Tìm hiểu trò chơi dân gian phổ biến ở Nhật Bản
lượt xem 5
download
Mỗi quốc gia đều có văn hóa riêng, những nét văn hóa truyền thống hay văn hóa hiện đại đều góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho quốc gia đó. Trò chơi dân gian cũng là một nét văn hóa truyền thống góp phần tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc hay quốc gia. Bài viết Tìm hiểu trò chơi dân gian phổ biến ở Nhật Bản trình bày các nội dung chính sau: Trò chơi dân gian phổ biến ở Nhật Bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu trò chơi dân gian phổ biến ở Nhật Bản
- TÌM HIỂU TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHỔ BIẾN Ở NHẬT BẢN Trương Nguyễn Hoàng Giao, Triệu Lê Nhựt Hào, Nguyễn Thị Thùy Hân, Hoàng Ngọc Lam Vy* Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Tiết Thụy Tường Vy TÓM TẮT Mỗi quốc gia đều có văn hóa riêng, những nét văn hóa truyền thống hay văn hóa hiện đại đều góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho quốc gia đó. Trò chơi dân gian cũng là một nét văn hóa truyền thống góp phần tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc hay quốc gia. Trò chơi dân gian được ví như “món ăn tinh thần” gắn bó với những kỷ niệm thời thơ ấu của trẻ em. Ở Việt Nam, các trò chơi dân gian như là dung dăng dung dẻ, ô ăn quan, rồng rắn lên mây, thường được gắn liền với các bài vè, ca dao hay bài hát được truyền lại từ đời này sang đời sau. Đối với đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản có các trò chơi dân gian nổi tiếng như Menko, Kendama, Hanetsuki. Từ khóa: trò chơi dân gian, trò chơi, Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản 1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trò chơi: Là một thể hiện cụ thể của sự chơi được quy ước bởi một hình thức hay cách thức nào đó hoặc cả hai. Một hoạt động có dáng vẻ của đời sống bình thường, khi được tạo cảnh với sự sắm vai khác thường sẽ trở thành trò chơi. Là một tổ hợp các cách thức, phương và cởi mở, đem đến cho người chơi sự thể hiện do theo những ước định nhằm đạt tới một hứng khởi tinh thần nào đó. Trò chơi dân gian: Là một trò chơi mang một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta, chúng không chỉ thể hiện sự lành mạnh, văn minh mà còn giúp các người chơi phát huy sự linh hoạt, nhanh nhạy và cách xử lý vấn đề thông minh hơn. Trò chơi dân gian còn được xem là hội tụ đầy đủ các tính nghệ thuật trong mỗi trò chơi. Trò chơi dân gian được xem là một di sản văn hóa phi vật thể trong kho tàng văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Trò chơi này cũng được có từ thời xa xưa và khó để có thể xác định được khoảng thời gian mà trò chơi ra đời cụ thể. Bởi trò chơi dân gian thuộc về quần chúng nhân dân chứ không phải riêng của một cá nhân nào đó, trò chơi này gắn liền với sự tồn tại, phát triển của cộng đồng trong nhiều chặng đường phát triển khác nhau và cho đến nay chúng ta được kế thừa từ nó. Trò chơi dân gian cũng được xem là một "sản phẩm" tinh thần của thế hệ trước để lại và được xuất phát từ quá trình lao động, văn hóa, phong tục và được truyền tay, truyền miệng từ đời này sang đời khác. Ngoài ra, trò chơi dân gian cũng mang đậm một dấu ấn lịch sử, văn hóa và chúng được ra đời nhằm mục đích nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần. 1379
- 2. TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHỔ BIẾN Ở NHẬT BẢN Nói đến Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ đến sự phát triển, hội nhập nhanh chóng về kinh tế, công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Nhưng những nét văn hóa đặc trưng truyền thống nơi đây vẫn được người dân nơi đây giữ gìn và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Những nét văn hóa này được thể hiện qua các phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc hay chính trong cuộc sống hàng ngày đã trở thành món ăn tinh thần quan trọng của người dân xứ mặt trời mọc. Nền văn hóa Nhật Bản từ xưa đã mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng. Với vị trí địa lý đặc biệt khi bao quanh hoàn toàn bởi biển và do các hòn đảo lớn ghép lại với nhau. Nhật Bản có những lợi thế về khí hậu cũng như tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên cũng phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, làm thiệt hại về người và của nghiêm trọng. Mặc dù vậy với ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết, người Nhật đã đưa đất nước của mình vươn lên sánh ngang các cường quốc hàng đầu khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có thể trở thành một siêu cường quốc với nền kinh tế, công nghệ kỹ thuật,... phát triển hàng đầu thế giới từ một nước thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai và hằng năm phải gánh chịu nhiều thiên tai xảy ra. Chính những yếu tố về mặt văn hóa bên trong con người nơi đây là sự bền bỉ, kiên cường, tinh thần đoàn kết và những phong tục tập quán như những món ăn tinh thần thúc đẩy họ thay đổi, vươn lên. Một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản đáng phải kể đến đó là các trò chơi dân gian phổ biến sau: 2.1 Hanetsuki Vào thời kỳ Nara (710 - 794), các nghi lễ Thần đạo thường được thực hiện để cầu mong cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ em. Trong số đó, Hanetsuki là một nghi lễ dành cho các bé gái và Hamaya dành cho các bé trai. Dần dần, Hanetsuki đã vượt qua nghi lễ tôn giáo, trở thành trò chơi của giới quý tộc thời bấy giờ. Đến thời Muromachi (1333 - 1568), giải cầu lông Nhật Bản gọi là “Koginoko shobu” đã được tổ chức giữa các quý tộc trong triều đình. Lúc này, quả cầu lông – Hane được làm từ trái bồ hòn (無患子 – mukuroji), các kí tự trong tên của loài thực vật này mang nghĩa “đứa trẻ không bệnh tật” như ước muốn của các bậc phụ huynh dành cho con cái của mình. Vào thời gian này, cây vợt gọi là Hagoita dùng trong trò chơi cũng được du nhập vào Nhật Bản từ nhà Minh, Trung Quốc. Trong thời kỳ Sengoku (1467 - 1615), các yếu tố nghi thức và lễ hội phát triển mạnh mẽ, Hagoita khi ấy được sử dụng như một tấm bùa may mắn còn Hane trong văn học lại được ví như những con chuồn chuồn. Thời ấy, bệnh truyền nhiễm thường lây qua vật trung gian là muỗi và chuồn chuồn được xem là loài động vật hữu ích trong việc tiêu diệt muỗi. Vào thời Edo (1603 - 1868), các gia đình Samurai bắt đầu trưng bày Hagoita để kỷ niệm ngày sinh của bé gái. Phong tục này lan rộng trong dân chúng, và việc tặng Hagoita cho các gia đình có con gái như một lá bùa may mắn vào dịp cuối năm trở nên phổ biến. Đây là nguồn gốc của việc chơi Hanetsuki trong những ngày lễ đầu năm mới, từ tết Dương lịch đến khoảng 15/01 Cấu tạo của Hanetsuki 1380
- Trò chơi Hanetsuki bao gồm cây vợt gỗ có dạng mái chèo hình chữ nhật được gọi là Hagoita và quả cầu lông rực rỡ Hane. - Hagoita ( 羽子板): Đây là mái chèo bằng gỗ của Nhật Bản được sử dụng trong trò chơi truyền thống Hanetsuki. Hagoita thường có hình chữ nhật, làm từ gỗ của cây paulownia (cây hông). Có hai loại vợt: một loại có hình đơn giản thường được dùng trong trò chơi, loại còn lại chỉ được dùng cho mục đích trang trí và có ý nghĩa mang lại may mắn và sự trưởng thành có tên gọi riêng là “Oshie hagoita” ( 押絵羽子板). Một số hagoita chất lượng cao thậm chí còn sử dụng lá vàng và lá bạc. Vợt oshie hagoita được làm thủ công rất cầu kỳ. Những hình trang trí được cắt tạo hình trên các tấm giấy dày, nhồi bông vào trong và sau đó được bọc bởi những mảnh vải đẹp và dán lên tấm vợt. Những hình trang trí này thường khắc hoạ lại những nhân vật nổi tiếng truyền thống thời Edo. Ngoài ra, vợt oshie hagito còn được trang trí bởi hình của các ngôi sao điện ảnh và truyền hình cũng như các vận động viên nổi tiếng. Oshie hagoita được ghép từ 3 miếng gỗ để thêm phần chắc chắn cho phần mặt vợt. Ở phía sau được in hình quả mơ hoặc những hình khác có ý nghĩa mang đến hạnh phúc và vận may. Oshie hagoita là loại sản phẩm đặc trưng của thành phố Kasukabe tỉnh Saitama và những người thợ thủ công nơi đây vẫn tiếp tục kế thừa và gìn giữ truyền thống làm oshie hagoita. Người Nhật cho rằng chơi Hanetsuki là một cách để xua đuổi tà ma vì chuyển động của Hagoita tương tự như hành động trừ tà “払う - Harau” trong văn hóa Nhật. Vì vậy, chơi Hanetsuki với Hagoita thường được sử dụng như một lá bùa chống lại cái ác. - Hane (羽根): Được làm từ hạt quả bồ hòn của cây “無患子 - mukoroji” , có đường kính chưa đến nửa inch (khoảng 1,27cm) và được bao phủ bởi những chiếc lông chim sơn màu sặc sỡ trông giống như những bông hoa. Khi Hane được tung lên trời bởi Hagoita, trông chúng như những con chuồn chuồn đang bay, loài vật được xem là có thể diệt trừ muỗi. Chính vì thế, người Nhật bắt đầu chơi trò chơi này trong dịp năm mới để mong muốn con cái của họ không bị muỗi đốt. Cách chơi Hanetsuki Hanetsuki có hai cách chơi: một là Oibane (追羽根) dành cho hai người chơi đối kháng nhau, hai là agehane (揚羽根) dành cho một người chơi khi họ thi xem ai tâng được cầu mà không để cầu rơi xuống đất nhiều hơn. Đối với trò Oibane, người nào không đỡ được cầu và để cầu rơi xuống đất sẽ bị quệt mực đen lên mặt. Tuy nhiên, việc quệt mực đen lên mặt còn có ý nghĩa trừ tà đầu. - Cách chơi Oibane: Sở dĩ, Hanetsuki được gọi là cầu lông Nhật Bản vì cách chơi tương tự nhưng không có lưới như cầu lông thông thường. Hai người ở hai đầu sẽ dùng Haigota đánh Hane qua lại sao cho Hane không bị rơi xuống đất. Nếu ai làm rơi Hane thì sẽ bị đánh dấu bằng mực Ấn Độ lên mặt. Trò chơi kết thúc khi mặt của một người bị phủ kín bằng mực, đồng nghĩa trở thành người thua cuộc. Việc đánh dấu bằng mực không chỉ có tác dụng phân định thắng thua mà cũng là hành động cầu may bởi mực Ấn Độ được coi là có tác dụng bảo vệ khỏi ma quỷ và chống lại bệnh tật do tác dụng khử trùng của nó. Tuy gọi là cầu lông Nhật Bản nhưng Hanetsuki lại không được coi là một môn thể thao mà thiên nhiều về trò giải trí. 1381
- - Cách chơi Agehane: Người chơi sẽ dùng Hagoita để tâng Hane, ai tâng được lâu nhất sẽ là người giành chiến thắng. Ở nhiều địa phương, người chơi còn vừa tâng cầu vừa hoà theo điệu nhạc. Ngày nay, tuy trò chơi Hanetsuki không còn thịnh hành nhưng chiếc vợt Hagoita vẫn là một phần không thể thiếu trong dịp năm mới của Nhật Bản. Vào tháng 12 hàng năm, Hagoita-Ichi (Hội chợ Battledore) được tổ chức tại chùa Senso-ji, Asakusa - một trong những điểm đến nổi tiếng nhất ở Tokyo. Trong suốt 350 năm, nơi đây thu hút một lượng lớn người đến mua cũng như chiêm ngưỡng những tác phẩm Hagoita độc đáo. Nhiều loại Hagoita với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau cũng được bán tại hàng chục quầy hàng ở chợ mỗi năm. Đây cũng là dịp người Nhật đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và bắt đầu một năm mới với nhiều may mắn. 2.2 Karuta Karuta là lá bài truyền thống của Nhật Bản. Cách chơi bài lá được du nhập vào Nhật Bản từ giữa thế kỉ 16 bởi một thương nhân người Bồ Đào Nha tên là Francisco Xavie khi ông mang theo bộ bài Tây đến đây. Thời gian trôi qua, những lá bài Tây được người Nhật biến tấu và lồng ghép để trở thành bộ bài Karuta như ngày nay. Karuta bản địa sớm nhất được phát minh ở thị trấn Miike thuộc tỉnh Chikugo vào khoảng cuối thế kỷ 16. Nhà tưởng niệm Miike Karuta nằm ở Oomuta, Fukuoka, là bảo tàng thành phố duy nhất ở Nhật Bản dành riêng cho lịch sử của karuta. Karuta khá đa dạng với nhiều biến thể khác nhau, nhưng có 3 loại phổ biến nhất là Uta garuta, Iroha karuta và Hanafuda. - Uta garuta (歌ガルタ): Theo phiên âm trong tiếng Nhật, “歌 - Uta” có nghĩa là bài hát hoặc bài thơ cổ nên nói cách khác, đây là loại bài ngâm thơ. Trên những lá bài được in các bài thơ trong tập “百人一首 - Hyakunin Isshu” gọi là tập “Thơ trăm nhà”. Đây là tập thơ cổ tập hợp 100 bài thơ của 100 nhà thơ khác nhau sống trong khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ XII và ra đời vào khoảng năm 1235. Tất cả các bài thơ đều được làm theo thể Tanka (Đoản Ca) dài 5 câu với 35 âm tiết. Vì vậy, đây được coi là loại bài khó chơi nhất vì người chơi phải nhớ tất cả các câu thơ trong 100 bài thơ. Bộ bài Uta garuta sẽ được chia thành hai bộ nhỏ là “読札 - Yomifuda” (bài đọc), in những bài thơ hoàn chỉnh, hình ảnh và tên tác giả của bài thơ đó và bộ còn lại được gọi là “取り札 - Torifuda” (bài lấy), mỗi lá Torifuda sẽ tương ứng với một lá Yomifuda và in những dòng cuối của mỗi bài thơ. Mỗi bộ nhỏ bao gồm 100 lá bài. - Iroha karuta: Đây là loại bài xuất hiện từ thời Edo (1603 - 1868), thường dùng cho trẻ em chơi. Một bộ bài có tổng cộng 96 lá, trong đó 48 lá in các câu tục ngữ (Yomifuda), các lá còn lại in các hình ảnh kèm một chữ Hiragana ở góc trên cùng (Torifuda). - Hanafuda: Đây là loại bài in các loài hoa, cây cối và động vật tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Mỗi tháng sẽ có 4 lá bài và mỗi lá sẽ được vẽ cách điệu theo đặc trưng của từng mùa. Bài Hanafuda gồm 4 chất là Kasu, Tanzaku, Tane và Hikari. Trong đó Kasu (カス) có nghĩa là “rác”, là lá bài có điểm thấp nhất, chỉ có 1 điểm. Hình ảnh của Kasu thường là cây hoặc hoa đứng một mình, mỗi tháng sẽ có 2 hoặc 3 lá Kasu. 1382
- Tiếp đến là Tanzaku (短冊) - những mảnh giấy nhỏ dài để viết thơ hoặc điều ước lên đó. Tanzaku trong bộ bài Hanafuda có 5 lá, gồm 2 loại là Akatan (赤短) với hình mảnh giấy màu đỏ và Aotan (青短) với hình mảnh giấy màu tím. Tổng mỗi lá bài này là 5 điểm. Tane (タネ) là những lá bài thường có hình động vật hoặc một đồ vật tượng trưng cho văn hoá Nhật Bản. Tane có tổng cộng 9 lá, mỗi lá trị giá 10 điểm. Và cuối cùng là Hikari (光), đây là những lá bài cao điểm nhất với mỗi lá là 20 điểm. Mỗi bộ bài sẽ có 5 lá Hikari. Cách chơi: - Uta garuta: Những người chơi bài sẽ được chia làm 2 nhóm ngồi trên chiếu Tatami. Người điều khiển trò chơi (người ngâm thơ) sẽ giữ trong tay đầy đủ 100 lá bài Yomifuda, còn những lá Torifuda sẽ đặt trước mặt các đối thủ. Khi một lá Yomifuda được ngâm, người chơi cần nhanh chóng tìm ra thẻ Torifuda có ghi nửa sau của bài thơ tương ứng. Uta Garuta được người Nhật coi là một môn thi đấu, được tổ chức hàng năm tại Đền Omi Jingu vào mùng 2 Tết. Người chơi sẽ được xếp hạng thi từ A đến D, người đứng đầu sẽ được phong danh hiệu Meijin với nam và Queen với nữ. - Iroha karuta: Luật chơi bộ bài cũng tương tự như Uta garuta, người đọc sẽ cầm bộ Yomifuda gồm 48 lá tục ngữ và phải đọc những gì viết trên đó, trong khi những người xung quanh sẽ phải tìm lá Torifuda tương ứng. Người tìm ra trước sẽ thắng vòng đó và được nhận quân bài và người sở hữu nhiều lá bài nhất sẽ thắng. Iroha karuta được thiết kế để giúp trẻ em dễ dàng ghi nhớ bảng chữ cái Hiragana. - Hanafuda: Mỗi ván Hanafuda thường kéo dài 2 – 5 phút và một trận đấu sẽ kéo dài trong 12 ván hoặc ít hơn tuỳ vào thoả thuận người chơi. Khi chơi Hanafuda, người được điểm cao hơn sẽ là người chiến thắng. Số điểm được tính dựa vào những lá bài trên tay bạn. Lá bài được đánh ra để bắt các lá bài trên sàn chung, tạo thành các bộ gọi là Yaku (gồm 5 lá bài nhiều điểm). Mỗi Yaku lại tượng trưng cho một số điểm nhất định. Hanafuda là loại bài phức tạp nhất trong các loại bài Karuta, từ cầu trúc, nét vẽ đến cách chơi. Tuy vậy, loại bài này thường được người Nhật chơi để giảm căng thẳng sau khi làm việc. 2.3 Menko Xuất hiện đầu thế kỉ XVIII, vào giữa thời Edo. Menko lúc đó giờ có tên là “Hanaichi”. Người ta sẽ dùng các loại động vật có vỏ hoặc các loại hạt và ném vào một cái hố được đào sẵn trên mặt đất. Ai ném vào trước sẽ là người chiến thắng. Vào thời đại Tempo, Menko được nặn từ bùn và đất sét trở nên phổ biến hơn. Đến thời Minh Trị, sự xuất hiện của bìa cứng đã thay đổi chất liệu của trò chơi Menko này và cái tên “Menko” xuất hiện và trở thành cái tên của trò chơi này cho đến hiện tại. Những năm đầu thế kỷ XX là thời kì vàng son của Menko vì lúc này trên Menko khắc lên những hình ảnh của những dũng sĩ Samurai bằng chì và nhanh chóng trở thành xu hướng. Tuy nhiên, việc vẽ bằng chì lên Menko đã dẫn đến việc nhiều trẻ em bị ngộ độc và nhiễm chì. Vì vậy chính phủ đã can thiệp và ngăn cấm 1383
- việc vẽ Menko bằng chì. Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản bước vào thời kì “phục hưng văn hóa”, văn hóa và lối sống của người phương Tây du nhập vào Nhật Bản. Vì thế Menko lúc này được in hình các nhân vật truyện, anh hùng, dũng sĩ hay những ngôi sao nổi tiếng của Nhật Bản. Đa dạng và phong phú hơn là các hình ảnh của cầu thủ bóng chày, bóng đá,… Cấu tạo của Menko: Menko là vật thể có hình tròn hoặc hình chữ nhật, được làm bằng giấy, đất sét hoặc bìa cứng. Có kích thước sao cho vừa lòng bàn tay. Ở hai mặt của thẻ menko sẽ in hình các dũng sĩ Samurai, vận động viên nổi tiếng, ngôi sao, nhân vật hoạt hình,… Cách chơi Menko: Trò chơi này đòi hỏi phải có 2 người chơi trở lên, số lượng càng đông sẽ càng vui. Đầu tiên, tiến hành oẳn tù tì hoặc bốc thăm để quyết định thứ tự của người chơi. Sau khi đã quyết định được thứ tự chơi, trừ người đến lượt thì tất cả mọi người sẽ bỏ thẻ Menko của mình vào một ô vuông được kẻ bằng phấn ở dưới đất. Người đến lượt sẽ dùng Menko của mình đậm vào những thẻ trong ô. Nếu những tấm thẻ của ai rơi ra ngoài thì chủ sở hữu của thẻ đó sẽ thua cuộc. Nếu không có tấm thẻ nào được rơi ra khỏi ô, người tiếp theo theo thứ tự sẽ tiếp tục cho đến khi không còn tấm thẻ nào trong ô. Ngày nay có nhiều biến thể về cách chơi Menko. Họ có thể quy định rằng ai đánh văng các tấm thẻ ra khỏi vùng quy định có thể sở hữu nó. Hoặc cũng có thể đặt ra số lượng thẻ cụ thể để đặt cược, người chơi nào đập thẻ của mình lên thẻ của đối phương và lật được mặt thẻ có thể nhận được số thẻ đã cược. Có thể thấy sự đa dạng và đa sắc màu của Menko đã tạo nên một nét đẹp văn hóa bản sắt của Nhật Bản. Menko được ví như một bức tranh khắc gỗ bỏ túi Hokusai. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Menko với mức giá khác nhau, từ vài USD đến hàng trăm USD tùy theo thời kì và độ độc đáo của Menko. Điều này làm cho nhiều người trở trên yêu thích và bắt đầu sưu tầm những bộ Menko độc đáo và sáng tạo. KẾT LUẬN Trò chơi dân gian Nhật Bản là một trong những kho tàng của di sản văn hoá dân tộc. Đó là sản phẩm mang tính chất vận động và tinh thần xuất phát từ lao động, sản xuất, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,... Trò chơi dân gian đã tạo nên sự đa dạng và đặc sắc cho văn hóa cổ truyền dân tộc, đồng thời làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán các vùng miền đất nước. Trò chơi dân gian như một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, tạo thêm sợi dây gắn kết mọi người với quê hương, xứ sở. Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia. Ngày nay, từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, trò chơi dân gian đang dần được thay thế bởi các trò chơi điện tử. Trẻ em dần có xu hướng chơi các trò chơi mang tính cá nhân trên các thiết bị điện tử, làm cho khoảng cách giữa những đứa trẻ ngày một xa. Lợi ích lớn nhất của trò chơi dân gian là tạo sự gắn kết của trẻ với bạn bè. Trẻ sẽ học được tính đoàn kết, hợp tác, chịu trách nhiệm, biết chia sẻ và yêu thương người 1384
- khác. Trong khi lo ngại những trò chơi điện tử có thể làm trẻ có xu hướng trở nên bạo lực, ích kỷ, dễ cáu gắt. Nhưng với cuộc sống tràn ngập công nghệ, chắc chắn người lớn có thể nhìn thấy sự chênh lệch nghiêm trọng và sự cần thiết phải cân bằng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Lan Anh (dịch). Tìm hiểu văn hóa truyền thống Nhật Bản, NXB Trẻ, Việt Nam. 2. Kim Ngân. Karuta: Những lá bài cổ mang nhiều ý nghĩa của người Nhật, KilalaeMagazine, 01/2022, https://kilala.vn/emagazine/karuta-nhung-la-bai-co-mang-nhieu-y-nghia-cua-nguoi-nhat.html 3. Karuta, Bách khoa toàn thư miễn phí "Wikipedia",01/2022, https://ja.wikipedia.org/wiki/ %E3%81%8B%E3%82%8B%E3%81%9F#%E8%B5%B7%E6%BA%90 4. Fun!JAPAN Team. Hanetsuki - Môn cầu lông truyền thống vào dịp lễ tết Nhật Bản, 12/2021, https://www.fun-japan.jp/vn/articles/9281 5. Hanetsuki, Bách khoa toàn thư miễn phí "Wikipedia", 01/2022, https://ja.wikipedia.org/ wiki/%E7%BE%BD%E6%A0%B9%E7%AA%81%E3%81%8D 6. Natsume. Hanetsuki - Từ nghi thức trừ tà cho đến trò chơi cầu lông truyền thống dịp năm mới, KilalaeMagazine, 01/2022, https://bom.so/2TSX1u. 7. Menko trò chơi bé trai, 日本紹介, 01/2022, https://bom.so/kJSqGf. 1385
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 170 | 17
-
Tìm hiểu các bài thơ, đồng dao và các trò chơi dân gian Việt Nam: Phần 1
106 p | 33 | 8
-
Tính trò chơi trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện văn hóa và tư duy
6 p | 70 | 7
-
Tìm hiểu phong tục tập quán các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Phần 2
125 p | 78 | 7
-
Tìm hiểu văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ: Phần 2
175 p | 15 | 6
-
Tìm hiểu trò chơi dân gian ở An Giang
221 p | 9 | 6
-
Tìm hiểu các trò chơi dân gian cho thiếu nhi: Phần 2
98 p | 18 | 6
-
Tìm hiểu các trò chơi dân gian cho thiếu nhi: Phần 1
120 p | 19 | 6
-
Tìm hiểu các bài thơ, đồng dao và các trò chơi dân gian Việt Nam: Phần 2
114 p | 31 | 6
-
Giải đáp thắc mắc về 54 dân tộc Việt Nam: Phần 2
153 p | 30 | 5
-
Tìm hiểu trò chơi dân gian của người Xơ Đăng: Phần 1
129 p | 7 | 4
-
Tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Cờ Lao ở Hà Giang: Phần 2
149 p | 10 | 4
-
Lựa chọn, tổ chức trò chơi dân gian trí tuệ trong góc học tập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
7 p | 11 | 3
-
Tìm hiểu trò chơi dân gian của người Xơ Đăng: Phần 2
148 p | 7 | 3
-
Thực trạng và biện pháp sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái nhằm phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở thành phố Sơn La tỉnh Sơn La
5 p | 104 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn