YOMEDIA
ADSENSE
Tìm hiểu văn hóa Chăm Hroi: Phần 1
21
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cuốn sách "Văn hóa Chăm Hroi: Phần 1" có nội dung chính gồm hai chương. Chương 1: Thiết chế làng, luật tục, lễ nghi và phong tục tập quán; Chương 2: Hệ thống ngữ âm và văn học dân gian. Cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết nhé các bạn!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu văn hóa Chăm Hroi: Phần 1
- 305.899 ÊN CỨU VĂN HÓA CHĂM NINH THUẬN V115H VĂN HÓA CHĂM H’ROI NHÀ XUÁT BẢN NÔNG NGHIỆP
- TRUNG TÂM NGHIÊN c ứ u VĂN HÒA CHĂM NINH THUẬN VRN HÓA Chấm ITroi ■J)CS.CC)AB5Ễ> í' C ác tác giả: - ThS. T rirọng Tính - ThS. Q uảng Đại Tuyên - CN. T hành Thị H ồng c ẩ m - CN. C hâu V ăn H uynh - NNC. T hập Liên T ru ỏ n g NHÀ XUÁT BẢN NÔNG NGHIỆP
- Ban biên tập: - ThS. Nguyễn Thị Thu - ThS. Trưọ-ng Tính - CN. Phạm Văn T hành Anh bìa 1: Nhà Rông làng Suối Đá, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tinh Bình Đinh Anh bìa 4: Nhạc cụ đàn 5 dây; Hoa văn trên thổ cẩm.
- ^TtíụcXạc ,Ờ I NÓI Đ ẦU ................................................................................ 7 Ihưcrng 1. THIÉT CHẾ LÀNG, LUẬT TỤC, LẺ NGHI /À PHONG TỤC TẬP QUÁN................................................ 13 1.1. Thiết chế làn g ...............................................................13 1.1.1. Vị trí địa lý của là n g ................................................ 13 1.1.2. Quan niệm chọn đất để lập làng..............................15 1.1.3. Lý do dời là n g ............................................................16 1.1.4. Cấu trúc của là n g ...................................................... 16 1.1.5. Vấn đề dân c ư ............................................................18 1.2. Luật tục người Chăm H ’r o i............................................. 19 1.2.1. Khái quát về luật tục và vai trò của già làng 19 1.2.2. Các nội dung và hình thức xử phạt theo luật tục Chăm H ’r o i ...........................................................................24 1.3. M ột số lễ nghi người Chăm H ’ro i..................................41 1.3.1. Lễ nghi cộng đồng và gia đình............................... 41 1.3.2. Lễ nghi vòng đ ò i.......................................................48 1.4. Phong tục tập quán, tín ngưỡng trong nghi lễ 56 :h uon g 2. HỆ THỐNG N G Ữ ÂM VÀ VĂN HỌC )Â N GI A N .................................................................................59 2.1. Hệ thống ngữ â m .......................................................... 59 3
- 2.1.1. Các chữ phụ âm đ ơ n ............................................... 60 2.1.2. Ngữ âm...................................................................... 66 2.1.3. Từ ngữ....................................................................... 73 2.1.4. C âu.............................................................................77 2.2. Văn học dân gian..............................................................86 2.2.1. Ca dao, dân c a ...........................................................86 2.2.2. Thành ngữ, tục ngữ, danh n g ô n ............................. 91 C huong 3. HOA VĂN TRÊN TRA N G PH Ụ C VÀ CÁC CÔNG TRÌN H N G H Ệ TH U Ậ T DÂN G IA N 97 3.1. Trang phục người Chăm H ’ro i....................................... 97 3.1.1. Phương thức chế biến sợi........................................ 97 3.1.2. Phương pháp dệt và n h u ộ m ..................................100 3.1.3. Hoa vãn trang trí trên trang p hục......................... 104 3.1.4. Trang phục nam, nữ trong sinh h o ạ t................... 107 3.2. Công trình kiến trúc nghệ thuật.................................... 120 3.2.1. Kiến trúc về nhà ở .................................................. 120 3.2.2. Kiến trúc nhà rô n g ................................................. 126 3.2.3. Kiến trúc nhà m ồ.....................................................130 3.2.4. Các loại nhạc c ụ ......................................................134 C huông 4. TR I TH Ứ C DÂN G IA N ..................................... 138 4.1. Y học cổ truyền..........................................................138 4.1.1. Nghề y học cổ truyền ngườiChăm H ’r o i 138 4.1.2. Một số bài thuốc chữa bệnh.................................. 140 4
- 4.1.3. Lễ cúng tổ nghề................................................ 142 4.2. Văn hóa ẩm thực............................................................ 143 4.2.1. Ẩm thực trong ngày thường..................................144 4.2.2. Ẩm thực trong lễ h ộ i..............................................151 4.2.3. Phong cách ăn u ố n g ............................................... 152 4.3. Nghề thủ công đan lát................................................... 153 4.3.1. Nghệ nhân đan lá t .................................................. 153 4.3.2. Kỹ thuật đan lá t....................................................... 154 4.3.3. Nguyên liệu dùng trong đan lát............................ 154 4.3.4. Sản phẩm đan lát và hoa v ă n ................................156 4.3.5. Trao đổi sản phẩm đan lá t..................................... 157 4.4. Các hoạt động kinh tế và lễ nghi nông nghiệp 158 4.4.1. Sản xuất nông nghiệp cổ truyền........................... 158 4.4.2. Lễ nghi nông n g h iệ p .............................................. 163 KẾT LUẬN............................................................................... 168 PHỤ LỤC ẢNH .......................................................................... 173 TÀI LIỆU THAM K H ẢO ....................................................... 181 5
- [ờỉ/ nới/ (tầu/ ^ T g ư ờ i Chăm H ’roi chủ yếu sống tập trung ở hai /^ d ^ tỉn h Phú Yên và Bình Định. Tại tỉnh Phú Yên người Chăm H ’roi cư trú đông nhất ở 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh, một ít sống rải rác ở 2 huyện Tây Hòa và Đông Hòa, với số dân theo tổng điều tra ngày 01/4/2009 là 17.404 người. Ở tinh Bình Định, cũng trong thòi điểm tổng điều ừ a này, ngưòi Chăm H ’roi có số dân là 5.336 người, sống tập trung ở huyện Vân Canh (5.157 người)1, còn lại sống rải rác ở các huyện trong tỉnh, kể cả thành phố Quy Nhon (109 người). Người Chăm H ’roi thuộc nhân chủng Indonésien, ngữ hệ Nam đảo (Austronésien), nói tiếng M ã Lai - Đa Đảo (Malayo - Polynésien) gần gũi nhóm ngôn ngữ của các tộc người Chum, Raglai, Giarai và Êđê. Trong khu vực cư trú, tiếng Chăm H ’roi còn chịu ảnh hưởng tiếng nói của các tộc người nói tiếng Môn - Khmer như tộc người Bana và tộc người K ’ho. Hầu hết người Chăm H ’roi sinh sống bằng nông nghiệp, canh tác chủ yếu dựa vào nước ừời, trên những nưoiìg rẫy nhỏ hẹp tương đối bằng phẳng ở vùng bán sơn địa và trên những ’ Cục Thống kê tinh Bình Định. 7
- ngọn núi thấp xung quanh khu vực cư trú. Nông sản chính là lúa, mì (sắn) và các loại đậu. Hiện nay, nghề trồng mía, mì cao sản và cây lâm nghiệp (cây keo lá ừàm) phát triển khá mạnh trên địa bàn cư trú. Thỉnh thoảng họ khai thác lâm thổ sản trên núi rừng như mây, tre, mật ong, trái cây rừng mà chủ yếu là để phục vụ cuộc sống gia đình. Nhìn chung, phương thức và tư liệu sản xuất còn lạc hậu, đời sống vật chất của người Chăm ở đây còn nhiều khó khăn. Ngược lại, đời sống tinh thần của họ khá phong phú, đã tạo nên sự hài hòa trong cuộc sống. Âm nhạc, dân ca, dân vũ, trang phục, túi ngưỡng tâm linh cổ truyền... tạo cho họ một niềm tin lạc quan, sẵn sàng vượt qua gian lao thử thách giữa bốn bề núi rừng trùng điệp và hiểm trở. Qua khảo sát điền dã, chúng tôi nhận thấy người Chăm H ’roi còn bảo lưu tương đối tốt về văn hóa truyền thống. Họ tin vào thế lực siêu nhiên và hồn của mọi sự vật hiện tượng (,bengak), họ quan niệm “vạn vật hữu linh”, Thần - Yang Ợ ang Cek, Y angLan..) ở khắp mọi nơi và giám sát cuộc sống của con người, Thần - Yang sẽ trừng phạt nếu con người xúc phạm, còn ngược lại sẽ phù hộ độ trì, giúp đỡ con người. Họ tin vào hồn ma (atmv), nên khi làm bất cứ việc gi họ đều cúng kêu hôn (éw bengak) đê được cứu giúp. Người Chăm H ’roi còn quan niệm rằng con người sống trên trần gian, nếu là người tốt khi chết đi sẽ được đầu thai trở lại, nếu không sẽ bị đây xuống “meng lung” dưới 7 tầng địa ngục và không bao giờ được đầu thai. 8
- Văn hóa Chăm H ’roi được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm như các học giả người Mỹ, nhà nghiên cứu người Pháp Soyny và J. Lamarche, nhà nghiên cứu trong nước như Cửu Long Giang và Toan Ánh... Sau ngày giải phóng đất nuớc, các nhà khoa học của Viện Dân tộc học Việt Nam có quan tâm khảo sát. Đáng lưu ý là một số công trình nghiên cứu như: “Bước đầu tìm hiểu người Chăm ở Bắc Phú Khánh và Nam Nghĩa Bình, năm 1981” của trường Đại học Huế; luận văn cử nhân của Nguyễn Biên “Người Chăm ở huyện Vân Canh - Nghĩa Bình, năm 1986’’; ìứià ’ nghiên cứu Vũ Thị Việt với bài viết “M ối quan hệ giữa ngirời Chàm và người Bana ở Nam Nghĩa Bình và Bắc Phú Khánh Lưu Hùng với “Ghi chép về người Chăm H ’roi ở Bình Định và Phủ Yên, năm 1993”; luận văn cử nhân Phạm Thị Thu Hân ‘Trang phục phụ nữ Chăm H 'roi ở Phú Yên - năm 2 0 1 0 Ban Dân tộc Miền Núi Bìnli Định xuất bản cuốn “ Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định - năm 2000”. Đặc biệt, những năm gần đây, những nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian là tigưòi Chăm H ’roi như ông Kasô Liễng (Phú Yên) đã dày sông sưu tầm và xuất bản những bản trường ca cả ngàn trang như Tiếng cồng Ông bà H ơ Bia LơĐă, Chi Liêu; ông Đoàn Măng Téo với công trình “Mộ/ số vân đề văn hỏa văn nghệ Chăm H ’roi Vân Canh (1999)”, Núi Chúa Hòn Ô ng (2002), Tục ngũ', Dân ca - nhạc cụ dân gian của người Chăm H ’roi Vân Canh (2003)... Đe góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu cho -ông trình nghiên cứu, sưu tầm về văn hóa Chăm H ’roi trên
- địa bàn hai tỉnh Phú Yên và Bình Định, Trung tâm Nghiêr cứu Vãn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận đã triển khai đề tà nghiên cứu về ngưòi Chăm H ’roi và xuất bản thành sách vớ nhan đề “Văn hóa Chăm H ’roi” . Quyển sách được hoàr thành dựa trên những kết quả tư liệu điền dã như gặp gỡ trac đổi, phỏng vấn trực tiếp các cụ già, các nhà trí thức am hiểi về văn hóa Chăm. Bố cục của quyển sách này, ngoài phần nó đầu, kết luận và phụ lục, được chia thành các chương như sau: - Chương 1. Thiết chế làng, luật tục, lễ nghi và phonị tục tập quán - Chương 2. Hệ thống ngữ âm và văn học dân gian - Chương 3. Hoa văn trên ừang phục và các công trìnỉ nghệ thuật dân gian - Chương 4. Tri thức dân gian Trong quá trình thực hiện quyển sách này, chúng tôi đỉ nhận được sự giúp đỡ tận tình của các vị già làng, các trưởng thôn, các trí thức và nhân sĩ Chăm H ’roi, các hộ gia đìnl người Chăm H ’roi đã dành thời gian trả lời các bảng hỏi, trac đổi và cung cấp những tài liệu quý giá để chúng tôi hoàr thành quyển sách này. Nhân dịp quyển sách được xuất bản chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn UBND huyện Vâi Canh và Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Vân Canh (tỉnỉ Binh Định), UBND huyện Đồng Xuân và Phòng Văn hóa • 10
- Thông tin huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) và UBND các xã trong hai huyện nói ứên đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi trong những đợt công tác sưu tầm tư liệu. Quyển sách được xuất bản là một quá trình nỗ lực của tập thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, là một món quà tinh thần góp phần bảo lưu giá trị vãn hóa ừnyền thống của người Chăm H ’roi. Quyển sách chắc hẳn vẫn còn những sai sót không thể tránh khỏi, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành và thẳng thắn để tái bản lầii sau được tốt hơn. Nhóm tác giả
- Q/kư&ng / THIẾT CHẾ LÀNG, LUẬT TỤC, LỄ NGHI VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN 1.1. Thiết chế làng Người Chăm H ’roi gọi đon vị cư trú làng là palei. Trong làng gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống sinh sống quây quần với nhau, đùm bọc lẫn nhau trong lúc tối lửa tắt đèn, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn, cùng hưởng quyền lợi trên địa bàn cư trá và dần dần sợi dây tình cảm giữa mọi người thắt chặt với nhau. Con người với cảnh vật thiên nhiên, hiện tại và quá khứ hòa quyện vào nhau... tạo nên cốt cách, tâm hồn của cộng đồng cư dân. Theo quan niệm người Chăm H ’roi lỷ do họ cư trú thành làng là: - Nhằm tạo nên sức mạnh để bảo vệ cuộc sống noi núi rừng, chống kẻ thù và các loài thú dừ. - Trong lễ hội, cúng tế có nhiều người góp sức, nhiều gia đình đóng góp lễ vật. - Giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn Iihư cháy nhà, cây đè, nước trôi, thú dữ tấn công... 1.1.1. Vị trí địa lý của làng Làng là đơn vị cư trú của con người, gắn liền với đời 13
- sống của mỗi thành viên, mỗi gia đình. Vì thế, vấn đề lập làng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ý thức quy ấp lập làng của người Chăm H ’roi với tiêu chi về địa lý tự nhiên như sau: - Đất đai phải cao ráo, bằng phẳng hoặc tương đối bằng phẳng, không bị úng ngập trong mùa mưa lũ. - Gần sông, suối, nước chảy quanh năm để đảm bảo điều kiện cần thiết cho cuộc sống của con người về ãn uống và sinh hoạt. - Đất đai màu mỡ để canh tác nông nghiệp. Vì người Chăm H ’roi là cư dân nông nghiệp thuần phát. - Có đủ mặt bằng để lập các khu: dân cư, canh tác, chăn nuôi và “làng” người chết. Hầu hết các làng Chăm H ’roi đều có đủ các tiêu chí trên, như: - Làng Kà Xim (xã Canh Thuận, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) có 128 hộ, tọa lạc phía Đông - Nam con suối Kaxim, nước chảy quanh năm. Đất thổ cư bằng phẳng và rất màu mỡ, cây cối xanh tươi quanh năm, có khu chăn nuôi bò, dê ở dọc sườn núi phía Đông, đất nông nghiệp và lâm nghiệp hơn 2.200 ha. - Làng Hà Rai (xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) có 226 hộ, tọa lạc gần con suối Nagrai, nước chảy quanh năm. Đất thổ cư tương đối bằng phẳng và cao ráo, khó bị ngập lụt, cây cối trong làng luôn xanh tốt. Đất tự nhiên 3.312 ha, trong đó đất nông nghiệp là 170 ha, còn lại là đất lâm nghiệp, đất thổ cư và 1 khu “làng ma” ở phía Tây ngôi làng. Khu chăn nuôi nằm dọc sườn núi phía Tây - Nam. 14
- Người nông dân trồng lúa, mì (sắn) và mía quanh năm, còn đất lâm nghiệp trồng keo lá tràm bạt ngàn. 1.1.2. Quan niệm chọn đất để lập làng Ngoài những tiêu chi để qui ấp lập làng ở trên, người Chăm H ’roi có quan niệm trong việc chọn đất để thành lập làng là phải đưọc thần Núi (7ang Cek), thần Đất Ợ ang Lan) chấp nhận. Muốn biết được các thần chấp nhận hay không, người Chăm H ’roi thực hiện 1 trong 2 cách sau: - Đun trứng gà: đóng 3 cọc cây tươi, đặt quả trứng gà lên trên, sau khi già làng khấn vái trình bày lý do đến xin đất ở cho dân, ngưòi ta đốt cháy một cây nến sáp ong để ở phía dưới quả trứng cho ngọn lửa tiếp sát phần dưới trứng gà, làm trứng gà sẽ nóng và sôi lên. Neu quả trứng bị vỡ là “tín hiệu” các thần không chấp nhận. Ngược lại, quả trứng bị nứt và chảy nước xuống cọc thì đất đó ở rất tốt2. - Lấp hạt gạo\ sáng sớm già làng cùng m ột vài người đàn ông lớn tuổi đến khu đất đã định, bày lễ vật gồm 2 quả trứng, rưọ '11 và 5 miếng trầu cau, khấn vái thần Núi, thần Đất, trình bày lý do, sau đó đào một cái lỗ, bỏ vào đó những hạt gạo ứng với số nóc nhà của làng, lấy tô úp kín mặt lỗ. Sáng hôm sau, mọi người trở lại đếm số hạt gạo. Nếu còn nguyên thì được, ngược lại số hạt gạo bị thiếu thì sẽ chọn nơi khác3. 2 Theo cụ Thanh Vinh (78 tuổi) làng Canh Thành, xã Canh Hòa, huyện Vân Canh, tỉnh Bỉnh Định. Theo cụ So Minh Thứ (76 tuổi) làng Hà Rai, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tinh Phú Yên. 15
- 1.1.3. Lý do dời làng Đến nay, có rất nhiều ngôi làng của người Chăm H ’roi phải dời đến noi ở mới, vì những lý do sau đây: - Trong làng xảy ra dịch bệnh như: dịch tả, thủy đậu... làm nhiều người chết. - Hỏa hoạn làm cháy nhiều nhà cùng một lúc. - Vật nuôi bị chết hàng loạt. - Thú dữ nhiều lần vào làng phá hoại nlià cửa, vật nuôi, làm hại con người. - Dời làng đến khu định cư mới để nhường đất cho chính quyền sử dụng xây dựng công trình công cộng (trường hợp làng Suối Đá, xã Canh Hiệp), quy hoạch khu dân cư mới của chính quyền địa phương. 1.1.4. Cấu trúc của làng Ngày xưa, một làng Chăm H ’roi chỉ có một vài chục nóc nhà, chủ yếu là những người trong dòng tộc theo huyết thống bên mẹ. Đất rộng người thưa nên việc bố trí nhà cửa trong làng không đặt thành vấn đề. Ngày nay, dân số phát triển, tình trạng du cư phổ biến nên hầu hết những ngôi làng đều được bố trí thành khu bàn cờ. ở các làng Chăm H ’roi chủ yếu bố trí liên gia cư theo chiều Bắc - Nam như các làng Chăm Ninh Thuận. Mỗi liên gia cư cách nhau một con đường lớn, xe cộ lưu thông dễ dàng và cứ vài ba nóc nhà thì có đường ngang thuận tiện trong việc đi lại. Trong làng trồng nhiều cây xanh, không kiêng kỵ, chủ yếu là các loại cây ăn quả như mít, xoài, cam và các loại cây lây gỗ như bạch đàn, xà cừ... 16
- Khí hậu ở vùng bán sơn địa phía Tây hai tỉnh Bình Định và Phú Yên tuy khắc nghiệt nhưng không bị chi phối bởi gió mùa Đông Bắc thổi rất mạnh như ở Ninh Thuận nên cách bố trí nhà cửa của họ không tránh hướng gió. Hơn nữa họ không quan niệm về phương hướng như người Chăm tỉnh Ninh Thuận. Nhà ở của họ không theo m ột hướng nào nhất định, phổ biến hon cả là quay mặt về phía con đường vào nhà. Hiện nay khuôn viên nhà ở của người Chăm H ’roi không rõ ràng, có nhà không có vuông rào và nếu có thì cửa ngõ ra vào sẽ được mở hướng nào thuận lợi cho việc đi lại và cũng vì lý do đó mà việc bố trí nhà ở trong khuôn viên không theo một trật tự nào như khuôn viên truyền thống của người Chăm tỉnh Ninh Thuận... Hiện nay, người Chăm H ’roi cư trú chủ yếu theo loại hình tiểu gia đình, con cái khi đã lấy chồng (vợ) thường ra ăn riêng, thích làm nhà ở riêng. Chế độ mẫu hệ cổ truyền của người Chăm H ’roi đang có xu hướng m ờ dần. v ấ n đề hôn nhân với các tộc người theo chế độ phụ hệ như tộc người Kinh, đặc biệt vói tộc người Bahnar có chiều hướng gia tăng nên con cái thích làm nhà ở bên nào cũng được, v ấ n đề thừa kế tài sản trong xã hội Chăm H ’roi cũng không đặt ra rõ nét. ở chính giữa ngôi làng của người Chăm H ’roi là cái nhà Rông của cộng đồng. Mọi sinh hoạt của dân làng được tổ chức ở đây với sự điều khiển của Già làng ( ưrang Taha), nay là Ban Quản lý thôn. Sân phía trước ìứià Rông là nơi m à ngày xưa Già làng đặt chân đến để chọn đất lập làng và hàng năm D C S .O T5IS
- nơi đây diễn ra các lễ hội của làng như M in cam (Lễ c ầ u yên cộng đồng làng). Ngôi làng của người Chăm H ’roi ngày nay không có cổng và hàng rào bao quanh. Con đường lớn dẫn vào làng gặp ngôi nhà đầu tiên được xem là đầu làng. Nơi đầu làng hàng năm diễn ra nghi lễ Paku, tổ chức đồng thời với lễ M in cam, mục đích là để cầu yên cho mọi nhà trong làng. 1.1.5. Vấn đề dân cư Như đã trình bày, ngày xưa ngôi làng của người Chăm H ’roi là nơi cư trú của những người cùng huyết thống và có quan hệ hôn nhân. Ngày nay, mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển nên trong làng của ngưòi Chăm H ’roi có mặt nhiều tộc họ và cư dân khác chủng tộc như Bahnar (Bana), Randaiy (Êđê) và người Kinh. Các tộc họ người Chăm H ’roi cùng cư trú phổ biến trong các làng gồm: - L a -0 được chuyển sang họ người Kinh là Thanh. - Palimah được chuyển sang họ người Kinh là Trần. - Rah Jalan được chuyển sang họ người Kinh là Đoàn. - Palimaow được chuyển sang họ người Kinh là Lê. - So được chuyển sang họ người Kinh là Nguyễn. Người Chăm H ’roi hiện nay tồn tại 2 hệ thống tên tộc họ, tên tộc họ Chăm và theo họ Kinh. Ví dụ: cụ Lê Văn Biên ở thôn Suôi Đá (Binh Định), cụ So Minh Thứ ở thôn Hà Rai (Phú Yên)... 18
- 1.2. Luật tục ngưòi Chăm H ’roi Luật tục Chăm H ’roi Phú Yên và Bình Định gọi 1kA dat, à sản phẩm xuất phát tò yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội ;ủa người Chăm H ’roi, nó phụ thuộc vào trình độ, ý chí chủ Ịuan của các thành viên trong cộng đồng dân cư, trong đó Ìgười đứng đầu chủ làng được trọng vọng và tôn kính. Trong dân gian đồng bào cho rằng “luật tục là do ông bà ỉể lại” . Cho đến nay, cùng với pháp luật của Nhà nước, luật ục vẫn còn tồn tại và có vị trí quan trọng trong việc điều ;hỉnh các mối quan hệ trong đòi sống các đồng bào dân tộc hiểu số nói chung và cộng đồng cư dân của người Chăm 3 ’roi ở hai tỉnh Phú Yên và Bình Định nói riêng, nó thể hiện Dẩn sắc, nét đặc trưng của người Chăm H ’roi. Những chuẩn nực đạo đức lối sống, những hành vi ứng xử giữa con người /ới con người, giữa con người với môi trưòng tự nhiên... đã ỉược mọi thành viên trong cộng đồng nghiêm túc chấp hành, uân theo một cách tự giác. 1.2.1. Khái quát về luật tục và vai trò của già làng Luật tục là hệ thống các chuẩn mực, các qui ước xã hội chông thành văn (umvritten), nhằm hướng điều chỉnh, điều lòa các mối quan hệ xã hội, quan hệ cá nhân với cá nhân, cá ìhân với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng, nó được hình hành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm, ữải Ìghiệm của ứng xử xã hội được truyền từ đời này sang đời chác thông qua trí nhớ, qua thực hành quản lý xã hội và nó ỉược cả cộng đồng thừa nhận, tạo nên sự thống nliất cân bằng íã hội của cộng đồng. 19
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn