Tìm hiểu về cộng đồng người Kinh ở Trung Quốc
lượt xem 4
download
Bài viết Tìm hiểu về cộng đồng người Kinh ở Trung Quốc trình bày vài nét về cộng đồng dân tộc Kinh ở Trung Quốc; Lịch sử hình thành cộng đồng dân tộc Kinh ở Trung Quốc; Văn hóa của cộng đồng dân tộc Kinh ở Trung Quốc; Đời sống của cộng đồng dân tộc Kinh ở Trung Quốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu về cộng đồng người Kinh ở Trung Quốc
- TÌM HIỂU VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KINH Ở TRUNG QUỐC Đinh Trần Thị Mỹ Lệ, Nguyễn Thị Lan Anh* và Phạm Nguyễn Xuân Hoàng** * Khoa Trung Quốc Học, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) ** Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Đào Thị Hiền TÓM TẮT: Người Kinh, hay Kinh tộc là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2000 ước tính có khoảng 22.500 người Kinh tại Trung Quốc. Trước năm 1958, dân tộc này được gọi là người Việt. Đây có lẽ là dân tộc còn mang nhiều bản sắc văn hóa Việt Nam nhất tại Trung Quốc. Hơn 500 năm định cư trên đất Trung Quốc, với vẻn vẹn hơn 2 vạn người, Kinh tộc không những đã lớn mạnh trở thành cộng đồng dân tộc thiểu số có nền kinh tế phát triển nhất, mà còn là một trong những dân tộc vẫn giữ nguyên vẹn những nét đặc sắc nhất của văn Hóa cộng đồng người Việt. Qua bài viết này sẽ tìm hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hoá và đời sống của Kinh tộc tại Trung Quốc. Từ khoá: người Kinh, người Việt tại Trung Quốc, Kinh tộc, Kinh tộc Trung Quốc, tộc Việt. 1. PHẦN MỞ ĐẦU Nhằm giới thiệu cộng đồng người Việt ở Trung Quốc, về lịch sử, phong tục, tập quán hơn 500 năm trên đất khách vẫn lưu giữ được văn hóa, hồn cốt người Việt, là minh chứng sống cho dấu ấn con người Việt, dù bao nhiêu lâu vẫn không bị đồng hóa. Qua đó truyền tải được niềm tự hào dân tộc, dòng máu Lạc Hồng chảy mãi trong huyết quản, để từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi con dân đất Việt trong việc giữ gìn, phát triển truyền thống dân tộc. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận Giả sử học Trung Quốc xưa nay đều quan tâm đến nguồn gốc dân tộc Kinh Việt Nam, đều tán thành nhận định 8 dân tộc ở Trung Quốc thuộc ngữ tộc Tráng - Đồng: Tráng, Bố Y, Đồng, Tải, Lê, Thủy, Mục Lão, Mao Nam đều có nguồn gốc là tộc Bách Việt thời cổ, đều là hậu duệ của các tộc Tây Âu, Lạc Việt trong Bách Việt. 2.1.1 Khái niệm về cộng đồng dân tộc Cộng đồng dân tộc là một tập hợp của nhiều con người cùng chia sẻ một thân phận, một tâm lý liên thuộc ý thức hay không ý thức. 3627
- Khái niệm cộng đồng dân tộc bao gồm những người có những yếu tố giống nhau như cùng chủng tộc, địa dư xuất thân, sinh hoạt tư tưởng, văn hóa, tín ngưỡng, ngôn ngữ, lối sống, quyền lợi và phương thức giao dịch kinh tế hay chính trị, dưới sự chỉ đạo trực tiếp hay gián tiếp của một người hay một nhóm người được mặc nhiên công nhận hay được bầu ra để hướng dẫn và quản trị tập hợp đó theo những ước lệ lập quy hay do tập quán. Mỗi cộng đồng đặt ra một số qui luật tổ chức riêng để duy trì và bảo vệ sự sinh tồn của nó. Nhiều cộng đồng xã hội khác nhau, sống trong cùng một lãnh thổ, tạo thành cấu trúc hạ tầng bất khả phân của quốc gia, trong đó yếu tố gia đình trong mỗi cộng đồng là đơn vị cơ bản. Một quốc gia có thể có nhiều loại cộng đồng khác nhau: cộng đồng chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, tư tưởng, chính trị, kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, gia đình, dân cư, v.v… và trên lý thuyết (hiến pháp, luật pháp) mỗi cộng đồng đều có quyền lợi và bổn phận như nhau trong sinh hoạt chung của đất nước. 2.1.2 Khái niệm về văn hóa Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người. Do vậy, khi nhắc đến văn hóa là nhắc đến nhiều khía cạnh như ngôn ngữ, tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo…của một dân tộc. Ngoài ra văn hóa còn được thể hiện thông qua những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ghi đậm dấu ấn của dân tộc. Như vậy, có thể hiểu được một cách chung nhất thì văn hóa là những giá trị do một cộng đồng người dân sáng tạo ra với mục đích ban đầu là nhằm phục vụ cho những nhu cầu và lợi ích của chính mình. 2.2 Cơ sở thực tiễn Thông qua việc tìm hiểu tiến trình phát triển của cộng đồng dân tộc Kinh Việt Nam ở Trung Quốc, chúng ta thấy rằng, dù là đã trải qua thời gian rất lâu, nhưng cộng đồng người Kinh Việt Nam ở Trung Quốc vẫn gìn giữ rất tốt văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam, đó là một minh chứng sống cho dấu ấn con người Việt, dù bao nhiêu lâu vẫn không bị đồng hoá. Ngoài ra, kinh tế của họ cũng phát triển, hãnh diện hơn khi được các đồng nghiệp và cán bộ của tỉnh Quảng Tây giới thiệu, dân tộc Kinh là một trong những dân tộc thiểu số giàu nhất ở Trung Quốc. Qua đó truyền tải được niềm tự hào dân tộc, dòng máu Lạc Hồng chảy mãi trong huyết quản, để từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi con dân đất Việt trong việc giữ gìn, phát triển truyền thống dân tộc. 2.2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Đông đảo người Kinh Việt Nam ở Trung Quốc sinh sống chủ yếu trên 3 đảo là Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu, nên các đảo được gọi chung là Kinh Đảo, còn được gọi là Kinh tộc Tam Đảo, năm 2000 có khoảng 18.000 người. Ngoài ra vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình - Bạch Long, hiện có khoảng 4.000 người (2000). 2.2.2 Vài nét về cộng đồng dân tộc Kinh ở Trung Quốc 3628
- Người Kinh là dân tộc chủ yếu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Một bộ phận dân tộc Kinh hiện đang sinh sống ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc; là một trong 56 dân tộc của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KINH Ở TRUNG QUỐC 3.1 Lịch sử hình thành cộng đồng dân tộc Kinh ở Trung Quốc Theo các tài liệu, tổ tiên người kinh đã định cư ở đây từ Triều Minh, khoảng 500 năm lịch sử. Người Kinh ở Trung Quốc không những lập làng mà còn xây dựng nhiều đình, miếu...Căn cứ vào các gia phả thì ở Trung Quốc người Kinh có ít nhất 30 họ, trong số đó học Lưu và họ Nguyễn là 2 họ lớn nhất (Nguyễn Duy Bính, 2005. tr. 25). Có thể lý giải những lý do khiến những người dân vùng duyên hải nước ta di chuyển đến những hòn đảo hiện nay ở Trung Quốc. Thứ nhất, từ TK XVI đến những thế kỷ sau đó là thời kỳ đầy biến động của phong kiến Việt Nam. Triều Lê sau giai đoạn cực thịnh đã bước vào giai đoạn suy tàn, những cuộc xung đột thường xuyên giữa các phe phái phong kiến, các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra. Nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc thay thế nhưng nội chiến vẫn tiếp tục với cục diện Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn phân tranh, tình hình chính trị trong nước cực rối ren, đời sống nhân dân lao động vô cùng cực khổ. Vì thế những cuộc di cư của người dân trở nên bức bách hơn bao giờ hết (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, 1971). Thứ hai, từ năm 1511 trở đi, sau khi một số ngư dân ở Đồ Sơn, Thanh Hóa phát hiện ra ba hòn đảo ở vùng Kinh đảo hiện nay hoàn toàn vắng người, ngư trường ở đây rất thuận lợi, họ đã cùng nhau ở lại khai thác. Dần dần, họ đã mang cả gia đình, họ hàng đến vùng đất mới sinh sống. Sau đó là những ngư dân không chỉ ở Đồ Sơn, mà còn ở các vùng biển lân cận khác nữa. Các học giả Trung Quốc cho rằng, những ngư dân Kinh đã định cư ở đây ít nhất 16 đến 17 đời, khi họ vượt biển đến đây, các vùng đảo ở vùng biển này còn rất hoang sơ (Hán Minh, 1994, tr.3-4). Trước khi đến Côn Đảo, xã hội người Kinh ở Đồ Sơn đã từng trải qua chế độ phong kiến. Sau khi đến vùng đến mới, phần lớn người Kinh đã trở thành tá điền, bị giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc thuộc các triều đại Minh, Thanh thống trị. Không những thế, trong xã hội của cộng đồng người Kinh ở vùng đất mới vẫn tiếp tục tồn tại chế độ đắng cấp phong kiến hết sức nghiêm ngặt. Cùng với các quan lại, địa chủ người Hán, trong cộng đồng người Kinh còn có những người giàu có, địa chủ, phú nông, tất cả đã tập hợp thành một tầng lớp có mọi đặc quyền, đặt lợi có địa vị ưu tiên trong các cuộc họp bàn việc làng (Nguyễn Duy Bính, 2005, tr.25). 3.2 Văn hóa của cộng đồng dân tộc Kinh ở Trung Quốc 3.2.1 Trang phục Trang phục của người Kinh ở Trung Quốc rất đơn giản và thực tế. Theo truyền thống, phụ nữ thường mặc những chiếc áo ngắn, không có cổ, áp bó sát thân, cài nút ở phía trước và quần rộng nhuộm đen hay nâu. Khi ra ngoài, phụ nữ thường mặc những chiếc áo dài tay, bó sát, có màu sáng hơn. Họ thích đeo khuyên tai, 3629
- tóc rẽ ngôi ở giữa dùng vải đen hoặc khăn đen bọc lấy và quấn xung quanh đầu. Dân ở quê còn hay đi chân đất. Còn đàn ông thì thường mặc áo cộc để làm việc, cổ quấn khăn, nhưng tại các lễ hội, họ mặc áo dài chùng tới gối, hai vạt trước sau đối nhau và có giải quấn ở eo lưng. Ngày nay, người Kinh ở Trung Quốc ăn mặc giống như người Hán láng giềng, mặc dù còn một số người già vẫn mặc trang phục truyền thống và một bộ phận thiểu số phụ nữ trẻ còn vấn tóc và nhuộm răng đen và vẫn còn tục ăn trầu, còn đàn ông thì ăn mặc theo hiện đại như những người dân lân cận khác. 3.2.2 Hôn nhân Việc cưới xin chủ yếu do cha mẹ quyết định, lo liệu và chế độ hôn nhân là chế độ một vợ một chồng. Cùng họ hoặc là con cô cậu chú bác đều không được phép kết hôn nếu không sẽ bị phạt. Nam nữ kết thân do được mai mối và chọn ngày lành tháng tốt để kết hôn. Bên nhà trai sẽ mời người có uy vọng cao nhất hoặc người thân giúp sắp đặt mâm lễ cưới. Lễ phẩm bao gồm trầu cau, táo đỏ khô và táo đen, đường phèn, trà; trên các mâm lễ sẽ xếp các loại bánh in thành đồ án hỷ để trang trí cũng như để có không khí vui mừng. Đưa mâm lễ sẽ do một đôi nam nữ chèo thuyền và ca hát đưa đến cho bên nhà gái; bên nhà gái cũng sẽ cử một đôi nam nữ chèo thuyền ca hát ra đón. Trong quá trình đưa nhận lễ phẩm, hai bên đều dùng lời ca thay cho lời nói, một bên xướng một bên họa lại, khi cả hai đều thấy vui mừng nhất thì bên nhà gái sẽ nhận lễ phẩm, buổi kết hôn đến giờ phút này cũng sắp hoàn thành. Sau đó, nhóm ca hát sẽ đưa chú rể đến nhà gái để ra mắt, nhà gái đãi trầu cau và trà, những vật phẩm tượng trưng cho sự tốt đẹp, hạnh phúc. 3.2.3 Ẩm thực Người Kinh ở Trung Quốc chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh cá và lại chịu ảnh hưởng lâu đời của truyền thống văn hóa dân tộc, biểu hiện qua tập tục ăn uống lấy cơm làm thức ăn chính, khoai núi và khoai nước làm thức ăn dặm; tính thích ăn cá, tôm, cua, nước mắm và cơm rượu; phụ nữ thì thích nhai trầu cau. Trong các dịp ăn mừng năm mới, người Kinh ở Trung Quốc thường làm món bánh cơm rượu và chè gạo nếp, họ rất thích ăn món bánh dầy, loại bánh này dùng bột gạo nếp nấu chín, rồi cho vừng trộn vào, để lên lửa nướng, trước khi ăn thoa một lớp váng sữa mỏng, rồi chấm nước mắm và ăn, đây là món ăn quý để đãi khách. 3.2.4 Ngôn ngữ Ở Trung Quốc, người Kinh nói các ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Quảng Đông và tiếng phổ thông Trung Quốc. Các trường học ở đây đều dạy bằng tiếng phổ thông Trung Quốc. Trong phạm vi gia đình, người Kinh dùng tiếng mẹ đẻ. Do đồng bào thường dạy con cái theo kiểu truyền miệng nên đại đa số người Kinh ở đây chỉ có thể nghe và nói được tiếng mẹ đẻ. Những ai đi học tiếng Việt ở các trường đại học và cao đẳng hoặc một số người đã có thời gian tham gia bộ đội chống Mỹ ở Việt Nam mới có thể đọc và viết tiếng Việt. Do cùng cộng cư, có các mối quan hệ về kinh tế. văn hóa, hôn nhân... với các dân tộc khác ở Trung Quốc nên số người Kinh có thể nói tốt tiếng mẹ đẻ ở Trung Quốc ngày cảng ít, và cũng không còn nhiều gia đình sử dụng tiếng Việt hoàn toàn trong gia đình. Số lượng người Kinh ở Trung Quốc kết hôn với người Hán 3630
- ngày càng nhiều; thêm vào đó, trẻ em đến trường lại chỉ dùng tiếng phố thông Trung Quốc nên tiếng Việt ở Trung Quốc có xu hướng biến đổi theo hướng Kinh hóa một số từ ngữ Hán. 3.3 Đời sống của cộng đồng dân tộc Kinh ở Trung Quốc 3.3.1 Đời sống tinh thần Người Kinh theo tín ngưỡng đa thần, vừa tin theo Phật giáo vừa tin theo Đạo giáo, có một số ít theo Thiên chúa giáo. Tín ngưỡng của người Kinh ở Quảng Tây khác với tín ngưỡng của người Kinh ở Việt Nam. Người Kinh ở Quảng Tây bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa của người Hán. Các cuộc hành lễ có tính chất tôn giáo trong dân gian được điều khiển bởi Pháp sư và Sinh đồng. Pháp sư và Sinh đồng phần nhiều do cha truyền con nối, họ tự xưng thuộc phái Chính nhất của Đạo giáo. Cùng với tín ngưỡng Quan Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo, họ còn thờ phụng các vị thần của Đạo giáo như Thiên quan, Thổ địa và thờ cả các vị thần dân gian như Trấn hải Đại vương, Hưng Đạo Đại vương, Hậu Thần, Điền Đầu Công… dung hòa Phật, Đạo và tín ngưỡng dân gian thành một thể. Khác với các dân tộc khác, khi thực hiện lễ cúng họ chỉ niệm chú chớ không dùng vũ điệu. Trong sinh hoạt hàng ngày, có nhiều việc liên hệ với Pháp sư. Pháp sư thực hiện các lễ cúng chủ yếu là: Lễ Rằm tháng Giêng, lễ Rằm tháng Bảy cúng “Thí U” tức cúng thí xả quần áo, thức ăn cho du hồn dã quỷ; lễ “Quá Du Oa” trừ yêu trị bệnh cho người và yểm tà cho gia súc được yên ổn, làm cho sự đi biển đánh bắt được bình an; làm phép chiêu hồn trị bệnh “Ma làm”; làm phép “Thập bảo” để kéo dài tuổi thọ cho người già yếu bệnh hoạn, làm phép “Tẩy uế” cho sản phụ. Trong lúc làm lễ cúng cho cộng đồng hoặc các cá nhân, đồng thời treo hình tượng Phật và Thần (Đạo giáo) biểu thị sự dung hợp Phật, Đạo của người Kinh. Sinh đồng, còn gọi “Giáng sinh đồng” là Vu sư dân gian, tự bảo là được thần linh dựa vào người nên có khả năng liên lạc với quỷ thần. Thông thường, tại nhà riêng thiết lập bàn thờ thần, cúng bái Tổ sư thần, thổ nhưỡng, Thổ địa thần… phần nhiều là làm phép đuổi tà trị bệnh. Ngư dân người Kinh ở Quảng Tây ngoài việc rước Pháp sư, Sinh đồng để làm phép, họ còn cúng tế tại nhà theo tục lệ dân gian, cầu phước tiêu tai. Vào các dịp đan lưới vừa xong, trước khi hạ lưới đánh cá, cuối mùa đánh cá, các thời điểm mở đầu hoặc kết thúc một số sự việc khác họ đều bày tế phẩm ven bờ biển để cúng Hải Công, Hải Bà (Ông biển, Bà biển). Mỗi năm từ ngày 20 đến 28 tháng Chạp âm lịch, nghề cá cùng nhau tổ chức lễ bái thần. Võng đầu (chủ lưới, chủ ghe) họp lại dẫn hết các võng đinh (thợ đánh bắt) đi lạy cầu thần ban phúc cuối năm, cầu cho năm sau mặt biển bình yên, nghề cá thu hoạch lớn. Ngày lễ có tính tông giáo lớn nhất của người Kinh là lễ Cáp Tiết, nội dung chủ yếu là tế thần, tổ chức ăn nhậu vui vẻ, đây là một hình thức đổi khác của lễ Xã tiết (tế Thổ địa, Thành hoàng). 3.3.2 Đời sống vật chất Người Kinh tại khu vực Tam đảo hoạt động chủ yếu trong các ngành như ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng hải sản), nông nghiệp. Ngoài ra, một bộ phận dân cư hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Người Kinh ở Quảng Tây, Trung Quốc có nguồn gốc từ Đồ Sơn - Hải Phòng và Quảng Ninh. Trải qua hơn 500 3631
- năm, với hơn 10 đời sinh sống, đời sống của người họ nơi đây có nhiều đổi thay tích cực. Ngoài việc tích cực giữ gìn các nét văn hóa truyền thống của dân tộc, người Kinh ở Tam Đảo còn là một dân số thiểu số đi đầu trong việc phát triển kinh tế. Tích cực giao lưu, hòa nhập với xã hội ở vùng đất mới để thích nghi, làm giàu thêm vốn văn hóa, nhưng điều quan trọng là người Kinh gốc Việt nơi đây vẫn luôn quan tâm gìn giữ, phát huy những phong tục, nghi lễ mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. 4. KẾT LUẬN: Thông qua việc tìm hiểu đề tài này, chúng ta có sự hiểu biết sâu rộng hơn về cộng đồng người Kinh ở Trung Quốc: người Kinh ở các hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc là một cộng đồng người ổn định trong cộng đồng 56 các dân tộc Trung Hoa. Họ di cư từ Việt Nam sang từ khoảng 500 năm trước, có đời sống tinh thần và vật chất khá phong phú. Dù họ đã hoà nhập với xã hội và vùng đất mới nhưng vẫn bảo lưu được những nét văn hoá truyền thống đáng quý của người Việt như mặc quần áo truyền thống, cưới hỏi theo nghi lễ của người Việt, nói tiếng Việt trong phạm vi gia đình… Đồng thời họ cũng giao lưu tiếp nhận những yếu tố văn hoá mới của cộng đồng cư dân nước sở tại để thích nghi, làm giàu vốn văn hoá truyền thống của mình. Qua đó giúp chúng ta càng tự hào hơn về dân tộc mình, tự hào có dòng máu Lạc Hồng chảy mãi trong huyết quản, để từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi con dân đất Việt trong việc giữ gìn, phát triển truyền thống dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO: TRANG WEB THAM KHẢO: 1. Nguyễn, D.B. (2009). Lịch sử hình thành cộng đồng người Kinh (Việt) ở Trung Quốc. Lib.Bvu.Edu.Vn. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2022, từ http://lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/7198/1/000000CVv208S52009060.pdf 2. Nguyễn, T.H (2013). Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa: Nghiên cứu xuyên quốc gia về thực hành tín ngưỡng và lễ hội của cộng đồng người Kinh ở Quảng Tây, Trung Quốc. Vnu.Edu.Vn. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2022 từ https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20530 3. Những điều cần biết về dân tộc Kinh ở Trung Quốc. (ngày 28 tháng 5 năm 2018). Ngotoc.Vn. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2022, từ https://ngotoc.vn/Nghien-cuu-Trao-doi/nhung-dieu-can-biet-ve-dan-toc- kinh-o-trung-quoc-393.html 4. Nguyễn, V. H. (ngày 3 tháng 10 năm 2016). Người Hoa tại Việt Nam (bài 1). Nghiencuulichsu.Com. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022, từ https://nghiencuulichsu.com/2016/10/03/nguoi-hoa-tai-viet- nam-bai-1/ 5. Đăng, K. (ngày 15 tháng 10 năm 2021). Văn Hóa Là Gì? Tìm Hiểu Các Khái Niêm Về Văn Hóa Tại Việt Nam. Iced.Edu.Vn. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022, từ https://iced.edu.vn/van-hoa-la-gi/ 3632
- SÁCH, BÁO CÁO, LUẬN VĂN THAM KHẢO 6. AF - IDS (2008), Sự phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số Việt Nam, DFID, Báo cáo. 7. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 8. Phan Hữu Dật (Chủ biên) (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Huy (1983c), “Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu sự hình thành cộng đồng nhân dân Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 3. 10. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3633
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về sinh kế của người Thái tái định cư thủy điện Sơn La - Phạm Quang Linh
8 p | 125 | 15
-
Chủ đề 4: Các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử và ở Việt Nam
27 p | 330 | 13
-
Tìm hiểu về văn hóa dân tộc Nùng ở Việt Nam: Phần 1
100 p | 116 | 10
-
Truyền thống quản lý cộng đồng về đất đai của người Thái tại xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
9 p | 73 | 10
-
Tìm hiểu Văn hoá Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh: Phần 1 - TS. Trần Hồng Liên
63 p | 31 | 9
-
Tìm hiểu về công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại thư viện Fujiko.F.Fujio Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội
5 p | 163 | 9
-
Tìm hiểu về văn hóa dân tộc Nùng ở Việt Nam: Phần 2
51 p | 69 | 9
-
Tìm hiểu về cách đặt câu hỏi của người khiếm thính trong giao tiếp
5 p | 84 | 8
-
Đặc điểm ngôn ngữ văn bản văn bia trùng tu hội quán người Hoa tại Hội An
7 p | 39 | 6
-
Thực trạng phóng uế bừa bãi tại cộng đồng người dân tộc thiểu số Raglai và một số yếu tố liên quan tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận năm 2018
9 p | 77 | 5
-
Kinh lá buông - triết lý giáo dục đạo đức đối với đời sống tinh thần cộng đồng người Khmer Nam Bộ
21 p | 15 | 4
-
Sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer ở khu vực An Giang
9 p | 92 | 3
-
Sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer khu vực miền núi biên giới Tây Nam bộ
10 p | 25 | 3
-
Cộng đồng người Hoa trên vùng đất Châu Đốc, tỉnh An Giang
6 p | 9 | 3
-
Văn bia chữ Hán về người Hoa ở các địa phương miền Bắc Việt Nam
7 p | 8 | 3
-
Tục thờ vật tổ và biểu hiện của nó trong đời sống cộng đồng dân tộc Thái
8 p | 80 | 3
-
Bước đầu tìm hiểu những yếu tố kinh tế xã hội tác động đến người hồi cư và sự tái hòa nhập cộng đồng của họ - Lê Phượng
0 p | 88 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn