intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu văn hóa Chăm Hroi: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Văn hóa Chăm Hroi" tiếp tục trình bày nội dung thuộc hai chương còn lại như sau: Chương 3: Hoa văn trên trang phục và các công trình nghệ thuật dân gian; Chương 4: Tri thức dân gian. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu văn hóa Chăm Hroi: Phần 2

  1. C/hu&ng 3 HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHỆ THUẬT DÂN GIAN 3.1. Trang phục ngưòi Chăm H ’roi 3.1.1. P hương thứ c chế biến sọi 3.1.1.1. Nguyên liệu để chế biến sợi Theo các cụ già như ông So Minh Thứ (Hà Rai), bà Thanh Thị Hậu (Canh Thành)... cho biết rằng ngày xưa làng của ngưòi Chăm H ’roi nào cũng trồng bông vải để chế biến sợi chỉ, dệt vải may mặc. Người Chăm nơi đây gọi bông là “Kapah”, trồng vào tháng 5 hoặc tháng 6 (âm lịch) và thu hoạch sau đó 6 tháng. Người Chăm ở đây trồng 2 loại bông vải, gọi là Kapah Chăm (bông vải Chăm) và Kapah Lao\v (bông Tàu). Người Chăm N inh Thuận và Bình Thuận cũng gọi cùng cách gọi như người Chăm H ’roi, nhưng loại giống “bông Tàu” không ai biết nó được trồng tìr bao giờ. Có lẽ triều đình Chanipa xưa bang giao vói Trung Hoa đã du nhập loại giống đó. Bông vải trồng tiên những vạt đất nào cũng được, nhưng tốt nhất là rẫy mới được phát dọn, vì chất mùn (phân hữu cơ) và tro còn nhiều, cung cấp nguồn thức ăn cho cây. Cây bông Tàu cũng như cây bông vải Chăm thân cây khá cao (l,2m -
  2. 1 5m) tán rộng, ở các làng Chăm Ninh Thuận vào những năm 70 của thế kỷ trước vẫn còn loại bông vải này. Ngưòl ta hay trồng cây bông vải dọc ranh. M ột cái rẫy có thể trồng từ 50 đến 100 cây, cây cách nhau khoảng 2m và có thể thu hoạch trong 2, 3 năm nếu không muốn phá đi để trồng cây khác, nhưng năng suất thì giảm dần. 3.1.1.2. Những công đoạn chế biến sợi Người Chăm H ’roi gọi sợi chỉ và thảm dọc trong khung cửi là “M ra/”. Công đoạn chế biến sợi chỉ của người Chăm H ’roi bằng bông vải như sau: - Tách hạt (Ynek asar) Bông vải hái về còn dính hạt được phơi khô ngoài nắiig, sau đó hạt được tách ra để trồng vụ sau hay làm rau mầm. Dụng cụ dùng tách hạt làm bàng gỗ, người Chăm gọi là Khi đánh hạt, người thợ m ột tay cầm cán quay, tay còn lại cầm bông vải nhét vào giữa 2 thanh trục quay ngược chiều, bông sẽ được cuốn sang bên kia, phần còn lại là hạt. - Bật bông Ợ adak mahleí) Công đoạn tiếp theo là dùng chiếc cung để bật cho bông tơi nhuyễn. Dụng cụ này người Chăm H ’roi gọi là “Srap”, ở Ninh Thuận, Bình Thuận gọi là “Ginuk kataiỉc”. - S e sợi (Rcnvei) Bông sau khi được bật tơi nhuyễn, người ta dùng que đũa cuôn chúng thành những que bông như ngón tay. Sau đó, người ta dùng loại dụng cụ đặc biệt gọi là “C/ỉ/ứ” để se sợi. 98
  3. - Đánh ống ỢraoM’ mraí) Sợi sau klii được se bằng “chia” chưa thể dùng được vì còn mềm và yếu. Người ta chuyển chúng từ dùi chiếc “chia” thành những ống sợi (tanraow mraí) bằng dụng cụ quay tay gọi là “ Wak - Đ ánh lọn (Pathan mrai) Người ta dựng hai cọc cây ngắn cách nhau khoảng 50cm để kéo sợi từ ống (íanraow mraí) vòng quanh thân cọc. Mỗi vòng nặng khoảng từ 400-500 gam, gọi là lọn sợi (alan mraĩ). - Hồ sợi (Buh bu) Để cho sợi nở đều, người ta ngâm sợi trong nưóc lã 3 ngày đêm. Sau đó đem giặt sạch. Để làm cho sọi chỉ được cứng cáp, người Chăm H ’roi nấu cháo gạo tẻ thật nhừ đổ vào ngâm sợi 1 ngày đêm, rồi đem phơi trên sào tre một thòi gian, sau đó dùng bàn chải (gruai pabueĩ) lông heo rừng chải sợi {crah mraí) để cho hạt cơm dính trên sợi được làm sạch. - Tháo ch ỉ (Duei mraí) Những lọn chi sau khi được chải chuốt, phơi khô chúng díiih vào nhau vì thế mà người ta phải tháo chỉ bằng cách mắc lọn chỉ vào 2 cây cọc như lúc đánh lọn rồi gỡ chúng bỏ vào gùi hoặc thúng tre. Qua các công đoạn chế biến ở trên, người thợ đà có nguyên liệu để dệt. Ngày nay, người Chăm H ’roi không còn trồng bông và làm ra sợi chỉ để dệt vải mà chủ yếu mua các loại sợi có sẵn trên thị trường. 99
  4. 3.1.2. Phương pháp dệt và nhuộm 3.1.2.1. Phương pháp dệt vải Người Chăm H ’roi biết dệt vải từ rất lâu đời, với việc tự trồng bông, chế biến sợi chi. Qua khảo sát, người Chăm H ’roi dệt vải trên khung cửi Indonésien, đây là loại khung cửi rất phổ biến ở các tộc người miền Trung và Tây nguyên Việt Nam như Êđê, Giarai, Mạ, H ’rê, Chăm. Người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận gọi khung cửi là danâng aban. Ngoài ra, còn có khung cửi bản địa dệt thổ cẩm danâng jih dalah. Còn người Chăm H ’roi chỉ sử dụng khung Indonésien, gọi là mânyam mraỉ. Khung cửi Indonésien được cấu tạo bỏi các bộ phận rời. Lúc dệt người thợ ngồi trên mặt sàn nhà, khung dệt có độ nghiêng khoảng 45°. Các bộ phận từ trên xuống gồm có: - Khong bâng: làm bằng cây mò 0 , thuộc họ tre trúc, người Chăm gọi là triaing, dài nhất từ l,2m đến l,7m , có đường kính khoảng lOcm, đút vào bên trong thảm sợi dọc, hai đầu buộc vào cây cột vách nhà hoặc khung cửa sổ. - Mban làm bằng cây mò 0 như khong nhưng nhỏ hơn, có khi người ta làm bằng cây chà rang (kaymv ja ra n g ). Mban dùng để đút vào phía trong thảm sợi dọc mặt trên làm cho căng mặt sợi. - Khong ndat là loại khong nhỏ như mban bằng cây mò o, luồn vào bên trong thảm sợi phía trên. Thợ dệt nhấn hoặc kéo cây khong ndal kết họp với việc kéo cây go (mban cakaow), tạo kẽ hở để đút con thoi đan sợi ngang và đảo vị trí sợi dọc. Động tác này gọi là “/7ỡẤr” (kéo) và “suw” (nhấn). 100
  5. - M ban cakaow là bộ phận đút go để đảo vị trí sợi như đã nói ở ừên. - Prâk là con dao để đập khít sợi ngang sau khi đan. Nó thường được làm bằng gỗ cây rỏi (Kayuw bruah). - Anguh là bộ phận để cuốn chặt thảm sợi dọc. Nó được làm bằng gỗ, hai đầu mút có khe để mắc dây choàng qua mông người thợ ngồi dệt. - H araik canduh, là dây (haraik brăng) và tấm ván nhỏ (,kayuw suak) choàng qua mông thợ dệt để không bị đau khi đạp căng thảm sợi dọc. - Sanaỉy mrai là con thoi làm bằng cây chà rang. Người ta quấn sợi chi vào đó để làm sợi đan ngang. Người Chăm H’roi không sử dụng vỏ con thoi (Haluak) như ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Các bộ phận rời trong hệ thống khung cửi của người Chăm H ’roi có kích thước không cố định, tùy theo khổ vải mà chiều dài của mỗi bộ phận tương ứng. Khổ vải trên khung dệt của ngưòi Chăm H ’roi có các kích cỡ: - Khổ 2cm: dây đai hoa vãn thắt vòng quanh đầu của nam thanh niên. - Khổ 25cm: đai váy thổ cẩm (ka-iéng). - Khổ 0,6m: vải may áo (aw). - Khổ hơn lm (1,2 - l,5m): chăn đắp (siém kalum), váy thổ cẩm {sỉém mbec). Để có được thảm sợi dọc dệt nên tấm vải, người ta phải thực hiện công đoạn mắc sợi (angah mraí). Người Chăm 101
  6. H ’roi không mắc sợi ưên giá gỗ như ở N inh Thuận mà cột vào xà trên vách nhà sàn 4 đoạn tre song song và họ đứng để mắc sợi. Hai đoạn tre phía trong để luồn mban và mban cakaow (cây go). Ngưòi Chăm H ’roi có 2 phương thức dệt hoa văn, đó là sraong và du en. Người Chăm Ninh Thuận cũng gọi như thế khi dệt tiên khung ỉndonésien, nhung trên khung cửi bản địa Jih dalah, người ta lại gọi là “tek” (kéo) để chi động tác kéo go luồn con thoi khi đã đảo vị trí của thảm sợi dọc nằm ngang. - Sraong để dệt hoa văn đon giản ở hai diềm mép tấm vải bằng cách cột túm sợi chi màu vào nhóm sợi ở 2 đầu chiều ngang thảm sợi dọc. Khi dệt, trước khi đảo vị trí để đan sợi ngang, họ kéo túm sợi màu theo “công thức” đã định. - Dnen là phưong cách dùng que tre hoặc gỗ dẹp luồn lách từng sợi dọc để đan sợi ngang tạo nên hoa văn. Tóm lại, phương thức dệt vải của người Chăm H ’roi chủ yếu là thao tác làm đảo vị trí thảm sợi dọc, luồn đan sợi ngang bằng dụng cụ rời. 3.1.2.2. Phương pháp nhuộm Ngưòi Chăm H ’roi biết nhuộm sợi và vải từ lâu đời. Một sô cụ còn nhớ phương pháp và nguyên liệu để nhuộm cô truyên, mặc dù hiện nay không còn ai nhuộm nữa m à chủ yếu mua sợi ngoài thị trường để dệt. Nguyên liệu chủ yếu để chế biến phẩm nhuộm là cây cối mọc hoang trong rừng nơi địa bàn cư trú hoặc ven các sông 102
  7. suối cạnh làng. Sản phẩm được nhuộm rtr nguyên liệu này thì không phai màu. - Cây Kayuyv Cerum, có hai loại, cây lá nhỏ (cerum mengei) và cây lá to (cerum kaymv), loại cây thân bụi, gần giống loại cây cà. Hái lá về, dùng dao cắt nhỏ, bỏ vào cối giã nhuyễn sau đó đem vào ngâm trong nồi nước lã. Ba hôm sau dậy mùi thôi thối vắt lấy cốt bỏ bã, dìmg đũa tre quậy đều vói vôi ăn ừầu và trái pangan giã nhuyễn, rồi tiếp tục ngâm hỗn họp. Ba hôm sau, ngưòi ta chắt bỏ lóp nước trong phía trên, chừa lại cốt để nhuộm. Sản phẩm nhuộm hỗn họp trên có màu xanh đen. Nếu muốn màu xanh lục thì không dùng trái pangan. - Cây K ayuw Nyaw (cây nhàu) là loại cây thân gỗ, cao, tán rộng, lá to. Người ta trồng lấy trái làm dược liệu và người Chăm H ’roi lấy rễ cây để nhuộm vải sợi. Ngưòi ta dùng cuốc dào rễ cây, bóc bỏ vỏ ngoài, chặt nhỏ rồi bỏ vào cối giã nhuyễn, dùng que quậy cho ra bọt với vôi ăn trầu trong nồi nước lã, trong khoảng 20 phút, vớt bỏ bọt. Sau đó đem sợi hoặc vải vào ngâm nhuộm. Qua một đêm, vớt sản phẩm ra phoi. Sản phẩm có màu vàng. - Cây Kayuyv Kạịaon (cây dẻ) là loại cây thân bụi, lá hình thuyền màu nâu nhạt. Người ta dùng dao nhỏ vạt lấy vỏ cây, giã nhuyễn rồi bỏ vào nồi đổ nước đun vói vôi trong 2 giờ, sẽ có phẩm nhuộm màu đỏ tươi. Thông thường, người Chăm H ’roi dùng màu này để nhuộm sợi để dệt hoa văn. - Dây Vang ndang là loại dây leo, dùng làm dược liệu và nhuộm. Người ta lấy về, giã nát rồi ngâm với nước lã trong 103
  8. 3 4 ngày, dậy mùi là có thể nhuộm được. Trước khi nhuộm, vải hoặc sợi phải được vò nát. Để sản phẩm không bị phai màu, sau klũ phơi khô, người ta nấu cháo gạo tẻ nhúng vải hoặc sợi vào. Sản phẩm nhuộm bằng dây vang ndang có màu vàng tươi. - Củ K unyik (củ nghệ), chủ yếu để nhuộm sợi chi dệt hoa văn. Giã củ nghệ, pha với một ít nước với vôi, ngâm ừong một thời gian ngắn có thể nhuộm được. Sản phẩm nhuộm có màu vàng. Ngày xưa, người Chăm Ninh Thuận cũng đã sử dụng một vài loại thực vật để chế biến phẩm nhuộm vải sợi như phun maow (cây chàm) màu xanh đen, phun lanutĩg patak (cây lộc vừng) màu đỏ tươi, phun lakhun màu nâu nhạt... 3.1.3. Hoa văn trang ừ í trên trang p h ụ c Người Chăm H ’roi là cư dân nông nghiệp, theo tín ngưỡng đa thần, hàng năm đều có lễ hội, đó là dịp để cho chị em phụ nữ phô bày sự khéo léo ữong việc dệt vải, may mặc cho mình và cộng đồng, trong đó có sự phô bày hoa vãn trang trí trên trang phục của người phụ nữ rất ấn tưcmg. 3.1.3.1. Các loại hoa văn Hoa văn của người Chăm H ’roi rất phong phú, qua khảo sát thống kê được 24 kiểu loại: 1. Hala lu (3 loại) 2. Patmv ging (2 loại) 3. Brăng huék (3 loại) 4. Kenguai (2 loại) 5. w at talah 6. Wat siém 104
  9. 7. Ku-oỉ 8. Caniak 9. M aok liék 10. Brângliéng 11. Garih 12. Palaok takai asuM’ 13. Ganuak com brâng 14. M ata aw Cam 15. Palaok canuai 16. Waí 17. Brâng mbum 18. Duk Hầu hết các hoa văn ở ữên là loại hoa văn hình học, đa phần là hình đa giác (hỉnh thoi, hình vuông, lục giác) và đường kỷ hà gấp khúc mô phỏng hoa lá và sự vật trong cuộc sống của họ như hala ỉu (lá cây), patmv ging (ông táo), paỉaok takai asưw (chân chó)... Đáng lưu ý là trong hệ thống hoa văn của người Chăm H ’roi không có kiểu loại uốn lượn, ước lược đồ án cấu tạo. Trong hệ thống hoa văn trên, chúng tôi ứiấy 2 hoa văn có mặt ttong hệ thống hoa văn của người Tây Nguyên, đó là brâng huék loại 1, người Bana gọi là brâng yaong, người Giarai gọi banga patuk (hoa văn sao) và brâng mbom (hoa m ột mặt) của người Bana. Hoa văn của người Chăm H ’roi đa số trang trí trên trang phục của người phụ nữ, đặc biệt là chúng đưọc bố trí trên váy mà họ gọi là siém mbec. 3.1.3.2. M àu sắc của hoa văn Trang phục của người Chăm H ’roi chủ yếu có 4 gam màu cơ bản: vàng, trắng, đen và đỏ. Và họ cũng chỉ chế biến được 4 màu phẩm nhuộm từ cây cối.
  10. Người Chăm tinh Ninh Thuận quan niệm màu sắc của hoa văn ứng với 4 loại máu tồn tại trong cơ thể con người, theo nguyên lý Âm - Dương lưõng họp: - 2 loại máu biểu hiện Dương là Darah Mariah - Máu Đỏ (hồng huyết cầu) và Darah Patỉh - Máu Trắng (bạch huyết cầu), tồn tại thường xuyên trong con người bình thường khỏe mạnh. - 2 loại máu biểu hiện Âm là Darah Tem - Máu Đen và Darah Kanyik - Máu Vàng, xuất hiện khi con người bị đau bệnh. Tuy nhiên, người Chăm H ’roi trong quá trình dệt hoa văn trên trang phục đã rất có ý thức trong việc chọn gain màu nền và màu hoa vãn. Thông thường, người ta không bố trí hoa văn đơn (một loại hoa văn) trên trang phục, dù là áo hay váy của phụ nữ. Người ta không hoặc ít bố trí hoa văn trên nền đen, vì hoa văn những màu còn lại (xanh đen, đỏ) sẽ không “bật sáng giữa núi rừng” và họ cũng không bố trí gam màu vàng trên nền trắng vì lý do trên. Có chăng là những ô hình học lớn màu đỏ, trắng được bố trí để giảm thiểu sự đon điệu. Họ bố trí hoa vãn đỏ hoặc xanh đen trên nền trắng. Nếu nền xanh đen thì họ sẽ bố trí hoa văn trắng, vàng bên cạnh hoa văn đỏ. Nhà nghiên cứu Trần Từ khi nghiên cứu “H oa văn các dân tộc Giarai, B ana” cho rằng: “N ếu quả thực nền đen gặp trên đồ mặc của rất nhiều nhóm Thượng và cả m ột số dân tộc khác nữa gắn bó với rừng, với môi trường bao quanh cuộc sông của con ngưòi từng chọn nơi ăn chốn ở lâu dài trên miền đât lục địa nhiệt đới này, thì phải chăng màu trắng, nền trắng lại liên quan đên biển, trong chừng mực con người sống ở đây 106
  11. phải đối phó trong lao động hàng ngày với nắng gắt trên cát và khi cần thiết phải lẫn vào màu sáng của cát và sóng biển. Người ta chẳng thấy các cộng đồng chuyên di động trên sa mạc mặc tuyến đồ trắng, hay hầu như thế đó sao? ”19. 3.1.4. Trang p h ụ c nam , n ữ trong sinh hoạt 3. ỉ. 4.1. Trang phục nữ giới Trang phục của người phụ nữ Chăm H ’roi hiện nay chủ yếu là trang phục lao động sản xuất và trang phục lễ hội cho các lứa tuổi. Vì người phụ nữ Chăm ở đây không bao giờ trở thành chức sắc, dù là chức sắc dòng tộc hay cộng đồng như phụ nữ ở Ninh Thuận và Bình Thuận. * T rang phục trong lao động sản xuất và íhuòng ngày Người phụ nữ Chăm H ’roi ở hai tỉnh này phần đông sống ở nông thôn, những vùng đất bán sơn địa, xa các khu thị tứ nên công việc chính của họ chủ yếu là lao động sản xuất nông nghiệp, chỉ có một số rất ít là cán bộ các ngành, trong đó nhiều hon cả là giáo viên trưòng làng. Vì thế trang phục của họ khi đi nương rẫy khá đơn giản bao gồm áo, váy và khăn đội đầu. - Áo Người Chăm H ’roi gọi áo là aw, động tác mặc áo gọi là buh aw chứ không gọi cuk cnv như người Chăm ở tình Ninh Thuận. 1 Trần Từ (1986), Hoa văn các dân tộc Giarai - Bana. Sờ VHTT Gia Lai - 9 Kon Tuin, tr. 39 - 40. 107
  12. Áo mặc để lao động sản xuất phổ biến là những chiếc áo cánh ngắn như áo bà ba, tay dài chấm cổ tay. Có khi họ cũng dùng những chiếc áo nữ khác được may hoặc mua theo bộ áo may sẵn ừong các hiệu buôn trên chợ huyện. Có khi họ sử dụng những chiếc áo sơ mi nữ đã cũ hoặc chiếc áo bộ đội mặc bên ngoài áo cánh ngắn, có khi họ chỉ mặc môi áo cánh. Người phụ nữ khi đi nương rẫy, họ không câu nệ màu sắc của trang phục mà theo cách nghĩ có gì mặc nấy, vì cuộc sống của họ đang còn khó khăn. - Váy Trong lao động sản xuất hoặc ở nhà, người phụ nữ Chăm H ’roi Bình Định, Phú Yên ít khi mặc váy như đồng tộc miền trong, có chăng, rất hiếm, một vài cụ bà mặc những chiếc váy thổ cẩm đã sờn, bạc phếch hay những chiếc váy tấm (váy mảnh) nhuộm lá cây cemm mengei có màu xanh đen, có chiều đứng (khổ vải) của chiếc váy khá ngắn chỉ vừa quá đầu gối. Có lẽ chiếc váy như vậy sẽ thuận tiện trong việc di chuyển trên vùng đất bán sơn địa và nhiều sông suối. Cũng như các tộc người Raglai hoặc Chăm, người phụ nữ Chăm H’roi ở đây mặc váy tấm theo phương thức choàng quấn, đặt một đầu mút nơi thân eo, choàng quấn quanh người rồi giắt cạp váy vào trong thành bụng sau khi thóp bụng vào, như vậy cạp váy sẽ chắc hơn. Đôi khi, họ cũng dùng dây vải để cô định cạp váy cho vững vàng khi phải vượt qua sông suối. Trong lao động hay ở nhà dù đã luống tuổi, đại đa số họ mặc quân dài hai ống bằng vải như phụ nữ tộc người Kinh, c ó 108
  13. khi họ dùng những chiếc quần Âu đã cũ hoặc quần bộ đội để làm việc trên nương rẫy. Cũng như chiếc áo, họ không câu nệ về màu sắc, nhưng phổ biến là chiếc quần màu đen. - Khăn đội đầu và giày dép Ở nhà hay đi ra đường, chị em phụ nữ Chăm H ’roi ở Phú Yên, Bình Định phải đội chiếc khăn như chị em người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Bởi vì họ cũng quan niệm rằng người đầu trần sẽ bị m a ám hay sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn. Vì thế, khi đi làm nương họ không những đội chiếc khăn, phổ biến là loại khăn vải len hình vuông nhiều đường ngang dọc biên màu sắc khác nhau mà còn đội thêm chiếc nón lá hoặc nón vải mua trên thị trường. Còn khăn tự dệt rất công phu nên không dùng trong lao động mà chi dùng trong lễ hội. Hầu như người Chăm H ’roi không có loại giày dép sản xuất ở địa phương, chủ yếu là họ đi chân đất hoặc giày dép bày bán ở cửa hiệu để đi làm nương hay lên núi khai thác lâm thổ sản. Tóm lại, trong lao động sản xuất hay ở nhà, chị em phụ nữ Chăm H ’roi mặc những trang phục đơn giản như các chị em người Kinh. * Trang phục trong lễ hội Là cư dân nông nghiệp, theo tín ngưỡng đa thần. Hằng năm, ở các làng Chăm H ’roi đều diễn ra lễ hội. Người phụ nữ không những là người chăm chút lễ vật mà họ còn tham gia trực tiếp đặc biệt trong việc múa mừng các vị thần m à họ gọi là “s o a n g Vì thế, chị em chọn bộ cánh sặc sỡ đê phô diên. .109
  14. Trang phục của phụ nữ Chăm H ’roi trong lễ hội không có sự phân biệt lứa tuổi. Trong lễ hội, phụ nữ là người hân hoan hơn cả, vì đây là dịp để thể hiện tài khéo tay của mình trên trang phục. Lễ phục đặc sắc không những để múa mừng cho thần linh mà còn để những thiếu nữ gây sự thu hút và chú ý đối với các chàng thanh niên. Lễ phục của họ gồm áo, váy, khăn đội đầu, dây đai. - Áo Trong các dịp lễ hội, tùy theo tính chất của cuộc lễ mà người phụ nữ mặc hai loại áo khác nhau. Trong lễ hội đậm nét tín ngưỡng như Mincam, M bâng Akaok kabaw... họ mặc chiếc áo bà ba màu trắng dài tay, cổ kiềng, cũng có lúc cổ m ở hình lá bồ đề. Nhưng những dịp hội hè mang tính nghệ thuật biểu diễn20, chị em mang chiếc áo chui đầu (Aw loak), có cấu trúc như chiếc áo dài truyền thống của tộc người Nam đảo như Chăm, Mã Lai, Indonesia... Đó là chiếc áo dài lửng truyền thống, gấu áo quá mông, gam màu chủ đạo là màu sáng như trắng, vàng nhạt, xanh mạ non, hồng nhạt. Đây là gam màu tương phản với chiếc váy thổ cẩm (siém mbec). Ngoài hai loại áo khảo tả sơ bộ ở ừên, chúng tôi còn bắt gặp chiếc Aw ìoak thổ cẩm mà bà cụ Rah Jelan Thị Vang, làng Suối Mây vẫn mặc. Bà cho rằng đó là loại áo học được ở Nghệ íhuật biêu diễn nổi tiếng của người Chăm H’roi là điệu múa trống Koh Iơloan. nơ
  15. người Bana. Chiếc áo này mặc chui đầu, dài tay, trang trí nhiều tầng hoa văn trên hai tay và thân áo màu đỏ xen kẽ với màu xanh đen, các loại hoa văn như duk, palơok, wat, kaniak, mai... Ngoài ra, ừên đôi vai áo còn trang trí sợi cườm màu trắng ngà và đáu m út treo đồng xu nhỏ bằng bạc. -V á y Chiếc váy của phụ nữ mặc trong các dịp lễ hội là chiếc váy thổ cẩm (siém mbec). Đây là “tác phẩm” sáng tạo vô cùng đặc sắc của người phụ nữ Chăm H ’roi dành cho giới của mình. Trong một chiếc váy có ba bộ phận tạo thành: + K e-iéng Ke-iéng là bộ phận được dệt riêng lẻ và đưọc may phía trên cùng của chiếc váy. Đó là dải băng thổ cẩm 0,2m X 3m, trang trí nhiều hoa văn21 cách khoảng đối xứng, màu đỏ trên nền trắng, chấm phá m ột vài nét màu xanh đen xen kẽ. Hoa văn sử dụng để trang trí ke-iéng chủ yếu là các loại brâng như brâng hnék, brâng mbom, brâng jié n 22... Dọc hai biên những đưòng thẳng màu sắc xanh đen, đỏ, trắng chạy xen kẽ. Đó là ba gam màu hoa văn chủ đạo của ngiròi Chăm H ’roi. Hai đầu mút dài khoảng 15cm là đoạn tua của vòng sọi dọc dệt nên ke- iéng được cắt ra góp thêm phần sinh động cho mỗi bước đi, 2 Qua điền dã chúng tôi thống kê dược 24 loại hoa văn của người Chăm 1 H’roi. 22 Người Bana có các loại hoa văn như brâng yaong, brâng gôông, brâng lih,... (Hoa văn các dân tộc Giarai - Bana, Sờ Văn hóa - Thông tin Gia Lai - Kon Tum, 1986). 111
  16. khi mặc hai đoạn đầu mút dài khoảng 0,8m được thả thòng xuống dọc hai bên hông eo. Ke-iéng là một bộ phận của váy thổ cẩm (siém mbec) được trang trí hoa văn công phu nhằm phô diễn vẻ đẹp. Như các dân tộc Bana, Êđê hay Giarai thì người phụ nữ không bao giờ có chiếc áo cánh phủ quá mông, vì chúng cũng là một trong hai “tác phẩm” nghệ thuật của họ, tôn vinh hình thể của người phụ nữ. + Siém mbec Siém mbec là niềm tự hào của người Chăm H ’roi, bời chúng không những thể hiện sự cao quí mà còn thể hiện sự khéo léo và trình độ thẩm mỹ của người phụ nữ trong việc may thêu, chăm chút cho cái đẹp của người phụ nữ. Siém mbec là chiếc váy mảnh hình chữ nhật được dệt ừên khung cửi Indonésien, khổ l m X l,6m được trang trí tất cả 23 hoa văn23 với những gam màu sáng: vàng, trắng và đỏ trên mặt váy, không bố trí hỗn độn mà thành từng lớp theo chiều ngang rộng hẹp khác nhau. Một trong tầng hoa văn gây sự chú ý là khoảng giữa rộng hon các tầng còn lại, trang trí hàng loạt hoa văn “brâng” như brâng huék, brâng jié n ... và g a n h khổ lớn gấp nhiều lần hoa văn ở các tầng khác, màu đỏ trên nền trắng, ở phía trên, nơi tiếp giáp với ke-iéng m ột mảng màu xanh đen rộng 0,8cm ngăn cách ke-iéng với “đám rừng” trùng điệp hoa 2 Ngirời Chăm H’roi không dùng hệ thống go để dệt hàng loạt hoa văn như 3 ờ Ninh Thuận mà dùng que len lỏi trong thảm sợi dọc đổ “thêu” sợi ngang mả thành hoa văn. 112
  17. văn. Phía dưới “đám rừng” hoa văn lại là mảng màu tối xanh đen rộng gần 40cm làm nổi bật màu sáng trên đó và kết thúc trang trí diềm hoa văn hạt đậu màu vàng trên nền đỏ. Để hai đầu biên dọc tấm siém mbec không bị tưa sợi, người ta dùng vải màu đỏ may viền kín như một đường thẳng đóng kết hoa văn trên tấm váy mảnh. + Benal N ếu siém mbec là tấm váy “mẹ” thì benal là “con” bám vào lưng “mẹ” như kiểu akhan thaong của Po Bac Bàlamôn trong ngày lễ tôn chức. Benal là tấm vải thổ cẩm, khổ ước chừng 0,3m X 0,7m, ừang trí nhiều tầng lớp hoa văn lớn nhỏ khác nhau với những màu “thật nóng”, chủ yếu là màu đỏ thẫm, vàng nghệ và xanh lục trên nền trắng. Tấm benal được may đụp lên trên chính giữa “rừng” hoa văn mặt váy, chia siém mbec làm hai nửa đối xứng với nhau. Với gam màu ấm áp, benaỉ hòa vào chiếc siém mbec cân đối, hài hòa. Chiếc benaỉ là một loại hình nghệ thuật trang trí đầy ngẫu hứng của người Chăm H ’roi. Những dịp lễ hội, người ta mặc siém mbec bằng cách choàng quấn thân dưới sao cho tấm benal “con” bám vào lưng “mẹ” ở chính giữa và hai đầu ke-iẻng thòng xuống dọc hai bên. - K h ăn đội đầu N ếu Sì ém mbec là một “tác phẩm nghệ thuật” được trang trí bởi “rừng hoa văn” dày đặc thì chiếc khăn đội đầu cũng là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Người Chăm H ’roi gọi sản
  18. phẩm này là siép hoặc akhan drai. Đó là chiếc khăn bằng vải hình chữ nhật, dài hơn lm , lông khoảng 0,3m, màu xanh đen. M ột bên đầu mút chiếc khăn, người ta gấp đôi tấm khăn và may dính hình mũi thuyền. Và trên đó ngưòi ta trang trí những sợi chuỗi cườm ngắn treo lủng lẳng, đồng xu bằng bạc (pariak), những hạt kalat hình ống được kết thành những hình hoa thị hay ngôi sao cách điệu trên trán. Phần còn lại, xếp cuộn hình ống, bên trái trang trí bằng những vòng khuyên bằng bạc. * T ran g sức và giày dép Trang sức của phụ nữ Chăm H ’roi không như phụ nữ Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận mà ảnh hưởng các dân tộc Tây Nguyên như Giarai, Bana khá rõ nét bởi đã có một thời gian dài sống cận cư với nhau. Đồ trang sức chủ yếu ở cổ và tay. ở cổ thông thường người phụ nữ đeo vòng chuỗi hạt cườm và vòng kiềng. Vòng chuỗi hạt cườm tùy theo ý thích của mỗi người mà họ sử dụng hạt cườm to hay nhỏ, nhiều màu xen kẽ hay đồng nhất, một hay nhiều vòng. Thông thường giới trẻ thường hay đeo nhiều vòng chuỗi hạt cườm nhiều màu xen kẽ và hình thù khác nhau. Bên cạnh đó họ còn đeo một hay hai chiếc vòng kiềng bằng bạc, chế tác đon giản. Đó là chiếc vòng kiềng hỉnh ống rỗng ruột, uốn cong vòng tròn, đường kính khoảng 20cm, thuận tiện trong việc đeo vào hay tháo ra. Chiếc vòng cổ không sử dụng chốt khóa để đóng hoặc m ở mà ở phía cuối hình ống có xu hướng thu nhỏ để quân nôi chặt vào nhau một cách cố định. Theo quan sát của 114
  19. chúng tôi ở làng Hà Rai (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) những chiếc vòng kiềng bằng bạc24 của họ không cách biệt nhau về kích thước, được người thợ kim hoàn chế tác hàng loạt và bày bán sẵn ở các cửa hiệu. Trên những ngón tay họ đeo những chiếc nhẫn chế tác thời hiện đại bằng chất liệu quí và hình thù khác nhau... không mang tính truyền thống. Tuy vậy nơi cổ tay, nhiều chị em còn đeo những chiếc còng hình ống nhỏ chừng 5 - 6min, đó là món kỷ vật sau lần giao lưu kết nghĩa bạn bè mà họ gọi là Ubuh akaong”25. Phụ nữ Chăm H ’roi còn thích đeo những món trang sức hiện đại và đắt tiền nơi cổ tay như còng vàng, còng thạch... và thỉnh thoảng có người đeo chiếc đồng hồ xem giờ. Như trên đã nói, ở người Chăm H ’roi không thấy dấu ấn của những đôi giày dép hay guốc tự chế thủ công như ở Chăm Ninh Thuận, Binh Thuận, ở những vòng xoang (múa tập thể), thường họ đi chân đất, tạo bước di chuyển uyển chuyển và nliịp nhàng. Trẻ em Chăm H ’roi ít khi có dịp đeo những món đồ trang sức đắt tiền bằng chất liệu quí, có chăng chúng được người lớn đeo cho sợi chuỗi hạt cườm tiên cổ và tay. Phổ biến hơn cả là các em đeo chiếc còng tay hay còng chân bằng đồng 0habari). Chiếc còng này mang ý nghĩa tín ngưỡng hon là ^ Có khi chiếc vòng kiềng được làm bằng đồng đò (Kasuan). _ 5 Thường thường họ trao còng cho nhau vào dịp lễ hội bên ché rượu cân, ttúa xoang. 115
  20. trang sức, bởi các em được đeo chúng trong buổi cúng theo phong tục là cầu cho sức khỏe không bị suy giảm hay không bị ma ám. Lên nương hay đến trường, các em thường đi đôi giày hay dép mua ừên các cửa hiệu. 3.1.4.2. Trang phục nam giới Người đàn ông Chăm H ’roi đóng vai trò quyết định trong cuộc sống gia đình, mặc dù ở đây vấn đề hôn nhân theo chế độ mẫu hệ (cư trú bên vợ). Trong xã hội, ở các palei, họ tham gia mọi sinh hoạt như lễ hội, lao động công ích, tham gia xử kiện. Vì thế mà trang phục của họ cũng tùy theo hoàn cảnh mà phục sức, nhưng không sặc sỡ như phụ nữ. * T ran g phục trong lao động sản xu ất và th ư òng ngày Khu vực sản xuất của người Chăm H ’roi không xa địa bàn cư trú nhưng phổ biến là địa hình bán sơn địa, hay trên núi cao. Vì thế mà trang phục của họ phù họp với công việc và địa hình. Trang phục của họ gồm áo, quần, giày dép và nón. Cũng như người phụ nữ, nam giới lao động sản xuất trên rẫy thường mặc những chiếc áo có sẵn, có khi là những chiếc áo sơmi đã cũ, áo bộ đội hay những chiếc áo đã qua sử dụng bày bán trên chợ. Vào những lúc mát trời, họ cũng hay mặc chiếc áo lót hay mình trần để làm việc. Tùy theo lứa tuổi mà trên nương rẫy họ mặc quần dài hay ngắn. Qua quan sát, thường thường những người đàn ông tiiôi chưa cao mặc quần dài để lao động sản xuất. Còn những người lớn tuổi hay mặc quần ngắn (quần lửng ngang đến đâu gôi hay nửa bắp đùi). Những chiếc quần dài dùng để lao độflỗ 116
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2