intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu tư duy phản biện và vai trò của nó

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

54
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tìm hiểu tư duy phản biện và vai trò của nó" góp phần tìm hiểu một vài nội dung cơ bản cũng như vai trò của tư duy phản biện dưới góc nhìn của sinh viên. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu tư duy phản biện và vai trò của nó

  1. TÌM HIỂU TƢ DUY PHẢN BIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ SV.Đặng Thị Thanh Nhi SV.Phan Minh Chương - SV.Nguyễn Thị Bích Liên Lớp: ĐHGDCT14B GVHD: TS. Lê Văn Tùng Tóm tắt: Tư duy phản biện (tư duy phê phán) là hình thức tư duy năng động hướng đến việc tiếp cận chân lý một cách khách quan, toàn diện, cụ thể và chính xác. Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thực tiễn hiện nay, tư duy phản biện được kỳ vọng là một trong những khía cạnh phẩm chất, năng lực then chốt của người công dân hiện đại. Bài viết này góp phần tìm hiểu một vài nội dung cơ bản cũng như vai trò của tư duy phản biện dưới góc nhìn của sinh viên. Từ khóa: năng lực, phẩm chất, sinh viên, tƣ duy phản biện. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, nƣớc ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập và mở rộng quốc tế là một tất yếu. Tƣ duy là một trong những lĩnh vực quan trọng cần nâng cao để bắt kịp đà phát triển với các nƣớc trên thế giới. Trong đó, tƣ duy phản biện đóng vai trò hết sức quan trọng trong các lĩnh vực tiêu biểu: lĩnh vực chính trị, lĩnh vực văn hóa - xã hội, lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Tƣ duy phản biện, hơn nữa, còn trở thành một động lực phát triển xã hội, có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức xã hội và sự tiến bộ của loài ngƣời. Xã hội có phản biện là xã hội phát triển, tránh đƣợc rủi ro, thúc đẩy cải tiến cái cũ và sáng tạo cái mới. Nếu bạn muốn thành đạt trong trƣờng lớp và sự nghiệp thì tƣ duy phản biện là một trong những kĩ năng quan trọng nhất mà bạn cần phát triển. Nó giúp bạn giải quyết vấn đề, tìm ra giải pháp, tranh luận sắc bén, gắn kết với ngƣời khác và có hiểu biết rộng về nhiều chủ đề. tƣ duy phản biện không phải là học thuộc; nó là việc đặt câu hỏi cho các sự thật có sẵn và hiểu chúng từ đâu mà ra. Tƣ duy phản biện hay là tƣ duy phân tích là một quá trình tƣ duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.Dựa vào những 125
  2. nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tƣởng rằng trƣờng học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tƣ duy phản biện. Tƣ duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tƣ duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tƣ duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin. Chính vì thế mà việc nâng cao năng lực tƣ duy phản biện là một trong những vấn đề cấp thiết đƣợc quan tâm hiện nay. 2. Vài nét về tƣ duy phản biện Tƣ duy phản biện đƣợc miêu tả là “những suy nghĩ mang tính chất phản ánh có lý lẽ về việc tin vào điều gì hoặc làm điều gì”. Nó cũng đƣợc miêu tả là “tƣ duy về tƣ duy”. Trong phạm vi bộ khung khái niệm triết học của lý thuyết phản biện xã hội, tƣ duy phản biện thƣờng đƣợc hiểu là sự gắn bó với thực tiễn xã hội và chính trị trong việc tham gia dân chủ, là ƣớc muốn hình dung ra hay mở ra những quan điểm khác mà ta có thể lựa chọn; là ƣớc muốn kết hợp những quan điểm mới hay những quan điểm cũ đã biến cải vào cách tƣ duy và hành động của chúng ta, cũng nhƣ ƣớc muốn thúc đẩy khả năng phản biện nơi ngƣời khác. Các quan niệm khác nhau về tƣ duy phản biện Nói một cách tổng quát tƣ duy phản biện là quá trình tƣ duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Đó là cách để khẳng định rằng một giả định nào đó là đúng hay sai, đôi khi đúng, hay có phần đúng. Đây là cách hiểu lý thuyết về tƣ duy phản biện. Nói theo cách hiểu nôm na về tƣ duy này là dùng lập luận, lí lẽ có tính chất thuyết phục để lí giải một vấn đề nào đó. Để có một lập luận chặt chễ thì ngƣời đó phải biết nhìn trƣớc nhìn sau, nhìn tới nhìn lui rồi mới đƣa ra một kết luận cho vấn đề phản biện. Tƣ duy phản biện hoàn toàn khác với ngụy biện. Tƣ duy phản biện sử dụng những lập luận đúng đắn chứ không phải dùng những lập luận hoàn toàn sai lầm để ngụy biện. Tƣ duy phản biện có nguồn gốc từ triết học thời Hy Lạp cổ đại với đại diện tiêu biểu là nhà triết học Socrates. Thời cuả ông gọi tƣ duy phản biện là “Nghệ thuật tranh luận” (biện chứng). Cuộc đời của ông có mối liên hệ sâu sắc với nghệ thuật tranh luận này. Khi bị ngƣời khác tố cáo và buộc phải đi hầu tòa. Ông đã dùng lí luận để tự biện 126
  3. cho chính mình. Nhƣng ông đã thua, không phải vì lí luận của ông không thuyết phục mà vì theo lẽ đời thì phần thắng thuộc về kẻ mạnh và số đông ngƣời. Chúng ta thử một minh chứng xem có đúng không nhé. Trong một tập thể lớp hay xảy ra tình trạng ý kiến đúng thuộc về số đông trong lớp hay sao. Một ý kiến phản biện của cá nhân chƣa chắc đó là một ý kiến sai. Nhƣng nó lại bị phụ thuộc vào ý kiến của một số đông ngƣời. Bạn ngại nói lên ý kiến khác ngƣời khác. Bạn có một suy nghĩ phản biện trong đầu nhƣng lại không dám nói ra. Càng nhƣ thế, tƣ duy phản biện lại bị ngƣời khác hiểu sai là một kiểu tƣ duy theo lối sai lầm. Một quan niệm khác về tƣ duy phản biện là ý kiến của John Dewey, một nhà triết học Mỹ. Theo Dewey, tƣ duy phản biện là sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học có xét đến những lí lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn đƣợc nhắm đến. Định nghĩa này nhấn mạnh đến tính chủ động của tƣ duy phản biện. Ví nhƣ một ngƣời bạn nói bạn là ngƣời thông minh nhất lớp. Bạn nghĩ bạn ấy đã nói sai vì bản thân bạn không thông minh nhất lớp. Cách để ngƣời đó tin tƣởng điều đó là gì? Lúc này bạn phải dùng không chỉ là lập luận mà còn phải có một minh chứng cụ thể rằng trong lớp có ngƣời thông minh hơn bạn. Watson Glaser có một phát biểu khác về tƣ duy phản biện: tƣ duy phản biện là thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ chu đáo về những vấn đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá nhân; là sự hiểu biết về phƣơng pháp điều tra suy luận có lí và là một số kĩ năng trong việc áp dụng các phƣơng pháp đó. Tƣ duy phản biện đòi hỏi sự nổ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết bất kì có xem xét đến các bằng chứng khẳng định nó và những kết luận xa hơn đƣợc nhắm đến. Ông chú tâm nhiều đến vấn đề cách thức để tƣ duy phản biện làm sao cho hiệu quả [1]. Robert Ennis cho rằng: Tƣ duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết định niềm tin hay hành động. Để có một lập luận phản biện logic, chặt chẽ, ngƣời ta cần suy nghĩ một cách thấu đáo trƣớc khi lập luận. Một ngƣời phản biện nhanh nhạy, chắc chắn luôn luôn mang lại kết quả hơn một ngƣời phản biện một cách chậm chạp, thiếu tự tin. Hãy xem bạn có đủ tự tin để nói lên qua điểm cuẩ mình trong trƣờng hợp này không nhé. Có một cậu học sinh đang làm bài kiểm tra môn toán phát hiện có một câu hỏi có vấn đề. Cậu này tính đi tính lại thì đáp án của cậu cũng không trùng khớp với các đáp án của thầy giáo cho. Liệu 127
  4. cậu có khoanh đại hay là sẽ báo cho thầy biết là đáp án sai? Ai có thể nghĩ thầy cô luôn luôn đúng và hề sai? Cậu ấy quyết định nói lên ý kiến của mình. Và chính ngƣời thầy đã nói rằng chính ông ấy đã làm sai đáp án của một câu hỏi để thử các học trò của mình xem có phát hiện ra đƣợc không. Nhờ cậu học trò đủ tự tin nói lên ý kiến của mình mà bạn ấy đã đƣợc tuyên dƣơng trƣớc cả tập thể lớp [1]. Richad Paul có một phát biểu khác về tƣ duy phản biện: tƣ duy phản biện là một mô hình tƣ duy về một chủ đề, một vấn đề, một nội dung bất kỳ - trong đó chủ thể tƣ duy cải tiến chất lƣợng tƣ duy của mình bằng việc điều khiển một cách thành thạo các cấu trúc nền tảng có sẵn của tƣ duy và áp đặt các tiêu chuẩn của hành động trí tuệ lên quá trình tƣ duy của mình. Đây là cách tƣ duy về tƣ duy của chính chúng ta. Chúng ta có khả năng nhận thức, phản biện vấn đề nhƣ thế nào khi chúng ta thƣờng gặp một số vấn đề trong cuộc sống [1]. Michael Scriven thì cho rằng tƣ duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá đƣợc những dữ liệu thu thập đƣợc thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông và tranh luận. Để có thể phản biện đúng đắn vấn đề đòi hỏi ngƣời ta phải quan sát, suy nghĩ kĩ càng và phản biện với tinh thần sáng tạo và có phê phán. Ngƣời phản biện cần có khả năng xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, tiên đoán khả năng tƣơng lai có thể xảy ra. Phản biện vấn đề đó đƣợc gì và mất gì [1]. Tóm lại, trong các quan điểm khác nhau về tƣ duy phản biện, thì cách hiểu của ông Michael Scriven là hợp lí nhất và sát với thực tiễn. Ông cho rằng, tƣ duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá đƣợc những dữ liệu thu nhập đƣợc thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông và tranh luận. Để có thể phản biện đúng đắn vấn đề đòi hỏi ngƣời ta phải quan sát, suy nghĩ kĩ càng và phản biện với tinh thần sáng và có phê phán. Ngƣời phản biện cần có khả năng xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, tiên đoán khả năng tƣơng lai có thể xảy ra, phản biện đƣợc gì và mất gì. Trong khái niệm này, tƣ duy phản biện là đƣợc coi là hình thức tƣ duy có cơ sở rõ ràng, để khẳng định một nhận định nào đó là đúng đắn hay sai lầm, ngƣời ta phải dựa vào những cơ sở xác định bằng những dữ liệu thu thập đƣợc qua quan sát, suy luận, đánh giá, giải thích, tổng hợp. Tƣ duy phản biện vận dụng không chỉ tri thức về logic mà còn cần những tiêu trí trí tuệ khác nhƣ xem xét vấn đề ở nhiều khái cạnh khác nhau để dễ dàng có đƣợc một nhân định đúng đắn. 128
  5. 3. Vai trò của tƣ duy phản biện Tƣ duy phản biện có vai trò to lớn trong đời sống xã hội: giúp con ngƣời vƣợt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hƣớng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý tƣởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dƣới góc nhìn mới, đƣa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo. Tƣ duy phản biện giúp con ngƣời suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hƣớng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau; khắc phục tình trạng nhìn nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ quan, duy ý chí; suy nghĩ để giải quyết vấn đề theo hƣớng xem xét kỹ ở mọi góc độ, khía cạnh, đƣa ra nhiều phƣơng án khác nhau và lựa chọn phƣơng án tối ƣu với những lập luận có cơ sở vững chắc; ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến ngƣời khác khi tranh luận; sẵn sàng chấp nhận sự thật khách quan, lắng nghe ý kiến khác với ý kiến của mình và cố gắng tìm hiểu bản chất của vấn đề trƣớc khi đƣa ra kết luận; dám thừa nhận cái chƣa đúng, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của ngƣời khác và vì vậy, dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi ngƣời. Tƣ duy phản biện giúp con ngƣời có phƣơng pháp tƣ duy độc lập, nhìn ra những hạn chế, sai lầm dễ mắc phải trong quá trình tƣ duy của mình, từ đó đƣa ra những nhận định, phán đoán tối ƣu; có suy nghĩ tích cực, giảm thiểu trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng, mất lòng tin; khám phá những tiềm năng vốn có của bản thân, tạo động lực vƣợt lên chính mình, tự khẳng định mình, hình thành nhân cách tự chủ, độc lập và sáng tạo; nỗ lực cập nhật, chắt lọc những thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân; nâng cao kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin; trình bày vấn đề một cách sáng tạo; đƣa ra luận điểm/luận cứ một cách rõ ràng; tăng cƣờng khả năng suy nghĩ theo hƣớng mở, rõ ràng, đáng tin cậy, không hấp tấp, vội vàng; dễ dàng hòa đồng vào tập thể, cộng đồng. Tƣ duy phản biện có thể trở thành một động lực phát triển xã hội, có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức xã hội và sự tiến bộ của loài ngƣời. Xã hội có phản biện là xã hội phát triển, tránh đƣợc rủi ro, thúc đẩy cải tiến cái cũ và sáng tạo cái mới. Tƣ duy phản biện giúp con ngƣời giải quyết vấn đề một cách 129
  6. thấu tình đạt lý; kế thừa những giá trị trong quan điểm cũ, hình thành quan điểm mới nhằm cải biến nhận thức và hành động trong thực tiễn; chủ động, tự giác, thể hiện tính chính xác, triệt để, có căn cứ và chứng minh đƣợc các lập luận, nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội; tìm kiếm con đƣờng đúng đắn, hiệu quả nhất để đạt tới chân lý; phát hiện ra những sai lầm; rèn luyện phƣơng pháp tƣ duy biện chứng. Trong lĩnh vực chính trị, tƣ duy phản biện giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nƣớc nâng cao năng lực tƣ duy lý luận, tổng kết thực tiễn, từ đó xây dựng chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách đúng đắn, có hiệu quả. Hơn nữa, tƣ duy phản biện còn góp phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển nền dân chủ và nhà nƣớc pháp quyền; tăng cƣờng nhu cầu và khả năng phản biện xã hội, phản biện chính sách của các tổ chức chính trị - xã hội; mở rộng sự tham gia tích cực của ngƣời dân vào quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, trong sự phát triển hiện nay, lĩnh vực văn hóa không ngừng giao thoa giữa các nƣớc, chính vì lẽ đó đã tạo cho các nƣớc có thể học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhau. Chính sự giao thoa văn hóa ấy nhất thiết phải cần đến tƣ duy phản biện trong mỗi quốc gia, mỗi cá nhân trong sự thanh lọc, tiếp thu một cách có chọn lựa, có khoa học trong cách tiếp cận văn hóa, giúp con ngƣời nhận biết thông tin văn hóa đúng đắn, khắc phục tình trạng nhiễu loạn trong thông tin văn hóa; khắc phục việc đánh mất văn hóa dân tộc, văn hóa cá nhân trong đà phát triển văn hóa chung của nhân loại. Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, tƣ duy phản biện giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì khoa học cần đến thực nghiệm, ứng dụng thông qua những hoài nghi và phản biện. Trong thực tiễn, tƣ duy phản biện cùng với những loại hình tƣ duy khoa học khác đã tạo ra sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học; trở thành một trong những tiền đề tƣ tƣởng cho các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Tƣ duy phản biện là một trong những phẩm chất cốt lõi của hoạt động trí tuệ của đội ngũ những ngƣời làm khoa học và phát minh, sáng chế. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tƣ duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất và cũng khó nhất, đặc biệt là trong giáo dục - đào tạo hiện đại. Phƣơng pháp giáo dục - đào tạo hiện đại bao hàm tƣ duy phản biện, cung cấp cho ngƣời học không chỉ cách giải quyết vấn đề mà cả cách nêu vấn đề. Phát triển năng 130
  7. lực tƣ duy phản biện cho ngƣời học là phát triển năng lực tƣ duy độc lập, tiếp nhận và xử lý thông tin, tri thức. Với tƣ duy phản biện, giáo dục - đào tạo ngày càng chuyển từ phƣơng pháp truyền thống sang phƣơng pháp hiện đại với việc: lấy ngƣời học và tƣ duy sáng tạo của họ làm trung tâm; chuyển từ hình thức học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa; chuyển từ cung cấp tri thức, kỹ năng là chủ yếu sang cung cấp phƣơng pháp nghiên cứu, học tập là chủ yếu; chuyển từ đánh giá tri thức là chủ yếu sang đánh giá năng lực là chủ yếu; v.v. nhằm giáo dục, đào tạo những lớp ngƣời mới tích cực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. 3. Kết luận Có thể thấy tƣ duy phản biện đóng một vai trò quan trọng trong học tập, lao động và trong cuộc sống. Nó góp phần làm cho mỗi con ngƣời chúng ta hoàn thiện về nhận thức, quá trình thu thập, xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả. Tƣ duy phản biện không những đặt ra yêu cầu tiếp nhận thông tin trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, mà còn còn đòi hỏi chủ thể phải biết sàng lọc, chọn lựa những thông tin cần thiết đảm bảo cho quá trình phát triển của đối tƣợng, của chủ thể. Vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để rèn luyện để tiến tới có thể áp dụng nó vào nhận thức và cuộc sống. Tƣ duy phản biện là phƣơng pháp giúp chủ thể đón nhận thông tin một cách có chọn lọc thông qua sự phản biện trong tƣ duy của cá nhân chủ thể. Hơn nữa với những lý do khác nhau mà tƣ duy phản biện chƣa thật sự phát huy tác dụng trong việc giúp chủ thể nhận thức phát huy đƣợc vai trò, năng lực tƣ duy của mình. Việc trau dồi tƣ duy phản biện cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, có hệ thống, có kế hoạch, mà môi trƣờng học tập ở đại học là tốt nhất giúp sinh viên đào luyện chúng. 131
  8. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Tấn Huỳnh Cảm Giang (2017), “Hiểu biết về tƣ duy phản biện”, http://www.ier.edu.vn/hieu-biet-ve-tu-duy-phan-bien.html, truy cập ngày 3/3/2017. [2]. Lê Ngọc Hân (2015), “Tƣ duy phản biện của siinh viên ngành Giáo dục chính trị, Trƣờng Đại học Đồng Tháp”, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2015, Trƣờng Đại học Đồng Tháp. [3]. Richard Paul, Linda Elder (2015), Cẩm nang tư duy phản biện: Khái niệm và công cụ, Nxb. Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh. [4]. Ngân hàng Thế giới (2017), “Sinh viên Việt nam cần tƣ duy phản biện và giải quyết vấn đề”, http://nhipcaudautu.vn/kinh-te/sinh-vien-viet-nam-can-tu-duy- phan-bien-va-biet-cach-giai-quyet-van-de-3136480, truy cập ngày 3/3/2017. [5]. Joyce Wycoff (2014), Ứng dụng bản đồ tư duy để khám phá tính sáng tạo và giải quyết vấn đề, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội. 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0