định Thái Phương Nghi (20 tuổi) mở cửa xe không an toàn, gây ra cái chết cho chị X (20 tuổi).6 Vụ việc thứ hai: Khoảng 18h chiều 20/3/2015, một ôtô 4 chỗ màu xanh mang biển 51A74051 đỗ bên phải đường mở cửa trái, va chạm với xe máy khiến xe máy đổ, hai phụ nữ ngã xuống đường. Đúng lúc đó xe tải biển Nghệ An lao tới, cán ngang người ngồi sau xe máy. Nạn nhân ngoài 50 tuổi, trú ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An), tử vong tại chỗ. Người phụ nữ ngoài 20 tuổi cầm lái xe máy bị gãy tay chân, được chuyển đi cấp cứu.7 Vụ việc thứ ba: Ngày 22/10/2020, bà L.T.L. (67 tuổi, ngụ P. Thống Nhất, TP. Biên Hòa) đi xe máy trên đường Cách Mạng Tháng Tám thì va vào cửa của một ô tô do lái xe bất cẩn 100
- mở cửa không quan sát khiến bà L. ngã xuống đường. Ngay lúc này có một chiếc xe bồn trờ tới, cán qua cánh tay trái của bà L. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng toàn bộ cánh tay trái giập nát, chấn thương đầu, mặt.8 2. TÌM HIỂU “TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ” THEO ĐIỀU 260, BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017) QUA CÁC VỤ VIỆC MỞ CỬA XE GÂY TAI NẠN CHẾT NGƯỜI Để cấu thành một tội phạm phải có đủ dấu hiệu của bốn yếu tố, đó là: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của tội phạm. a. Mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, có thể được nhận biết bằng trực quan, nó bao gồm các yếu tố chủ yếu: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh phạm tội... Hành vi tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài mang tính nguy hiểm cho xã hội, đã gây thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ. Hành vi mở cửa xe ô tô về phía bên trái xe được thực hiện do người lái xe hoặc bất cứ ai đang tham gia giao thông thiếu quan sát cẩn thận, không đảm bảo an toàn gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông cùng chiều phía sau. Hành vi này được thực hiện do vô ý, người phạm tội không tuân thủ quy tắc chung của người tham gia giao thông họ buộc phải tuân thủ quy tắc đó. Hậu quả của tội phạm là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội được luật hình sự bảo vệ. Hậu quả có thể là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nếu thương tích không đáng kể hoặc giá trị tài sản thiệt hai thấp, thì chưa phải là tội phạm, có thể bị xử lý hành chính. Tỷ lệ thương tật của nạn nhân, giá trị tài sản bị thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự và định khung hình phạt đối với người phạm tội. Đối với tỷ lệ thương tật của nạn nhân: Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự, thì người bị thương tích bị tổn hại đến sức khỏe có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đối với giá trị thiệt hại: Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên. Tuy nhiên, để phòng ngừa các hành vi cực kỳ nguy hiểm, nếu xảy ra thì hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vì vậy Khoản 4 điều 260 quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 260 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 101
- b. Mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh trạng thái tâm lý chủ yếu đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra. Căn cứ vào nhận thức của người thực hiện hành vi mở cửa xe ô tô họ thực hiện hành vi với lỗi vô ý. (chủ yếu là vô ý do cẩu thả, nhung cũng có trường hợp vô ý do tự tin) Vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên với những người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, pháp luật bắt buộc họ phải biết đó hành vi vi phạm pháp luật. Họ buộc nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả có thể xảy ra. Về động cơ phạm tội, người thực hiện hành vi vi phạm không có mục đích rõ ràng như trên đã đề cập. c. Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm này là những người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Theo Bộ luật Hình sự 1999, chủ thể là người điều khiển giao thông, được hiểu là người lái xe. Tuy nhiên Bộ luật Hình sự 2017 thay đổi từ điều khiển giao thông thành từ tham gia giao thông. Đây là sự sửa đổi phù hợp với quy định của Luật giao thông đường bộ, đồng thời bao quát được các đối tượng vi phạm quy định do Luật giao thông đường bộ điều chỉnh (không chỉ có người điều khiển phương tiện). Theo khoản 22, điều 3, Luật giao thông đường bộ năm 2008, Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. d. Khách thể của tội phạm Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ, là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe, tín mạng, tài sản của những người tham gia giao thông đường bộ Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. 3. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI “TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ” 3.1. Phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không có các tình tiết định khung tăng nặng Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự, là cấu thành cơ bản của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, người phạm tội có thể 102
- bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 3.2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự Người phạm tội có các tình tiết tăng nặng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%: g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3.3. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật hình sự Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm là loại tội phạm rất nghiêm trọng a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Khoản 4, điều 260 quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 260 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. KẾT LUẬN “Phía trước tay lái là sự sống, Hãy lái xe bằng cả trái tim” được hiểu không chỉ đang lái xe hay là trách nhiệm của tài xế mà là trách nhiệm chung của bất cứ ai tham gia giao thông. Mở cửa để xuống xe ô tô, chuyện nhỏ nhưng hãy cẩn thận đảm bảo an toàn để không phải xảy ra tai nạn. “An toàn trên những chuyến xe về nhà”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quốc Hội: Luật Giao thông đường bộ năm 2008 103
- [2] Quốc Hội: Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017; [3] Đinh Văn Quế: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, NXB TP. Hồ Chí Minh. 2006. [4] Bộ Giao thông vận tải http://www.mt.gov.vn/ [5] Tổng cục đường bộ Việt Nam http://drvn.mt.gov.vn [6] Cô gái mở cửa ôtô gây tai nạn chết người ở Sài Gòn, https://vnexpress.net/co-gai- mo-cua-oto-gay-tai-nan-chet-nguoi-o-sai-gon-3674393.html, truy cập ngày 30/04/2021 [7] Mở cửa ô tô gây tai nạn có thể bị đi tù, https://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/tu-van/ mo-cu-a-o-to-gay-tai-na-n-co-the-bi-di-tu-512649.html, truy cập ngày 30/04/2021 [8] Cẩn trọng khi mở cửa xe ô tô, http://www.baodongnai.com.vn/phapluat/202010/ can-trong-khi-mo-cua-xe-o-to-3028148/truy cập ngày 30/04/2021 104
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÀI LIỆU TÌM HIỂU QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP: Chương 1: Nhận thức chung về định tội danh và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
37 p | 211 | 64
-
Chủ thể trong luật dân sự 3
6 p | 154 | 23
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 8: Luật hình sự (Lương Thanh Bình)
25 p | 164 | 19
-
Chủ thể trong luật dân sự 2
6 p | 167 | 17
-
Bài giảng Tìm hiểu tội cướp tài sản
5 p | 161 | 16
-
Tìm hiểu các vấn đề đặt ra và các thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi thi hành bộ Luật Tố tụng hình sự hiện hành: Phần 1
206 p | 25 | 12
-
Nghiên cứu pháp luật về phòng chống ma túy: Phần 1
48 p | 17 | 7
-
Tìm hiểu về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: Phần 1
56 p | 85 | 7
-
Tìm hiểu các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
7 p | 97 | 6
-
Tìm hiểu Luật phòng, chống ma túy: Phần 2
16 p | 76 | 4
-
Tìm hiểu về Pháp lệnh quảng cáo: Phần 2
13 p | 56 | 3
-
Tìm hiểu về các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội trong bộ luật Hình sự năm 2015
5 p | 88 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn